Lưu Minh và Mark là đôi bạn thân.
Họ gặp nhau trên phố giống như bèo nước tương phùng giữa dòng người đông đúc và dòng đời xuôi ngược.
Đầu phố Yến Kinh có rất nhiều người biết Lưu Minh và Mark.
Chúng ta cũng thử lục lọi trí nhớ, biết đâu lại nhớ ra một buổi trưa nào đó, trên cầu hoặc dưới đường hầm dành cho người đi bộ đã từng gặp hai gã tâm thần này.
Mark ngồi trong quả cầu bằng nhựa cứng trong suốt, trong quả cầu có ít tiền lẻ.
Quả cầu nhựa có cửa số thoát khí, nếu khách bộ hành muốn bố thí thì cứ việc ném tiền vào quá cầu.
Những khi trời mưa, Mark còn có thể đóng cửa số thoát khi lại, quả cầu lăn nơi đầu đường cuối phố, lăn trong nắng trong mưa, một mình nó cô đơn, lăn lóc.
Nếu quản lí trật tự trị an thành phố đến thì anh ta có thể đứng trong quả cầu, giẫm vào vách cầu cho nó di chuyển về phía trước, thậm chí nhảy xuống hồ nước trong công viên.
Anh ta ngồi trong quả cầu, còn quả cầu nằm trong hồ nước, quản lí thành phố đành bó tay chịu thua.
Anh ta giống như con ốc sên, quả cầu chính là ngôi nhà của anh ta, là lớp vỏ của anh ta.
Mark vừa là nhà nghệ thuật trình diễn, lại vừa là ăn mày, cũng có thể nhà nghệ thuật trình diễn nghèo kiết xác thực ra chẳng khác gì kẻ ăn mày!
Lưu Minh bày bán sách kí tặng của mình ở đầu phố, giọng anh ta to khiếp người, cứ nhìn thấy người đi đường là anh ta lại hét tướng lên "Nhà thơ lớn Lưu Minh bán tập thơ kí tặng", người phụ nữ bán khoá ngồi bên cạnh bực mình quát anh ta một trận, cô ta chỉ sợ quản lí trật tự trị an thành phố đến thì hết đường làm ăn buôn bán cả đám.
Nhưng anh ta mặc kệ, anh ta cứ thả sức hét như thế khoảng mười phút thì tất cả các sạp hàng bên cạnh đều đứng dậy bỏ đi.
Cậu bé bày hàng bán nhiệt kế và bật lửa ở bên phải nói, cậu ta dọn hàng không phải vì Lưu Minh mà vì đã đến giờ dọn hàng, cậu ta còn nhiều việc khác phải làm.
Lưu Minh rất áy náy, anh ta nhìn ngó xung quanh, các chủ sạp hàng khác đều lũ lượt rời đi trước khi quản lí trật tự trị an thành phố đến, chỉ còn mỗi quả cầu vẫn ở nguyên chỗ cũ.
Quả cầu chợt nói: "Đưa sách tôi xem nào!"
Lưu Minh giật này mình, lúc bấy giờ anh ta mới để ý có người ngồi trong quả cầu, anh ta luồn tập thơ của mình qua cửa số thoát khí cho người ngồi bên trong xem.
Mark giở mấy trang, tìm một đoạn thơ ngắn và cất giọng đọc:
Người đẹp ngả ngớn
Sương khói vây quanh
Chui vào mộng lành
Chinh phục mĩ nữ
Ánh sáng tự do
Rạng rỡ mai rùa
Tổ chim ven hồ
Hẩy vào nhật nguyệt
Phun vào khóm nhài, phun vào tổng thống tương lai, phun vào sai lầm không thể cứu chữa.
Cảnh sát hùng hổ bắt người, vai vác cuốc, tay cầm roi, lội sâu vào trong khóm hoa đua nở.
Lưu Minh nói: "Bài thơ này có tựa đề là 'Tôi muốn ân ái', phần sau còn có bài trường thi 'Tôi muốn đi tiểu'.
Cậu đưa ra vài lời bình tôi nghe xem nào! Dẫu sao tự tôi thấy mình viết khá tốt, lần nào xem cũng rớt nước mắt."
Mark gật gù: "Ừm! Đúng là viết không tệ! Cuốn này bao nhiêu tiền?"
Lưu Minh nói: "Năm mươi tệ! Chớ chê đắt!"
