Năm 10 tuổi, Tưởng Thừa Vũ mất đi người bạn cùng bàn, cũng là đối thủ cạnh tranh trong học tập của anh —— thực ra anh đã ngầm thừa nhận là bạn bè nhưng không nói ra miệng.
Lúc đối phương vắng mặt, Tưởng Thừa Vũ chỉ cho rằng cậu ấy bị bệnh.
Nhưng đã một tuần trôi qua mà bóng dáng cậu ấy vẫn không thấy đâu, anh không khỏi lo lắng, bèn hỏi giáo viên tin tức của bạn cùng bạn.
Giáo viên nói đã mấy ngày rồi không liên lạc được với bạn cùng bàn, hình như gia đình cậu ấy đang gặp một số phiền phức, cô ấy cũng rất lo lắng, quyết định cuối tuần tới nhà thăm hỏi.
Tưởng Thừa Vũ thuyết phục giáo viên dẫn mình đi cùng, sáng sớm cuối tuần rời giường, anh mang theo hoa tươi trái cây và DVD truyện tranh mà bạn cùng bàn ngày thường thích nhất, hy vọng đối phương sẽ vui vẻ.
Đi đến nhà bạn cùng bàn, lại bị cảnh tượng nhìn thấy làm cho sợ ngây người.
Bạn cùng bàn là tuyển sinh đặc biệt, là một trong số ít học sinh được tài trợ nhập học.
Bình thường Tưởng Thừa Vũ nhìn cách bạn cùng bàn ăn mặc và mang theo cơm sáng đã đoán được gia cảnh đối phương không tốt lắm, nhưng khi thật sự nhìn thấy vẫn bị hoàn cảnh sống của đối phương làm cho kinh ngạc.
Tòa nhà cũ nát dán đầy những tờ nhỏ như bệnh vẩy nến. Đường hẻm nhỏ hẹp, khắp nơi đều là rác rưởi, cứ cách vài mét lại có vũng nước, xe hơi miễn cưỡng lái vào, muốn quay đầu lại cũng vô cùng khó khăn.
Vất vả lắm mới tới được tòa nhà chung cư của bạn cùng bàn.
Tưởng Thừa Vũ còn chưa hoàn hồn từ trong khiếp sợ, cô giáo lại biết được tin bạn cùng bàn và người nhà cậu ấy đã dọn đi từ người dân của tòa chung cư.
“Đang yên đang lành sao đột nhiên lại dọn đi? Con cái nhà anh ta còn đang đi học đấy.”
“Ai nói không phải, cũng là nghiệp chướng mới gặp phải loại chuyện này.”
Ngày hôm đó, trong lúc cô giáo bắt chuyện với hàng xóm, Tưởng Thừa Vũ cũng biết được đại khái chuyện đã xảy ra.
Cách đây khoảng hai tháng, lúc thi công ở công trường, bố của bạn cùng bàn bị một vật thể từ trên cao rơi xuống đập trúng xương sống thắt lưng, lúc ấy cảm giác không có gì đáng ngại, qua vài ngày lại phát hiện hai chân không nhúc nhích được, đưa đến bệnh viện thì được chẩn đoán là bại liệt
xương sống thắt lưng.
Qua phân xử lao động, bố của bạn cùng bàn được nhận định là tai nạn lao động.
Tuy nhiên, đơn vị của ông ấy không chấp thuận việc này, cho rằng bố của bạn cùng bàn chỉ là nhân viên tạm thời chứ không phải là nhân viên chính thức của công ty, còn cho rằng chính bản thân ông ấy không bảo hộ kỹ càng, chạy chữa không kịp thời dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là bị bại liệt, cho nên công ty không thể gánh vác trách nhiệm.
Sau khi chỉ trả một phần nhỏ tiền thuốc men, công ty đã kiện bố của bạn cùng bàn ra tòa, yêu cầu hủy bỏ nhận định về tai nạn lao động, công ty không phải chịu bồi thường tai nạn lao động.
Gia đình bạn cùng bàn không phục, nhờ quan hệ mời luật sư. Luật sư ban đầu cũng hứa hẹn bảo đảm, cuối cùng lại không thể giúp giành được chi phí bồi thường hợp lý.
Không chỉ vậy, luật sư còn đòi một khoản phí luật sư lớn.
Bố của bạn cùng bàn tổng cộng không nhận được bao nhiêu tiền bồi thường, trừ phí luật sư thì càng không còn lại bao nhiêu.
