Nơi cách cửa động này khoảng một nghìn mét mới thực sự là lối vào – Franz Kafka.
Hỡi những tín đồ internet, xin hãy nhớ một điều, nếu không muốn hối hận, thì đừng bao giờ tìm kiếm những từ sau: Bệnh sen, ngón tay rỗng, cóc tì bà, em bé cõng búp bê, vụ án Hello Kitty giấu xác, biển quảng cáo tuyến đường sắt số 9 Quảng Châu năm 1993, cuộc đời của U Cấu, áo cưới bằng tiếng hát, xác chết khổng lồ, chửa trứng, nỗi sợ biển khơi, xác nối sông Hằng, hai cô gái một chiếc ly, người ốc sên, cưới ma…
Chương 1 Đám cưới ma Dân mạng từng một thời truyền nhau bức ảnh đám cưới ma khiến không ít người khiếp sợ.
Bức ảnh khó phân thật giả, nhìn vào chỉ thấy một vẻ u ám và ma quái.
Người con trai trong ảnh tay nắm chặt, trông rất căng thẳng, người con gái mặt không chút cảm xúc, hai mắt trắng dã, đôi chân… lơ lửng trên không.
Có người cho rằng đó là do họ cố ý chụp, người con gái có thể đã được treo cố định trên một giá gỗ phía sau.
Nhưng có người lại tiết lộ rằng, đây thực ra là một bức ảnh cưới giữa người sống và người chết.
Người con gái trong bức ảnh đã không còn trên dương thế, người con trai vẫn nhất định cưới cô, để thừa hưởng gia sản kếch xù.
Đám cưới ma còn gọi là vợ chồng âm dương.
Cha mẹ vì không muốn người con độc thân của mình khi chết đi phải cô đơn dưới cửu tuyền, nên quyết định tìm cho con một người bạn đồng hành mãi mãi.
Họ tìm kiếm những người thích hợp để… chôn cùng.
Có hai cách thực hiện “đám cưới ma”, đó là người chết cưới người chết, và người sống người chết cưới nhau.
Trên thực tế, người sống cưới người chết rất hiếm gặp, nhưng người chết và người chết cưới nhau ở một số vùng ở Trung Quốc đã không còn là điều lạ lẫm, thậm chí ăn theo đó còn có một công việc được coi là một trong ba trăm sáu mươi nghề, với tên gọi “môi giới cưới ma”.
Ở Khai Bình, những tờ quảng cáo của “trung tâm môi giới cưới ma” còn ngang nhiên dán ngay ngoài cổng các khu dân cư.
Ở vùng Dư Lâm, Lữ Lương, Lân Phân, bất cứ cửa hàng bán vòng hoa nào cũng có treo biển quảng cáo môi giới cưới ma.
Người làm nghề này còn được gọi là bà mối âm dương, chuyên phụ trách giới thiệu bạn đời cho người quá cố.
Sau khi đã sắp xếp xong, hai bên gia đình sẽ gặp mặt, vừa để bàn hôn sự.
Những xác nữ giới mới chết là thứ “hàng hiếm” và rất có giá, về cơ bản cung không đủ cầu, những xác đã hoặc đang phân hủy cũng có không ít người chọn lựa.
Một người quản lí tiệm vòng hoa kiêm môi giới cưới ma nói với khách: “Con trai ông bà bị tai nạn xe, mất hết cả nửa thân dưới rồi, còn chê gì người ta nữa, nhìn dáng xương cốt đẹp thế này còn chê cái gì!”
Người khách sau hồi miễn cưỡng, hỏi: “Thế chúng tôi phải trả cho nhà gái bao nhiêu tiền sính lễ?”
Chủ tiệm vòng hoa trả lời: “Nữ, mới chết là ba mươi nghìn tệ, bây giờ cung chẳng đủ cầu.
Có cô sinh viên đại học, xinh xắn, chết vì bệnh, bao nhiêu người đến tranh giành, cuối cùng định giá bốn mươi nghìn tệ đấy.
Cái xác này ít cũng phải mười nghìn.”
Khách hàng lại hỏi: “Có cần phải mời thầy bói tính ngày sinh tháng đẻ xem hợp khắc thế nào không? Rồi chọn một ngày đẹp làm lễ.
Mà lễ cưới thế này phải làm những nghi thức gì?”
Sái Minh Lượng và Sái Tiểu Khê khi còn sống đã được coi là vợ chồng.
Sau khi chết, cha mẹ hai bên đã chọn một buổi tối để làm đám cưới ma cho hai đứa trẻ.
Phía cảnh sát tìm thấy một tờ giấy ghi những lời được đọc trong lễ cưới, như sau:
“Kính thưa các ông bà cô bác, bạn bè thân hữu, thưa các vị khách quý.
Hôm nay chúng ta tề tựu tại đây để tổ chức lễ cưới cho vong nam Sái Minh Lượng và vong nữ Sái Tiểu Khê, để người chết được an nghỉ, người sống được thừa phúc, để Sái Minh Lượng và Sái Tiểu Khê đời này kiếp nữa được làm vợ chồng.
Tôi xin tuyên bố, lễ cưới bắt đầu.
Phần một: Đốt pháo tấu nhạc, mọi người vào chỗ ngồi.
Phần hai: Nổ một tràng pháo tay lớn chúc mừng đôi uyên ương và hai bên gia đình.
Mời mọi người lên trải lụa đỏ và đeo hoa.
(Trước tiên là bạn bè, sau đó đến những người họ hàng kết nghĩa, họ hàng nhà trai, họ hàng nhà gái, anh chị em nhà trai, anh chị em nhà gái.
Khi trải lụa đỏ thì trải thẳng lên quan tài, nhất định không được quên trải một ít lụa lên quan tài chú rể.
Hoa được đeo lên đầu quan tài của nữ, không bỏ vào trong quan tài.)
Phần ba: Tuyên đọc lời chứng nhận hôn nhân, đại diện hai gia đình lên phát biểu.
(Hai bên gia đình dặn do con cái mấy lời, ví dụ như trên đường xuống Hoàng Tuyền phải đùm bọc giúp đỡ nhau.
Cha mẹ cũng có thể không cần phát biểu thành lời, nhưng nhất định không được bỏ qua nghi lễ này.)
Phần bốn: Người chứng hôn phát biểu, bạn bè người thân phát biểu.
(Bạn bè có thể không cần phát biểu, nhưng người làm mối nhất định phải có lời chúc phúc.)
Phần năm: Bái thiên địa.
(Tìm hai người ôm ảnh của cô dâu chú rể để khấu đầu làm lễ.)
Phần sáu: Kết thúc nghi lễ.
(Khiêng quan tài lên, người thổi kèn đi trước dẫn đường, giơ vòng hoa đỏ và tiền giấy, đưa vào động phòng chính là đưa đi mai táng.
Khi chôn phải đốt pháo dây, nhưng không được chôn theo bất cứ hình nhân trẻ em nào.)”
Cha mẹ của Sái Minh Lượng và Sái Tiểu Khê khai báo với cảnh sát, rằng việc họ tổ chức lễ cưới ma cho các con không phải là do bị ép buộc.
Nếu người chết muốn được làm đám cưới, thì người trong nhà sẽ nhận được điềm báo.
Có chuyện kể rằng, một bà mẹ sau khi con trai vừa chết đã nằm mơ thấy cậu ôm một hòn đá rất lớn.
Những ngày khi cậu vừa mất, mọi thứ trong nhà đều không được yên ổn.
Mấy hôm sau, một bạn nữ học cùng của cậu cũng vì ốm đau mà chết, cô gái vừa hay họ Thạch.
Khi thu dọn những di vật của con gái, cha mẹ cô tìm thấy một bức thư tình, mới biết rằng họ đã yêu nhau từ lâu, cha mẹ cô gái liền chủ động đến gặp nhà trai đề nghị làm đám cưới cho hai người xấu số.
Mẹ của Sái Minh Lượng và Sái Tiểu Khê khi đang mang bầu từng gặp một đạo sĩ chân trần.
Đầu làng có một cây hồng ăn quả đã già, những quả hồng chín mọng rụng đầy dưới gốc.
Mặt trời đã sắp xuống núi, hai người phụ nữ mang bầu nhìn thấy một đạo sĩ chân trần ngồi dưới gốc hồng nhặt quả ăn, liền tiến lại nhờ đạo sĩ xem cho hai đứa con trong bụng một quẻ.
Đạo sĩ: “Hai đứa trẻ trong bụng một trai một gái.”
Mẹ của Sái Minh Lượng: “Giỏi quá, Tôi vừa đi siêu âm, là một bé trai.”
Mẹ của Sái Tiểu Khê: “Tôi thì chưa đi kiểm tra, nhưng tôi ăn cay lắm, mọi người bảo lúc bầu mà ăn cay là sinh con gái đấy.”
Đạo sĩ: “Hai đứa trẻ này kiếp trước là vợ chồng, kiếp này cũng là vợ chồng, kiếp sau đầu thai cũng vẫn là vợ chồng.
Đó gọi là “tam thế phu thê”, nhân duyên trời đã định, không ai có thể thay đổi được.
Nhưng mà… đứa bé gái có số hai chồng.”
Mẹ của Sái Tiểu Khê: “Thế nào là số hai chồng?”
Đạo sĩ đứng dậy bỏ đi, trước khi đi ông chỉ nói một câu: “Sau này cô sẽ biết.”
Khi hai đứa trẻ được sinh ra, quả nhiên là một trai một gái.
Hai bên gia đình đều tin lời tiên đoán của đạo sĩ nọ, nên đã quyết định đính hôn cho chúng từ khi vừa sinh.
Hai đứa trẻ lớn lên trong chính xóm núi nghèo nàn ấy.
Nơi đó có rất nhiều những cây hồng ăn quả.
Sái Minh Lượng và Sái Tiểu Khê cùng nhau đi cắt rau lợn, cùng nhau trèo cây hái hồng, cùng nhau đi học, cùng nhau tránh mưa trong hốc cây già, cùng nhau lấy ngón tay bóc những vết thương sần sùi trên thân cây.
Gió rừng thổi qua vách núi, một cơn mưa phùn rơi xuống, những đám cỏ quanh hốc cây cuốn lay theo gió.
Mấy cô bé cùng làng chơi nhảy dây trên thảm cỏ, Sái Minh Lượng nằm sấp trên một phiến đá nhẵn nhụi làm bài tập.
Sái Tiểu Khê vừa nhảy dây vừa ca hát, ấy là một bài đồng dao mà không đứa trẻ nông thôn nào không biết:
“Hoa cúc, hoa sen ơi.
Em trang điểm đẹp tươi.
Đậu ván, thạch lựu ơi.
Em đi lấy chồng thôi.
Đồng tiền, mã đề ơi! Em lên xe hoa rồi.
Mẫu đơn, thược dược ơi! Em vào nhà chồng thôi!”
Sái Minh Lượng chạy lại vỗ tay rồi nói: “Bà xã, vợ yêu, bà nó, mình ơi…”
Sái Tiểu Khê vênh mặt trừng mắt nhìn Sái Minh Lượng, rồi nhổ toẹt một bãi nước bọt trên đất, quát: “Mặt dày!”
Những đứa trẻ khác bắt đầu cười phá lên, một đứa nói: “Bao giờ bọn mày lớn sẽ phải cưới nhau.”
Sái Minh Lượng lại tiếp tục hét lên: “Cô dâu! Tôi có một cô dâu!”
Sái Tiểu Khê lại tiếp tục tức giận: “Đợi đấy! Đừng có mơ, tao không lấy mày đâu.”
Sái Minh Lượng nói: “Kiếp trước mày là vợ tao rồi, kiếp sau vẫn là vợ tao, ông đạo sĩ đã nói rồi.”
Ngoài những lúc đi chơi, hai đứa trẻ cũng phải giúp gia đình một số việc nhà nông.
Trên núi chẳng có than, bốn mùa lấy củi khô làm chất đốt chính.
Mùa mưa sắp đến, nhà nhà bắt đầu tích trữ củi khô.
Hai đứa trẻ trên đường đi học về còn phải chặt củi, bó thành từng bó, rồi lấy đòn gánh gánh về.
Sái Tiểu Khê vốn yếu ớt, chỉ có thể nhặt những cành khô nhỏ, bó củi cũng rất nhẹ gánh về nhà bó củi như thế chắc chắn sẽ bị mắng.
Sái Minh Lượng mỗi lần đều chặt một bó củi to, nhìn như một ngọn núi nhỏ trên lưng, cõng về làng.
Cậu bé hàng ngày thích cười đùa, nhưng trong lúc làm việc bỗng như biến thành một thiếu niên nhà nông giản dị và trầm tư.
Một lần, trời mưa tầm tã, Sái Tiểu Khê nhặt được một khúc cây khô, cô bé gắng sức vác trên đôi vai nhỏ bé, cắn răng bước từng bước nặng nhọc.
Sái Minh Lượng nói: “Thôi vứt nó đi, mày không vác nổi đâu.”
Sái Tiểu Khê vẫn cứng đầu: “Không!”
Sái Tiểu Khê mệt nhoài, không còn đủ sức bước đi nữa.
Sái Minh Lượng lặng lẽ đỡ lấy khúc gỗ, củi của cả hai đứa giờ chỉ có mình Sái Minh Lượng gánh trên vai.
Một bên là bó củi khổng lồ, một bên là khúc gỗ nặng trịch, đối với một đứa trẻ mười tuổi mà nói, đó là sức nặng khó có thể nào gánh nổi.
Mỗi bước đi, mồ hôi cậu bé lại vã ra như tắm.
Cô bé rất khâm phục sức khỏe của cậu, nhưng thực sự cô bé không hiểu cậu đã mệt như thế nào.
Đường về nhà còn bao xa nữa?
Vợ chồng chẳng phải chính là đây hay sao? Cùng nhau vượt qua hoạn nạn, cùng nhau chia sẻ những gánh nặng cuộc sống.
Trời vẫn đổ mưa, hai đứa trẻ cứ thế đội mưa đi về, cả hai đều im lặng.
Cậu bé gánh trên vai chỗ củi nặng, cô bé đi bên cạnh che ô.
Những giọt mưa giờ chỉ còn là mưa phùn, nhưng quần áo cậu đã ướt hết, trên tóc và lông mi vương đầy những giọt nước.
Không nỡ lòng nhìn cậu bé mệt nhọc, cô bé đi lùi lại phía sau.
Chúng còn quá nhỏ để hiểu thế nào là tình yêu, chúng chỉ ngày ngày cùng nhau đến lớp, cùng nhau đi về, cùng nhau nhặt củi, ước hẹn sẽ cùng nhau thi vào trường trung học trên thị trấn, và khi nào trưởng thành chúng sẽ cưới nhau.
Cô bé nhìn bóng cậu bé, trong lòng có một nỗi buồn khó tả, rồi bỗng nhiên bật khóc tu tu.
Sái Minh Lượng ngạc nhiên hỏi: “Làm sao thế?”
Sái Tiểu Khê nói cộc lốc: “Tao muốn khóc.”
Sái Minh Lượng hạ giọng trầm ấm: “Thế thì cứ khóc đi!”
Cô bé khóc lớn, bao nhiêu điều chất chứa trong lòng cả trăm nghìn năm bỗng một phút giây tuôn ra theo dòng nước mắt…
Khoảng khắc đó, trên cánh loa kèn trôi giữa dòng sông thời gian bỗng có một con bướm nói với một con bướm khác: “Lương huynh, lâu rồi không gặp[1]!”
Nếu thực sự có kiếp trước và kiếp sau, thì khi những cánh mẫu đơn nở rộ nơi thành Lạc Dương, khi những bông sen tàn phai cuối hạ ở phủ Tế Nam, khi những nhành mai tỏa hương khắp trấn Kim Lăng, khi những đóa tầm xuân rực rỡ khắp chốn Kinh Thành, thì kiếp trước và kiếp sau của chúng ta sẽ về đâu?
Từ thời Tây Tấn đến Đông Tấn, từ Trường An đến Tây An, ba đời ba kiếp, nàng vẫn mãi trong lòng ta.
Chúng ta chưa bao giờ xa cách, ước hẹn cánh bướm cùng bay.
Là ai đang tấu đàn nơi mái đình xa xa? Những cánh hoa hạnh đào bay lả tả, rơi rớt trên mặt đất biến thành cát bụi trần ai!
Từ chữ khải sang chữ hành[2], từ những bức thư dài đến những đoạn thơ ngắn, trăm núi ngàn đèo, ta vẫn mãi trong giấc mơ của chàng.
Chúng ta chưa bao giờ xa cách, những lời hứa trên ngón tay, là ai đứng trên cầu tiễn người đi? Tuyết rơi lả tả, những bông tuyết phủ đầy con đường trở về đầy lạnh lẽo.
Nhất bái thiên địa lúc đầu, cũng chính là lời cảm tạ gửi đến trời xanh.
Chương 2 Quan tài dầu xác Tổ chuyên án phân tích lại từ đầu các chi tiết của vụ án.
Thi thể của Lưu Hải Ba, Sái Minh Lượng, Sái Tiểu Khê bất ngờ mất tích.
Kết quả kiểm tra pháp y trước đây cho thấy, trước khi chết ba đứa trẻ đều không có dấu hiệu phản kháng.
Điểm khả nghi duy nhất là việc trên trán chúng đều có một vết kim châm, nhưng không phải là vết thương chí mạng.
Ba đứa trẻ tử vong một cách huyền bí, ba thi thể mất tích một cách lạ kì.
Tổ chuyên án cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Vụ án đã điều tra đến tận bây giờ mà không thể tìm ra được một kẻ tình nghi.
Cơn mưa lớn xóa hết những dấu chân còn lại trên mộ và những dấu vết của công cụ đào mộ mà hung thủ đã sử dụng, những chứng cứ liên quan đến vụ án không nhiều.
Bao Triển đặt tất cả số vật chứng hiếm hoi này lên bàn, trong đó nhiều nhất là những tập ghi chép điều tra từ những người dân xung quanh.
Ngoài ra là mẫu đất dấu tay in trên cửa, một con quạ, một bàn tay khô… và một lá bùa đạo sĩ màu vàng, đó chính là lá bùa dán trong căn phòng nơi Lưu Hải Ba đã chết.
Giáo sư Lương: “Liệu có phải chúng ta đã lạc vào một hướng đi sai rồi không? Đây là một vụ án hay là ba vụ án?”
Bao Triển: “Hoặc cũng có thể đây là hai vụ án?”
Họa Long: “Mấy hôm nay chúng ta đều gộp hai vụ việc lại phá án, tôi cũng thấy chúng ta quá chủ quan rồi.”
Tô My: “Thế thì chi bằng tập trung điều tra một vụ xem sao đã.”
Bao Triển: “Thời gian không đợi người, có những việc nếu để lỡ mất thì sẽ không bao giờ còn có cơ hội thứ hai nữa.
Nếu chúng ta sớm mang cái xác đi khám nghiệm, thì có lẽ nó đã không bị đánh cắp.
Tất cả những đầu mối liên quan đến vụ án, chúng ta đều phải điều tra xác thực lại một lần, cố gắng bổ sung thêm các vật chứng khác.”
Họa Long: “Trộm xác nuôi ma, cũng phải được coi là một trong những phương hướng điều tra tiếp theo của chúng ta.”
Giáo sư Lương nhìn những vật chứng trên bàn, bỗng đặc biệt chú ý đến lá bùa, giáo sư nói: “Ngay lập tức tìm đạo sĩ đã vẽ lá bùa này!”
Trong quá trình điều tra vụ án này, phía cảnh sát gặp hai đạo sĩ: Thứ nhất là người đạo sĩ chân trân ở hội làng dưới núi, thứ hai là người đã dán lá bùa vào căn phòng của Lưu Hải Ba.
Khi mẹ của Sái Minh Lượng và Sái Tiểu Khê đang mang bầu, cũng từng có một đạo sĩ xem bói cho họ, chỉ có điều thời gian đã quá lâu rồi, hai người mẹ đã không còn nhớ nổi tướng mạo người đạo sĩ đó nữa.
Cậu bé Lưu Hải Ba, mười ba tuổi, khi chết trên người mặc một chiếc áo đỏ, dưới chân buộc một quả cân, chết treo trên xà nhà.
Do cái chết kì lạ của con trai, bố cậu bé mời một đạo sĩ đến nhà để trừ tà.
Bố cậu khai với cảnh sát rằng mình gặp đạo sĩ nọ ở hội làng và đã mời ông ta đến, nên không rõ ông ta sống ở đâu.
