Nại Hà - Thiên Lại Chỉ Diên

Yên hoa tam nguyệt, mộng tại Dương Châu.

Sinh thần hai mươi tư tuổi của đại tỷ sắp đến, trong nhà treo đèn kết hoa, cha mẹ gần như đem cả phủ đệ bọc thành hộp quà. Ta và nhị tỷ cùng nhau vào thành chọn lễ vật cho đại tỷ, nhị tỷ lại vô cùng rầu rĩ, nói rằng Mỹ Mỹ muội sướng thật, muốn tặng một lễ vật cho đại tỷ, chỉ cần vẽ một bức tranh đi bán là xong. Ta cảm thấy chẳng đáng, nói lại rằng tranh của ta vô giá, mới không bán đi đâu. Sinh nhật đại tỷ, ta muốn lấy chùa Đại Minh tự làm trung tâm, vẽ một bức cảnh xuân Dương Châu dài mười tám thước tặng nàng, để kỷ niệm lần đầu nàng và tỷ phu gặp gỡ.

Nghe tỷ tỷ lảm nhảm một đường, lúc tiến vào cửa hàng ngọc, túi gấm của ta lỡ rơi xuống đất. Đang xoay người nhặt túi gấm thì thấy trong đám người nhốn nháo có một công tử bột áo gấm lụa là, hai mắt sáng rực. Nhìn lại hướng ánh mắt của hắn, ta biết thừa, đây lại là một tên nam nhân bất hạnh quỳ dưới gấu váy nhị tỷ. Ta hít một hơi, thấp giọng bên tai nhị tỷ: "Tỷ, lại có một công tử chấm tỷ kìa." Nhị tỷ tập mãi thành quen hít một hơi, vẫn tiếp tục cảm thán ông trời bất công, châu ngọc còn chẳng đắt bằng bức tranh ta vẽ.

Lựa hồi lâu, cuối cùng cũng chọn được một miếng phí thủy hình phượng hoàng, nhị tỷ cẩn thận đưa nó cho quản gia, sau đó đồng ý cùng ta đến Tây hồ chọn cảnh. Tuổi của ta không lớn, nhưng cái danh thần đồng không phải để không, hơn nửa dân chúng thành Dương Châu đều biết đến Đổng Mỹ Mỹ. Lại gần ven hồ bày giấy Tuyên Thành và cọ bút, có không ít người qua đường dừng lại ngó ta.

Hôm nay trời trong nắng ấm, bầu trời quang đãng, Đại Minh tự dưới ánh nắng sớm mộng ảo linh lung. Ta nhấc bút chấm mưc, vừa vẽ một cái đê sông, lại bị một bóng dáng màu trắng dưới tán liễu thu hút. Cho tới nay vẫn nghĩ thiên hạ rộng lớn, non sông diễm lệ, cảnh đẹp hội tụ thiên địa linh khí, người trần tục làm sao mà so sánh được, thế nên ta chưa bao giờ thích vẽ người, cảnh đẹp ở quê ta Dương Châu càng không thể đem ra so với đám phàm phu tục tử ấy. Nhưng nhìn cành liễu đong đưa công tử đang say ngủ, thế mà nhất thời như quỷ dụ, đem hắn vẽ vào bức họa luôn. Chỉ mới phác một bóng lưng của hắn, một nam nhân khác đã bước gần đối diện hắn nói: "Luật Sinh, ta vừa mới thật sự thấy được tuyệt sắc nhân gian." Đó lại chính là công tử bột nhìn chằm chằm nhị tỷ.

Công tử áo trắng quay đầu, lỡ đãng chạm ánh mắt của ta. Ta sửng sốt gục đầu, lại tiếp tục vẽ tranh. Lần thứ hai ngẩng lên đã không thấy một bóng dáng. Ta có chút mất mát khó hiểu, rồi lại vùi đầu, hăng hái vẽ nốt. Nhưng chẳng mấy hồi, bỗng phía sau có người nói: "Xin hỏi vị cô nương này có phải họa sư danh tiếng Đổng Mỹ Mỹ?"

Không ngờ lại là công tử bột kia. Tuy hắn đang nói, nhưng mắt lại nhìn chằm chằm nhị tỷ ta. Ta nhướn một bên mày: "Là ta."

"Tại hạ Phương Linh Bình, nhân sĩ Tấn Dương. Đây là bạn thân của tại hạ Văn Luật Sinh, là một trong tám tài tử Tấn Dương, ngâm thơ vẽ tranh đều không làm khó được hắn. Không biết Đổng cô nương có nguyện ý cùng hắn luận bàn một chút không?"

Vừa nghe đến tên Văn Luật Sinh ta đã trợn tròn mắt. Ta hướng hắn chắp tay: "Văn công tử, ngưỡng mộ đã lâu."

Văn Luật Sinh cũng chắp tay với ta mỉm cười: "Cũng vậy cũng vậy."

Họ Phương để bắt chuyện với tỷ tỷ ta, cứ thế đem "vật đáng tiền" như vậy bán cho ta cả ngày. Vì ta hết cưỡng ép lại dụ dỗ, Văn Luật Sinh đành làm cho ta sáu bài thơ, vẽ hai bức họa, đến tận lúc hoàng hôn ta mới buông tha hắn, ôm tranh chữ, vui vẻ cáo biệt hắn về nhà.

Văn Luật Sinh gọi ta lại: "Chờ chút, Đổng cô nương, hôm nay ta giúp cô đề thơ họa tranh, cô cũng phải có qua có lại, vẽ cho ta một bức chứ."

"Nhưng mà, giờ ta không có hứng vẽ."

Vẻ mặt Văn Luật Sinh nhăn nhó: "Vậy có thể nói cho ta biết quý phủ ở đâu, mấy ngày nữa ta lại qua lấy."

Ta lắc đầu: "Cha mẹ dặn không được tùy tiện nói nhà ở đâu cho người lạ biết."

"Vậy, vậy cô nương cứ thế mà đi à?"

"Đúng vậy." Nhìn ánh mắt hắn lộ vẻ tiếc nuối, trong đầu ta bỗng vụt sáng, lại đáp, "Nhưng mà ta có thể bồi thường cho huynh bằng vật khác."

Văn Luật Sinh vừa ngẩng đầu, ta đã nhón chân, hôn chụt cái lên má hắn.

Cả người hắn bỗng ngây dại ra, mặt trái xoan nho nhỏ khẽ ửng hồng: "Đổng cô nương, cô, cô đây là.."

Ta thè lưỡi: "Lấy sắc báo ơn."

Mười lăm năm sau, ta đem tâm tư đặt hết lên người hài tử, chàng lại lôi ra so đo năm đó người thích ta nhiều bao nhiêu, vậy mà cũng dám đòi "lấy sắc báo ơn". Ta bật cười sửa lại: "Không đúng, không đúng, năm đó chàng mới là mỹ sắc, chàng lấy sắc báo ơn ta."