Mark nói: "Tôi mua cuốn này, anh phải đoạt giải Nobel văn học mới đúng!"
Lưu Minh nghe được lời khen của tri kỉ như cởi tấm lòng, liền khẳng khái mời: "Tôi mời anh một bữa!"
Thế là hai người tìm quán mì Lan Châu, gọi mấy đĩa rau nguội, hai chai rượu cuốc lùi, vừa nhâm nhi uống rượu vừa tâm tình chuyện trò.
Lưu Minh kể thao thao bất tuyệt về quá trình gia công tập sách của mình, đầu tiên anh ta cắt giấy A4 làm trang sách, rồi lấy giấy xi măng làm bia, sau đó đóng lại thành quyển, phết keo, bọc màng nilon.
Lưu Minh tỏ ý một cuốn bản năm mươi tệ không hề đắt chút nào.
Mark đồng tình: "Nghệ thuật là vô giá mà!"
Lưu Minh cảm khái: "Bây giờ tôi coi cậu là bạn.
Lúc nào tôi cũng khao khát có bạn bè, ngày nào tôi chết đi thì vẫn còn một người hiểu được thơ tôi.
Cậu chính là người đầu tiên khen tôi viết thơ hay.
Cám ơn cậu nhiều lắm!"
Mark cười bảo: "Nếu tôi chết thì tôi sẽ nhờ người ta đúc mình thành khối hổ phách."
Mark nói mình từng là công nhân trong xưởng chế tác thủ công mĩ nghệ làm từ nhựa thông, sau khi thất nghiệp, anh ta làm mấy việc vặt cho các phòng nghệ thuật ở Tống Trang, có thời điểm anh ta lập trí muốn trở thành một đại sư điêu khắc, trên thế giới có biết bao danh nhân nước ngoài mãi mãi bất hủ với thời gian như Auguste Rodin, Michelangelo, Myron, Praxiteles...!Đó đều là những bậc thầy vĩ đại của ngành điêu khắc.
Cũng đam mê điêu khắc và có tài năng như họ, vậy mà anh ta lại phải lưu lạc thành kẻ ăn mày nơi đầu đường xó chợ, người lành lặn tay chân khó có thể xin được tiền của thiên hạ.
Một hôm anh ta đột nhiên này ra một ý tưởng kì lạ, anh ta liền làm một quả cầu lớn bằng nhựa trong suốt, cảm hứng ấy xuất phát từ việc nhìn thấy quả cầu nổi bập bềnh cho người ta đi trên nước trong hồ ở công viên.
Thế là từ thân phận kẻ ăn mày, anh ta liền trở thành nhà nghệ thuật trình diễn, lí tưởng trong lòng càng lúc càng xa dần nhưng chưa bao giờ dập tắt.
Mark nói: "Tác phẩm điêu khắc hoàn hảo nhất của tôi chính là chính mình.
Sau khi chết đi, tôi sẽ tìm nghệ nhân tài giỏi đúc mình thành hổ phách để mình mãi mãi bất tử."
Lưu Minh nói: "Hay là cậu cũng đúc tôi thành hổ phách? Tôi cũng muốn bất tử."
Mark từ chối: "Không được!"
Lưu Minh và Mark vừa mới gặp nhau mà tựa như quen thân từ kiếp nào, họ trở thành đôi tri kỉ.
Cả hai đều là những kẻ khùng khùng điên điên, đều muốn biểu đạt tư tưởng của mình một cách mãnh liệt.
Hai người thao thao bất tuyệt kể về ước vọng của bản thân, họ cứ ngỡ rằng đối phương đang lắng nghe mình nói nhưng thực ra họ chỉ đang tự nói cho chính mình nghe.
Hai người nói chuyện không ngừng nghỉ trong quán mì từ khi chập choạng tối cho đến đêm khuya.
Trong quán mì có cô phục vụ tên là A Như.
Trước đây A Như cũng là công nhân trong xưởng chế tác đồ thủ công mỹ nghệ bằng nhựa thông nơi Mark từng làm, vì nể mặt động nghiệp cũ nên cô ta không đuổi hai người bọn họ.
Thế là hai người cứ nửa tỉnh nửa say hàn huyên đến tận gần sáng mới rời khỏi quán mì.
Mark cất giọng khê đặc: "Đợi sau này có tiền, tôi sẽ mở một hội quán thủ công mĩ nghệ gốm sứ."