Theo những gì miêu tả, vị đạo sĩ đó què một chân, tầm bốn mươi tuổi, mặc một bộ đồ đạo sĩ màu xanh, đội một chiếc mũ tử dương, đeo trên vai một tay nải bằng vải, sau khi làm xong pháp sự đã vẽ một lá bùa dán trong căn phòng nơi cậu bé chết.
Giáo sư Lương cảm thấy lá bùa có phần cổ quái, thứ văn tự trên đó hết sức dị thường.
Sau khi thỉnh giáo những người trong giới đạo giáo, thì được biết đây là một lá bùa chiêu hồn.
Các lá bùa của đạo sĩ có rất nhiều loại thường dùng vào các mục đích như chiêu thần, cầu phúc, trừ ma, chấn tà, trị bệnh, giải trú, siêu độ v.v… Trong đó vẽ bùa chiêu hồn là mộ tà thuật của phái Mâu Sơn.
Bao Triển và Họa Long đến hội làng tìm vị đạo sĩ què.
Dòng người đông như mắc cửi, tiếng nói tiếng cười vang khắp một vùng.
Hai người căn cứ vào những đặc điểm mà cha Lưu Hải Ba miêu tả, đi hỏi thăm, tìm vị đạo sĩ.
Một nghệ nhân tò he cho biết: “Người đạo sĩ mà các anh hỏi trước đây từng hành nghề xem bói trong hội, nhưng dạo gần đây đã không thấy đến nữa.
Trong lễ hội có hai người đạo sĩ, bây giờ chỉ còn lại vị đi chân đất đang ngồi ở góc đằng kia kìa”.
Nhìn theo hướng tay của nghệ nhân, Họa Long và Bao Triển thấy một đạo sĩ đang ngồi kiết già, mắt nhắm như đang dưỡng khí.
Họa Long và Bao Triển tiến lại hỏi, đạo sĩ chân trần chỉ lắc đầu nói mình chưa từng gặp đạo sĩ nào què chân.
Bao Triển và Họa Long quay sang nhìn nhau, đạo sĩ chân trần ngồi ở hội cả ngày, nhất định từng gặp vị đạo sĩ kia, nhưng lại không chịu nói, rõ ràng đang cố ý giấu điều gì đó.
Bao Triển bỗng hỏi: “Đạo trưởng, lần trước gặp ngài, ngài cũng ngồi như thế này, liệu có phải chân ngài có tật không?”
Đạo sĩ chân trần bình tĩnh trả lời: “Chân tôi không bị què, không phải người mà các cậu tìm đâu.”
Họa Long nói: “Chân què cũng có thể chỉ là giả vờ, ông và người đạo sĩ chúng tôi muốn tìm cả độ tuổi và dáng dấp đều rất giống nhau.
Thế này vậy, ông đi với chúng tôi một chuyến, để xác thực ông không phải là người đó.”
Đạo sĩ hỏi: “Đi đâu?”
Họa Long trả lời: “Cục công an.
Có thể ông sẽ phải ở lại đó một đêm.
Sau khi đã nhận diện xong, chúng tôi sẽ đưa ông quay về.”
Đạo sĩ trả lời: “Tôi không đi.”
Họa Long trầm giọng, quả quyết: “Thế thì chúng tôi chỉ còn nước đắc tội thôi! Cảnh sát phá án, tốt nhất ông nên phối hợp một chút.”
Bao Triển nói: “Trừ khi ông nói cho chúng tôi biết đạo sĩ kia ở đâu.”
Đạo sĩ chân trần thở dài một tiếng, rồi nói: “Thôi được.
Để tôi đưa các cậu đi tìm ông ta.”
Đạo sĩ què họ Lí, tên Ngạn Hồng, thực chất không phải là người trong đạo giáo, thường ngày đi khắp nơi lừa gạt, trước đây còn từng giả làm hòa thượng, sau này chuyển sang giả đạo sĩ vì tóc đã dài mà lại lười đi cạo.
Người này biết chút ít về những tà thuật ngoại đạo, cả đời ham mê cờ bạc.
Một lần, gặp phải lão làng trong giới bài bạc, bị chúng đánh đến què cả chân, nhưng vẫn ngựa quen đường cũ, tiền lừa được từ việc bói toán đều đổ hết vào sòng bạc.
Đạo sĩ chân trần cảm thấy vô cùng xấu hổ, giới thiệu qua về người “cùng nghề” với mình, rồi đưa Bao Triển và Họa Long đến một quán trà.
Dưới lầu đặt mấy bàn mạt chược[3], trên lầu không gian nhỏ hẹp nhưng vô cùng ồn ào huyên náo, hàng bốn năm chục người tụ lại mấy bàn chơi bạc.
Đạo sĩ chân trần chỉ vào một người.
Người đó không mặc áo đạo sĩ, khuôn mặt xấu xí, bọng mắt thâm quầng, chân què, đang đứng đánh bạc.
Bao Triển nháy mắt với Họa Long, ý bảo không nên đánh rắn động cỏ.
Họa Long vốn định lập tức tóm tên đạo sĩ lừa bịp mang về, nhưng những kẻ bài bạc trên lầu rất đông, trong số đó có thể có cả đồng đảng của hắn, nếu bây giờ để lộ thân phận cảnh sát, chúng sẽ nghĩ rằng cảnh sát đến bắt cả sòng, chắc chắn sẽ để lọt mất tên đạo sĩ.
Để chắc chắn, Bao Triển lấy điện thoại bí mật thông báo cho trợ lí Đường, dẫn theo một đội cảnh sát đến trợ giúp.
Đạo sĩ què chơi trò ba cây.
Đây là trò đánh bạc phổ biến nhất tại Trung Quốc, cách chơi đơn giản, tiền đặt cọc cũng không nhiều, chỉ có mười tệ, mỗi người bốc ba quân bài, rồi so sánh điểm tổng.
Mọi người đừng xem thường kiểu đánh bạc này, thua thắng một ván cũng không ít.
Đạo sĩ què vừa gặm gà quay, vừa uống rượu, trước mặt đã thắng một đống tiền lớn.
Để tránh bị kẻ khác tình nghi, Họa Long cũng chạy vào chơi, ngồi ngay đối diện đạo sĩ què.
Bao Triển và đạo sĩ chân trần đứng phía sau xem.
Chỉ sau một ván, tiền của Họa Long đã thua gần hết.
Đạo sĩ què hôm nay vận rất đỏ, số tiền của cả bàn đều bị hắn cuỗm hết.
Họa Long để ý phát hiện ra, đạo sĩ què không ngừng ném những mẩu thịt gà xuống đất, đó là một hành động rất kì lạ.
Đạo sĩ què nhìn thấy đạo sĩ chân trần, mặt biến sắc rồi tuyên bố với những con bạc xung quanh: “Tôi chơi ván cuối rồi không chơi nữa đâu nhá.”
Đạo sĩ chân trần cười nói: “Sớm biết đường dừng lại là tốt.”
Bao Triển đưa ví của mình cho Họa Long, Họa Long không lật bài, cũng không biết bài của mình bao nhiêu điểm.
Sau khi theo ba vòng, trên bàn có tám người thì chỉ có hai người bỏ cuộc, xem ra những quân bài họ bốc được đều không nhỏ.
Lại theo tiếp mấy vòng nữa, mấy người khác đều đã bỏ bài không theo tiếp, chỉ còn Bao Triển và đạo sĩ què.
Đạo sĩ què uống một ngụm nước, trông vẻ dưng dưng tự đắc, nắm phần thắng trong lòng bàn tay.
Bài của hắn là bộ ba A.
Họa Long nhấc lên một quân bài, là “2 cơ”, rồi lại tiếp tục cẩn thận lấy thêm quân thứ hai, là “6 bích”.
Điểm quá thấp, cơ hội thắng gần như không có.
Họa Long cũng chẳng thèm xem cây thứ ba, chửi một câu: “Đen đủi!”, rồi định từ bỏ.
Đạo sĩ chân trần bí mật nhìn Họa Long xua xua tay.
Họa Long hỏi Bao Triển và đạo sĩ chân trần: “Như thế này cũng theo sao?”
Đạo sĩ chân trần khẽ gật đầu.
Lúc đó, một người bỗng gào to: “Mau nhìn ra cửa sổ kìa!”
Tất cả mọi người đều ngẩn ra như cá gỗ.
Mặc dù đang giữa trưa, nhưng những con dơi bay rợp trời, gà trống gáy liên hồi.
Phía xa đường chân trời, ánh dương dần biến mất, ở gần, những đốm sáng trên lá cây đều biến thành hình trăng khuyết.
Mọi cái bóng đều thay đổi hình dạng, bóng người lại dưới chân thành một cụm, nhìn chẳng khác gì người không có bóng.
Mọi người ngẩng đầu nhìn lên, bầu trời chỉ đặc một màu đen dày đặc.
Bao Triển hô lên: “Nhật thực!” Rồi bỗng nhớ đến lời tiên đoán của đạo sĩ: “Nửa đêm ma gõ cửa, giữa ngày quỷ nhập xác.”
Sau khi nhật thực, ván bài lại tiếp tục.
Đạo sĩ què lật ván bài của mình ra.
Ba A.
Bất cứ ai đã từng chơi trò này đều hiểu, đây là nước bài cao nhất.
Nhưng cách chơi của họ có phần đặc biệt, nếu rút phải các cây phăng, thì có thể đặt nó thành bất cứ cây bài nào mình muốn.
Họa Long mở bài ra, ba quân bài không biết từ khi nào biến thành phăng đen, phăng đỏ và một cây A!
Theo quy tắc, đây là một bộ “báo hoa”, lớn hơn ba cây A.
Đạo sĩ què thua không còn một cắc.
Ở rất nhiều nơi, cây phăng còn được gọi là “quỷ”.
Đạo sĩ què sau này khai với phía cảnh sát, hắn ném thịt gà xuống đất là để cho quỷ ăn, những con quỷ có thể giúp hắn biến bài, nhưng vị đạo sĩ chân trần pháp lực cao tay, đến mức có thể biến những cây bài thành “quỷ”.
Trợ lí Đường dẫn theo một đội cảnh sát xông lên lầu cả đám con bạc chạy tán loạn như ong vỡ tổ, định tìm đường thoát.
Trong phòng vô cùng loạn lạc, có kẻ định nhảy ra ngoài cửa sổ chạy trốn, có kẻ vội vàng vơ hết tiền của mình nhét vào túi, có kẻ còn thông minh đến độ moi hết tiền đánh bạc của mình trong túi ra.
Họa Long và Bao Triển xông lên, bắt gọn đạo sĩ què.
Trong quá trình thẩm vấn, đạo sĩ què vô cùng ngoan cố, chỉ thừa nhận tội đánh bạc, không làm bất cứ việc gì phạm pháp khác.
Cảnh sát lục soát, tìm thấy trong nhà hắn một chiếc quan tài chỉ nhỏ bằng hộp giày.
Tại sân sau, phát hiện ra một kho bí mật nằm dưới lòng đất.
Trong kho có một xác trẻ em đã bị cháy đen.
Qua giám định DNA, đó chính là xác của cậu bé mặc áo đỏ – Lưu Hải Ba.
Sự việc bại lộ, đạo sĩ què đành khai nhận việc trộm xác nuôi ma, nhưng vẫn già mồm, nhất định không thừa nhận hành vi giết người.
Họa Long không nén nổi cơn tức giận, cho hắn một tát, nói: “Mày chẳng phải biết xem bói sao? Có đoán được là hôm nay sẽ bị ăn đòn không?”
Đạo sĩ què cũng không phải tay vừa, nói với Họa Long: “Mày cứ thử đánh tiếp xem! Nói cho mày biết, tao có tiểu quỷ hộ thân đấy!”
Họa Long lại cho hắn thêm một bạt tai, quát: “Tiểu quỷ của mày ở đâu nào? Gọi nó ra đây xem xem!”
Đạo sĩ què khinh khỉnh đáp: “Ở ngay bên cạnh tao đây!”
Tô My nói: “Anh đừng có giả thần giả quỷ nữa.”
Giáo sư Lương hỏi: “Thứ đựng trong quan tài là gì?”
Đạo sĩ què trả lời: “Dầu xác!”
Chương 3 Nuôi ma Số lượng những vụ án xảy ra do mê tín nhiều đến mức đếm không xuể.
Ngoài cái nghèo khó, thì sự ngu muội và vô tri cũng là căn nguyên của bao tội ác.
Chu Viễn Đức, người vùng Xuyên Nam, một kẻ chuyên lô đề, vì tin vào việc “giết người sẽ trúng giải” mà ra tay chém chết mẹ già, anh trai và chị dâu.
Tống Linh, một người phụ nữ vùng Đông Bắc, cũng vì tin vào việc “uống máu có thể trị bách bệnh, đã nhẫn tâm giết chết đứa con trai chín tuổi để uống máu”, rồi bỏ đi biệt xứ, mười bốn năm sau bị bắt về quy án.
Trong nhà đạo sĩ què có một cuốn “Mâu sơn cổ thư” khâu bằng chỉ.
Theo những gì đạo sĩ què kể lại, cuốn sách đó do một người đàn ông đeo ba lô, đội mũ tặng cho mình.
Trong sách có ghi chép những tà thuật như nuôi ma, bùa ngải, hình nhân.
Trong cuốn sách được ghi chép bằng bút lông này có nói, nuôi tiểu quỷ, hay còn gọi là ma trẻ con là một loại trong thuật điều khiển linh hồn, nhưng do việc này rất hại đường âm, và tổn công đức, nên rất ít người dám luyện loại này.
Muốn nuôi tiểu quỷ, nhất định phải tìm được một hồn ma trẻ con chết oan mới có thể điều khiển nó được.
Hồn ma này sau khi được nuôi, sẽ không bao giờ có thể vãng sanh được nữa.
Tiểu quỷ có hai loại, một là những đứa trẻ chết non, hai là những đứa bé bị giết hại.
Trong đó, hồn ma của đứa bé trai mà lúc bị giết mặc đồ màu đỏ là mạnh nhất, có thể luyện thành ác quỷ.
Mỗi môn phái đều có cách luyện quỷ riêng.
Có phái dùng giấy tiền thấm máu ở hiện trường án mạng hoặc nơi xảy ra tai nạn, rồi hành pháp gọi hồn, đợi qua bảy bảy bốn chín ngày linh hồn đó sẽ trở thành ma ác.
Có kẻ lại bật quan tài, lấy ra đứa trẻ chết trong bụng người mẹ đẻ khó, hoặc đào mộ lấy cắp thi thể trẻ em, sau đó lấy gỗ khắc một chiếc quan tài nhỏ, rồi dùng nến đốt xác, và dùng chiếc quan tài nhỏ hứng lên thứ dầu chảy xuống từ đó để luyện tiểu quỷ.
Tô My lên mạng tìm kiếm thông tin về việc luyện quỷ nuôi ma, phát hiện có rất nhiều tin đồn về việc những người nổi tiếng nuôi ma, thực sự vô cùng hoang đường nhưng lại rất khó phân biệt thật giả.
Đạo sĩ què thừa nhận việc trộm xác luyện ma, nhưng một mực nói rằng mình không giết người.
Cha đứa trẻ mời đạo sĩ què đến nhà làm pháp sự cho con.
Khi biết được ngày sinh tháng đẻ của đứa trẻ và lúc chết đứa bé mặc một chiếc áo màu đỏ, đạo sĩ què đã nảy ra ý định luyện ma.
Hắn vẽ một lá bùa chiêu hồn dán trên tường, rồi nửa đêm ra một đào xác đứa bé lên, sau đó làm theo chỉ dẫn trong cuốn sách.
Cũng rất tình cờ, kể từ khi nuôi tiểu quỷ, vận cờ bạc của đạo sĩ què đỏ lên hẳn, toàn thắng không thua, nên hắn chẳng cần phải đến hội làng xem bói nữa mà lấy việc cờ bạc làm nghề mưu sinh.
Rất nhiều con bạc nghi ngờ rằng hắn đang ăn gian, nhưng lại không tìm được chứng cứ.
Phía cảnh sát phải sử dụng tới một số phương pháp đặc biệt, bao gồm cả thiết bị kiểm tra độ trung thực, nhưng khẩu cung của đạo sĩ què không hề có vấn đề gì.
Hắn nói không hề biết gì về vụ án Sái Minh Lượng và Sái Tiểu Khê, và cũng không hề trộm xác hai đứa trẻ này.
Do không tìm được người làm chứng, cũng không có chứng cứ nào khác, phía cảnh sát chỉ có thể tạm thời giam giữ để điều tra tiếp.
Vụ án rơi vào ngõ cụt, Bao Triển đi tìm đạo sĩ chân trần, mong ông giúp đỡ gợi ý cho mình một hướng điều tra, nhưng bị từ chối.
Đạo sĩ chân trần nói: “Trên thế giới này, không có ai chết, vì mọi người đều phải chết.”
Bao Triển hỏi ngược lại: “Thế còn ông thì sao?”
Đạo sĩ chân trần trả lời: “Những người tu luyện như chúng tôi, sớm đã không còn trên thế giới này nữa rồi.
Nói một cách khác, tôi đã chết từ lâu rồi.”
Tất cả các đầu mối điều tra đều đứt đoạn, vụ án đi vào ngõ cụt.
Thi thể của Sái Minh Lượng và Sái Tiểu Khê mất tích, phía cảnh sát cũng chỉ có thể lập hồ sơ vụ án thành án trộm mộ để điều tra tiếp.
Mặc dù với kinh nghiệm phong phú của mình, các thành viên tổ chuyên án đều nhận định rằng đây là một vụ án mạng nhưng không có thi thể, dù là cảnh sát hay tòa cũng đành bó tay.
Đối với vụ án đứa trẻ áo đỏ, một vị bác sĩ pháp y kiên quyết nhận định rằng đó là một vụ tự tử.
Trong buổi họp bàn về tình hình vụ án, ông nói:
“Đây đơn giản chỉ là một vụ án tự sát.
Hiện trường vụ án này rất giống những vụ chết ngạt do các hành vi biến thái gây ra mà tôi từng gặp.
Có những kẻ biến thái tìm thấy khoái cảm khi treo mình và cảm thấy ngạt thở.
Đứa trẻ này có lẽ cũng không loại trừ trường hợp đó.
Chiếc áo đỏ rất có thể là do đứa trẻ tự lấy được.
Những người có vấn đề về giới tính thường có thói quen sưu tập một số đồ của người khác giới để trong nhà.
Về sợi dây thừng tôi cho rằng, những đứa trẻ ở nông thôn có mấy đứa không biết thắt thừng trâu cơ chứ? Việc dây buộc rất chuyên nghiệp, và số vòng buộc hoàn toàn không có hàm ý gì ở đây cả.
Xà nhà thì vô cùng phổ biến ở những vùng quê như thế này, nên nạn nhân chọn đó là chỗ treo mình cũng là điều dễ hiểu.
Còn về quả cân, có thể chỉ được dùng với mục đích tăng cường cảm giác mà thôi.
Tôi nghĩ rằng đứa trẻ này đã có những hành vi tương tự này từ lâu rồi chỉ có điều cha mẹ đứa bé quá bận bịu với việc kiếm tiền nên đã không hề chú ý tới.”
Tổ chuyên án không thể chỉ mãi chú tâm vào một vụ án này được, vì có vụ án trải qua mấy năm, thậm chí mười mấy năm cũng không thể phá giải nổi.
Có cục cảnh sát nào không có những vụ án không thể phá giải nổi? Bốn người của tổ chuyên án bàn bạc, quyết định ba ngày hôm sau sẽ rời khỏi thành phố này, chính thức rút khỏi vụ án.
Điều đó có nghĩa là, kể từ khi thành lập đến giờ, tổ chuyên án lần đầu tiên thất bại trở về.
Thế nhưng, giáo sư Lương cho công bố một thông tin giả rằng: “Tổ chuyên án sẽ ở lại lâu dài trong thành phố này, khi nào chưa phá được án, sẽ không chịu bỏ cuộc.”
Tô My thấy lạ, hỏi lại: “Giáo sư, sao chúng ta lại phải nói dối ạ?”
Giáo sư Lương trả lời: “Đây không phải là nói dối, mà là kế sách cuối cùng của chúng ta rồi.”
Họa Long hỏi: “Nếu vụ án thực sự không thể phá giải được, thì chúng ta phải ở lại đây mấy tháng, thậm chí mấy năm sao?”
Giáo sư Lương trả lời: “Ba hôm sau chúng ta sẽ rời khỏi đây.”
Tô My càng khó hiểu, hỏi: “Cháu vẫn chưa hiểu, chúng ta nói như thế nhằm mục đích gì ạ?”
Bao Triển suy đoán: “Có phải… để ép hung thủ tiếp tục ra tay không ạ?”
Họa Long hỏi: “Nhưng nếu không có tác dụng thì sao?”
Giáo sư Lương nói: “Cho dù không có tác dụng, thì đối với chúng ta cũng có thêm tổn thất gì không?”
Tô My nói: “Danh tiếng của tổ chuyên án.”
Giáo sư Lương hỏi: “Danh tiếng của tổ chuyên án quan trọng, hay tính mạng của hai đứa trẻ quan trọng hơn? Đây là hi vọng cuối cùng của chúng ta rồi.”
Ngày hôm sau, giáo sư Lương cho tuyên bố rộng rãi việc tổ chuyên án sẽ ở lại thành phố này dài ngày để điều tra vụ án.
Tối hôm đó, kí túc xá giáo viên của trường tiểu học Đông Dương xảy ra hỏa hoạn, thầy giáo họ Mâu bị chết cháy, đó cũng chính là giáo viên chủ nhiệm của Sái Minh Lượng và Sái Tiểu Khê.
Sau khi kiểm tra hiện trường bằng các biện pháp nghiệp vụ, phía cảnh sát phát hiện trong tàn dư vụ cháy có dấu vết của chất dẫn cháy và các chứng cứ cho thấy đây không phải là một vụ cháy ngẫu nhiên.
Mặc dù hiện trường đã được xử lí, nhưng căn cứ vào việc phân tích điều tra, có thể xác định đây là một vụ ánh hình sự do người khác cố ý phóng hỏa.
Phía cảnh sát tìm thấy trong tủ quần áo của thầy Mâu một xác trẻ em đã phân hủy, được bọc trong ni lông, đó chính là xác của Sái Minh Lượng.
Do vụ cháy được dập tắt kịp thời nên cái xác vẫn còn được giữ nguyên vẹn.
Sau khi mở lớp túi ni lông kiểm tra, phát hiện cái xác thiếu mất một bàn tay.
Sau khi nghe được tin này, mắt giáo sư Lương bỗng sáng rực.
Giáo sư Lương: “Xem ra, thầy Mâu chính là đầu mối để phá vụ án này đây!”
Họa Long: “Khi chúng ta phá án đã từng gặp giáo viên này, nhưng không hề thấy có biểu hiện gì khác lạ.”
Tô My: “Hung thủ quả nhiên ngồi không yên nữa rồi.”
Bao Triển: “Thầy Mâu hoặc là người biết nội tình, hoặc là kẻ tiếp tay, chứ chắc chắn không phải là hung thủ trực tiếp.”
Giáo sư Lương: “Rõ ràng có kẻ đang muốn đổ tội cho cậu ta.”
Bao Triển: “Lúc đầu cháu còn hơi nghi ngờ trợ lí Đường, nhưng bây giờ có thể hoàn toàn loại bỏ khả năng đó rồi.”
Giáo sư Lương: “Đúng thế! Nếu là trợ lí Đường chắc chắn cậu ta sẽ không sử dụng cách thức lộ liễu như thế này.”
Trong đêm tổ chuyên án đến đồn cảnh sát giữa rừng, có người mang bàn tay đã phân hủy đến đặt trước cánh cửa để dọa nạt, chứng tỏ người đó biết rõ hành tung của tổ chuyên án.
Các lãnh đạo cục công an thành phố, các cơ quan địa phương, ủy ban giáo dục đều từng gọi điện cho trợ lí Đường hỏi thăm tình hình và biết địa điểm nghỉ chân của tổ chuyên án.
Cả bốn người đều nghi ngờ một trong số những vị lãnh đạo đó có liên quan đến vụ việc, nhưng vì họ đều là những người quyền cao chức trọng, khi chưa có chứng cứ xác đáng, không thể triển khai điều tra được, đành để vụ án nằm lại tại đó.
Giáo sư Lương khoa trương thanh thế, chuyển từ thể bị động thành chủ động, buộc hung thủ phải “chó cùng rứt giậu”, tiếp tục hành động.
Bao Triển tiến hành dựng lại hiện trường vụ cháy.
Kẻ phóng hỏa có thể là hai người hoặc hơn, và có quen biết với thầy Mâu.
Bao Triển phân tích cho rằng: “Thầy Mâu vừa tốt nghiệp Đại học Sư phạm, chưa kết hôn, sống một mình ở đây.
Hung thủ khiêng đến một chiếc hộp giấy gọi cửa rồi đưa vào phòng anh ta, giả vờ mang tặng một chiếc ti vi hoặc lấy một lí do nào đó khác, thầy Mâu không biết trong hộp là xác một đứa trẻ.
Hung thủ dùng một cách nào đó để khống chế thầy Mâu, rồi lấy cái xác ra bỏ vào trong tủ quần áo, sau đó đổ xăng lên người thầy Mâu và phóng hỏa, chiếc hộp giấy cũng bị cháy theo luôn, nên cảnh sát chỉ tìm thấy một vài mảnh vụn giấy còn sót lại.”
Dư luận bắt đầu đồn thổi câu chuyện về một thầy giáo giết hai học sinh tiểu học, và trong suốt một thời gian dài, đó là chủ đề nóng hổi được nhiều người bàn tán.
Tổ chuyên án giữ bí mật những thông tin của vụ án, không có động tĩnh gì, rồi bí mật điều tra bối cảnh gia đình và các mối quan hệ của thầy Mâu.
Thầy Mâu là người bản địa, cha mẹ đều là giáo viên đã về hưu.
Các mối quan hệ của anh ta rất đơn giản, cuộc sống hàng ngày cũng chỉ quanh quẩn trong trường và kí túc xá, thời gian rảnh rỗi có sở thích chơi bóng rổ.
Bao Triển và Tô My đến trường tiểu học Đông Dương, nơi thầy Mâu công tác để triển khai điều tra.
Trong phòng làm việc của anh ta có một chiếc ngăn kéo bị khóa, khi mở ra phát hiện trong đó có một sổ tiết kiệm với số tiền một trăm nghìn tệ chẵn.
Bên dưới cuốn sổ tiết kiệm còn có một tờ giấy trắng, trên đó có ghi những con số rất kì lạ.
Một trăm nghìn tệ, đối với một giáo viên trẻ mới tốt nghiệp và đi làm chưa lâu thì quả là một món tiền không nhỏ.
Cha mẹ thầy Mâu không biết số tiền này từ đâu mà có.
Tổ chuyên án phân tích cho rằng, thầy Mâu rất có thể là kẻ tiếp tay trong vụ án này, và số tiền kia chính là “thù lao” được trả.
Do đoán được mình có thể sẽ bị hại, nhưng cũng không chắc chắn, mà chỉ là một cảm giác bất an, nên anh ta đã để lại những con số này, để báo với cảnh sát trong trường hợp xảy ra bất trắc.
Nếu chết, anh ta vẫn có thể thông báo với cảnh sát ai là hung thủ chỉ bằng những con số này.
Dòng chữ số kì lạ của thầy Mâu để lại như sau:
(23/1/14/7) (10/21) (26/8/1/14/7) (19/8/1) (23/15)
Chương 4 Mối tình băng giá Tổ chuyên án hiểu rằng, những chữ số này chính là mật mã để phá giải vụ án.
Giáo sư Lương định nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia giải mã hàng đầu trong nước, nhưng Bao Triển nói: “Không cần mời các chuyên gia đâu.
Mấy cái này cháu và chị Tô My cũng giải được.”
Giáo sư Lương ngạc nhiên hỏi: “Cậu tự tin thế cơ à?”
Bao Triển trả lời: “Tất nhiên rồi ạ.
Nếu thầy Mâu muốn ngầm thông báo với chúng ta hung thủ là ai, chắc chắn sẽ không sử dụng loại mật mã nào quá phức tạp cả.
Anh ta phải dùng cách này chỉ là để đề phòng trường hợp bị ai đó vô tình phát hiện mà thôi, nên mật mã này chắc chắn rất đơn giản.”
Họa Long quay sang hỏi Tô My: “Cô cũng biết giải mật mã à?”
Tô My tự đắc, trả lời: “Tất nhiên rồi! Muốn trộm mật mã thẻ tín dụng của anh dễ như trở bàn tay.
Ở nước ngoài có cao thủ máy tính còn có thể khiến ATM tự động nhả tiền ấy chứ.”
Trước tiên, Bao Triển kiểm tra trên trang giấy không phát hiện thấy có vết mực chìm, cũng không có dấu hằn hay vết tích gì kì lạ, vì thế có thể loại bỏ khả năng nạn nhân sử dụng các phương pháp để lại dấu vết chìm trên giấy.
Để giải được chuỗi mật mã này cần tìm được quy tắc chính xác.
Tô My lấy máy tính, thử một loạt các kiểm mã phức tạp, hi vọng sẽ tìm được quy tắc cho chuỗi chữ số này, nhưng đều không tìm được câu trả lời thích hợp.
Bao Triển nói: “Bà chị! Đừng nghĩ phức tạp quá như thế! Dùng thứ đơn giản nhất có thể thôi!”
Tô My nói: “Máy tính chỉ thích hợp với những kiểu mã phức tạp thôi, những thứ đơn giản chúng ta tự nghĩ là được rồi.”
Bao Triển cầm tờ giấy lên nhìn lại một lượt, nói: “Trong đây nhỏ nhất là số 1, lớn nhất là số 26, liệu có phải là một chuỗi liền mạch không nhỉ?”
Tô My nghĩ một lát, nói: “Hay là…”
Rồi cả Tô My và Bao Triển cùng lúc thốt lên: “Chữ cái tiếng Anh!”
Theo thứ tự tương ứng các chữ cái “A, B, C…” và các số “1, 2, 3…”, thì dãy chữ số kia sẽ là: (w/a/n/g) (j/u) (z/h/a/n/g) (s/h/a) (w/o).
Khi bỏ đi các dấu cách, đọc liền sẽ là: Wang ju zhang sha wo (nghĩa là wang ju zhang giết tôi).
Như thế là mọi việc đã rõ mười mươi, và theo thói quen đọc của mọi người thì nhân vật “wang ju zhang” kia có lẽ chính là “cục trưởng Vương”.
Tổ chuyên án vô cùng bất ngờ.
Người đầu tiên họ nghĩ đến là cục trưởng Vương Lệnh Quần.
Bốn người của tổ chuyên án đều không dám tin, chẳng lẽ vị cục trưởng đức cao vọng trọng, người anh hùng trong mắt nhân dân kia lại có liên quan đến vụ án? Hôm tổ chuyên án đến trú chân trong cục cảnh sát giữa núi, người đã để lại bàn tay trẻ em trên cánh cửa chẳng lẽ chính là cục trưởng Vương hoặc cấp dưới của ông ta? Nhưng như thế cũng không hợp lí, vì chính cục trưởng Vương Lệnh Quần đã mời tổ chuyên án tới đây, thì tại sao lại phải làm trò dọa dẫm để đuổi họ đi như thế.
Tình hình vụ án không đơn giản như mọi người nghĩ, bốn người tổ chuyên án đều im lặng, không khí nặng trĩu.
Tô My muốn thông báo về cho lãnh đạo Bạch Cảnh Ngọc biết tình hình, nhưng lại cảm thấy không thỏa đáng.
Bao Triển lên tiếng: “Từ “wang ju zhang” liệu có phải là tên họ của một người không?”
Họa Long cũng có cùng suy nghĩ, nói: “Đúng thế, Vương Cư Trương, Vương Cúc Thường, đều có thể chứ.
Nhưng như thế thì phải có bao nhiêu cái tên mới đủ?”
Giáo sư Lương nói: “Hiểu rồi! Ngoài cục trưởng Vương Lệnh Quần ra, chắc chắn còn có vị cục trưởng nào đó khác cũng họ Vương.”
Đúng lúc đó, Vương Lệnh Quần và trợ lí Đường bước vào phòng họp.
Giáo sư Lương thẳng thắn nói về kết quả giải mã chuỗi chữ số cho cục trưởng Vương biết.
Cục trưởng Vương cũng vô cùng bất ngờ, nhưng ông bỗng nhớ ra một người, đó là cục trưởng cục giáo dục, cũng họ Vương.
Về vụ việc bảy đứa trẻ họ Sái tử vong không rõ nguyên nhân, cục trưởng Vương của cục giáo dục cũng từng nhiều lần gọi điện hỏi thăm tình hình.
Hôm tổ chuyên án đến ở trong đồn cảnh sát cục trưởng cũng gọi điện hỏi.
Vương Lệnh Quần nói: “Tôi có quen với vị cục trưởng Vương này, vợ ông ta cũng là cán bộ trong ngành giáo dục, cả hai vợ chồng đều là những người quyền cao chức trọng trong ngành.”
Trợ lí Đường kể: “Tôi nghe nói cả hai vị cục trưởng Vương đều ốm đau cả.”
Vương lệnh Quần nói: “Thế thì chúng ta mượn cơ hội này đến thăm họ xem sao.”
Cục trưởng Vương của cục giáo dục và vợ mình sau khi tham gia một buổi lễ truy điệu trở về thì đều đổ bệnh.
Cả hai người đều bị co giật méo mồm xếch mắt, còn liên tục chảy nước dãi.
Có người nói họ bị trúng tà, nhưng qua kiểm tra của bác sĩ, cục trưởng Vương bị trúng phong, còn vợ ông bị bệnh liệt cơ mặt.
Cục trưởng Vương thể trạng to béo, sau khi bị trúng phong miệng lệch sang một bên, mắt cũng bị kéo xiên, miệng liên tục chảy dãi, các ngón tay co quắp thành hình chân gà.
Khuôn mặt của vợ cục trưởng cũng lệch về một bên, nhưng người nhà phát hiện đôi mắt của bà vô hồn, tròng mắt không thể di chuyển được, lúc nào cũng chỉ nhìn về một hướng, trông rất đáng sợ, khi muốn thấy thứ gì, phải xoay cả người đi mới được.
Những người bị liệt cơ mặt đến những cử động đơn giản như chau mày, nhắm mắt, chép miệng cũng không thể làm được.
Bệnh trúng phong của cục trưởng Vương chữa khỏi rất nhanh, nhưng sau đó lại khám ra ông mắc bệnh ở động mạch vành.
Trí nhớ của vợ cục trưởng giảm sút nhanh chóng, thường xuyên quên đồ đạc, không còn nhớ nổi tên người, đó là những dấu hiệu của bệnh mất trí tuổi già.
Hai vợ chồng cục trưởng đều được chuyển vào trong khu an dưỡng dành cho cán bộ cấp cao.
Đó là một khu điều trị với những thiết bị cao cấp vào hàng số một của cả nước, nằm trong một khu danh lam thắng cảnh, có núi rừng, có các bãi cỏ rộng, suối nước nóng và sông suối, phong cảnh vô cùng tráng lệ.
Những khu an dưỡng này bên ngoài đều được canh phòng cẩn mật, có cả chốt tiêu binh theo dõi.
Ngoài các cán bộ ra, một số viên chức đặc biệt cũng được vào đây hưởng chế độ đãi ngộ.
Những người được vào đây đều thuộc hàng đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, các chi phí y tế cũng được bổ trợ và chi trả một phần theo cấp bậc tương ứng.
Vương Lệnh Quần và trợ lí Đường đưa bốn người của tổ chuyên án đến khu an dưỡng.
Các y tá ở đây đang đưa các bệnh nhân bị liệt ra ngoài tập đi lại, cũng có những bệnh nhân ngồi bên bờ hồ câu cá.
Lúc này đã là hoàng hôn, ánh chiều đỏ rực tỏa khắp nơi.
Vương Lệnh Quần và trợ lí Đường đi liên hệ với viện trưởng viện an dưỡng, yêu cầu phía bệnh viện hỗ trợ cảnh sát trong việc điều tra các thông tin liên quan đến cục trưởng Vương của cục giáo dục.
Bốn người tổ chuyên án hỏi được địa chỉ văn phòng bác sĩ phụ trách điều trị của vợ chồng cục trưởng Vương, định bắt tay điều tra từ những đầu mối khác để nắm bắt tình hình sức khỏe của vợ chồng cục trưởng.
Do cửa văn phòng không đóng, tổ chuyên án tự đẩy cửa bước vào.
Lúc đó, bác sĩ phụ trách điều trị của vợ chồng cục trưởng Vương đang chú tâm xem gì đó trên máy tính.
Thấy có người bất ngờ bước vào, anh ta vội vàng tắt ngay màn hình máy tính, nạt nộ: “Các người là ai? Sao vào mà không gõ cửa thế hả?”
Họa Long giơ thẻ cảnh sát ra, nói: “Cảnh sát đây! Tìm anh có chút việc.”
Bác sĩ giật mình, có phần hoang mang, hỏi: “Có việc gì không?”
Giáo sư Lương nói: “Hỏi tình hình vợ chồng cục trưởng Vương của cục giáo dục.”
Bác sĩ hạ giọng, bảo: “À, tôi là bác sĩ phụ trách điều trị của họ, nhưng mà bây giờ…”
Tổ chuyên án để ý thấy bác sĩ này liên tục rung đùi thần thái có vẻ hoang mang lạ thường.
Bác sĩ thấy vậy cũng vội giải thích: “Tôi có thói quen rung đùi, là tật từ hồi nhỏ rồi, không sửa được, cứ hễ ngồi xuống là lại thế.
Văn phòng này nhỏ quá, chúng ta qua chỗ khác rộng rãi nói chuyện.”
Bác sĩ đứng dậy, dẫn tổ chuyên án ra ngoài, Bao Triển cảm thấy rất kì lạ vì thoáng ngửi thấy trên người anh ta có mùi phấn rôm.
Mọi người ra khỏi văn phòng bác sĩ đang định đóng cửa thì từ trong máy tính của anh ta vang lên một âm thanh lạ: “Để anh đi giày đỏ vào cho em nhé! Phải ngoan nhé!”
Cả bốn người của tổ chuyên án đều nghe rất rõ ràng, đó chính là tiếng của bác sĩ kia.
Bác sĩ nét mặt biến sắc, vội xông vào trong định tắt máy tính.
Bao Triển và Họa Long đã đoán được người này có gì đó khả nghi nên lập tức tóm hắn lại.
Tô My chạy vào bật màn hình máy tính, một hình ảnh ghê người hiện ra trước mắt, đó là một video do bác sĩ này tự quay.
Trong đoạn video đó, hắn đang đi một đôi giày đỏ cho một xác chết trẻ em đặt trên giường.
Cái xác đó không ai khác, chính là Sái Tiểu Khê.
Xác Sái Tiểu Khê mặc một chiếc áo thủy thủ trắng, váy ngắn màu xanh, trên đai váy có một chiếc nơ màu đỏ, trên tay đeo một chiếc găng tay tam giác viền đỏ.
Bác sĩ nhìn xác bé gái, nói dịu dàng: “Để anh mặc cho em bộ đồ này nhé! Đây là đồng phục của học sinh Nhật Bản đấy.
Anh sẽ trang điểm cho em thành Thủy Thủ Mặt Trăng, như thế em sẽ có phép biến hình nhỉ! Nhưng em không được nói gì với mẹ nhé…”
Bác sĩ rung đùi này là một kẻ biến thái, thích các xác chết.
Tổ chuyên án đều cảm thấy vô cùng bất ngờ, lập tức bắt giữ đối tượng.
Nhưng hình ảnh mà hắn tự quay lại đó vô cùng ghê rợn, Vương Lệnh Quần và trợ lí Đường chỉ nhìn thoáng qua rồi vội quay đi.
Bao Triển và Họa Long nhanh chóng đến chỗ ở của bác sĩ này lục soát và tìm thấy thi thể Sái Tiểu Khê ở đó.
Tô My quét một lượt máy tính của kẻ biến thái, từ đó cũng đánh giá được mức độ khác người của hắn.
Bác sĩ này đã li hôn, sau đó từng có bạn gái.
Bạn gái hắn có đăng một bài trên trang cá nhân thế này:
“Bạn trai tôi vốn dĩ là một người bình thường.
Lần đầu tiên của chúng tôi cũng chẳng có gì lạ.
Nhưng đến lần thứ hai bỗng dưng anh ta bắt tôi đóng giả xác chết, còn nói rằng như thế sẽ vui hơn.
Tôi thì chẳng thích thú gì với trò đó, nhưng vì tình yêu, đành chấp nhận cho xong chuyện.