Chàng không giải thích nổi: "Ta đề thơ vẽ tranh cho nàng, thì phải là nàng báo ơn chứ, thế nào lại thành ta báo ơn?"

Ta lý lẽ hào hùng: "Ta cho chàng cơ hội được ta hôn, đương nhiên là ta ban ơn."

Chàng hít một hơi, bộ dáng cực kỳ ủy khuất: "Phu nhân, nàng lại bắt đầu không nói lý rồi."

Mỗi lần nhìn bộ dạng ấy của chàng, ta vừa không nỡ, vừa hả hê. Ta đặt nhẹ con trai thứ tư của chúng ta lên giường, ngồi vào lòng chàng, bắt đầu không chút kiêng dè xoa nắn mặt chàng.

Người ta vẫn nói vật cực tất phản, ta và Luật Sinh quen biết rồi bén duyên, quá mức thuận lợi nhanh gọn, thể nào cũng không được an ổn về sau về dài. Nhưng, mấy chục năm sau, ta và chàng không chỉ kết liền cành, con cháu đông đàn, thậm chí cả tỷ tỷ ta và Phương Linh Bình cũng đều cùng nhau bạch đầu giai lão.

Đời người tuy là quãng đường dài, nhưng cũng chỉ là chuyện trong nháy mắt.

Luật Sinh hơn ta bốn tuổi, năm ta bảy mươi bảy, chàng tám mươi mốt, chúng ta cùng nhau trên cùng một giường nhắm mắt xuôi tay.

Mở mắt lại, ta một thân một mình đứng trên một con đường, hai bên nở đầy hồng hoa, theo con đường từ đầu đến cuối, lại có một dòng sông dài chảy xiết, giữa màn sương khói đen đặc, có thuyền đi tới đi lui. Một con thuyền đậu bên bờ sông, đứng bên cạnh là một lão nhân tóc trắng xóa, còn có một nam tử áo đen đội mũ cao.

"Phu quân?" Ta mừng quýnh, bước chân nhanh hơn tiến lại.

"Phu nhân, chúng ta đều chết rồi." Luật Sinh hít một hơi, chỉ sang nam tử áo đen bên cạnh, "Đây là âm soái địa phủ, Vô Thường gia."

Trên tay Hắc Vô thường cầm một thẻ chiêu hồn bài, trên đó viết  "Đang bắt ngươi đấy", một bên tay cầm bộ xiềng xích nặng trịch. Hắn nhìn ta gật đầu: "Văn phu nhân, mời lên thuyền theo ta."

"Phu nhân, đi thôi."

Luật Sinh đưa tay cho ta. Bóng chàng đã còng lưng, nhưng phong tư năm đó không hề giảm. Ta đưa tay đặt lên tay chàng, bước lên thuyền. Sau đó, hai người lão nhân cùng ngồi ở mũi thuyền, xuôi theo dòng Vong xuyên, cuối cùng đến chân cầu Nại hà, lên bờ, hướng về Quỷ Môn quan. Trước Quỷ Môn quan là Thôi phán quan đang đứng. Thấy ta và Luật Sinh đến, hắn lắc lắc bút: "Văn Luật Sinh, Đổng Mỹ Mỹ, kiếp trước của hai người đều từng có công huân, giờ chỉ chỉ cần đi vào nói vài câu với Diêm Vương gia là có thể được đầu thai chuyển thế luôn."

"Chuyển luôn được sao?" Ta kiễng chân nhìn, qua Quỷ Môn quan chính là U đô, là nơi cô hồn dã quỷ phiêu đãng, "Ta muốn vào xem."

Thôi phán quan nói: "Đôi thai phu thê được định ra gần nhất mà mệnh tốt thì phải nhanh tay, trong vòng bảy ngày chỉ có một đôi, nếu không các người phải đợi thêm bảy ngày nữa mới có thể hoàn hồn chuyển thế, thủ tục cần làm cũng nhiều. Địa phủ có cái gì hay hay tranh thủ ngắm đi, qua cầu rồi ngươi cũng quên hết nó ra sao thôi. Văn gia, ngươi vẫn nên căn đúng thời gian mà đi thôi, phu nhân ở đây đợi cho tiện."

"Vậy được. Phu nhân, nàng ở đứng ở bên cầu chờ ta một lát, tí nữa ta sẽ qua lại."

Dù rất hiếu kỳ, nhưng so với người gặp kiếp sau, vẫn là người trước mắt vẫn quan trọng hơn. Ta thành thật đứng trước Quỷ Môn quan chờ Luật Sinh, lại nhìn thấy xa xa một đám quỷ câu hồn, tay cầm xiềng xích, gông lấy sinh hồn. Bọn họ dẫn đám sinh hồn vào Quỷ Môn quan, Hắc Vô Thường sai sử.

Ta có chút khó hiểu: "Tại sao hồn của ta và phu quân là tự tay Hắc Vô Thường bắt?"

Thôi phán quan thuận miệng đáp: "Đó là bởi có người ở địa phủ giúp phu nhân."

Ta càng mơ hồ: "Có người giúp ta?"

Thôi phán quan hắng giọng: " Là quan âm ti từng cùng ngươi tuần cảnh ngày trước, giờ phu nhân cũng không nhớ được người ta, vậy đừng thắc mắc nhiều kẻo lại không phải phép. Cứ thanh thản chuyển thế là được."

Ta gật đầu, cái hiểu cái không.

Một lúc sau, từ trong ngực Hắc Vô Thường nhảy ra một cục gì đó trăng trắng, chui tới chui lui trong tay áo hắn. Ta nhất thời hiếu kỳ, nhịn không được lại gần ngó, đúng là một con tiểu hồ ly trắng có chín cái đuôi dài. Ta vốn không có sức chống cự với thú cảnh, tiến lại bên người Hắc Vô Thường, cong mắt cười nói: "Tiểu hồ ly này nhìn đáng yêu quá, lại đầy để nãi nãi xem nào."

Mắt dài hẹp của tiểu hồ ly vốn đang cau có nhắm tịt, lúc này mở một con mắt, chẳng khác gì đang lườm khinh bỉ, rồi lại chui vào trong ngực Hắc Vô Thường. Hắc Vô Thường nói: "Nó sợ người lạ, Đổng phu nhân đừng trách."

"Không có gì, không có gì, đáng yêu như thế thích còn không kịp, sao lại trách được." Ta cười nheo mắt nhìn tiểu hồ ly một hồ, ngẩng đầu nhìn xung quanh, "Vô Thường gia, người ta vẫn nói "Hắc Bạch Vô Thường, âm gian song sát", sao ta lại thấy có mỗi mình ngươi?"

Hắc Vô Thường nhíu mi: "Huynh đệ ta có việc xa nhà."

Thấy hắn bận, ta cũng không tiện quấy rầy nên tập tễnh bước về, trở lại trước Quỷ Môn quan. Thôi phán quan nói: "Phu nhân, vừa rồi ngươi hỏi chuyện của Bạch Vô Thường đó sao?"

"Đúng vậy."