Lưu Minh lè nhè: "Tôi đoạt giải Nobel văn học chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi! Rất có khả năng tôi sẽ từ chối nhận giải, sau này có tiền rồi tôi vẫn tiếp tục viết thơ."
Sau đó cứ cách một khoảng thời gian, Lưu Minh và Mark lại gặp nhau vài bận ở đầu phố, lần nào Lưu Minh cũng nài nỉ Mark đồng ý biến mình thành hổ phách, nhưng Mark luôn từ chối, lí do từ chối là anh ta cho mình là quân tử nhất ngôn, nói được ắt phải làm được, trong khi anh ta không thể đợi đến lúc Lưu Minh chết đi để chế tác thành hổ phách, bởi đó là chuyện của nhiều năm sau, anh ta không thể chắc chắn được.
Càng ngày Lưu Minh càng bị cái nghèo bủa vây đến khốn đốn, có thời điểm anh ta phải chuyển nhà mấy lần liền, mỗi lần đều do chủ nhà đuổi đi vì không thể trả nổi tiền thuê phòng.
Người ta gặp Lưu Minh ở đầu phố đều hết sức ngạc nhiên, đây là thời kì nhà thơ chết đói, nhiều người đều không thể kể ra được hơn năm cái tên nhà thơ còn sống.
Thơ của Lưu Minh vừa non tay lại vừa khó hiểu, có bài ấu trĩ đến nực cười, có bài lại thô thiển đến tục tĩu...!Nhưng cũng có câu thơ khiến người ta cảm động tận đáy lòng, ví như những câu thơ miêu tả mùa xuân, tình yêu và ánh sáng, chúng đẹp bởi chính sự giản dị và chân thành hệt như tấm lòng của người làm thơ.
Anh ta sống cuộc sống dặt dẹo, chập chờn như ánh lửa ma trơi, nhưng lại có lí tưởng cao cả muốn thắp sáng cho toàn nhân loại.
Một sinh viên khoa Trung văn nhìn thấy dòng chữ "Chủ nhân giải Nobel" thì chạy lại đòi chụp ảnh cùng nhưng lại từ chối mua sách.
Một bác sĩ tâm thần dừng chân đọc thơ Lưu Minh, hỏi anh ta một vài chuyện, rồi để lại lời bình: "Mau đi cấp cứu! May còn chữa được!"
Năm ấy, Viện văn học Thuỵ Điển không tuyên bố anh ta đoạt giải Nobel văn học, anh ta ngồi trong căn nhà trọ tồi tàn, ôm tập thơ của mình khóc nức nở.
Từ đó về sau các hiệu sách ở Vương Phủ Tỉnh đột nhiên xuất hiện một người đàn ông lạ mặt, cử chỉ lén la lén lút, anh ta không trộm sách, anh ta chỉ nhân lúc người ta không chú ý dán mẩu giấy nhớ chép thơ của mình lên sách.
Giữa tác phẩm của Hemingway và Quasimodo, giữa tác phẩm của T.S Eliot và Alekxandr Isayevich Solzhenitsyn đều có một bài thơ ngắn bị anh ta dán vào.
Nhân viên hiệu sách đuổi anh ta ra khỏi cửa hàng với lí do "vứt rác bừa bãi".
Rác - Đó là cách người ta gọi tác phẩm của anh ta.
Lưu Minh tha thiết mong muốn có độc giả lắng nghe thơ mình, bởi vậy tối ấy anh ta cầm dao khống chế một cô gái, đồn có vào góc tường và ép cô nghe hết một bài thơ.
Sau đó anh ta tỏ ý xin lỗi và nói rằng mình thực sự không thể tìm nổi dẫu chỉ thật độc giả...!Chính vì việc này mà anh ta phải trả giá bằng việc ngồi từ mấy ngày và chịu phạt năm trăm tệ.
Sau khi nộp phạt, anh ta chẳng còn một xu dính túi, suốt mấy ngày liền không tìm được việc làm.
Trước đây, anh ta vẫn phải chạy đôn chạy đảo làm tạm hết công việc này đến công việc khác, lúc thì làm thợ sơn, lúc lại làm công nhân vệ sinh, mỗi khi kiếm được ít tiền là anh ta lại chạy ra đầu phố bán sách kí tặng.
