Một Thời Vụng Dại


Ngồi đong đưa trên ghế xích đu với cây kem trên tay, Khả Khả thản nhiên vừa ăn, vừa đọc sách. Cô không hề để ý xem quanh mình, có ai nhìn nết trẻ con trong cô hay không? Viên đá nhỏ kèm theo tấm giấy được cuốn tròn từ khung cửa sổ bên kia rào, bay vèo sang và rơi trúng vai cộ Khả Khả giật mình là oái lên. Cô đưa tay đặt lên tim như thế để trấn an mình. Nhặt mảnh giấy nhỏ ấy, cô lẩm bẩm:
" Khả Khả, chiều nay ránh tranh thủ đến sân vận động xem đội bóng Sông Lam Nghệ An đụng với đội Đồng Tháp. Cả bọn mình hẹn nhau chổ củ. Nhỏ nhất định phải đến đó. Không có, nghỉ chơi luôn. Vé có người mua tặng cho bọn mình rồi. Nhớ đến nhạ Lam Hằng"
Mắt Khả Khả liếc về khung cửa ấy, nhưng bóng Lam Hằng đâu chẳng thấy, thay vào đó khuôn mặt gả con trai, từ một tuần nay hay tìm cách làm quen với cô lúc đi phố về, ngoài con đê vắng ấy. Khả Khả cau mày liếc ngang tỏ thái độ ghét bỏ của mình. Đáp lại, gả tặng cô nụ cười thật tươi tắn và bàn tay hôn gío hướng về cô.
Khả Khả quay đi miệng lẩm bầm:
- Đồ mắc gío! Thấy cái mặt "hãm tài" là ta ghét rồi. Vậy mà cứ chường mặt ra hoài. Người đâu không biết thẹn là gì mà !
Cô hất mặt, thản nhiên dùng hết cây kem mới chịu quay lưng vào nhà. Bên cửa sổ từ căn lầu ấy, tiếng hút gío đưa sang. Khả Khả cúi đầu giấu nụ cười, bởi trước khi vào, cô đưa que bằng tre của cây kem quăng về phía khuôn mặt "hắc ám" ấy. Cử chỉ trẻ con của cô được tặng bằng nụ cười và ánh mắt nheo nheo như trêu ghẹo của gã.
Nhửng bước chân như sáo của cô và nụ cười trên môi của Khả Khả thu lại và ngừng hẳn bởi gương mặt nghiêm nghị chắn trước mặt là cô Út - Người con gái bà nội Khả Khả cưng yêu nhất nhà.
- Đi đâu như ăn cướp vậy?
Ánh mắt như soi bói ấy chiếu thẳng vào cô, Khả ấp úng:
- Con vừa ở ngoài vườn vào... chứ có đi đâu mà...
- Mà cái gì? Thấy cách ăn mặc, ai không biết từ ngoài vườn vào. Con gái lớn rồi mà nhảy nhót như ngựa vậy. Không tề chỉnh đàng hoàng chút nào. Trên ấy, mẹ cha mi thế nào, mà nhìn vào làm người ta chướng mắt qúa đi.
Khả Khả nhìn lại mình. Chiếc áo thun ngắn tay, cái quần short trắng, bó sát có ren tua tủa. Xem cô có khác gì đứa con trai bướng bỉnh, bụi đời trong mắt cô Út đâu. Khả Khả gượng cười, giọng pha trò:
- Ở nhà, chứ đâu có ra phố mà phải ăn mặt nghiêm nghịnh chỉnh cộ Con ghét nhất là cách ăn mặt rườm rà, nên sống theo ý mình như vầy không phải gọn nhẹ và thoải mái hay sao?
Út Thắm liếc ngang, môi trề tỏ vẻ chê bai. Cô bỏ ra phố sau khi tặng cho Khả Khả câu nói với giọng châm biến:
- Phải rồi, đẹp lắm ! Vậy sao không đi ngông ngông ngoài đường, biểu diển một vòng cho thiên hạ rửa mắt đi. Xem có ai mời vào khu tâm thần nghỉ mát không cho biết ! Ăn mặc như bợm vậy mà còn cãi !
Với bộ đồ dài thướt tha rườm rà cô Út Khuất ngoài cổng, thế mà ánh mắt của Khả Kha vẩn còn trông theo, cô lép nhép:
- "Hơn ngướ`i ta có bốn tuổi, mà làm như người lớn lắm vậy? Thấy hai tà áo dài bó người là tôi muốn đi tắm rồi. Bực bội chứ có hay ho gì đó mà kiểu cách. Muốn đứng đắn, nghiêm chỉnh hả ? Tự do thôi, cho bà thoải mái diện, chừng nào chán thì dừng lại. Bầy đặt hỗn với cha mẹ tôi à? Không dám đâu."
- Con lẩm bẩm gì đó Khả Khả ? Bộ gây gỗ với cô Út nên rủa thầm nó hả ?