"Ai, đây là vết thương lòng của hắn đấy, tốt nhất không nên nhắc lại." Thôi phán quan lắc đầu, "Bạch Vô Thường mấy chục năm trước đã nhảy xuống Nại hà hồn phi phách tán rồi."

Ta sững sờ: "Chuyện gì xảy ra vậy?"

Hàn huyên cùng Thôi phán quan một hồi mới biết được hóa ra Bạch Vô Thường vốn có một thê tử, cùng hắn ân ái trăm năm nhưng thê tử đã chết, sau lại có một cô nương có hậu đài mạnh mẽ xuống cõi âm, cường thủ hào đoạt, bắt hắn ở rể. Bạch Vô Thường vì quá nhớ thương thê tử, lại bị ép uổng khổ sở, cuối cùng đâm đầu xuống sông Nại hà, tự tử vì tình.

Lại quay đầu nhìn Hắc Vô Thường lẻ loi đơn bóng, ta không khỏi có chút phẫn nộ: "Cô nương kia đúng là bất hảo, sao lại có thể làm chuyện thương thiên hại lý như thế chứ?"

Nhưng Thôi phán quan chỉ khẽ lắc đầu, nhìn ra Vong xuyên phía xa xa, không đáp lại.

Không lâu sau, Luật Sinh trở lại từ chỗ Diêm La vương. Ta đem chuyện của Bạch Vô Thường và thê tử nói cho chàng nghe, chàng tỏ ra tiếc than, lại nói: "Loại chuyện ấy sẽ không xảy ra giữa chúng ta, vì ta nhất định sẽ bằng mọi giá bảo vệ nàng."

Tuổi đã một bó lại còn nói loại chuyện buồn nôn này, Thôi phán quan bên cạnh nhịn cười không nổi. Ta đẩy tay chàng: "Được rồi, đừng nói nữa."

Lại nói chuyện cùng Thôi phán quan một lúc, ta và Luật Sinh cùng lên cầu Nại hà.

Bảy mươi bảy năm sống một đời, quả thực chỉ thoáng qua rồi hết, nhưng không có chút nào tiếc nuối. Bởi từ đầu đến cuối, ta nắm tay phu quân.

Nhìn đá Tam Sinh bên kia bờ, còn có bà lão ngồi nấu canh bên cạnh, ta lại ngoái đầu nhìn Luật Sinh phía sau lưng: "Luật Sinh, kiếp sau chúng ta thực sự vẫn làm phu thê sao?"

"Đúng vậy."

Lời chàng nói cho tới giờ vẫn luôn làm ta an tâm tin tưởng. Ta chỉnh lại mái tóc đã bạc, cố gắng đứng thẳng, quay đầu lại lần cuối, nhìn thoáng qua cảnh tượng âm gian phía sau. Dưới cầu Vong xuyên róc rách, hoa đỏ nở rực bên bờ, U đô chẳng biết từ đâu đã lất phất mưa. Dưới cầu Nại hà, quỷ hồn phiêu đãng, trong ấy có một người đứng lại, trong khoảnh khắc bắt lại ánh nhìn của ta: Tóc đen áo đỏ, tay cầm sáo ngọc, một thư đồng bốn mắt đang chống ô cho hắn. Hắn nâng sáo ngọc đến bên miệng, thổi lên điệu khúc du dương.

Giai điệu thê lương, nhưng lại quen thuộc đến thế, làm ta gần như ngay tại đây phát khóc, đến nỗi quên đi chính mình đang đứng giữa cầu Nại hà.

"Phu nhân, sao vậy?" Luật Sinh huơ tay trước mắt ta.

"Chàng xem người kia." Ta chỉ bóng quỷ áo đỏ ấy, "Người kia.."

"Tuổi đã một bó mà vẫn thích mấy tiểu tử tuấn mỹ sao? Không cho nàng nhìn." Bệnh cũ của Luật Sinh lại tái phát, chọc cười ta.

Một khúc rất nhanh kết thúc.

Hồng y quỷ thu lại sáo ngọc, cách tầng tầng lớp lớp hồng hoa, màn mưa bụi giăng giăng, ngẩng đầu nhìn ta.

Ta khẽ nói: "Hình như hắn đang nhìn ta."

"Bà nó à, công tử kia nhìn qua cũng chỉ chừng đôi mươi, nàng đã là bà nội người ta, không nên già mà còn ảo tưởng thế." Luật Sinh nắm tay ta, hướng đến phía bên kia cầu.

Kỳ thực, cách xa như vậy, ta căn bản không nhìn rõ hắn nhìn đến đâu, nhưng khúc nhạc kia.. Đó đại khái là thứ duy nhất trong đời mà ta và Luật Sinh không cùng chung điểm. Thứ mà đến tận bây giờ ta vẫn chưa từng kể với bất cứ ai.

Đi được mấy bước, ta nhịn không được lại quay đầu, liếc thoáng qua hồng y quỷ kia. Hắn không thổi tiếp, cũng chẳng rời đi, chỉ là lẳng lặng đứng tại chỗ, như đang đợi người, hoặc có lẽ đang đưa mắt tiễn chúng ta rời bước.

Thôi phán quan nói không sai. Qua cầu, uống canh, hết thảy cũng đều quên được, tất cả cũng chỉ nặng đầu, tội gì để bản thân phải phí tâm vào quá nhiều chuyện, miễn cho đầu thai rồi cũng sống không yên thân.

Ta biết ta không nên ngoảnh đầu.

Mặc dù rất muốn ngoảnh lại nhìn người kia, nhưng cuối cùng ta vẫn vui vẻ cùng Luật Sinh đi tới cuối con cầu.

Một đời người, cũng chỉ mỏng như sương sớm. Nhắm lại mở ra, thoáng chốc đã thành quá khứ.

*** *** ***

Vận khí ta thực tốt, sinh ra trong thời bình yên phồn thịnh. Tiếc rằng, nước mạnh có được thanh quan. nhưng thanh quan lại gặp phải vị bạo quân thích chém đầu. Chém đầu là thông lệ của hoàng đế lão tử chúng ta, bách tính có vô vàn bài vè về chuyện ấy. Từ sau khi ta nổi danh, với chuyện phạm nhân bị chém đầu, trăm họ liền sáng tạo ra một câu nói: "Hớp ba ngụm Nữ Nhi Hồng còn chẳng bằng ăn một miếng thịt Ngôn Mai - An Dương."

Thường trước khi tử tù bị chém, sẽ được uống ba hớp rượu Nữ Nhi Hồng cho thư thả, xuống đao thuận mà rơi đầu cũng tiện, nếu không bổ đao xuống lại bị kẹt thì cũng lúng túng. Nữ Nhi Hồng là thứ rượu hành hình được ưa chuộng nhất triều đại chúng ta, thường chỉ có danh thần đại tướng mới có đãi ngộ ấy. Nhưng so với món thịt nai tươi ngâm rượu mà Tào trù sư ở An Dương  làm, Nữ Nhi Hồng cũng phải cúi nhường. Không sai, thịt Ngôn Mai - An Dương và thịt Đông Pha - Tô Châu đều là thịt ngon có tiếng. Mà vị đầu trù sư thần thông quảng đại ấy, chính là tiểu cô nương Tào Ngôn Mai.

