Ghi chép về thoa tím chia làm mấy màn, hát về chuyện của Lý Ích và Hoắc Tiểu Ngọc.
Sở dĩ có tên thoa tím là vì hai người kết duyên nhờ chiếc thoa tím, thề ước dưới hoa, kết làm vợ chồng.
Sau khi nhận chức quan, Lý Ích bị thái úy Lư trong triều ghi thù.
Thái úy Lư dâng biểu lên thánh thượng tiến cử Lý Ích đến tòng quân ở quan ngoại Ngọc Môn.
Hoắc Tiểu Ngọc nén đau thương chia ly với Lý Ích.
Sau khi hai người xa cách lại sinh ra rất nhiều hiểu lầm do tên thái uý.
Thấy uyên ương ly tán, may mà có bạn Lý Ích giúp đỡ, bày kế vạch trần âm mưu của thái uý, khiến người có tình trở thành thân thuộc.
Vở hôm đó là màn bẻ liễu chia tay đến đèo Dương.
Nghe khèn sáo khóc than, khúc nhạc đẫm nước mắt.
Diệp Nho trang điểm nhạt, tay áo dài múa phấp phới, tuy là đàn ông nhưng vì có kỹ thuật múa trời sinh và khả năng lĩnh ngộ cao siêu nên dù chỉ bước đi cũng sinh ra vẻ quyến rũ đau khổ.
Hoắc Tiểu Ngọc và Lý Ích bẻ liễu chia tay ở cầu sông Bá, vốn là màn bình lặng nhất trong vở ghi chép về chiếc thoa tím, không có huyền cơ hồi hộp, chẳng có âm mưu từ từ làm lòng người sợ hãi mà hoàn toàn dựa vào kĩ thuật diễn của hai người trên sân khấu để lôi cuốn lòng người.
Giơ tay nhấc chân mang tư thái nhi nữ, quyến luyến tình biệt li sâu sắc mới có thể làm khán giả ngồi đó che mặt khóc nức nở.
Diệp Nho diễn rất tốt, còn đào kép lão làng sắm vai Lý Ích diễn càng tuyệt hảo.
Có lẽ tính đào kép này chín chắn, khi hát độc thoại cũng mang vẻ bình tĩnh nên hơi chênh lệch với Lý Ích trong câu chuyện.
Chủ lầu Thanh Thanh rất sáng tạo, lúc hát khúc thì sai người dùng cả thơ văn đau buồn li biệt trên cầu sông Bá triều trước, vừa để tăng thêm không khí, vừa còn khiến hạng học đòi văn vẻ dưới sân khấu vỗ tay khen hay.
Hoa đào Nam xem như mê như say, nửa vỏ hạt dưa vẫn dính trên mép, đã quên cả bản thân.
Trong lời kịch vốn là Lý Ích và Hoắc Tiểu Ngọc vừa ra đã che mặt khóc.
Nhưng đào kép của lầu Thanh Thanh lại thay đổi cách diễn trong vở kịch.
Tất nhiên Hoắc Tiểu Ngọc vẫn rơi lệ tự thương cảm, còn Lý Ích lại trầm mặc nhìn nàng chăm chú.
Ánh mắt kia vừa dịu dàng vừa đau đớn khi phải chia xa, còn có tình cảm không sao tả được.
Sóng dậy trong mắt, như có ai cầm đàn cầm sáo trong tay, khẽ lướt nhẹ trên mặt đàn, tiếng nhạc tình tang như sóng lòng rung động.
Nam Sương trông thấy vẻ mặt ấy thì bỗng nhiên ngẩn ra, không biết tại sao nàng lại nhớ tới ngày mình chạy đến hiên Huy Vũ ghé vào trên bệ cửa, dòm công tử Hoàn làm đèn cung đình.
Mặt trời đương thịnh, lồ||g lên gò má hoàn mĩ của Vu Hoàn Chi, y bỗng nhiên quay mặt lại nhìn mình.
Trên đài, Lý Ích khẽ than, lúc này tiếng nhạc cũng ngừng, chỉ còn tiếng tiêu xa xăm, tràn qua cỏ thơm um tùm.
Hắn giơ tay lên, xoa dọc theo tóc nàng, lựa lấy một lọn tóc đen ròi đưa tới bên môi hôn khẽ.
Trước khi mở màn, Tiêu Mãn Y từng nói với Nam Sương: “Cô xem Hoắc Tiểu Ngọc và Lý Ích trong vở kịch thì sẽ biết thế nào là nhi nữ tình trường”.
Trong vở kịch, vì người diễn Lý Ích và Hoắc Tiểu Ngọc đều là đàn ông, để tránh hiềm nghi nên chỉ hôn mái tóc đen.