Giật mình Khả quay lại, thì ra bà nội ở sau lưng cô tựi? bao giờ. Khả bật cười, ôm lấy cánh tay bà nũng nịu :
- Út Thắm một khi la rầy là con cũng chịu "lép" cho êm nhà, êm cửa. Chứ con đâu dám "hó hé " gì mà nội hỏi ?
Bà Hội cười, dịu giọng :
- Cho nên nó đi rồi, con mới ấm ức, thầm thì "rủa" cho hả giận, chứ gì?
Khả nghiêng mặt cười môi cong cong khi đáp lại :
- Ai dám nội ! Út Thắm là con cưng của nội mà. Con đâu có gan "bứt dây động rừng" chứ. Muốn ăn cơm ngon của nội , muốn được nội thương yêu và "lì xì ", ai ngu chọc cô ấy chi ? Bộ muốn bị nội đuổi về Sài Gòn sao ? Không dám đâu à.
- Đừng có nịnh, nội hết tiền lẻ rồi.
Hôn lên má bà, Khả Khả nheo mắt nũng nịu:
- Thì cho tiền chẵn, con không hề từ chối đâu nội lo.
- Ham lắm. Con đó.
Cô cười rụt cổ, tay chỉ ngược vào người mình :
- Nói chơi chứ Khả Khả của nội là con người đầy nghĩa khí. Tình cảm là "chín" nhưng tiền bạc không phải là "mười" đâu nghen. Chỉ cần bây giờ nội vui vẻ chấp thuận cho con rời nhà ba tiếng đồng hồ thôi, là con thương nội "thượng hạng" luôn . Thật đó.
Bà Hội quay lại nhìn cô dò xét , bà hỏi:
- Giờ định đi đâu nữa đây, mà gièm hơi với nội vậy cô hai?
Khả nghiêng người nhún vai cười :
- Nội biết ý con hết trơn, rồi làm sao giấu đây ? !
- Con đó, về đây một tuần nay chứ ở nhà với nội được mấy lát chứ . Chút đứa này lại rước , chút đứa kia lại xin , một lần con thoát ra khỏi nhà là đến xế chiều nội mới thấy mặt của con à . Đi riết đi, lỡ có chuyện gì... bà ngoại và mẹ bây về đây , nói này , nói kia ai chịu nổi ?
Khả Khả cười thành tiếng , cô phân bua :
- Nội à, con lớn rồi mà. Mùa hè con mới có dịp về bên nội. Bạn bè con đứa một nơi, đến hè mới tụ về quê, vui vẻ bên nhau. Hết hè con lại về Sàigòn ở với ngoại để tiện việc học hành. Nội hay ngoại, ai cũng thương yêu con , làm gì trách cứ nhau chứ.
- Con còn nhỏ làm sao biết được chuyện người lớn mà nói.
Lắc đầu , Khả Khả dịu dàng thuyết phục :
- Nội à , con không thích "xí xọn" áo quần , nữ trang hay gì gì cả . Con chỉ thích đá banh thôi , mà... mà hôm nay đội quê hương của nội gặp Sông Lam Nghệ An , làm sao con ở nhà cho đành được . Nội không thấy thiếu một cổ động viên "hết sảy " như con là một thiệt thòi lớn cho đội nhà của mình hay sao ?
Cô vừa nói vừa diễn tả , hình ảnh dễ thương bởi nét dí dỏm trên khuôn mặt của cô , xui ánh mắt thương yêu của nội dành cho cô sáng lên . Được nước , Khả Khả không bỏ qua cơ hội :
- Nội xem , con đã trưởng thành rồi mà phải hôn nội ? Chẵng lẽ , con không biết đường nào nên đi , nẻo nào nên tránh hay sao ? Con đi xem đá banh , chứ có rong chơi trên phố đâu mà nội sợ.
Lấy giọng , cô đưa ngón tay ngoéo và tay của nội :
- Bảo đảm với nội , tan trận xong , mười lăm phút sau con có mặt tại nhà trình diện ngay . Nhất định không thiếu một giây , uy tín mà nội !
Bà Hội nhìn cô vặn hỏi :
- Nhưng con đi với ai mới được ?
Khả Khả hưng phấn kể lể :
- Có ai ngoài ba cô bạn cũ hồi nhỏ của con . Tụi nó sợ cô Út "lên lớp " nên đâu dám ló mặt ở đây , đành hẹn âm thầm trước cửa sân vận động thôi . Nội à , gần đến giờ rồi đó , con nôn lắm.
Bà Hội nhìn đồng hồ treo tường rồi bảo :
- Còn hai giờ nữa mới bắt đầu trận đấu . Đi chi sớm vậy ?
Biết bà đồng ý , Khả Khả hôn lên má để tạ Ơn , cô cười :
- Không ai hiểu và thương con như nội vậy . Miễn nội đồng ý cho con hưởng buổi chiều vui vẻ , la hét thoải mái là con yên tâm rồi . Còn nửa giờ nữa đến sân cũng không muộn.
- Vậy vào dọn cơm đi , nội ăn với con cho vui ; ở đó mà nịch hót.
Khả Khả vỗ tay cười thành tiếng :
- Xin tuân lệnh . Giờ nội sai con làm gì , cũng OK hết . Vạn vạn tuế nội.