Cái tiếng danh trù cũng không phải một sớm một chiều mà có được, lúc ta tầm mười tuổi, thiếu chút nữa độc chết cha ruột bằng cơm mình nấu. Lúc đó cha ăn xong bữa cơm, thượng thổ hạ tả, ba ngày ba đêm, cuối cùng may có Trương đại phu danh y Lạc Dương đi thăm người thân tiện đường đi qua mới cứu cha được một mạng. Bệnh nặng mới khỏi không bao lâu, cha liền tự mình viết bốn chữ rõ to: "Con gái khó gả" lên bảng vàng, treo chính giữa gian nhà, cảnh tỉnh toàn gia, lưu lại cho hậu thế. Bị người khác chê nấu cơm dở không phải ngày một ngày hai, nhưng bị cha ruột đối xử như vậy, ta nghĩ chuyện này đã là vấn đề liên quan đến danh dự. Từ nay về sau, ta bỏ nhà xa xứ, cực khổ nghiên cứu trù nghệ, cuối cùng bái sư học nghệ ở Lạc Dương, đến quán cơm Cửu Tiêu làm phụ bếp, tiếp tục sự nghiệp độc hại dân chúng địa phương. Làm ta khó hiểu là, mỗi lần có người ăn xong bị đau đau dạ dày thì người khám bệnh lại trùng hợp đều là Trương lang trung từng chữa bệnh cho lão cha kia.

Trương lang trung tên đầy đủ là Trương Khải, lớn lên da non thịt mềm, cười rộ lên xán lạn như hoa tháng tư, đáng tiếc mắt nhìn quá cao sang, bệnh nhân mà người khác có thể chữa, hắn chẳng thèm nhìn. Nhưng bệnh nhân do ta độc, hắn đem thu về chữa hết. Lâu lâu về dài, thành Lạc Dương liền lưu truyền một đám những lời đồn khó nghe: cơm ở tiệm Cửu Tiêu có chứa chất kịch độc, bởi khách nào ăn phải mà bục dạ dày Trương lang trung đều nhận về hết. Dù cho khi đó ta làm cơm đã có chút tay nghề, không hề hại độc khách nhưng lời đồn đại cũng chẳng thể bớt đi. Chủ quán tra ra nguyên nhân tai tiếng là do ta bèn bắt ta đi sáng tỏ lời đồn đại, bằng không sẽ tống ta ra quan phủ. Ta sợ suýt tiểu ra quần, lập tức chạy đến tiệm thuốc của Trương Khải, tìm hắn tính sổ.

"Tào cô nương, ngưỡng mộ đã lâu." Trương lang trung thấy ta thì vui ra mặt, nho nhã chắp tay.

Ta bị chủ quán dọa đến sợ vỡ mật, quay sang đập bộp lên bàn hắn: "Ngưỡng mộ đã lâu cái gì, ai cho ngươi nhận khách của ta!"

Ai ngờ Trương Khải luôn bình tĩnh, lúc này trên mặt lại phiếm hồng, thấp giọng đáp: "Không biết Tào cô nương lại làm nghề này, nhưng mà ta quả thật không có sở thích như vậy.."

(nghề gì mà giật khách nhau ý  )

Ta ngẩn ngơ, hiểu được ý tứ của hắn, hai má cũng phát nhiệt, thẹn quá hóa giận nói: "Ta không phải nói ý đấy!". Rồi lại thần tốc giải thích về nguyên nhân lời đồn đại kia.

Trương khải nghe xong câm lặng hồi lâu, chỉ cầm cuốn Thần Nông kinh lại, cẩn thận nói: "Thì ra là vậy. Kẻ hèn có một kế, không biết cô nương có muốn thử không." Hắn thấp giọng nói bên tai ta mấy câu, ta quay phắt sang khuôn mặt trắng trẻo non mềm của hắn, hung hăng thưởng cho một bàn tay năm ngón.

Có điều, không quá ba ngày, ta lại phải quay lại tìm hắn, cắn răng nghiến lợi nói: "Ta nói trước nhé, cửa hôn sự này chỉ để sáng tỏ tin đồn, ta và ngươi không có nửa điểm dính dáng. Thành thân xong ngươi không được vào phòng ta ngủ qua đêm."

Trương khải mỉm cười, rồi lại cúi người chắp tay với ta: "Vâng thưa phu nhân."

Cứ như vậy, chuyện đại sự cả đời ta đã được định, chủ quán cũng nhân đấy mà truyền tin, nói ta là trù sư của Cửu Tiêu, còn dân chúng trong thành cứ nhìn ta và Trương Khải là phu thê thì khắc biết lý do tại sao hắn chữa bệnh. Rất nhiều kẻ để làm quen bắt bớ với Trương Khải còn cố ý đến Cửu Tiêu dùng bữa. Về lâu về dài, tay nghề của ta càng tăng cao, từng bước lên làm bếp trưởng của tiệm. Hai món tủ "thịt nai tươi ngâm rượu Ngôn Mai" và "Gà rừng nấu dưa" được khen không dứt miệng.

Trương Khải rất giữ chữ tín, không đến gần phòng ngủ của ta nửa bước, nhưng ngày lễ tết sẽ cùng ta dùng cơm, bàn chút chuyện việc nhà. Giao thừa thứ tư kể từ khi chúng ta thành thân, hắn uống nhiều hơn mấy chén, men say xông não nhìn ta không nói lời nào. Ta bị hắn nhìn có chút không tự nhiên, đành kiếm chuyện nói, đều là ta chiếm hết chỗ tốt, huynh không thấy thua thiệt sao?

Trương Khải mỉm cười lắc đầu, vẫn chẳng đáp lại.

Lại gợi chuyện: "Tháng trước có người nói quen ta tìm huynh phải không? Hình như bây giờ người ta kết hôn rồi đấy."

Ta gắp một đũa rau mình làm bỏ vào bát hắn, lại tiếp tục như không có gì nói: "Hồi xưa vì sao huynh lại lấy ta nhỉ?"

"Phu nhân không hiểu, nuôi binh nghìn ngày, dụng binh một giờ sao?"

"Ta không có một bụng kiến thức như huynh, huynh cứ nói thẳng đi."

Trương Khải nén xuống tiếng ợ rượu, đứng dậy tiến lại ngồi xuống bên người ta, nắm trọn tay ta, ở bên tai nhẹ nhàng phả nhiệt: "Ta, ngưỡng mộ phu nhân đã lâu.." Còn chưa kịp hỏi lại hắn đã dựa trên vai ta ngủ như chết.

Hôm sau, hiển nhiên hắn nhớ rõ những lời say rượu ấy, mặt đỏ bừng nhìn ta liên tục xin lỗi. Ta trừng mắt nhìn hắn, bóp mặt hắn mấy phát, chuẩn bộ dáng sư tử hà đông giá thế. Hắn trợn mắt nhìn, bỗng dưng ôm ghì ta vào lòng.

