Bà mẹ thở dài liên tục, bà xô ngã đồ đạc trong nhà, cả một ngày cũng chẳng thèm nhìn ai một cái, thấy Trần Kiều đứng trước cửa, bà không nói tiếng nào, lúc đi ra ngoài liền đụng vào người cô.
Có một ruộng rau nhỏ bên cạnh đập nước, bà ngồi xới đất rồi lẩm bẩm một mình cả nửa buổi chiều.
Trần Kiều đã từng nhìn thấy những người phụ nữ nông thôn cãi nhau và chửi đổng trên TV, lức ấy cô không tin và không thể tưởng tượng được, nhưng hôm nay có vẻ như cô đang được xem một chương trình truyền hình trực tiếp về cảnh đó vậy.
Biết mẹ tức giận, Lý Tồn Căn dắt con dê đi, vài ngày anh lại cầm tiền đi ra ngoài, còn mang theo một rổ trứng.
Lúc đó bà mới nói ăn tiêu không có kế hoạch thế này thì cái nhà này sẽ sạt nghiệp mất, nợ nần thì chưa trả hết, trong nhà còn nhiều thứ cần dùng đến tiền nữa.
Khi một người phụ nữ không thoải mái, cô ấy sẽ thích làm xấu mặt những người phụ nữ khác, Trần Kiều trong lòng rất rõ ràng, những hành động lời nói nhỏ nhặt đó đều nhằm vào cô.
Ban đầu cô rất tức giận, cô nghĩ rằng chỉ cần cô ở trong ngôi nhà này một ngày, cô sẽ không bao giờ có thể đồng cảm với họ và cô sẽ không bao giờ hiểu được những khó khăn của một gia đình ở nông thôn.
Nhưng những cuộc trò chuyện với Hoa nhi những ngày này lại hiện lên trong đầu cô, đột nhiên cô không còn muốn so đo với bà nữa.
Tất nhiên không phải cô thông cảm cho họ, chỉ cần cô được thả ra, cô sẽ cho họ nhiều tiền, bao nhiêu cũng được nhưng bọn họ có chết cũng chẳng chịu suy nghĩ sáng suốt ra.
Bà mẹ khoảng năm mươi tuổi, mặt mũi phờ phạc, những vết nhăn phủ kín trên khuôn mặt như vỏ cây khô héo vào mùa thu.
Bà đã một mình vất vả, ngậm đắng nuốt cay nuôi ba đứa con, cuộc sống như vậy ai mà vui vẻ lạc quan cho được, ánh mắt bà chỉ chăm chăm để ý đến những việc tầm thường lông gà vỏ tỏi trong gia đình.
Trần Kiều không muốn cùng cô cãi cọ, cô muốn tránh xa môi trường ngột ngạt này càng xa càng tốt.
Cô sợ chính mình có một ngày cũng sẽ biến thành một bà mẹ như vậy, quả thực là một cơn ác mộng.
Những điều đó là những gì Lý Tồn Căn mong muốn, cô không bao giờ mong đợi họ sẽ thực sự đối xử tốt với mình.
Trần Kiều thầm cảnh cáo bản thân đừng mềm lòng.
Cũng may, bà mẹ dù không ưa cô nhưng cũng không nhân cơ hội để làm gì cô cả, Trần Kiều cùng thường coi như không thấy mà né tránh bà.
Buổi tối sau khi ăn cơm xong, Hoa Nhi đang cầm một dây hoa ngồi đan vòng tay, Trần Kiều không có việc gì làm ngồi nhìn cô bé.
Bà mẹ dọn bàn rồi xuống bếp rửa bát, Lý Tồn Căn nhìn quanh rồi đi theo.
Buổi đêm trời rất lạnh, tiếng ve sầu và ếch nhái trong đêm hè lúc to lúc nhỏ từ xa truyền đến.
Trần Kiều đang ngồi dựa vào cột nhà, nơi này cách phòng bếp không xa nên cô mơ hồ nghe thấy một chút âm thanh.
Đầu tiên hai người thảo luận về mảnh đất trồng trọt của gia đình, nên gieo hạt ở đâu, trồng đậu ở đâu, hoặc đồi núi nào có thể chặt cây làm củi.
Bà mẹ ngày càng già yếu, có những việc bà thường đợi con trai quyết định, gánh nặng gia đình dần được chuyển giao mà có lẽ cả hai mẹ con đều chưa phát hiện ra.Yên lặng một lúc, có tiếng cọ nồi, bà mẹ nói “Chú Đạt cho con dê, mà không nói gì à?”
“Không, chú bảo con chăm sóc tốt rồi mang đi để lại giống rồi cho họ một con dê là đủ.
"
"Con lại mắc nợ ân tình, con tự nghĩ đi, không thể chỉ trả một con dê là xong.
Khó nhất là trả món nợ ân tình.
Họ đã giúp đỡ gia đình ta nhiều lần rồi.
"
"Đều là hàng xóm với nhau, con đã nói với chú Đạt là sang năm chú sửa lại nhà, con sẽ sang giúp."
“Chuyện ở nhà phải làm sao đây, một mình mẹ chăm sóc mảnh đất rộng lớn này có được không, Hoa Nhi bỏ học để đi làm, hay là cô vợ không biết làm gì của con sẽ làm? Con chỉ biết nói tốt thôi, mẹ muốn con đem dê trả lại cho người ta đi”.