Tối ấy, Lưu Minh lê tấm thân kiệt quệ về nhà, bước đến quán mì Lan Châu mà lần trước anh ta cùng Mark từng ăn.
Anh ta ngồi trong góc quán, gọi một tô mì, lại thêm hai chai bia.
Anh ta nhìn hình các món ăn ngon mắt dán trên vách tường, món đắt là nộm thịt dê và gà chặt.
Mặc dù túi rỗng không, nhưng anh ta vẫn gọi phục vụ: "Cho tôi một đĩa nộm thịt dê và một đĩa gà chặt.
Trong quán còn món gì ngon hơn không?"
Nhân viên phục vụ giới thiệu: "Còn cá nướng và thân lợn chua ngọt."
Lưu Minh nói: "Cho tôi luôn hai món đó!"
Nhân viên phục vụ hồ nghi, thầm nghĩ: "Thằng cha này ăn hết không mà gọi lắm thế?"
Lưu Minh thở dài, anh ta không có tiền, ý nghĩ duy nhất tồn tại trong đầu anh ta lúc này là "ăn đã rồi tính".
Chẳng bao lâu, thức ăn đã bày đầy bàn, nhân viên chạy bàn chính là A Như, đồng nghiệp cũ của Mark.
Vì lần trước Lưu Minh mặc bộ bò in dòng biểu ngữ quá nổi bật nên để lại ấn tượng rất sâu sắc cho cô ta.
A Như chuyện phiếm đôi câu với Lưu Minh, rồi cô ta kể về Mark, A Như nói mấy hôm trước Mark chẳng may bị xe đụng phải quả cầu, chủ xe hoảng sợ bỏ chạy, có điều Mark cũng không bị thương.
Đúng lúc ấy, một bé trai chạy đến ôm lấy đùi Lưu Minh, nó ngẩng đầu lên, hướng khuôn mặt nhỏ nhắn nhìn anh ta và núng nịu gọi: "Bố...!bố..
."
Lưu Minh mỉm cười, lòng chợt thấy ấm áp lạ, anh ta khẽ xoa đầu cậu bé.
A Như nạt: "Tế Oa! Con phải gọi là chú chứ! Chú ấy không phải bố của con đâu!"
A Như kể với Lưu Minh, Tế Oa là đứa con mà cô ta mang từ dưới quê lên, cha thằng bé không thừa nhận nó, có lẽ bây giờ anh ta đang trồng bông ở Tân Cương, tóm lại cô ta chẳng thể tìm thấy anh ta.
A Như còn phàn nàn lương ở đây thấp quá, không đủ tiền mua sữa cho con, có lúc cô ta muốn mang đứa trẻ cho ai đó tốt bụng tình nguyện nuôi nó.
Ánh đêm nhập nhoạng đổ xuống phố phường, đây đó đã lên đèn.
Lưu Minh cũng đã cơm no rượu say, anh ta hỏi A Như có thể nợ tiền cơm không hoặc kí nhờ vào số nợ của Mark cũng được.
A Như vội lắc đầu, kinh ngạc hỏi: "Anh định ăn quỵt tiền cơm của người ta đấy hả?"
Lưu Minh cuống quýt giơ ngón trở lên miệng "Suỵt" khẽ, anh ta nới lỏng thắt lưng, đứng lên làm bộ đi chầm chậm vài bước, vén rèm nilon ở cửa quân lên, rồi đột nhiên cơ cẳng bỏ chạy.
A Như hét toáng lên, nhân viên và chủ quán đều lao ra đuổi theo, đuổi khắp bốn con phố mới vừa thở.
hồng hộc vừa đè được Lưu Minh xuống đất.
Đám nhân viên trong quân định đánh Lưu Minh một trận như từ, nhưng chủ quán ngăn lại.
Lưu Minh xấu hổ bảo mình sẽ thế chấp mấy tập thơ để trả nợ, một tập năm mươi tệ.
Hoặc cách khác là làm công miễn phí trong quán mì cho đến khi trả hết nợ mới thôi.
Chủ quán nói: "Cậu là nhà thơ nên tôi không đánh cậu! Thôi, để cậu rửa bát cho quán một tháng coi như trả nợ tiền cơm."
Lưu Minh đúng là Tái Ông thất mã, gặp may ngay trong lúc rủi! Suốt một tháng rửa bát trong quán mì, dù không có lương nhưng ít nhất anh ta được no bụng.
Anh ta rất thích trẻ con nên chơi đùa thân thiết với Tế Oa.
Khi Tế Oa gọi anh ta là bố, lòng anh ta lại tràn ngập tình thương yêu dành cho cậu bé.
A Như nói Lưu Minh và Tế Oa rất có duyên với nhau, bởi trước đây cậu bé không bao giờ gọi ai là bố cả.
Một tháng sau, Lưu Minh rời khỏi quán mì, anh ta về quê một chuyến để xin bố mẹ viện trợ.
Lưu Minh nói muốn tự túc xuất bản tập thơ thứ hai.
Anh ta bảo: "Sách mà không có ISBN thì bị coi là sách lậu.
Cũng chính vì lí do ấy nên tập thơ lần trước con xuất bản mới không bản được.
Nếu sách có số hiệu đàng hoàng, có nhà xuất bản chính quy thì bán ngon lành.
Biên tập của nhà xuất bản nói bây giờ thơ ca không có thị trường, không có người xem, trừ khi con tự bỏ tiền túi ra gánh mọi chi phí xuất bản, rồi lại tự bán...!Thế nên còn cần một trăm ngàn tệ."
Cha anh ta gầm lên: "Biến! Biến ngay cho khuất mắt tao! Nếu em mày mà nhìn thấy, nó đánh chết mày cho xem!"
Mẹ anh ta thở dài: "Coi như bố mẹ không có đứa con nào như anh! Bao nhiêu năm rồi mà anh vẫn không thể giống người bình thường được hả? Mẹ vẫn bảo hàng xóm anh đang làm việc ở cục đường sắt chứ không ai biết anh mắc bệnh tâm thần.
Ai đời lớn bằng này tuổi đầu rồi mà vẫn phải ngửa tay xin tiền bố mẹ."
Lưu Minh chìa bản thảo tập thơ do minh sáng tác ra cho bố mẹ xem và cố thuyết phục: "Tập này con viết hay hơn tập trước nhiều! Nếu xuất bản thành sách thì chắc chắn sẽ bán đắt như tôm tươi."
Cha anh ta giật phất tập thơ, quẳng vào bếp than tổ ong đang cháy hồng rực.
Lưu Minh định giằng lại, cứu tập thơ nhưng không kịp, bao nhiều tâm huyết suốt nhiều năm của anh ta bỗng chốc tiêu tan thành tro bụi.
Anh ta thần người nhìn vách tường trước mặt, sau đó rống lên một tiếng thống thiết, nắm tay thành nắm đấm rồi tự đánh vào đầu mình, cuối cùng anh ta loạng choạng quay đầu rời khỏi nhà.
Vào khoảnh khác đó, trong đầu anh ta đã mang nha ý định tự tử.
Lưu Minh vẫn tiếp tục bày bán sách lậu ở đầu phố Yến Kinh, nhân tiện giới thiệu luôn tập thơ của mình.
Cả ngày anh ta cứ ngơ ngơ ngác ngác, không nhiệt tình buôn bán như trước kia.
Một ông lão đang tập đọc, cầm tập thơ của anh ta lên, lầm bầm đọc trong miệng một lúc rồi quẳng sách xuống chê bai: "Toàn phong hoa tuyết nguyệt! Rác rưới! Chẳng có tính định hướng tư tưởng gì cả!"
Lưu Minh cảm thấy lời phát biểu của ông già rất có trình độ, liền hỏi: "Xin bác chỉ giáo thêm cho ạ!"
Ông già nói: "Quan điểm văn học tiên phong nhất, tư tưởng nghệ thuật tiên phong nhất chỉ gói gọn trong ba chữ thôi."
Lưu Minh há miệng như muốn nuốt lấy từng lời, anh ta hỏi: "Ba chữ gì ạ?"
Ông già không đáp, chấm bút vào lọ mực tàu, rồi viết lên mặt đất ba chữ, lần lượt là "F", "T", "C".
Lưu Minh như vỡ lẽ ra điều gì, suốt mấy hôm sau, anh ta cứ nghiền ngẫm mãi về ý tứ sâu xa của ông lão.
Quan niệm văn học tiên phong nhất, tư tưởng nghệ thuật tân tiến nhất nằm ở ba chữ cái FTC.
Nhưng rốt cuộc FTC là gì nhỉ? Anh ta nghĩ mãi vẫn không mày mò ra ý nghĩa đích thực của ba chữ cái bí ẩn kia.
Một hôm, A Như tìm gặp Lưu Minh, cô ta vờ như đi ngang qua, chuyện phiếm với Lưu Minh vài câu rồi nói: "Anh trông Tế Oa giúp tôi một lát, tôi đi vệ sinh rồi vào!"
Thế rồi A Như một đi không trở lại, sau đó Lưu Minh hỏi thăm ông chủ quản mì mới biết A Như đã chạy theo anh chàng đồng nghiệp cùng làm trong quán.
Cũng hôm đó, cán bộ thanh tra văn hoá tịch thu hết số sách lậu của Lưu Minh.
Một tay Lưu Minh bế Tế Oa, tay kia ra sức giành giật với người chấp pháp, nhưng rốt cuộc chẳng cướp lại được cuốn nào.
Sự việc đó xảy ra chẳng khác nào giọt nước làm tràn ly, tiền vốn mua sách lậu cũng là tiền Mark cho vay, bây giờ bao nhiêu công sức đổ xuống sông xuống bể cá, tay trắng lại hoàn tay trắng, không những vậy lại còn mọc thêm ra một đứa trẻ cần anh ta nuôi dưỡng.
Vạn niệm nguội lạnh, Lưu Minh chợt nghĩ đến cái chết.
Và sự thật đúng như Mark khai, Lưu Minh đã tự sát!
Trước khi tự sát, anh ta bán hết đồ đạc của mình, rồi dặn dò chuyện hậu sự với Mark.
Lưu Minh thoả thuận giá cả với ông lão bán phế liệu trong gian phòng sơ sài dưới tầng hầm nơi mình thuê trợ, tất cả đồ đạc của Lưu Minh được chất hết lên chiếc xe ba gác, chỉ còn lại một hòm giấy ở góc tường, trong đó đựng các tập thơ của Lưu Minh.
Ông lão thu mua phế liệu trải bao tải ra mặt đất, cầm cái cân và nói: "Bốn đồng một cân!"
Tập thơ mà Lưu Minh vắt kiệt tâm huyết cả đời để viết giờ lại phải bán theo cân, mà chỉ bốn đồng một cân.
Lòng anh ta trăm mối tơ vò, vừa tuyệt vọng, vừa xót xa, vừa đau buồn lại vừa bi ai, bao cảm xúc lẫn lộn hoà quyện vào nhau và trào dâng từ đáy lòng.
Cuối cùng, anh ta càng kiên định với quyết tâm "chết đi thôi!"
Trước khi chết, Lưu Minh nhìn Tế Oa ngồi trên giường của mình nghịch bóng bay, anh ta có đoạn hội thoại với Mark thế này:
Mark hỏi: "Cậu muốn tự sát thật sao? Không đùa đấy chứ?"
Lưu Minh đáp: "Tôi không thiết sống nữa, cậu xem tôi đã coi tập thơ của mình như đồ phế liệu rồi còn gì! Tôi muốn gặp cậu vì trên đời này tôi chỉ có mình cậu là bạn."
Mark khuyên giải: "Sống tệ thế nào thì vẫn hơn chết! Cậu đừng nghĩ quẩn!"
Lưu Minh thở dài: "Cậu không cần khuyên tôi làm gì! Tiền tôi nợ cậu chắc chẳng trả nối cậu rồi! Tôi đã thảo sẵn một bản thoả thuận cho cậu."
Mark ngạc nhiên: "Bản thoả thuận gì?"
Lưu Minh nói: "Tôi tự nguyện hiến xác cho cậu, hiến thân cho nghệ thuật, cậu hãy biến tôi thành hổ phách đi! Khi sống tôi nhục nhã chẳng bằng con chó, chết rồi hi vọng sẽ có nhiều người ngẩng đầu ngưỡng mộ nhìn tôi."
Mark đồng ý: "Được rồi! Tôi thấy cậu không có vẻ gì là đang nói đùa! Thôi thì chết sớm siêu sinh sớm, kiếp sau đừng làm người nữa cho khổ!"
Lưu Minh gật đầu: "Ừ! Thà làm cái cây hay đám mây vẫn tốt hơn làm người!"
Mark hỏi: "Thế đứa bé này thì xử lí thế nào?"
Lưu Minh quay sang nhìn Tế Oa hồi lâu, rồi trầm tư bảo: "Tế Oa số khổ! Bố không cần, mẹ lại chạy theo giai, quẳng nó cho tôi.
Tôi vốn định để nó nối nghiệp mình, định dạy nó viết thơ, nhưng bây giờ...!Cậu giúp tìm xem nhà ai tốt bụng thì tặng cho người ta, chứ đừng cho nó vào trại trẻ mồ côi mà tội."
Mark nói: "Anh trai chị dâu tôi vừa hay không có con, đang định tìm đứa trẻ ngoan ngoãn về làm con nuôi, thế thì tôi mang Tế Oa về cho anh chị ấy nuôi vậy!"
Hai người đang nói chuyện thì cậu bé Tế Oa ngồi cạnh dụi mắt, rồi khẽ gọi: "Bố...!bố ơi!"
Lưu Minh nhẹ nhàng nựng nịu: "Ngủ đi bé! Hầy! Lớn lên bé chớ viết thơ làm gì nhé!"
Tế Oa chơi một lát rồi lim dìm chìm vào giấc ngủ.
Lưu Minh tìm bật lửa định hút điếu thuốc, nhưng mò trong túi chỉ thấy mấy tờ giấy nhớ, trên đó toàn viết thơ của anh ta.
Anh ta nhìn một lát, thở dài, rồi gỡ mấy tờ ra dán đầy lên ngực mình, đập mấy cái cho đính chắc.
Cậu bé Tế Oa đang ngủ trên giường chợt trở mình, để hở cả rốn, Lưu Minh tiện tay dính tờ giấy nhớ cuối cùng lên rốn của Tế Oa.
Lưu Minh thủ thi: "Gọi bao nhiều tiếng 'bố' mà ngoài một câu thơ ra, ta chẳng có gì để lại cho thằng bé!"
Lúc đó, Lưu Minh đeo găng tay nilon, đây là chiếc găng tay mà quán ăn tặng để thực khách tiện khi cầm sườn chua ngọt hoặc bóc tôm, chính vì vậy nên cảnh sát không tìm được dấu vân tay trên giấy nhớ.
Lưu Minh bóp hộp thuốc lá, bên trong rỗng tuếch.
Anh ta nói: "Tôi cai thuốc suốt mấy năm trời, giờ sắp chết chỉ muốn hút một điếu mà cũng chẳng có để hút!"
Mark thương tình: "Cậu đã nói thế thì tôi phải thoả mãn nguyện vọng trước lúc nhắm mắt xuôi tay của cậu! Tôi sẽ chạy ra ngoài kia mua thuốc lá!"
Lưu Minh gạt đi: "Đêm hôm thế này mua làm gì!"
Mark hỏi: "Hàng xóm sát vách nhà cậu thì sao? Biết đầu sang xin lại được!"
Lưu Minh đáp: "Cô ấy là nữ diễn viên, không hút thuốc đâu!"
Mark nói: "Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nữ diễn viên ngoài đời thật!"
Lưu Minh không đáp lời bạn, chỉ bảo: "Được rồi! Giờ ăn no rồi, uống đủ rồi, đã đến lúc tôi phải lên đường! Cậu ra ngoài một lát, tầm mười phút sau thì quay lại giúp tôi thu dọn."
Mark nói: "Nhưng tôi không thể chuyển xác cậu đi được!"
Lưu Minh bảo: "Tôi vẫn chưa bán xe đạp, dành lại cho cậu đấy! Tôi còn chuẩn bị sẵn cho cậu một con dao, tôi mài sắc lắm rồi!"
Nửa tiếng sau, Mark trở lại căn phòng dưới tầng hầm, thấy Lưu Minh lấy thắt lưng của mình treo cổ trên giá giường sắt, Tế Oa vẫn đang ngủ ngon lành trên giường, điều đó chứng tỏ cả quá trình tự vẫn diễn ra vô cùng lặng lẽ và im ắng, hẳn Lưu Minh phải gắng sức lắm để mình không phát ra tiếng động.
Thi thể anh ta khiến người ta lạnh tóc gáy, thắt lưng buộc trên thành giường giá sắt, anh ta lại cao hơn thành giường nên hoàn toàn có thế duỗi chân ra chống xuống đất khi cơ thể thấy khó chịu, nhưng anh ta lại co người lại rụt chân lên và kiên quyết giữ tư thế quái ấy cho đến lúc tắt thở.
Mark hít sâu, cố gắng định thần, rồi bắt đầu xử lý thi thế.
Khoảnh khắc đó, trong mắt y thi thể của bạn y đã biến thành tiền, mỗi khúc thi thể là một khối tiền, y ý thức rất rõ rằng hổ phách đúc người có thế bán được rất nhiều tiền.
Chia cắt thi thể cần một tố chất tâm lí vô cùng vững vàng, Mark rất bình tỉnh, y định sang nhà hàng xóm kế bên mượn bao tải, nhưng lại tìm thấy ít nilon bọt xốp ở lối đi nhỏ nên lấy dùng tạm.
Mark đặt thi thể của Lưu Minh vào các túi nilon, rồi chất lên xe đạp, cuối cũng gọi Tế Oa dậy.
Anh ta đạp xe đưa cậu bé và thi thể kiếm ra tiền của người bạn thân về kí túc xá của xưởng thủ công mĩ nghệ đã sập tiệm.
Tình hình lúc ấy không giống như phỏng đoán của tổ chuyên án, Tế Oa vẫn chưa chết, cậu bé ngồi trên xe đạp, tay vẫn cầm quả bóng bay màu đỏ.
Gian xưởng chế tác đồ thủ công mĩ nghệ phủ đầy bụi, nhưng các thiết bị vẫn sử dụng được, trong nhà kho còn có ít nguyên liệu nhựa thông bị tòa án niêm phong.
Tế Oa ngồi trong nhà xưởng, trước mắt cậu bé là đầu Lưu Minh, đứa bé liền buông quả bóng bay ra, lấy tay sờ sờ tóc Lưu Minh rồi hét toáng lên gọi "Bố ơi!"
Nhưng Lưu Minh đâu còn trông thấy thế giới này nữa!
Tế Oa ngẩng đầu, ngân ngấn nước mắt, nó nhìn bóng người mải miết bận rộn trong gian nhà xưởng bỏ hoang, kẻ đó đang lấy bếp điện làm tan chảy nhựa thông và cố định thành mô hình, rồi lấy thêm một ít chất phụ liệu mang vào trong xưởng.
Tế Oa đứng dậy, chập chững bước về phía Mark, ôm lấy chân y, mắt nhìn về phía đầu của Lưu Minh và gọi "Bố...!bố..."
Mark nói: "Bố chết rồi!"
Tế Oa lại bước về phía Lưu Minh, nó không rời mắt khỏi chiếc đầu người, một đứa bé mới một tuổi đâu biết thế nào là sinh tử.
Nó liền khóc toáng lên như xé vải.
Mark sợ người ta nghe thấy tiếng khóc, tiếng khóc của trẻ con vang lên giữa gian nhà xưởng không bóng người rất có thể sẽ thu hút sự chú ý của cảnh sát, y không biết phải xử lí thế nào liền nhẫn tâm bóp cổ đứa trẻ, rồi nhân tiện chế tác thành hổ phách luôn, định bụng sẽ mang ra rao bản cùng hổ phách Lưu Minh.
Mặc dù Mark tìm mọi cách chối tội, nhưng tổ chuyên án đã đối chiếu vết tay của y và chất vi lượng lấy trong móng tay, thêm vào đó cảnh sát Đồng Châu cũng khổ công tìm cho ra A Như.
Nhân chứng và vật chứng đã vạch trần lời nói dối của Mark.
Thế là vụ án hổ phách đồng nam đã sáng tỏ!
Chẳng ai biết khi Lưu Minh lấy thắt lưng treo cổ trên thành giường sắt, anh ta đã nghĩ gì vào lúc sắp bước xuống cửu tuyền ấy.
Có thể anh ta nhớ đến thuở thiếu thời, anh ta ngồi làm thơ trên mặt đất phủ tuyết trắng xóa, khi ấy tuyết bay rợp trời, cả thế giới đều bị đóng băng trong băng tuyết.
Cả sườn núi trải thảm tuyết trắng tinh khôi, cả sườn núi tinh khối ấy đều bị anh ta lấy gậy viết thơ lên.
Tuế nguyệt của thời quá vãng, ước mơ của tuổi thơ cũng giống như những bài thơ anh ta viết trên nền tuyết trắng, khi mặt trời lên, chúng dần dần tan đi rồi hoàn toàn biến mất.
.