Từ đó về sau, vẫn như cũ ta làm đại trù sư danh tiếng, y thuật của hắn cũng tiếng lành đồn xa. Nhưng khác như cũ là, hai chúng ta từ một đôi phu thê giả biến thành uyên ương hàng thật giá thật.

Có điều ngày vui chẳng tày gang, trời muốn diệt ta. Hỉ thọ của phụ thân Vương đại nhân ở Lạc Dương đặc biệt mời ta đến chuẩn bị tiệc. Ta bưng cao hoa quế ra ngoài trù phòng lại đạp trúng rượu đổ dưới đất, té lộn nhào, đụng đầu vào bình rượu trên kệ. Bình rượu loạng choạng rơi xuống đập trúng gáy ta, ta ngã nhào xuống đất, trợn mắt lộn chân, từ trần luôn.

Khi tỉnh lại, thứ đầu tiên nghe thấy là tiếng hai người cãi vã: "Diêm La gia, chuyện này ngài kiểu gì cũng phải cho công tử chúng ta một lời giải thích hợp lý."

"Lần này thực sự là ngoài ý muốn, ngoài ý muốn. Hai hôm trước phu nhân ta ăn nhãn bên bàn rớt hai giọt vào sổ sinh tử, mực loang ra làm chữ "thất" nhòe thành "nhập" nên mới bị sự cố.."

( "Thất" ở đây là số 7, còn "Nhập" là nhập liệm)

"Năm mươi năm thọ cứ thế đi tong, sao ngài lại làm ăn thất trách thế chứ!"

"Ấy ấy, đời này thọ mệnh của Tào Ngôn Mai hơi bị ngắn, lần sau đảm bảo sẽ để nàng ấy sống thọ trăm tuổi. Để nàng đỡ phải chờ lâu, chúng ta cũng sửa lại mệnh của Trương Khải luôn đây."

"Không ổn chút nào, hồn này nhất định phải hoàn lại, nếu không là hỏng to."

"Đã sửa lại rồi, để hắn ba năm nữa xuống chung mộ với bạn già."

"Ba năm cũng quá lâu rồi!"

"Ba năm là ngắn lắm rồi đấy, ta là Diêm La vương cũng không dám đoạt mệnh người như chơi đâu. Tiểu tổ tông Ý Sinh xin thương xót, đừng náo loạn nữa.."

Dù não có làm bằng bã đậu cũng nghe hiểu bọn họ đang nói đến chuyện gì về ta. Có điều ta như bị quỷ đè, mãi đến khi bị người ta khiêng đến một gian phòng, hầu hạ ngồi dậy thu xếp xong, lại bị đem về Diêm Vương điện. Đồng tử vừa nãy cùng lão nói chuyện tựa như cái bóng sớm biến mất. Không hiểu sao, Diêm La vương có vài phần kiêng nể ta, hỏi han ân cần so với cha ruột còn thân thiết hơn. Hàn huyên với lão một hồi, lão bèn sai người an bài ta vào ở một nơi trong U đô, Đình Vân các, đợi phu quân xuống đây cùng nhau chuyển thế.

Nơi Đình Vân các này rất lớn, nhưng chỉ có mình ta ở vì vậy có chút trống trải. Ta mới xuống âm gian, dù biết bản thân mình chết oan nhưng cũng không dám có bao nhiêu lời oán hận. Ban đầu ta rất sợ hình dạng của bọn quỷ, đặc biệt là mấy bọn thấy có người đi đến thì đem đàu bứt ra, ta mất gần bảy tám ngày mới dám ra khỏi nhà. Sau lại đánh bạo đi sang tửu quán bên kia đường, tán gẫu cùng tiểu nhị qua ngày, quen dần hoàn cảnh, phát hiện ra quỷ ngoài trừ âm khí u ám, chẳng khác gì người thường cả, thất tình lục dục, cảm xuân hoài thu, chưa từng bỏ quên lãng.

Đồng thời ta cũng nghe được không ít bát quái. Tỷ như Hắc Bạch Vô Thường đã chết mất Bạch, từ đó về sau Hắc Vô Thường chỉ đi câu hồn một mình đơn độc, vậy nên mang theo con tiểu hồ ly làm trò tiêu khiển; tỷ như con tiểu hồ ly của Hắc Vô Thường có chín cái đuôi, nguyên thân là một công tử bột ở yêu giới; lại tỷ như Phong Đô đại đế gần đây quyết định đặc cách hoàn lại hồn Bạch Vô Thường, chủ ý là từ tên quỷ họa bì đáng sợ nhất quỷ giới; tỷ như trong Ngũ phương Quỷ đế, Đông Phương quỷ đế tiền nhiệm là một con ma bài bạc, vơ vét của Diêm La vương một khoản bạc lớn nên Diêm La vương đành nhịn lão ba phần, dạo này lại lỡ tay làm chết mất khuê nữ bảo bối kiếp trước nhà lão nên bây giờ đang cuống cuồng lên thu xếp cho nàng nọ; tỷ như bên bờ Vong xuyên có một hồng y quỷ yêu một nữ tử, vì để nàng sớm chuyển kiếp đầu thai mà cố ý hãm hại đệ đệ nàng.. Tóm lại, ân ân oán oán cõi âm gian, đều cùng ta chẳng có quan hệ, chuyện bái quái vỉa hè, ta nghe tai trái ra tai phải, hai ngày sau đã quên tiệt.

Ta lại làm trù sư ở tiệm ăn trong U đô, ở Đình Vân các này hai năm, nhàn nhã thong dong chờ phu quân xuống. Trong thời gian này, ta từng hoàn hồn, vào rằm tháng bảy, lần theo ánh hà đăng mông lung đến nhìn khuôn mặt khóc đỏ của Trương Khải khi hắn hóa vàng mã, dùng cánh tay trong suốt ôm lấy hắn, ở bên cạnh hắn khi ốm bệnh, cũng từng phiêu đãng ở dương gian như cô hồn không chốn về... Cái gọi là ngàn vàng dễ kiếm, tri kỷ khó cầu, trong ba năm này, ta chưa từng kết bằng hữu, cũng chưa từng gặp một người quen thân ở cõi âm. Chỉ mong họ đều được đầu thai vào kiếp tốt, đừng bị đày xuống mười tám tầng địa ngục khổ sai.

Tiết Trùng Dương cuối thu năm thứ ba, cúc vàng như mưa, cỏ rêu xanh rợp, sướng sớm nhuộm đỏ lá phong cả thành. Những lão nhân ở U đô đã thu xếp gắm gói đi đến Vọng Hương đài. Ta cũng muốn lên dương gian, ghé xem cha mẹ chồng, nên theo chân toán quỷ rời khỏi thành.