Nhưng động tác nhỏ ấy lại lộ hết tình cảm, thể hiện rõ ràng tĩnh nghĩa giữa hai người như một khúc đàn bỗng nhiên vang cao, đánh thức người trong mộng.
Dưới đài, hoa đào Nam ngơ ngẩn tại chỗ.
Vu Hoàn Chi đã từng có động tác này.
Lúc đó mình đang nghĩ gì, ngổn ngang rối bời, thất vọng mất mát? Nàng chỉ nhớ sau khi y thở dài bỏ đi, mình nhìn bóng lưng y mà trong lòng thắt lại, thất thanh gọi: “Công tử Hoàn”.
Một lúc lâu sau, khóe miệng hoa đào Nam bỗng nở một nụ cười kì dị.
Nàng thè lưỡi khẽ li3m môi mình, cuốn nửa vỏ hạt dưa đó vào trong miệng, chậm rãi nhai mấy cái thì thấy rát miệng bèn nhổ đi.
Sau đó nàng lại cầm ấm trà bên cạnh lên, thong thả thổi mấy hơi, học theo Nam Cửu Dương, than thở một cách xảo quyệt: “Kịch hay ư? Kịch hay thật”.
Về sau nếu lấy tôi, không cứ phải mũ phượng khăn choàng, ăn mặc như thế đã đẹp nhất rồi.
Vu Hoàn Chi nói với nàng.
Hoa đào Nam lại cười kì dị.
Đợi diễn xong đã đến giờ hợi hai khắc.
Ngoại trừ lầu Thanh Thanh vẫn đèn đuốc sáng trưng thì cả con phố đều đã đi ngủ.
Chẳng biết tuyết rơi từ lúc nào, hạt tuyết cực nhỏ dính trong tóc người, chỉ chốc lát đã hóa thành giọt nước mưa.
Hoa đào Nam xem kịch xong thì tâm trạng rất tốt.
Nàng lắc đầu, khiến mặt Tiêu Mãn Y đầy nước.
Y nhân Tiêu cả kinh kêu to, mở quạt lông trắng quạt về phía nàng, một đám tuyết bỗng phất vào mặt Nam Sương như muối rắc.
Hoa đào Nam vội vàng nhắm mắt, hạt tuyết dính vào lông mi lông mày của nàng, trông rất khôi hài.
Tiêu Mãn Y cười hớn hở, chợt nghe Diệp Nho gọi mình ở phía sau thì xoay người lại.
Lúc bấy Diệp Nho đã thay quần áo, khoác áo choàng tối màu đi về phía nàng ấy, thấy hai người thì hành lễ nói: “Y và cô nương Nam phải đi rồi ư?”.
Tiêu Mãn Y cười nói: “Vốn định từ giã anh nhưng thấy muộn quá rồi”.
Thấy mặt Diệp Nho có vẻ không nỡ, Tiêu Mãn Y lại an ủi hắn ta: “Chỗ hai bọn tôi ở cách đây không xa, ngày sau sẽ thường xuyên đến”.
Diệp Nho hơi sửng sốt, mặt xẹt qua vẻ thất vọng khó thấy, lát sau lại hỏi: “Y ở đâu, không bằng nán lại chốc lát, lúc nữa tôi sai người đưa cả hai về”.
Thấy Diệp Nho giữ lại như thế, Tiêu Mãn Y không tiện khước từ nữa.
Nhưng lúc này trời đã sắp tối, nếu bị Vu Hoàn Chi phát hiện mình và Nam Sương lén chạy ra, không biết hôm sau ma đầu này sẽ phản ứng thế nào.
Đang lúc lưỡng nan, hoa đào Nam bên cạnh bỗng nói: “Công tử Diệp, tôi thấy hình như anh thích cô ấy”.
Nam Sương nói rất chậm, giọng điệu vô cùng bình tĩnh, lời trong lời ngoài không hề có vẻ cợt nhả mà cực kỳ nghiêm túc.
Nàng thấy Diệp Nho giật mình nhìn mình thì lại giơ ngón tay chỉ vào mắt hắn ta, nhẫn nại giải thích: “Tôi nhìn ra từ trong mắt anh đấy”.
“Bốp” một tiếng, Tiêu Mãn Y giơ tay lên vỗ một phát lên tay hoa đào Nam, quay đầu định giải thích thì lại trông thấy Diệp Nho ngước mắt nhìn tuyết bay đầy trời, yết hầu cuồn cuộn lên xuống.
Cảnh tượng này sao đẹp thế? Chôn tiền sau nhà, viết chữ to trên tường, rằng: Giấu đầu lòi đuôi.
Mặt Diệp Nho hây hây, giọng nói rất mất tự nhiên, nuốt nước miếng như nuốt mấy câu xuống, chỉ chừa lại lời nói đường hoàng trên mặt: “Tôi và Y cùng nhau lớn lên từ nhỏ nên có tình nghĩa anh em”.
Hôm nay xem xong vở bẻ liễu, hoa đào Nam đã ngộ ra, nút thắt được giải, nàng cảm thấy mình như đang nâng cánh đại bàng đón gió vượt chín vạn dặm, khả năng lĩnh ngộ từ từ vọt lên.
Nhìn thấu Diệp Nho muốn miễn cưỡng qua ải, Nam Sương không nói gì nữa mà chỉ chớp mắt, vui vẻ cười hì hì.
Tiêu Mãn Y than trong lòng: “Nuôi ong tay áo, nuôi ong tay áo”.
Cả ba đang bế tắc thì lại có mấy người đi ra từ lầu Thanh Thanh.
Kẻ cầm đầu độ trung tuần, áo gấm xa hoa, khoác áo lông cáo, hai tên sai vặt phía sau mắt sáng như sao.
Thấy Diệp Nho, tên đàn ông mặc áo lông cáo này cười bỉ ổi, ngoắc ngón tay với Diệp Nho.
Tiêu Mãn Y hiểu được chuyện ấy.
Khán giả nhà hát có người chỉ thích nam, đào kép thanh y[1] có tướng mạo đẹp mà bị khán giả có tiền có thế chọn trúng thì cả đời cũng không ngóc đầu lên được.
Diệp Nho ngây ra, thở dài bất lực, cười khổ với Tiêu Mãn Y: “Cũng được, trời tối rồi, cô về trước đi”.
Ban đầu Tiêu Mãn Y định nói gì đó, nhưng mình nán lại trong cảnh này lâu cũng xấu hổ bèn gật đầu, kéo Nam Sương vội vã đi ngay.
Vừa đi mấy bước, lại nghe Diệp Nho phía sau kêu lên một tiếng đau đớn, lúc quay đầu lại, chỉ thấy hắn ta đã ngã trên mặt đất, hai tên sai vặt cười khẩy muốn lại gần đấm đá, còn tên đàn ông mặc áo lông cáo chỉ lạnh mặt đứng tại chỗ.
Tiêu Mãn Y đang muốn tiến lên ngăn cản lại bị hoa đào Nam kéo, hạ giọng nói: “Đừng đi”.
Lúc này Diệp Nho cũng quay đầu sang, ánh mắt khổ sở bất lực, rồi lại có vẻ dửng dưng xa cách.
Tiêu Mãn Y cắn môi, quay người rời đi, dù phía sau phát ra tiếng động thế nào cũng không quay đầu lại.
Nhưng hoa đào Nam mới đi mấy bước đã ngoảnh đầu nhìn lại, ánh mắt chuyển từ hai kẻ sai vặt đến người đàn ông mặc áo lông cáo, cuối cùng nhìn về phía Diệp Nho ngã trên đất.
Lúc mới tới trấn Vân Thượng, hoa đào Nam và Tiêu Mãn Y gửi ngựa trong một nhà ở cửa trấn.
Đêm khuya thanh vắng, ngõ phố âm u.
Muốn đến cửa trấn phải vòng ra từ con ngõ nhỏ vừa nãy.
Trên mái hiên ven ngõ có ba người lẳng lặng đứng.
Hoa tuyết rơi lả tả trên bờ vai rộng của người đàn ông cầm đầu, lướt qua áo choàng đen của gã thành một vết trắng, như lọn trắng hai bên mái tóc đen của gã.
Sư Nhai thoáng trông thấy hai bóng người đầu ngõ thì khẽ thở dài, ngoảnh lại nói với hai kẻ phía sau: “Thiếu chủ Âu Dương chỉ bảo chúng ta dò rõ chân tướng, phải tránh rút dây động rừng”.
Hai kẻ phía sau gã, một người cao gầy, tên Lộ Tùy, một người rắn rỏi, mắt to mày rậm, tên Phù Tích.
Sắc mặt Phù Tích trắng bệch không thấy màu máu, quanh người có lệ khí quanh quẩn lờ mờ, giống hệt triệu chứng tẩu hỏa nhập ma của Đỗ Niên Niên.
Khác biệt duy nhất là tính chất của lệ khí này, nếu lệ khí của Đỗ Niên Niên đỏ sậm thì Phù Tích lại mang khí màu xanh da trời.
Lộ Tùy nghe vậy, giơ tay lên chắp tay, cười hì hì nói: “Vâng thưa công tử”.
Còn Phù Tích thì cắn răng, không nói không rắng.
Sư Nhai xoay người nhảy xuống khỏi tường cao, đi mấy bước rồi bỗng quay đầu nhìn Phù Tích nói: “Tôi hiểu cậu lo cho Niên Niên, nhưng dù hôm nay cậu lấy được gương trên người Nam Sương cũng không thể cứu cô ta trong lúc nước sôi lửa bỏng, chi bằng để cô ta ở lại sơn trang Lưu Vân, để hai người Vu Hoàn Chi Mục Diễn Phong gánh trọng trách này”.