Nghĩ đến sau này mình không thể làm việc nữa, ông ấy cảm thấy bản thân làm liên lụy đến người khác, xuất viện không lâu thì tự sát. Mà mẹ của bạn cùng bàn chịu không nổi đả kích, cũng sụp đổ theo.
Cuối cùng, là ông bà nội ở quê tới đón bạn cùng bàn và mẹ cậu về.
Theo góc nhìn của Tưởng Thừa Vũ, số tiền bồi thường mà ban đầu bố của bạn ngồi cùng bàn muốn giành cũng không tính là cao.
Nhưng chỉ một khoản phí như vậy lại làm khó một sinh mệnh sống sờ sờ.
Sau khi về nhà, Tưởng Thừa Vũ lục tìm những tờ báo được xuất bản trong vòng nửa tháng đổ lại, xem lướt qua từng tờ một, rốt cuộc cũng tìm được bài viết “Người đàn ông tàn phế vì tai nạn lao động tự tử để giảm bớt gánh nặng cho vợ con”.
Hình ảnh bố của bạn cùng bàn nhảy lầu tự tử máu chảy đầm đìa in trên đó, Tưởng Thừa Vũ nhìn chằm chằm tấm ảnh kia, giống như từ trong tấm ảnh đen trắng mơ hồ nhìn thấy não bộ bắn tung tóe đầy đất, liền nôn ra ngay tại chỗ.
Mấy ngày sau đó, Tưởng Thừa Vũ cứ rơi vào tình trạng đờ đẫn chán ăn.
Anh vừa tự trách mình vì đã không phát hiện ra sự bất thường của bạn cùng bàn sớm hơn, vừa ở trong trạng thái đờ đẫn cảm thán sự chênh lệch phân chia của thế giới này, cả người như phát ốm, làm gì cũng thấy mệt.
Bác sĩ tâm lý mà gia đình mời đến cũng thấy tình trạng này hiếm lạ, chỉ đề nghị thay đổi môi trường sống.
Vừa vặn lúc ấy nhà họ Lâm và nhà họ Tưởng đang cùng xây dựng trang trại.
Vì thế bà Tưởng đã thuyết phục bố Tưởng và mẹ Tưởng, đưa Tưởng Thừa Vũ qua.
Mùa hè nóng bức, ve kêu râm ran, chim sẻ líu lo, sóng lúa cuồn cuộn ——
Hoàn cảnh xa lạ khiến Tưởng Thừa Vũ cảm thấy mới lạ.
Lúc mới ở lại anh quả thật cảm nhận được một loại yên tĩnh, nhưng chưa tới hai ngày, những trầm tư lo nghĩ kia lại bất lực ùa về.
Mỗi ngày, có hơn phân nửa thời gian anh cứ ngồi yên trong sân.
Chỉ khi đi theo bà Trương làm việc và đi dạo trên đồng ruộng, năm giác quan bị bào mòn mới quay trở lại dưới cái nắng chói chang.
Sau đó, Lâm Gia Thanh tới.
Ngày đó, ánh mặt trời vô cùng rực rỡ.
Cô gái mặc váy đi theo sau người đàn ông mặc vest xách hành lý mất hứng bĩu môi, ngay cả mái tóc dài đen nhánh cũng cáu kỉnh đong đưa như đang nổi cơn thịnh nộ.
Nhưng không hiểu sao lại toát lên một vẻ đẹp rực rỡ, đặc biệt là đôi mắt sáng ngời đầy thần thái kia.
Anh không khỏi nhìn thêm vài lần.
Bà Trương vội vàng giới thiệu hai người làm quen.
Ai ngờ đối phương chỉ hừ một tiếng nói: “Ai muốn bạn chứ? Còn không cao bằng tôi, nhãi ranh.”
Anh lập tức hoàn hồn, trong lòng lại hơi mất mát: Thì ra cũng chỉ là một đại tiểu thư ngang ngược kiêu ngạo bình thường mà thôi.
Cô không muốn để ý đến anh, thật ra anh cũng không có hứng thú để ý đến cô ——
Mấy ngày đầu sống chung, chỉ cần bà Trương không có ở đây, hai người tựa như oan gia trái chủ, đến nói chuyện cũng lười mở miệng với đối phương.
Nhưng dần dần, Lâm Gia Thanh dường như muốn hơn thua với anh, bắt đầu thường xuyên tìm cảm giác tồn tại trước mặt anh. <!-- AI CONTENT END 1 -->