Lá phong bay rợp phố xá, ta nhìn thấy xa xa một bóng người áo đỏ, mắt nhìn liền không thể dời đi được nữa. Ở chốn âm gian này đã quá hai năm, ta đã nhìn thấu nhiều điều: Quỷ có bóng lưng càng đẹp, nhìn sang chính diện càng dọa người. Nhưng công tử kia dáng người thanh thanh, tóc dài quá thắt lưng, búi tóc đen sau đầu, quạt trắng trong tay áo như ẩn như hiện, một thân hồng bào chói mắt.. Ta không tự chủ được bước theo hắn hai con phố.

Đến khi ta rốt cuộc ý thức được mình làm chuyện điên rồ, dưới chân lại đá phải một cuộn tranh. Trước mặt không thấy ai khác, thứ này chắc chắn là của hồng y công tử bỏ quên. Ta cúi người nhặt lên, mở ra nhìn. Trên đó là một nàng tiên dao trì, dáng người nàng yểu điệu, cười mắt trong veo, khẽ dựa bên lề tranh, phía dưới viết hai hàng thơ: "Do ký bạch bình hà, quân diện đào hoa sắc. Mỹ nhân vọng bất kiến, phùng diện đồ nại hà." Chữ viết tiêu sái hoa lệ, kể cả ba chữ cuối: Thê Thanh Mị.

(Còn nhớ sen Bạch Bình, mặt quân ửng sắc hoa

Mỹ nhân sao chẳng tới, chờ đợi có uổng chăng?

"Nại hà" là "có sao?", ‘’phải làm sao’’?  nhưng cũng là tên của cầu Nại hà, nên câu cuối cũng có thể hiểu là ‘’Mỹ nhân chờ chẳng tới, đợi tại cầu Nại hà’’)

Ta cuộn bức tranh lại, vội chạy lên vỗ vai hồng y quỷ: "Vị công tử này, bức tranh của ngươi rơi."

Hắn xoay người, ánh mắt hơi kinh ngạc nhìn ta. Chúng ta đối mặt một lúc hắn mới cầm lại bức tranh, cười nói: "Đa tạ cô nương."

Hắn hướng ta nhàn nhạt mà lễ độ gật đầu rồi xoay người biến mất trong đám đông, giữa rừng phong đỏ và đèn đuốc rực thành.

Ba năm kỳ đã hết, như lời Diêm La vương, Trương Khải cũng vừa đụng đầu vào bàn chết cứng. Ta vừa vui mừng vừa phiền não, ở nhà đứng ngồi không yên chờ hắn tới. Đến đêm sấm chớp uỳnh uỳnh, mưa to như thác lũ, ngồi trong nhà nhìn bóng quỷ đi tới đi lui ngoài cửa sổ, ta đã làm một con quỷ chết ba năm, thế mà vẫn bị tiếng đập cửa thình lình làm sợ chết ngất. Đến lúc tỉnh tỉnh ta mới run răng cầm cập chạy đi mở cửa, ai ngờ đứng trước hiên cửa lại là một thư đồng ba mắt: "Tào cô nương, cầu xin cô đến thăm công tử của chúng ta."

Ta nghe hắn nói như vậy, lơ mơ: "Hả?"

Hiền quá bị hiếp đáp, đúng là chỉ ta. Công tử nhà hắn là ai, quỷ nào, ta căn bản không biết thế mà ta vẫn cùng hắn đến nhà đi thăm chủ tử. Công tử nọ họ Hoa, ở bên ven sông Vong xuyên, một gian phòng giữa rừng trúc so với Đình Vân các của ta còn quạnh quẽ hơn, thậm chí còn có chút cảm khái người đi trà lạnh.

Nhưng không ngờ công tử trong lời của thư đồng này lại là người ta đụng phải tiết Trùng Dương.

Trong phòng không thắp đèn nhưng mơ hồ thấy trên bàn đặt bút, trên tường cũng treo rất nhiều tranh vẽ tiên nữ. Hắn tựa bên góc tường, tóc dài xõa trên hồng bào đỏ thắm, mười mấy bình rượu hỗn loạn đầy đất. Thấy ra đến, hắn ngẩng đầu liếc qua rồi lại ngửa cằm hớp một ngụm rượu.

Thư đồng đỏ hằn mắt bước đến đoạt rượu trong tay hắn: "Công tử, người đừng như vậy nữa."

"Tiên quỷ mệnh dài nhưng vẫn có kiếp hạn.." Ánh mắt Hoa công tử đen hoắm như nước hồ sâu, "Mị Mị, ta sợ ta không đợi được nàng."

Ta ngờ ngợ nhìn sang thư đồng: "Muội muội?"

(Muội Muội, Mị Mị đều đọc là Mei Mei. Thậm chí cả Mỹ, Mệ và Mai cũng đọc là Mei. Giờ thì mọi người rõ chưa nào ).)

"Đó chính là cô.." Thư đồng nói được một nửa, đột ngột dừng lại, khó chịu đáp: "Đó là thê tử trước của công tử, từ sau khi nàng ta đi, công tử vẫn luôn ở đây đợi nàng trở về, nhưng nàng ta chưa từng trở lại!"

Hoa công tử nói: "Ý Sinh, ngươi đi ra ngoài!"

"Nhưng công tử..!"

"Đi ra!"

Ý Sinh nhìn chúng ra lần cuối, không cam lòng rời đi. Vì vậy trong phòng chỉ còn lại ta và Hoa công tử. Ta nhìn hắn vô lực uống từng ngụm rượu, lại chăng biết phải làm sao để khuyên nhủ. Ý Sinh đúng là kỳ lạ, công tử nhà hắn vì tình khổ sở, đem ta đến đây được ích gì sao.

Rốt cuộc, cánh tay hắn buông dưới đất khẽ dịch về phía ta, nhưng lại rất nhanh thu lại, nắm chặt thành quyền: "Ta đã chán nản nhìn bóng lưng của nàng mãi."

Có lẽ hắn nhận nhầm ngươi, ta cũng chỉ đứng yên tại chỗ bất động.

Hắn oán hận nói: "Tại sao nàng có thể nói quên là quên, nàng biết không, ta không thể đợi nàng thật lâu được."

"Hoa công tử.." An ủi đúng là chuyện phiền toái nhất trên thế giới này, ta nghĩ ngợi hồi lâu mới nói ra một câu như quất chết bản thân, "Nén bi thương, chuyện rồi sẽ.."

Hắn hệt như không nghe rõ lời a nói, che miệng ho khan: "Kỳ thực, từ lâu ta đã buông tha, nhưng, khụ khụ, khụ khụ... vẫn là biết sẽ hối hận. Lúc đó nàng nói sẽ cùng ta xuống địa ngục Vô Gian, nàng biết, ta không muốn thả nàng đi."

Hoa Tử Tiêu muốn mở nắp bình rượu nhưng đã say đến mức không còn khí lực. Hắn buông tha động tác, ôm bình rượu vào ngực, ngẩng đầu nhìn tranh tiên nữ treo khắp tường, ánh mắt một lát lại đảo đi đảo lại, cuối cùng dừng lại trên mặt ta, rồi lại dời đi.

Khó hiểu là, say đến không biết trời đất như vậy nhưng ánh mắt hắn nhìn ta có một loại ôn nhu làm con người tan chảy: "Thế nhưng ta không hối hận. Nếu nàng ở lại nơi này với ta, nếu một ngày ta đi rồi, nàng phải làm sao.. mâu thuẫn, quá mâu thuẫn."

Hắn nghiêng người dựa bên song cửa, ánh đèn mờ chiếu trên mặt hắn tái nhợt. Hắn không nói thêm lời nào nữa, chỉ trầm mặc nhìn ta, dùng một loại ánh mắt ta không nhìn thấu, nhưng sâu trong đó hàm chứa hết thảy: "Mà thôi. Cứ như vậy cũng tốt. Cứ như vậy, cũng đã rất tốt.."

Không hiểu sao, giờ phút này, ta muốn liều lĩnh bước đến ôm chặt lấy hắn. Chỉ là nghĩ đến Trương Khai ngày mai sẽ đến đây, ta còn là phu nhân của chàng, không thể làm ra chuyện phản bội.

Hoa Tử Tiêu không cau mày cũng không rơi lệ, hốc mắt hắn thậm chí không ướt át. Nhưng, mắt đối mắt với hắn chẳng mấy lâu, trên mặt ta đã tuôn đầy nhiệt lệ.  Không thể khống chế, từng giọt nước mắt nối tiếp nhau lăn dài.

Nhìn ta khóc, vành mắt Hoa Tử Tiêu hằn đỏ, rồi lại nhắm mắt, lặng lẽ chảy xuống: "Nàng đi đi."

"Hoa công tử..?"

"Xin lỗi, ta uống say, nhận lầm người."

Từ chỗ hắn rời đi, Ý Sinh đưa ta đến đầu thuyền, cúi đầu nói: "Công tử chúng ta trước nay nói chuyện rất có chừng mực, đêm nay  ngài ấy say như vậy đại khái là lần đầu tiên và duy nhất ngài ấy nói ra những lời trong lòng."

"Thứ cho ta mạo muội, thê tử của Hoa công tử xảy ra chuyện gì sao?"

Hắn không trả lời, chỉ dặn nhà đò đưa ta về cổng chính thành U đô.

Ta ngồi ở mui thuyền, nhìn mặt sông sóng nước lăn tăn, nghe thấy tiếng hát u oán của nữ quỷ họa bì ở ven sông: "Nghiền cánh hồng hoa nát vụn, thắp ngọn đèn cạn khô, vẽ lên tấm da bạc màu, tô lại bóng dáng khi xưa... Cớ sao chốn này tịch mịch, tháng tháng năm năm, thoáng chớp mắt, đã qua cả kiếp người.."

Màn đem phủ kín Vong quyên. Sương đêm tựa thủy, mây khói như đông băng.

Ngày sau, cuối cùng phu quân cũng xuống cõi âm với ta. Ở cầu nại chờ ba năm, đúng là sống một ngày tựa ba thu, ta thấy Trương Khải, câu đầu tiên nói ra là: "Ta ở đây chờ chàng hơn ngàn năm, chàng phải báo đáp ta tử tế đấy." Làm hắn mù mờ chả hiểu gì.

Tục ngữ nói tiểu biệt thắng tân hôn, chúng ta ở Đình Vân các dính như keo sơn mấy ngày rồi theo ý Diêm La vương lại đi đầu thai làm phu thê. Trên đường tới cầu Nại hà, ta chỉ chăm chăm nói với Trương Khải, không phạm phải lỗi nào mới được đầu vào thai tốt thế, chúng ta đúng là mèo mù vớ được cá rán, vận quá may. Trương Khải đáp, chúng ta như vậy là trời cao có mắt, chết rồi vẫn được có nhau. Nói chuyện một hồi, bất tri bất giác đã ra khỏi U đô, đến bên cầu Nại hà.

Trước khi bước lên cầu, ta nhưng lại nhìn thấy Hoa công tử. Hôm nay hắn lại đổi một thân bạch y tuấn nhã, ta suýt thì không nhận ra. Trương Khải cũng thích mặc bạch y, nhưng khí chất với Hoa công tử hoàn toàn bất đồng. Trương Khải luôn có một loại phong phạm của công tử phiêu dật, mỗi cái cười, cái nhăn mày đều tuấn tú mị người, Còn Hoa công tử rõ ràng là quỷ, mặc bạch y, nháy mắt làm ta nghĩ đến tiên nhân trên cửu trọng thiên. Ta lắc lắc đầu, lên tiếng chào hắn: "Hoa công tử."

Hoa công tử mỉm cười gật đầu, nhìn qua ưu nhã vô cùng, so với kẻ chật vật nốc rượu mấy hôm trước hoàn toàn là một người khác: "Tại hạ mạo muội, chỉ đành ở đây tiễn cô nương thượng lộ. Lên đường bình an."

"Không có gì, huynh đa lễ quá.."

Ta còn chưa khách sáo xong Trương Khải đã cảnh giác, liếc qua Hoa công tử, kéo ta sang bên người. Động tác này không tránh khỏi ánh mắt của Hoa công tử, làm ta có chút xấu hổ. May mà Hoa công tử cũng không để ý, chỉ cầm quạt gấp lại, đặt trong tay mà hướng ta chắp: "Tào cô nương, sau này còn gặp lại."

"Sau này gặp lại."

Ta cùng Trương Khải lên cầu Nại hà, sắp lúc đối diện, ta quay đầu nhìn thoáng qua Hoa công tử. Lúc này mới nhận ra, hắn vừa gọi ta là "Tào cô nương", tại sao hắn lại biết họ ta? Ngay cả tên ta cũng không để hắn biết. Chỉ là nếu lúc này quay lại hỏi, quá đường đột, ta chỉ nhìn hắn lễ phép nở miệng cười. Hắn hướng ta chắp tay, cười nhàn nhạt, không nhiều lời.

Đi mấy bước, lại ngoái lại, hắn không một động tĩnh, chỉ đứng tại chỗ nhìn chúng ta rời đi. Không biết đúng hay không nhưng ảo giác của ta, luôn cảm thấy một màn này quá quen thuộc, như đã từng xem thấy.

Đi qua cầu Nại hà, đến phía trước đá Tam Sinh, thứ ta nhìn thấy là mối duyên qua nhiều kiếp trước của mình và Trương Khải. Mấy đời làm phu thê, quả nhiên so với phu thê bình thường ràng buộc càng sâu.

Ta nhận canh Mạnh Bà, nhìn Trương Khải, cầm canh uống một hơi cạn sạch, tiến nhập luân hồi.

*** *** ***

Ta tên Giang Tuyết Mị, khi còn trẻ là nhạc sư trong cung đình, gảy đàn tranh, người ta vẫn gọi là thanh diệu nhập thần. Bởi lớn lên cũng không quá đẹp mắt nên Hoàng Thượng tuyển cung phi chẳng đến lượt ta. Mười chín tuổi ta gả cho tiến sĩ bảng vàng Nguyên Vĩnh, theo hắn thăng quan phát tài, cùng nhau chung sống, một đời trường nhạc.