Ai ngờ cơn ác mộng từ đó bắt đầu.
Những lần sau, anh ta luôn bắt tôi phải đóng giả xác chết, tôi mà động đậy một chút anh ta cũng mặt nặng mày nhẹ, còn nổi giận với tôi.
Anh ta vốn là bác sĩ, công việc cũng tương đối tốt, ngày thường cũng không có gì khác lạ.
Giờ tôi đang dùng máy tính của anh ta để lên mạng, nhưng thực sự chỉ mong buổi tối đừng có đến, tôi sợ phải đóng giả người chết lắm rồi, những ngày tháng thế này tôi sắp không chịu nổi nữa.
Anh ta không biết có phải là kẻ thích xác chết không nhỉ? Vì giờ tôi đang thấy trong máy tính này rất nhiều hình ảnh trông kỳ dị quá!”
Vì việc này mà hai người họ cãi nhau rồi chia tay.
Tô My tra trong nhật ký mua hàng của anh ta có một con búp bê hơi, hắn còn ghi lại cả cách hướng dẫn sử dụng loại búp bê này.
Bác sĩ khai với cảnh sát rằng búp bê hơi đã không còn thỏa mãn cảm giác của hắn nữa.
Trong quãng đời làm nghề bác sĩ, hắn tiếp xúc với không biết bao nhiêu thi thể nhưng chủ yếu chỉ có người già, da nốt nhăn nheo, chẳng có chút mĩ quan nào.
Càng ngày hắn càng mong muốn có một xác thiếu nữ, ý nghĩ đó làm hắn phát điên.
Cuối cùng hắn cũng khai nhận toàn bộ quá trình trộm xác.
Đêm hôm đó, sau khi đi trộm xác về, hắn tiến hành xử lí sơ qua để tránh phân hủy.
Sang ngày hôm sau, hắn đi mua rất nhiều quần áo đẹp về.
Hắn đặt tên cho cái xác là “thủy thủ mặt trăng”.
Đây là một nhân vật hoạt hình vô cùng nổi tiếng của Nhật Bản.
Việc quay lại các video là để giữ những khoảnh khắc đáng quý, vì hắn hiểu rất rõ rằng cái xác không giữ được lâu.
Những lời nói của hắn dành cho xác chết chỉ cho thấy mức độ mê muội của hắn đã không thể cứu chữa nổi.
Chương 5 Bệnh mất trí tuổi già Ngoài thầy Mâu ra, bác sĩ rung đùi cũng là một người biết nội tình vụ án này.
Để giảm nhẹ tội trộm xác, và mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật, bác sĩ kia đã trình báo với tổ chuyên án toàn bộ sự việc vợ chồng cục trưởng Vương “giết trẻ nhỏ nối mệnh già”.
Cục trưởng Vương tên đầy đủ là Vương Kì Thiên, vợ ông tên Dương Khả, cả hai vợ chồng đều có số làm quan to, là người có quyền có thế trong ngành giáo dục.
Sau khi hai vợ chồng họ tham gia một đám tang thì bỗng nhiên đều đổ bệnh.
Bác sĩ nói rằng họ trúng phong, nhưng người nhà lại cho rằng đó là trúng tà.
Cả hai người mặt mũi méo xệch, không ngừng chảy dãi, khuôn mặt trông rất đáng sợ.
Sau khi chữa xong, bệnh trúng phong, lại phát hiện hai vợ chồng họ còn mắc các bệnh khác.
Cục trưởng Vương Kì Thiên bị bệnh động mạch vành, còn vợ ông chỉ trong một thời gian ngăn trí nhớ giảm sút nhanh chóng, các bác sĩ nhận định rằng đó là dấu hiệu nhẹ của bệnh mất trí tuổi già.
Những người mất trí tuổi già thông thường có thể sống thêm từ tám đến mười năm nữa, nhưng các số liệu nghiên cứu cho thấy, quãng thời gian sống của các bệnh nhân sau khi mắc bệnh này ngày càng giảm xuống, hiện nay thời gian sống tối đa sau khi mắc bệnh là vào khoảng năm năm.
Căn cứ vào mức độ xấu đi của căn bệnh và sự tổn hại của các cơ quan khác, có thể phân thành cấp nhẹ, trung bình và nặng.
Vợ chồng cục trưởng vào sống trong viện an dưỡng, Dương Khả mỗi đêm như già thêm chục tuổi.
Để tăng cường trí nhớ, người phụ nữ này phải ngày ngày đọc đi đọc lại: “Tôi tên là Dương Khả, chồng tôi tên là Vương Kì Thiên, con trai lớn là Vương Đông Thanh, con trai thứ hai là Vương Thu Bạch, con gái út là Vương Xuân Hồng…”
Một con người chỉ thực sự già đi khi họ bắt đầu quên mọi chuyện, các thứ như dần dần bị xóa khỏi đầu họ như chưa từng xuất hiện.
Trước tiên, đó là ngôi nhà thuở nhỏ, là cây du già trong ngõ xóm, còn có cả người bạn nhỏ sống trong ngôi nhà cũ nát cuối thôn.
Căn nhà cũ của chúng ta, gia đình của chúng ta hồi ấy vẫn chưa bị giải tỏa.
Ngày đó, những rặng nho được trồng ở xa xa tận hai bên đường vành đai mà bấy giờ vẫn chưa hoàn thành, những khúc gỗ ẩm ướt chưa kịp xẻ cọc đã mọc đầy mộc nhĩ.
Những đứa bạn thuở nhỏ, những đứa cùng chúng ta chơi đùa trong bao tháng ngày vô tư vô lự.
Khi lớn lên mỗi người một ngả.
Vì sao chúng ta không còn thân thiết như trước? Tất cả cứ xa dần, xa dần, mọi người đều bận bịu với cuộc sống trước mặt, cùng lắm mỗi năm cũng chỉ được gặp mặt một lần.
Tiếp theo, ta sẽ quên đi những ngôi trường nơi ta từng học, một con đường trước cổng, con đường hai bên là rừng cây, và có cả một mặt hồ lớn, một bãi cát rộng.
Đó là những cảnh tượng hết sức bình thường, vì sao với chúng ta, lại mãi mãi chỉ còn trong kí ức?
Tiếp nữa, là mối tình đầu, thứ tình cảm ngây thơ và trong sáng, những rung động đầu đời, thứ đã gieo vào lòng ta hạt giống của những bông hồng tuyệt đẹp.
Một cô thiếu nữ đứng trong gió sớm chờ đợi mấy tiếng đồng hồ, một cậu thiếu niên đứng trong mưa chiều đợi chờ đến tối.
Những bông thiên lý rụng rơi đầy trước sương sớm vì sao những cánh hoa ấy ta không bao giờ tìm lại được nữa?
Thời niên thiếu cứ thế trôi qua, thậm chí còn chẳng kịp cùng ta ra hồ sen dạo bước, chẳng kịp cùng ta đi ngắm cảnh chiều tàn.
Vị trí một con người trong ta giờ chỉ còn là một nơi nào đó.
Khi đã trưởng thành, con người bắt đầu hoài niệm, nghe những bài hát cũ, trải qua vài mối tình, dựng vợ gả chồng, ngoại tình vài lượt, ngoại tình dù chỉ trong tư tưởng hay cả về mặt thể xác thì cũng có khác gì nhau? Trong cuộc đời, chúng ta từng yêu biết bao nhiêu người, rồi lại từng người từng người một xóa khỏi kí ức, chỉ còn để lại những mảnh vỡ của thời gian.
Khi muốn nhớ về ai đó có thể chúng ta chỉ còn nhớ lại những gì rất mơ hồ và vô định.
Ví như khi ta yêu một người, rồi vì người đó mà yêu một thành phố, nhiều năm trôi qua, ta chỉ còn nhớ đến thành phố ấy, mà không biết có còn nghĩ ra từng có một người đặc biệt xuất hiện ở nơi đó hay không?
Sau nữa, ta quên đến những người thân, là cha mẹ, là con cái.
Ta ngồi trên xe lăn, già nua, ngờ ngẫn, chẳng còn ai quen biết ai.
Cuộc sống chính là như thế, cứ từng người từng việc từng thứ một bị lãng quên.
Cuối cùng, ta quên đi chính mình.
Quên cả ăn uống và đi lại, cả ngày nằm trên giường, hết lần này đến lần khác hỏi y tá: “Tôi là ai? Tôi là ai? Tôi tên là gì?…”
Tình trạng trí nhớ của vợ cục trưởng Vương ngày càng nghiêm trọng.
Người phụ nữ quyền thế có thể làm mưa làm gió trong ngành giáo dục giờ đây bỗng trở thành một người ngớ ngẩn, hay nhặt những đồ đồng nát trong viện an dưỡng, đồ đạc của ai cũng nghĩ là của mình, thậm chí quên cả mặc quần áo, chạy khắp mọi nơi.
Để rèn luyện trí nhớ, bác sĩ để bà đọc đi đọc lại một số việc cần phải làm, còn có cả tên của mình, bao nhiêu tuổi v.v… Một lần, vợ cục trưởng tình cờ kể cho bác sĩ nghe việc mình “giết trẻ nhỏ nối mệnh già”, nhưng đến ngày hôm sau đến cả câu chuyện cũng quên luôn rồi.
Rất nhiều hung thủ đã tiết lộ bí mật trong những trường hợp rất vô tình.
Bành Quang Lôi sau khi uống say đã huênh hoang khoe chiến tích từng giết bốn tài xế taxi.
Hà Vệ Minh trong lúc đi với gái làng chơi, đã nói sảng cả đêm, cô gái làng chơi ngày hôm sau đã báo cảnh sát, tóm gọn kẻ đang trốn lệnh truy nã này.
Bác sĩ phụ trách điều trị của vợ chồng cục trưởng Vương là một kẻ biến thái, với sở thích là các xác chết.
Biết chuyện, hắn không chọn việc báo án, mà đi đào mộ trộm xác.
Sau vụ việc tổ chuyên án điều tra ra được rằng vợ chồng cục trưởng Vương tham ô nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ bớt xén công quỹ và nhiều vấn đề khác.
Sau khi điều tra, tổng số tiền tham ô lên đến trăm triệu nhân dân tệ, sáu ngôi nhà, ngoài ra còn có bao trăm nghìn tệ không rõ nguồn gốc.
Cục trưởng Vương Lệnh Quần nổi trận lôi đình, dẫn đầu đội cảnh sát đến bắt gọn cả bọn.
Các con của vợ chồng cục trưởng Vương Kí Thiên khai nhận tất cả quá trình gây án.
Con gái út của họ là Vương Xuân Hồng và thầy Mâu vốn cùng học với nhau tại trường sư phạm, hai người tâm đầu ý hợp, nhưng bị vợ chồng cục trưởng phản đối.
Ba anh em Vương Xuân Hồng từng có đoạn nói chuyện với thầy Mâu thế này:
Vương Xuân Hồng: “Bố em trúng tà rồi, mẹ em cũng sắp có chuyện, cả nhà giờ đang rối như tơ vò.”
Vương Thu Bạch: “Đúng thế.
Tiểu Mâu, nếu cậu giúp được, thì cậu chính là đại ân nhân của gia đình tôi.”
Thầy Mâu: “Mọi người nói gì khách sáo thế? Có việc gì tôi giúp được không?”
Vương Đông: “Chúng tôi đến miếu đốt hương cầu khấn, đạo quan trụ trì bảo rằng mệnh là do trời định nhưng vận thì có thể thay đổi.”
Vương Thu Bạch: “Đạo quan trụ trì đó là thần tiên sống, ông ấy và cha ta quan hệ rất tốt đẹp.”
Thầy Mâu: “Có thần tiên sống thật sao?”
Vương Đông: “Có một người dẫn chương trình rất nổi tiếng, tôi quên tên rồi, cô ta cũng tin có thần tiên mà.”
Thầy Mâu: “Thế làm thế nào để đổi vận?”
Vương Xuân Hồng: “Có thể nối mệnh, Bạch Long Vương ở Thái Lan từng nối mệnh cho không biết bao nhiêu quan chức rồi đấy.”
Vương Thu Bạch: “Vợ tôi có một người đồng nghiệp, chuyên phụ trách về cuộc sống đời tư của các lãnh đạo không ít quan viên đều tìm cao nhân để nối mệnh, việc đó là có thật.
Việc bây giờ chỉ là tìm người có số mệnh tương đương hoặc tốt nhất là giống với mình, rồi lấy tính mạng của họ để nối vào cho mình.”
Vương Đông Thanh: “Tiểu Mâu, việc đó chưa nói vội, dù sao sau này chúng ta cũng là người một nhà rồi.”
Vương Xuân Hồng: “Tiểu Mâu, anh còn yêu em không?”
Thầy Mâu: “Tất nhiên là có rồi! Bao nhiêu người giới thiệu cho anh, nhưng anh có đi gặp đâu!”
Vương Xuân Hồng: “Thế thì anh phải giúp em, giúp em cứu cha mẹ.”
Vương Thu Bạch: “Cha mẹ lúc đầu cũng hồ đồ nên mới phản đối tình cảm của hai đứa, đợi cha mẹ khỏe lại, anh sẽ khuyên ông bà, hai đứa yên tâm.”
Vương Đông: “Cứ để mọi việc anh lo.”
Vương Thu Bạch: “Số tiền này không nhiều, coi như hai anh cho cô chú để trả tiền đặt cọc mua nhà, phần còn lại hai cô chú sau này từ từ kiếm tiền trả.
Thực ra nhà mình không thiếu gì nhà trong thành phố cả, nhưng như thế sẽ khiến cô chú không còn động lực để phấn đấu nữa.”
Thầy Mâu: “Em cám ơn anh cả, anh hai.
Không biết sao nữa? Hôm nay em có phần được chiều quá hóa lo lắng.
Haha.”
Vương Đông: “Tất nhiên, sau nay chú và Xuân Hồng mà xích mích gì, chỉ cần nói một tiếng, anh là anh cả chẳng lẽ lại im lặng không lên tiếng.”
Vương Xuân Hồng: “Đợi cha mẹ khỏe hẳn, mình sẽ làm đám cưới nhé.”
Vương Đông Thanh: “Công việc của chú cũng nên điều chỉnh lên một chút.
Cậu muốn làm giáo viên tiểu học cả đời sao?”
Vương Thu Bạch: “Như thế là không xứng với cô em cành vàng lá ngọc của tôi đâu đấy nhé.
Nói đùa thế thôi, là người một nhà rồi còn nói gì khách sáo nữa.”
Vương Đông Thanh: “Việc thăng tiến cậu cứ tạm thời giữ kín đã, để tránh các đồng nghiệp khác nói ra nói vào.”
Thầy Mâu: “Anh cả, anh hai, các anh nói thế nào em xin làm theo thế.”
Vương Đông Thanh: “Ờm, thực ra cũng là vì cha mẹ cả, tôi cũng không muốn thế này đâu.
Về sau chúng ta phải quyên tiền nhiều vào.”
Vương Xuân Hồng: “Là thế này, đạo sĩ nói: Bộ thảo đầu cộng thêm chữ Thái, thành chữ Sái.
Bộ thảo đầu nghĩa “chấp khuyết nhất”, tức hai mươi thiếu một, nhưng thực sự bản thân em cũng không hiểu.”
Thầy Mâu: “Nghĩa là sao?”
Vương Đông Thanh: “Phải tìm hai đứa trẻ họ Sái ở trong trường của chú, đưa đến làm lễ “nối mệnh”.”
Vương Thu Bạch: “Giống như là làm thuốc dẫn ấy.”
Vương Xuân Hồng: “Chúng có thể cứu sống cha mẹ chúng ta.
Cha bị động mạch vành, mẹ bị mất trí tuổi già, đây đều là bệnh nan y không thuốc chữa.”
Thầy Mâu: “Để anh nghĩ một lát…”
Vương Xuân Hồng: “Nghi lễ “nối mệnh” này phải làm vào ban đêm, anh có thể đưa chúng ra ngoài vào buổi tối được không?”
Thầy Mâu: “Học sinh tan học đều về nhà hết, nhưng mà, anh có thể để chúng ở lại thi, để kéo dài thời gian.”
Vương Xuân Hồng: “Vâng, thế cũng được.”
Vương Đông Thanh: “Thực ra, nghi lễ thế nào chúng ta cũng không biết, chú cứ đưa chúng đến là được.”
Chàng giáo viên trẻ mỗi ngày đều ăn hai quả trứng đồng tử, tin rằng nó có thể chữa bệnh này, khi đối diện với sức hút của tình yêu, thăng chức, nhà cửa, cuối cùng đã chọn cách thỏa hiệp, rồi bị lôi xuống bùn đen, trở thành kẻ tiếp tay trong vụ án giết người này.
Sau khi vụ án kết thúc, các đồng nghiệp trong trường đều thở dài, nói chàng thanh niên này quá ngốc nghếch.
Nhưng cũng có người cho rằng trong xã hội mà mọi thứ ngày càng tăng giá này, đối diện với người đẹp và nhà cửa, có chàng trai nghèo nào đủ vững vàng để vượt qua không?
Khi tổ chuyên án tham gia cuộc điều tra, các con của cục trưởng Vương đều như ngồi trên đống lửa.
Để tránh bị phát hiện, trước tiên họ dùng cách dọa tổ chuyên án, nhưng không có tác dụng, cuối cùng đành chó cùng rứt giậu, giết thầy Mâu để bịt miệng.
Vụ án li kì đến đây đã lộ rõ chân tướng.
Đạo sĩ què trộm mộ để nuôi ma, nguyên nhân cái chết của cậu bé áo đỏ đến sau này cảnh sát cũng không thể làm rõ được.
Bác sĩ rung đùi trộm xác vì bản tính biến thái của mình.
Trong lúc trộm mộ hắn giật mình vì có hai cái xác.
Hắn chỉ đưa xác Sái Tiểu Khê đi, ngày hôm sau các con của cục trưởng Vương cũng đưa xác Sái Minh Lượng đi nốt.
Các con của cục trưởng Vương giết chết hai đứa trẻ để “nối mệnh” cho cha mẹ mình, còn sau này trộm xác để giá họa cho thầy Mâu.
Tổ chuyên án đến bắt giữ đạo quan trụ trì, người đã làm nghi lễ “nối mệnh” cùng các công cụ hành lễ, vụ án đã được đặt dấu chấm hết.
Sái Minh Lượng và Sái Tiểu Khê được đưa trở về an táng.
Chúng sẽ mãi bên nhau trong cùng một ngôi mộ, không bao giờ xa rời.
Tiểu Khê có thể nhìn thấy dòng sông chảy qua mình, Minh Lượng có thể thấy những bông hoa trên mình đang nở.
Mỗi năm trôi qua, bàn tay chúng sẽ gần nhau thêm chút nữa, rồi hòa vào nhau, biến thành cát bụi trần ai.
Khi tổ chuyên án tới bắt Dương Khả, người phụ nữ này đang ngồi trên ghế băng của viện an dưỡng.
Miệng bà ta méo xệch, hai mắt vô hồn, người bị bệnh liệt cơ mặt trông rất đáng sợ.
Bà ta quay người lại, mắt nhìn thẳng vào người đối diện, không chút biểu cảm, miệng lẩm bẩm mấy câu: “Tôi là Dương Khả, chồng tôi là Vuơng Kì Thiên, con trai lớn là Vương Đông Thanh, con trai thứ hai là Vương Thu Bạch, con gái út là Vương Xuân Hồng.
Tôi giết trẻ con, để nối mệnh mình.”
Mặt trời màu đỏ máu, lá vàng rung khắp nơi, bà ta ngồi trên ghế dài, trên đùi đặt một cuốn sách.
Trang cuối của cuốn sách có một dòng chữ thế này:
(7/1/14) (24/9/5) (4/21) (26/8/5) (23/15) (1/9) (14/19) (13/5/14)
(GAN) (XIE) (DU) (ZHE) (WO) (AI) (NI) (MEN)
(Cảm ơn độc giả! Tôi yêu các bạn!)
HẾT TẬP 2
[1] Dựa theo tình tiết tiểu thuyết “Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài”, một tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc thời Đông Tấn (317-420), được ví như “Romeo và Juliet” của Trung Quốc.
Kết thúc câu chuyện, Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài biến thành đôi bướm quấn quýt bên nhau.
[2] Chữ khải (khải thư) và chữ hành (hành thư): Hai kiểu viết chữ Hán.
[3] Mạt chược: Một môn bài có nguồn gốc từ Trung Hoa, một ván có thể có 4 đến 6 người chơi.