Phù Tích ngước mắt nhìn Sư Nhai, siết chặt tay, vẫn không nói lời nào.
Sương đêm đọng trên mày Sư Nhai, lông mày gã cũng có vài sợi trắng, mặt mày tuấn tú.
Mặc dù không ngọc thụ lâm phong bằng Mục Diễn Phong, không dịu dàng anh ta như Vu Hoàn Chi, song cả người Sư Nhai lại có khí chất lạnh lùng tự nhiên, còn chứa vẻ trầm tĩnh và dịu dàng kín đáo, cũng là người tuấn tú thanh lịch.
Lúc xuyên qua ngõ, lòng Nam Sương và Tiêu Mãn Y vẫn còn sợ hãi.
Có câu nói rất hay, cảnh do tâm sinh.
Bấy giờ hoa đào Nam càng chạy càng sợ, ngay cả tiếng bước chân cũng như đang giẫm lên ngực.
Nàng nghĩ dù sao Tiêu Mãn Y đã thấy khinh công do mình gọt giũa ra, không ngại thi triển lần nữa.
Nghĩ thế, nàng vươn tay nắm lấy cổ tay Tiêu Mãn Y, chạy về phía trước như một làn khói, chớp mắt đã ra khỏi con ngõ nhỏ.
Lúc xui xẻo thì uống nước lạnh cũng sẽ ê răng.
Khó lắm Sư Nhai mới khuyên Phù Tích đi được, không ngờ Nam Sương và Tiêu Mãn Y đã ra khỏi ngõ trong tích tắc.
Oan gia ngõ hẹp, không thể buông tha.
Mắt to trừng mắt nhỏ một hồi lâu Sư Nhai mới phản ứng lại, gật đầu nói: “Cô nương Tiêu”.
Tiêu Mãn Y cũng sững sờ, đáp: “Công tử Sư Nhai”.
Nam Sương bừng tỉnh, Sư Nhai này chính là người dùng thức thứ nhất trong bảy thức Mộ Tuyết là Ngạo Tuyết Lăng Sương cứu Tiêu Mãn Y lúc nàng ấy bị chòng ghẹo ở lầu xanh.
Hoa đào Nam cũng đã từng nghe nói đến chuyện anh hùng cứu mĩ nhân.
Nhưng trước giờ sự chú ý của nàng chủ yếu nằm ở hào khí anh hùng của câu chuyện.
Hôm nay nàng xem màn bẻ liểu thì cảnh giới phi thăng, viên mãn đắc đạo, nhìn đêm tuyết thiếu trăng, anh hùng gặp mỹ nhân bèn biết điều lui về sau hai bước, cười cực kỳ dung tục.
Sư Nhai nhìn thấy vẻ mặt kì dị của Nam Sương thì rất ngạc nhiên.
Mà thay đổi thường sản sinh chỉ trong nháy mắt.
Phù Tích thừa dịp Sư Nhai ngây ra, thình lình xông lên, rút hai con dao găm trong tay áo rồi xoay người trên không trung.
Bóng dáng hắn ta nhanh đến mức không thể nhìn rõ, chỉ thấy ánh sáng phản chiếu vầng trăng từ dao găm như lưỡi sắc hất hoa tuyết bay đầy trời, hạt tuyết bỗng như có sinh mệnh, kề sát ánh dao, lả tả kéo tới hướng Nam Sương và Tiêu Mãn Y.
Đây là thức thứ tư của bảy thức Mộ Tuyết – Tuyết Diếu Băng Thiên.
Phù Tích tu luyện không tốt, lại tẩu hỏa nhập ma.
Nhưng dựa vào năng lực hiện giờ của hắn ta muốn khiến hai cô gái võ công không cao mất mạng trong một chiêu đã đủ rồi.
Ngay trong nháy mắt ấy, hoa đào Nam chợt đẩy Tiêu Mãn Y đang sững sờ ra rồi đột ngột vút lên, rút vòng Vọng Tuyết bên hông mà Vu Hoàn Chi đưa cho nàng ra.
Dưới ánh trăng, một bóng người nhanh như gió, lặng lẽ không phá tan màn đêm.
Y vận đồ màu trắng như ánh trăng đứng trên sống mái hiên hình các con thú, tuyết rơi lên người hắn mà như thể được gương mặt hoàn mỹ tựa thần tiên ấy chiếu sáng.
Y lẳng lặng nhìn bóng người vọt lên không trung trong lưỡi sắc nở hoa bên đường, cong khóe môi lộ ra nụ cười: “À, quả nhiên”.[1] Vai đào trong hí khúc..