Khả chưa kịp dùng cơm với nội , bởi xuất hiện người khách không mời mà đến . Trong khi cô khó chịu , không thể nào mĩm cười chào khuôn mặt "hắc ám " ấy ; thì trái lại , nội cô vui vẻ đưa tay mời gã ngồi đối diện với cô , kèm theo sựi? thân thiện trong ánh mắt.
Gã đem buồng cau trong túi xách trao cho nội cô và ngọt ngào lên tiếng :
- Dạ , má của con bảo đem buồng cau sang cho bác dùng lấy thảo.
Bà Hội vui vẻ cười bảo :
- Để bên ấy má con dùng đi , bên này bác Hai có mà.
Nhìn sang Khả Khả lướt nhanh , gã tiếp :
- Dạ , con cũng biết vậy , nhưng muốn bác dùng với má con cho có chút tình . Má con với bác là láng giềng với nhau có khác gì người một nhà , san sẻ cho nhau , để tình cảm thêm thân thiết hơn , như vậy mới vui.
- Thôi thì bác cũng nhận cho chị bên nhà vui . Chứ bác bên này không có thì cũng chạy sang má con xin , chứ đâu có gì mà ngại . Ở bên nhau mấy chục năm rồi , có khác gì một nhà . Ờ ! Mà con về chơi chừng nào đi vậy Duy Long ?
Duy Long cười dọ dẫm :
- Chừng nào bác và má con ghét bỏ , không chấp chứa nữa thì con đi . Chứ lần về này con không muốn đi chút nào cả.
Bà Hội cười mắng thương :
- Cái thằng này . Con về là chị Hiền ở bên nhà vui mừng biết bao . Mỗi lần đưa con đi , về nhà cả tháng buồn bã . Già rồi , con cháu về là mừng rồi . Niềm vui của cha mẹ , ông bà tuổi về già có bấy nhiêu đó thôi . Bao giờ lớn tuổi con sẽ hiểu.
Duy Long trầm giọng như muốn san sẻ cùng bà :
- Dạ con hiểu chứ , cho nên , dù ở Sàigòn vui thế nào , tiện nghi bao nhiêu con cũng không lưu lại đó . Về đây , cảnh đồng quê tuy có buồn , nhưng gần cha mẹ anh em , ấm cúng hơn.
- Năm nay con bao nhiêu rồi Long ?
Anh cười liếc về Khả Khả rồi ngọt giọng đáp :
- Dạ trên ba mươi rồi bác ơi ! Bác xem đây có ai giúp con được không ? Bên nhà má con cứ kêu cưới vợ hoài nhưng ở đây con chưa có dịp quen với ai cả.
Bà trao ly nước từ tay Khả trước mặt anh và mời: - Con uống nước đi , rồi ăn cơm với bác cho vui.
Thoáng dò Khả Khả , anh hỏi :
- Bác mời nhưng cô đây không vui làm sao con dám dùng ?
Bà Hội nhìn Khả Khả bật cười :
- Con quên rồi sao ? Con Tí Ti ngày xưa một tay con ẵm bồng đó . Nó ở Sàigòn với ông bà ngoại để đi học cho tiện , hè nó mới về thăm bác vài tuần , đến nhập trường cũng về trên ấy rồi . Nhà này có mình bác và con gái út của bác ở thôi.
Duy Long trố mắt nhìn Khả Khả . Cô đỏ mặt khi nghe nội kể : ngày xưa cô được gã "quỷ ám " này ẵm bồng.
- Thì ra đây là Tí Ti sao ? Ngày còn ở đây con thương Tí Ti lắm , ngày nào cũng rước cô bé về nhà ẵm bồng , đưa ngủ . Có khi ngủ với con mấy ngày liền mới chịu trả về đây . Giờ Tí Ti mau lớn quá, con nhìn không ra.
- Ờ ! Thì con đi cũng mười mấy năm rồi.
- Dạ , mười lăm năm chứ ít đâu . Tí Ti à , em mau lớn thật đó . Vậy mà tuần nay , anh cứ tưởng là Út Thắm chứ.
Cô liếc về anh ta rồi lặng thinh , quay sang nội cô có vẻ không vui :
- Nội à , con không ăn đâu , đến giờ rồi con đi nha nội.
Bà Hội nhìn nét phụng phịu của cô, cười bảo:
- Con phải gọi bằng chú nhé. Chú Long có khác gì người nha , con ngại gì không dùng cơm chung chứ? Ăn no nội mới cho đi , còn không thì ở nhà.
Quay sang Duy Long , bà phân bua :
- Con gái mà thích đá banh , chiều nay Đồng Tháp mình đá với đội Sông Lam , Tí Ti xin bác đến đó xem cho được mới nghe.
- Dạ , bóng đá cũng là trò giải trí lành mạnh chứ bác . Con gái thích cũng đây có sao ? Con cũng mua vé xong , chút con cũng đi.
Nhìn Khả Khả , Duy Long tựi? nhiên :


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui