Chúng ta thường gặp một nhóm người như thế này.
Họ mặc những chiếc áo cũ rách, tụ tập từng nhóm ven đường.
Có người loẹt quẹt đôi dép rách, thò cả gót chân đen đúa ra ngoài, trên người bốc lên mùi mồ hôi nồng nặc hòa lẫn với mùi khói thuốc nhức mũi.
Trong chiếc túi đựng đồ tự chế của những người đàn ông là ngổn ngang các thứ nào rìu, nào búa, nào đục.
Trong tay những người đàn bà cầm chặt mấy cuộn dây thép hoặc bàn xoa, con lăn để sơn tường.
Trước mặt mỗi người là một tấm biển bằng giấy, viết: Thợ gạch, thợ mộc, thợ sơn, thợ nước, rào ban công, làm việc vặt, thông tắc bồn cầu.
Một người mẹ dắt đứa con trai qua đường.
Cô đưa tay chỉ vào đám người trước mặt, nói: "Con mà không chăm chỉ học hành, mai kia cũng chỉ như họ mà thôi."
Những người lao động chân tay ngồi la liệt vệ đường, mỗi khi có ai đó đến mướn, tất cả cùng xông vào như ong vây địch, những tiếng ngã giá vang vọng cả một góc đường.
Nhưng lượng việc chẳng là bao, thời gian nhàn rỗi không có việc gì làm, họ túm năm tụm ba những chuyện trên trời dưới biển, có nhóm ngồi đánh bài trên nền đất để giết thời gian.
Những ngày họ giống như chú chim yến nhỏ bé thu mình tại mái của tòa tháp đồng hồ, nhìn ra bầu trời phía ngoài ngẩn ngơ suy nghĩ.
Họ trú mưa dưới mái tháp đồng hồ, nhưng tháp đồng hồ lại như một chiếc ô khó tính chẳng chịu bật cánh che chở.
Âm Tam Nhi giơ chiếc biển bằng giấy lên che đầu, điếu thuốc lá giắt trên tai cũng bị nước mưa làm ướt.
Ngũ Tiểu Thất ngồi tựa dưới chân tường, tay mân mê giựt một miếng da chết dưới bàn chân thô ráp của mình, nhét vào miệng nhai nhai, cảm giác dai như kẹo cao su thật thú vị.
Âm Tam Nhi bỗng quẳng chiếc biển giấy xuống, nói: "Tao ngứa tay quá!"
Ngũ Tiểu Thất trả lời: "Em cũng thế!"
Một cô gái xinh đẹp, tay cầm ô bước qua trước mặt hai anh em.
Cô mặc một chiếc váy liền bó sát hình da báo màu hồng, dáng đi ngực tấn công mông phòng thủ.
Đôi tất giấy màu đen ôm chặt cặp chân thuôn dài, trên vai còn lộ chiếc quai áo lót cùng một màu đen mê hoặc.
Nhiều năm trước đây, các cô gái khi ra đường, thường có mốt mặc áo lụa trắng, để người khác có thể "phát hiện" ra mình đang mặc áo lót.
Sau đó lại tới trào lưu mặc áo quai trong suốt, để không ai nhìn thấy.
Còn bây giờ, các cô nàng đã "thật thà" hơn rất nhiều.
Họ để hở hẳn phần áo lót và dây đeo ra ngoài chứ chẳng còn giấu giấu diếm diếm.
Đôi dép của người đẹp dẫm trên đường làm bắn tung những giọt nước, bóng nàng nhìn từ phía sau quyến rũ vô cùng, tiếng dép cao gót lộp cộp gõ xuống đường mà như tiếng nhịp tim hai anh em đang đập thình thịch.
Quê hai anh em ở vùng Thiểm Bắc.
Từ khi còn nhỏ, họ đã có những cảm giác đầu đời về giới tính.
Một lần nọ, khi hai anh em dạo chơi trong khu chợ nông sản, hai đứa trẻ nghịch ngợm trèo lên nóc khu chợ.
Trên đó có một chiếc đình nhỏ vừa mới sơn lại.
Chúng thấy một người con trai ngồi trong đình, vòng tay ôm một người con gái.
Người con trai rút thứ gì đó như dao trổ giấy khắc chữ lên cột đình, người con gái ngượng ngùng không dám nhìn thẳng vào dòng chữ.
Đợi cho đôi trai gái bỏ đi, hai đứa trẻ chạy lại đọc xem trên đó viết gì mà lạ như thế.
Trên cột đình khắc: ""Bắn pháo" không phải xấu, tất cả vì đời sau."
Hai đứa trẻ lem nhem, dép lê loẹt quẹt đứng đó, miệng cắn ngón tay.
Tuổi thơ của chúng đã bị hủy hoại chỉ với một câu nói đùa như thế.
Trong những năm 80 của thế kỉ 20, công tác kế hoạch hóa gia đình tại những vùng nông thôn được thực hiện một cách vô cùng nghiêm ngặt.
Ở vùng Thiểm Bắc quê họ, thậm chí có thể thấy các biểu ngữ như: "Cần phá không phá, nhà sập bếp xóa; Cần bỏ không bỏ, đập vách dắt bò." Cha mẹ chúng tất thảy sinh được bảy người con, đều thuộc thế hệ 8X.
Hai người con đầu chẳng may chết non, nên Ngũ Tiểu Thất trước nay đều gọi Âm Tam Nhi là anh cả.
Để tránh sự quản lí của công tác kế hoạch hóa gia đình, cha mẹ chúng phải bôn ba khắp nơi.
Họ từng phải sống trong ống cống bê tông, có khi làm công nhân lọc cát ở công trường, có lúc làm cầu, sửa đường.
Họ đi tới đâu, nơi đó chính là nhà.
Đến một ngày, họ dừng chân tại một huyện thành nọ, người cha bán xi măng, người mẹ làm công nhân trong một nhà máy sản xuất găng tay, cả gia đình thuê một gian nhà nhỏ và sống ở đó mười năm trời.
Quê người nay đã trở thành mình, những đứa trẻ lớn lên thành người ở chính nơi đất khách đó.
Năm 1999, Âm Tam Nhi và Ngũ Tiểu Thất bị bỏ tù vì tội trộm cướp.
Ấy thế nhưng người cha nói đầy cảm khái: "Được đi ăn cơm nhà nước rồi!"
Họ phạm tội không phải vì nghèo đói, mà vì họ không có cách nào thể thay đổi cuộc sống túng quẫn của mình.
Lao ngục chính là một ngôi trường.
Hầu như bất kì nhà lao nào cũng có một quy định: Cấm trao đổi các kĩ năng phạm tội.
Điều đó chỉ chứng minh một điều ngược lại: Các phạm nhân thường xuyên trao đổi với nhau những "ngón nghề" của mình.
Cũng giống như việc con người ta rất thích đi tiểu dưới những bức tường có dòng chữ "Cấm đái bậy" vậy.
Kẻ trộm xe đạp Đinh Tân Quân học được cách trộm ô tô khi vào ngục, tên nghiện Đường Hải Ba sau khi đi cải tạo đã học được cả nghề bào chế thuốc phiện.
Khi Âm Tam Nhi đi cải tạo, một tên cướp nhà nghề nói với hắn: "Đừng bao giờ cướp các loại thẻ Ngân hàng, tại các bốt rút tiền, trước cổng Ngân hàng đều có camera theo dõi, kiểu gì cũng mò ra mặt của mày.
Còn nếu chôm chỉa được điện thoại, thì phải vứt ngay sim xuống nước."
Âm Tam Nhi không biết nhiều về điện thoại cho lắm.
Khi hắn bị tống vào ngục, mọi người chủ yếu dùng loại máy nhắn tin BP, chẳng mấy ai có tiền dùng điện thoại di động.
Dù có đi chăng nữa, cũng toàn loại như "cục gạch".
Khi hắn trở về với đời thường, người trên phố đã dùng hết loại di động này đến loại di động khác, chỉ còn lại hắn vẫn bỏ trong túi một chiếc máy nhắn tin BP.
Trước khi bị bắt giam, quản lí nhà tù thu giữ toàn bộ các vật tùy thân của phạm nhân, đến ngày được trao trả tự do, cũng là khi "vật quy chính chủ" , những người trước đó.
Ngoài chiếc máy nhắn tin BP, trong túi Âm Tam Nhi còn có cả gói thuốc lá hiệu Nhân Sâm giá hai đồng ngày xưa, mà nay đã lên sáu đồng.
Mười năm về trước 1 đồng mua được 7 chiếc bánh bao chiên, giờ số tiền ấy chỉ còn mua được 2 cái.
Thịt lợn cũng đã tăng từ 5 đồng lên 18 đồng một kí.
Âm Tam Nhi lầm lũi bước trên đường phố, dường như hắn vừa vượt thời gian đến một thời đại hoàn toàn khác vậy.
Chẳng bao lâu sau, Ngũ Tiểu Thất cũng mãn hạn ở tù.
Cả hai rủ nhau lên thành Bắc Kinh kiếm sống.
Hai anh em đến xin làm bảo vệ, nhưng người quản lí nói: "Những ai từng có tiền án tiền sự không được phép đăng kí."
Họ lại đến một công ty dịch vụ chuyển nhà tìm việc, nhân viên phụ trách trả lời: "Chúng tôi không cần các anh, nhỡ ra các anh lại nổi máu trộm cướp thì sao?"
Những người trở về cuộc sống đời thường sau khi cải tạo luôn nằm trong thế yếu khi đi tìm việc.
Họ đều rất hi vọng được trở về với xã hội sau khi ra tù, nhưng lại luôn bị kì thị, không ít đơn vị đều yêu cầu người đến xin việc phải có một quá khứ "không lao tù".
Những thiếu niên từng đi cải tạo, dù có thi đỗ Đại học, thì với ghi chú phạm tội trong hồ sơ, các trường cũng thường không nhận.
Tất cả những ai muốn thi vào ngành luật, hoặc tài chính, tư pháp, đều phải có giấy chứng nhận chưa từng phạm tội.
Khi làm các thủ tục xuất ngoại, có lúc cũng cần cơ quan địa phương xác nhận giấy tờ chứng minh chưa từng có hành vi phạm tội.
Trích từ Báo Tiền Giang: "Muốn mua nhà, xem nhà trước tiên phải có giấy chứng nhận chưa từng phạm tội."
Trích từ Báo Trùng Khánh: "Trong thời gian diễn ra Thế Vận Hội, để tăng cường công tác an ninh, tất cả các du khách đến xem các cuộc thi đấu của Thế Vận Hội đều phải đến các đơn vị trực thuộc làm giấy chứng nhận chưa từng phạm tội."
Một tù nhân sau khi phải chịu những trừng phạt cho hành vi của mình, mãn hạn trở về, liệu họ có còn phải chịu sự bất công từ phía xã hội và vết nhơ suốt đời hay không?
Rất nhiều phạm nhân đều "trở lại nhà lao" lần 2, lần 3, vì sau khi ra khỏi đó, họ không có cách nào để hòa nhập lại với xã hội, thậm chí bị cả tập thể xa lánh.
Số liệu tổng kết của bộ Tư pháp cho thấy, số người phạm tội trở lại chiếm khoảng 8%, trong đó các phạm nhân của những vụ trọng án hoặc các vụ án hình sự lớn chiếm đến 70%.
Rất nhiều người có tiền án tiền sự, trong lần phạm tội thứ hai còn sử dụng những thủ đoạn tàn nhẫn và nghiêm trọng hơn.
Hai anh em không tìm được việc làm, đành đứng ở vệ đường chờ việc.
Thỉnh thoảng sau khi lấy được tiền công, họ lại rủ nhau đến một quán cơm gần đó uống rượu.
Ông chủ quán này cũng là người từng đi cải tạo.
Hai anh em hỏi chủ quán xem ông ta đã làm gì khi ở trong trại cải tạo?
Ông chủ im lặng, rồi mô phỏng lại một động tác như đang dùng xẻng.
Hai anh em vô cùng kinh ngạc với sự tính tế trong động tác của người chủ quán.
Trong tay ông ta chẳng có gì, mà khiến người đối diện có thể tưởng tượng rõ mồn một cảnh ông cầm chặt cán xẻng, xúc từng xúc than đổ vào xe tải.
Trên nền quán, nước bẩn lênh láng, loang lổ những vết nhọ, từng nắm giấy ăn đã qua sử dụng quăng khắp nơi.
Nữ phục vụ quấn một chiếc tạp dề bết dầu mỡ, tay khua liến thoắng miếng khăn lau bàn đã bẩn đến mức không còn nhận ra màu sắc thật.
Cô ta từ từ quay người lại, chỏng mông về phía Âm Tam Nhi đang uống rượu cạnh đó rồi bỗng xả ra một "luồng khí".
Âm Tam Nhi quay sang nhìn cô ta, nhưng thực ra chỉ chú ý vào vòng ba nảy nở.
Từ khi ấy, Âm Tam Nhi đã đem lòng yêu cô.
Hắn không hề cảm thấy khó chịu với thứ mùi vừa được giải phóng ấy, mà thấy đó như điều gì hấp dẫn và lãng mạn lắm, đó dường như chính là một phần của đất trời.
Ông chủ đưa tay bịt mũi, cau mày quát: "Tiên sư đứa nào vừa "thả bom" thế không biết?"
Âm Tam Nhi lên tiếng giải vây: "Tôi!"
Cô phục vụ đưa mắt nhìn hắn, trong ánh mắt có chút gì cảm kích lắm.
Âm Tam Nhi trước giờ vẫn thích thứ mùi "nồng nặc" ấy.
Thậm chí hắn có thể tự điều khiển thứ phản ứng tưởng như tự nhiên này của con người.
Những ngày đông giá lạnh, hắn có sở thích quái đản là xả hơi vào trong chăn rồi chui vào "tự thưởng".
Không ít người có sở thích đặc biệt với những thứ nặng mùi, như thích ăn đậu phụ thối, ăn chao, mắm cá, trứng ung.
Ở những vùng phía nam, đại đa số người dân đều yêu món Sầu Riêng "khó ngửi".
Mỗi bà mẹ đều thích thứ mùi hôi sữa của con mình.
Biết bao sinh viên khi lột chiếc tất hôi của mình xuống, không bỏ vào giặt ngay, mà phải đưa lên ngửi một.
Rất nhiều nữ sinh thích cắn móng tay, lại có nam sinh có sở thích vày vò những miếng da chết lột từ lòng bàn chân ra.
Thậm chí có kẻ mất vệ sinh, quanh năm suốt tháng không đánh răng, thỉnh thoảng đưa móng tay cạo cạo lớp mảng bám trên răng xuống và ngửi một cách thích thú.
Cô phục vụ thích "xì hơi" , Âm Tam Nhi cũng vì thế mà đem lòng yêu cô.
Một lần nọ, ông chủ quán cơm nói đùa với cô phục vụ: "Tôi thấy thằng Âm Tam Nhi thích cô đấy!"
Cô phục vụ che miệng cười thầm, hỏi: "Tam Nhi, anh thích em thật hả?"
Âm Tam Nhi nấc lên một tiếng, rồi nhìn cô cười xảo quyệt: "Ừ đấy! Anh yêu em!"
Ngũ Tiểu Thất lên tiếng: "Anh cả, anh cũng học được trò đời mới của dân phố rồi à!"
Chủ quán quay sang nhắc: "Không phải là trò đời mới, phải gọi là mốt thời thượng."
Cô phục vụ đang quét dọn bỗng ngưng tay, hỏi: "Anh yêu em cái gì nào?"
Âm Tam Nhi đập mạnh cốc rượu xuống bàn, cao giọng trả lời: "Anh yêu… cái mông em đấy!"
Cô phục vụ có vẻ hơi tức giận, ném chiếc chổi cùn xuống đất, hai tay chống nạnh, quát: "Âm Tam Nhi, cái đồ ra trại mà cũng đòi lấy vợ hả?"
"Anh yêu em" , "em yêu anh" , "ai đó yêu ai đó" … những chữ này chỉ là một chóp của một tảng băng lớn, phần còn lại đã bị nhấn chìm khỏi mặt nước, đó chính là những thứ chúng ta không muốn nói ra.
Nếu muốn biểu đạt một cách chân thành và chính xác, phơi bày tất cả những nội dung đó ra ánh sáng, thì phải nói: "Em yêu tiền của anh" , "anh yêu nhà lầu và xe hơi của em" , "em yêu địa vị xã hội của anh" , "anh yêu vẻ ngoài đẹp đẽ của em" …
Đàn ông là thứ động vật sống bằng nửa dưới cơ thể dùng đó làm thứ đầu não để suy ngẫm về tình yêu, hôn nhân.
Đối với họ mà nói, ý nghĩa đích thực của ba tiếng "anh yêu em" phải là: "Anh yêu sắc đẹp của em, anh yêu thân hình bốc lửa của em, anh yêu vòng một đầy đặn của em, anh yêu nụ cười và ánh mắt em, anh yêu chiếc eo thon, cặp đùi dài của em…"
Đối với Âm Tam Nhi mà nói, thì ba tiếng đó chỉ có nghĩa là: "Anh yêu… cặp mông của em." mà thôi.
Mỗi lần đến quán ăn, Âm Tam Nhi sau khi say bí tí cũng đều dở trò say rượu, đòi cưới cô phục vụ làm vợ.
Ngũ Tiểu Thất cũng hùa theo, gọi cô là "chị dâu".
Cô phục vụ không chịu được cảnh bị quấy rối, thu dọn hành lí, bỏ việc về quê.
Âm Tam Nhi nhìn theo bóng cô gái, gào thét: "Anh cho em tiền, anh có thể kiếm rất nhiều tiền, tất cả cho em hết."
Cô phục vụ dừng lại giữa đường.
Cô ta không quay đầu lại, vừa một tay chống nạnh, một chân đánh nhịp xuống đường, vừa hát: "Tình yêu đâu phải muốn mua là được…"
Hát xong, cô ta đưa tay hất tóc về phía sau lưng, rồi bỏ đi, chỉ để lại cho Âm Tam Nhi một bóng hình tuyệt vọng.
Chân cô dẫm nát một quả nho rớt dưới chân cột đèn đường.
Hai anh em lại bắt đầu uống rượu giải sầu.
Trên tường của quán ăn nhem nhuốc kia, có treo một chiếc ti vi cũ, trên đó đang phát bài hát "chung một bài ca" , Âm Tam Nhi nhìn đĩa lạc rang muối, đĩa nộm ngó sen, và đĩa ốc xào cay trên bàn trước mặt, rồi ngẩng lên nói với người em trai đang ngồi đối diện: "Tao phải chơi con em thật xinh."
Ngũ Tiểu Thất nói: "Còn em phải kiếm một ca sĩ.
Hoặc không thì… em này cũng được."
Ngũ Tiểu Thất chỉ vào một nữ MC đang dẫn chương trình truyền hình.
Âm Tam Nhi nói: "Chơi bọn ca sĩ thì đầy ra rồi.
Em MC này trông cũng đẹp ra trò đấy!"
Làm thế nào để có được một người đẹp tầm cỡ như thế? Ngoài việc cưỡng bức ra chắc chẳng còn cách nào khác.
Ước mơ lớn nhất của hai anh em là có được một người đẹp như thế này.
Hai anh em thân thiết vô cùng, họ đến lắp lưới bảo vệ cửa sổ cho một bệnh viện nọ, có tiện tay "sửa chuồng dắt bò" , ăn trộm luôn máy tính và điện thoại của một bệnh nhân.
Trong máy tính lấy trộm được có lưu Blog của một số "hot girl" , và họ đã trở thành niềm vui mới của hai anh em.
Kha Kha thường xuyên đăng tải những hình ảnh tự sướng của mình, trong đó có một bức ảnh cô đứng dưới sân chụp lên cửa sổ nhà mình, với lời ghi chú: "Vãi có mỗi cửa sổ nhà mình tối om, nhà khác đều sáng đèn.
Có một sự buồn không hề nhẹ dành cho người con gái độc thân."
Bức ảnh đó đã tình cờ tiết lộ địa chỉ nhà Kha Kha.
Âm Tam Nhi và Ngũ Tiểu Thất từng nhận việc ở khu này.
Kha Kha thường xuyên công bố những bức ảnh của mình, đã vô tình tiết lộ các thông tin cá nhân.
Âm Tam Nhi và Ngũ Tiểu Thất nắm rõ thời gian biểu và cuộc sống hàng ngày của cô như lòng bàn tay.
Sau thời gian dài theo dõi các người đẹp, cuối cùng chúng đã quyết định thực hiện hành động động trời – đột nhập nhà riêng và cưỡng bức.
Mỗi người tự chọn cho mình một mục tiêu.
Âm Tam Nhi chọn Kha Kha, Ngũ Tiểu Thất chọn Lý Á.
Lý Á cũng từng vô tình tiết lộ địa chỉ nhà riêng của mình khi đăng một bức ảnh chụp tờ hóa đơn gửi hàng, đến cả số nhà cũng viết một cách rõ ràng, cụ thể.
Cả hai nạn nhân đều sống một mình, và đều là người đẹp trong mộng của hai hung thủ trên.
Đúng như những gì tổ chuyên án đã phân tích, chúng lợi dụng Blog chọn những mục tiêu cùng thành phố, quan sát một thời gian.
Sau khi nắm bắt đầy đủ thông tin của con mồi và chuẩn bị kĩ lưỡng, chúng bắt đầu gây án.
Tối đó, hai hung thủ sau khi uống rượu xong, mua thêm bốn chiếc bánh đúc trứng.
Cả hai đều có sở thích cuộn rau sống, dưa củ và đậu phụ thối vào bánh ăn cùng, những thứ đó lúc nào cũng để sẵn trên chiếc xích lô ba bánh chở hàng của chúng.
Sau khi đánh chén no nê, vẫn còn một chiếc bánh đúc trứng, Âm Tam Nhi liền bỏ vào trong túi vải dù đựng dụng cụ sửa chữa.
Chúng vốn chỉ định đến thám thính khu nhà của Kha Kha, ai ngờ mục tiêu lại ở nhà, cửa sổ sáng đèn.
Hai anh em quyết định hành động ngay trong tối đó.
Tại rất nhiều tòa nhà, cánh cửa thông lên trần nhà đều không khóa, để các hộ gia đình tiện lắp đặt bình nước nóng Thái Dương năng và hệ thống mạng dây và ăng-ten vô tuyến.
Hai tên hung thủ giấu chiếc xe xích lô phía ngoài khu nhà, rồi vượt tường rào lẻn vào.
Chúng đi cầu thang bộ lên tới nóc nhà, buộc chặt một đầu dây thừng.
Phía trên rào ban công nhà Kha Kha có cửa thoát hiểm nhưng không khóa.
Âm Tam Nhi và Ngũ Tiểu Thất men theo dây thừng tụt xuống, rồi lần lượt chui vào trong ban công, cạy cửa sổ phòng ngủ, lọt vào bên trong.
Khi rời khỏi đó, chúng tiện tay khóa chiếc cửa thoát hiểm lại, khiến phía cảnh sát gặp không ít khó khăn vì bị tung hỏa mù.
Phát hiện có người đột nhập, Kha Kha hét lên kinh hãi.
Ngũ Tiểu Thất xông lại bịt miệng cô ta, còn Âm Tam Nhi rút súng uy hiếp, không cho nạn nhân phản kháng.
Trước khi cưỡng bức, Âm Tam Nhi ép Kha Kha mặc quần bò.
Kha Kha run rẩy hỏi: "Quần bò gì?"
Âm Tam Nhi trả lời: "Trước đây cô từng đăng ảnh trên Blog, một chiếc quần bò rất bó."
Sau khi Kha Kha thay quần bò, Âm Tam Nhi và Ngũ Tiểu Thất trói tay nạn nhân ra sau, rồi đẩy lên giường.
Chúng thay nhau thơm lên vòng ba nạn nhân, đến khi nước miếng chảy ra.
Âm Tam Nhi lấy miếng đậu phụ thối mang theo trong chiếc bánh, bôi lên quần Kha Kha để thỏa mãn sở thích nặng mùi của mình.
Lý Á là tiếp viên hàng không, nên cô ta phải chịu hành hạ nhiều hơn Kha Kha.
Có lẽ, trong mỗi người đàn ông đều tồn tại hình ảnh một tiếp viên hàng không xinh đẹp.
Lý Á đăng Blog nói rằng mình đang nghỉ phép ở nhà.
Sau khi nắm được tình hình nạn nhân, hai hung thủ lại bắt tay vào kế hoạch vẫn chọn cách đu dây thừng xuống ban công, nhưng nhà Lý Á không có cửa thoát hiểm, nên Âm Tam Nhi dùng kìm cộng lực cắt đứt những thanh bảo vệ rồi đột nhập vào.
Hai hung thủ dùng súng ép Lý Á mặc đồng phục, rồi biểu diễn những nghi thức mà một tiếp viên phải thực hiện trên chuyến bay.
Chúng nghĩ ra hết trò này đến trò khác để hành hạ nạn nhân, ép cô ta phải có những hành động và lời nói bất nhã.
Âm Tam Nhi còn bắt Lý Á đứng chống nạnh một tay, chân đập nhịp, rồi hát bài hát mà cô phục vụ quán cơm đã hát trước khi bỏ đi…
Từ xa vọng lại tiếng còi hú của xe cảnh sát, hai hung thủ vội vàng rút lui.
Khi rời khỏi khu nhà, chúng đi ngang qua xe cảnh sát.
Nếu tính cả miếng đậu phụ thối, công cụ gây án gồm: Đậu phụ thối, dây thừng, kìm cộng lực, băng keo, bao cao su, túi vải dù, xe ba bánh, tuốc-nơ-vít đã mài nhọn, súng.
Sử dụng bao cao su để không lưu lại dấu vết là ngón nghề một phạm nhân phạm tội cưỡng bức đã dạy họ.
Một chiếc tuốc-nơ-vít sẽ có hiệu quả hơn một con dao găm.
Đây là kinh nghiệm được truyền lại từ một kẻ phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến tử vong.
Khẩu súng kia chỉ là hàng giả, nhưng được làm rất giống thật.
Từ vẻ bên ngoài, đến trọng lượng súng đều giống hệt hàng thật.
Khi gây án, khẩu súng giả chỉ có tác dụng uy hiếp nạn nhân.
Ở nước ngoài, từng có những vụ cướp cơ quan.
Lưu giữ tiền bạc chỉ bằng một khẩu súng giả làm bằng quả chuối hoặc khúc mía.
Khẩu súng giả mặc dù có thể phát ra âm thanh như thật, nhưng không thể bắn đạn, nên trong lúc xông vào khống chế và bị "bắn" , Họa Long hoàn toàn không hề hấn gì.
Tối hôm đó, Ngũ Tiểu Thất đang ngủ tại căn nhà thuê thì nghe có tiếng bước chân nhè nhẹ phía ngoài.
Hắn lập tức hiểu ra tình thế của mình, và rất có thể ngoài kia chính là lực lượng cảnh sát.
Ngũ Tiểu Thất cầm khẩu súng giả, rồi leo lên trên chiếc tủ.
Hắn quá ngây ngô khi nghĩ rằng mình có thể dọa cảnh sát.
Trong lúc căng thẳng, hắn chẳng may lỡ tay bóp cò súng.
Một tiếng nổ vang lên, Họa Long cũng phải sợ hãi, nhưng cảnh sát vừa xông vào nhà cũng đứng chết chân, tất cả đều nghĩ rằng Họa Long đã trúng đạn và ngã xuống.
Họa Long thì vẫn như bình thường.
Sau khi phản ứng lại, Họa Long đưa tay chộp lấy đùi của Ngũ Tiểu Thất, kéo hắn ngã lăn từ trên tủ xuống đất.
Hai cảnh sát xông lại, chế ngự khẩu súng trong tay hung thủ, nhanh chóng tóm gọn hắn.
Ngũ Tiểu Thất lẩm bẩm một câu thường nghe thấy trên truyền hình: "Không ngờ các ngươi lại kéo đến sớm thế!"
Hai hung thủ mới chỉ bắt được một, một tên vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Âm Tam Nhi tối đó đau bụng đi ngoài, bụng đau khó chịu, đi bệnh viện kiểm tra thì bị viêm đường ruột, sau khi truyền nước xong đã là hai giờ sáng.
Âm Tam Nhi trở về nhà thì thấy lực lượng cảnh sát bao vây ngoài đường em trai đã bị bắt lên xe.
Hắn trốn vào một góc khuất, sợ đến ướt cả quần, rồi cứ nguyên như thế lặng lẽ bỏ trốn.
Ngay ngày hôm sau, lệnh truy nã được đăng khắp nơi.
Lệnh kiểm tra cũng được gửi đến cơ quan liên ngành tại các thành phố lân cận, hi vọng có thể bắt được Âm Tam Nhi sớm nhất.
Tổ chuyên án cho rằng, mỗi hung thủ đều có những thói quen gây án của riêng mình, Âm Tam Nhi khi bị dồn đến đường cùng sẽ tiếp tục gây án.
Mục tiêu của hắn là những người đẹp thích phô trương trên Blog, một vụ đột nhập giết người khác có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Ngũ Tiểu Thất thành thật khai nhận hành vi phạm tội của mình, nhưng phủ nhận việc lấy trộm điện thoại của Kha Kha và đăng ảnh cái xác.
Phía cảnh sát cuối cùng vẫn không tìm ra ai là kẻ đăng ảnh xác chết lên Blog nạn nhân.
Có thể có ai đó đã nấp trong phòng nạn nhân từ trước, và cũng chính hắn là kẻ mở cửa chống trộm của căn nhà….