Từ nhỏ ta đã được nói là tướng có phúc, không nghĩ đến lúc xuống âm tài địa phủ, một tên tiểu phán quan lại nhìn mệnh nhỏ của ta thế mà nói: "Dê ăn cỏ mèo ăn chuột, bà đúng là có phúc ba đời, mấy quỷ khác có tu trăm năm cũng chẳng được, hồn Vô Thường gia tự tay bắt không có nhiều đâu. Phải biết là bà là người đầu tiên Phạm đại gia tự tay bắt về kể từ khi Tạ đại gia hoàn hồn đấy."

Phạm đại gia mà hắn nói, đại khái chắc là Hắc Vô Thường phía trước. Hắn mặc một thân hắc y, đầu đội mũ cao màu đen, tay cầm xiềng sắt, ôm trong lòng con tiểu hồ ly rời khỏi thuyền. Người nam tử đứng bên bờ, đầu đội mũ cao màu trắng, cầm trong tay một cây đại tang mới bóng, nhìn qua như bào thai song sinh phản sắc của Hắc Vô Thường, nhưng mi mục không mang vẻ sắc bén như Hắc Vô Thường. Mắt hắn dài hẹp, nhìn loáng qua chỗ ta, cười mà như không: "Thượng thư phu nhân rời thuyền nhớ phải cẩn thận, đừng run chân."

"Có phải các ngươi là âm soái địa phủ Hắc Bạch Vô Thường không?" Ta cười hiền hòa, "Khí khái bừng bừng, đúng là tướng tốt."

Hắc Vô Thường chẳng phản ứng, khóe miệng Bạch Vô Thường lại nảy nảy.

Sống đến cái tuổi này, nhiều điều đã thấy đến nhạt, không cần người dẫn, ta khoát tay sau lưng chầm chậm tiến về phía trước, bước vào Quỷ Môn quan, Diêm La điện, vừa báo tên với Diêm Vương gia đã tức tốc bị an bài chuyển thế. Mệnh người tốt quả nhiên ở âm gian cũng tốt, mọi chuyện dễ như trở bàn tay, đầu thai cũng nhanh như gió.

Đến con đường trước cầu Nại hà, ta vẫn còn lải nhải bên tai Hắc Bạch Vô Thường: "Đáng tiếc lão đầu tử nhà ta đã chết ba năm, giờ nghĩ chắc cũng đã sớm đầu thai rồi, nếu không để hắn hàn huyên với các ngươi, các ngươi sẽ quý hắn lắm cho xem. Phải biết là hắn lúc còn trẻ thế mà cũng là tiến sĩ đấy, vẽ tranh làm thơ cũng biết ít nhiều, xuất khẩu thành thơ, uyên bác nhiều tài lẻ, rất được lòng người, mấy tiểu tử tầm tuổi các ngươi đều thích quấn lấy hắn, đòi hắn đọc thơ.."

Đại khái ta lảm nhảm quá, Hắc Vô Thường ngắt lời: "Thượng thư phu nhân, Thượng thư đại nhân cũng chưa đầu thai đâu."

"Thật sao? Lão thân đến tuổi này rồi, các ngươi không được gạt đâu nhé."

"Bà xem, đó không phải Nguyên Thượng thư sao."

Ta nhìn theo hướng hắn chỉ, quả nhiên thấy Nguyên Vĩnh đang yên lặng đợi bên chân cầu. Ta nhất lời lệ già nóng mặt, chống gậy bước tới: "Bạn già, bạn già, ông ông, ông nói xem sao đến giờ ông vẫn chưa đi đây."

"Người nào chín mươi bảy tuổi mới chịu chết, chờ ở dưới cầu Nại hà này ba năm." Bạch Vô Thường nhìn ta cười nhàn nhạt, "Sau khi Nguyên Thượng thư chết vẫn luôn ở đây đợi bà đấy."

Nguyên Vĩnh nhìn ta, mắt đục mờ ánh tia nước. Hắn vẫy tay với ta: "Phu nhân, lại đây."

Bước chân ta đảo nhanh, đi đến cầm tay hắn: "Chúng ta lại còn có thể cùng nhau đầu thai.."

Một màn hỏi han ân cần, Hắc Bạch Vô Thường nói thời gian không đợi người, chúng ta phải nhanh lên cầu đầu thai, còn nói kỳ hạn tam thế phu thê lúc trước của chúng ta đã hết, duyên cũng cạn, nhưng ở cõi âm có người ra tay giúp, thế nên kiếp sau chúng ta vẫn làm vợ chồng, còn là bạch đầu giai lão. Chúng ta với người đã ra tay giúp này rất cảm kích, cũng muốn hỏi danh tánh nhưng vô luận ra sao Hắc Vô Thường cũng không chịu nói tên.

"Cái này gọi là kẻ ngu ngơ có phúc của kẻ ngu ngơ." Bạch Vô Thường khươ khươ cây đại tang, "Mau lên cầu đi, trễ hơn là không kịp đâu. Bà và người kia nếu hữu duyên sẽ gặp lại, vô duyên thì cũng coi như người dưng, qua vài đời, có chăng sẽ được bèo nước gặp nhau."

Ta còn chưa kịp nhiều lời đã bị đưa lên cầu Nại hà, mơ mơ màng màng uống canh. Gần đến cuối cầu, ta vẫn luôn cảm thấy thiếu một thứ gì đó, nhưng nghĩ sao cũng không ra, thế nên ngoảnh đàu lại, nhìn liếc qua dòng Vong xuyên chảy xiết. Trong màn mưa phớt hai rặng hoa đỏ nối nhau, nước xanh cát trong, nhưng giữa ngàn hoa dặm cỏ, chỉ có lác đác u hồn phiêu đãng, chỉ vậy mà thôi.

Rốt cuộc chúng ta đến trước đá Tam Sinh.

Rốt cuộc ta nhớ lại tất cả.

Kiếp trước mà ta chưa từng thấy xuyên xuyết trăm ngàn năm qua vô số lần bước ngang nơi này. Ký ức quan trọng nhất của ta xuyên suốt đơn độc hành tẩu trong cõi luân hồi này. Kể cả tiên ấn màu tím trên trán người kia giữa làn sương mù khói trắng, hoa đào như giấu ý cười. Kể cả mỗi một lần đứng tại luân hồi, hắn ở dưới cầu nhìn bóng ta rời đi. Cả trận tuyết lớn trên tiên giới ngàn năm trước ấy, hắn bước lên hoàng tuyền lộ, nhẹ giọng nói câu kia.

"Tử Tiêu.." Ta khẽ thì thào, "Không được, tại sao ta lại ở chỗ này? Ta phải về gặp Tử Tiêu."

Nhưng xoay người, ta chỉ thấy cầu Nại hà dài đằng đẵng, cùng quỷ hồn vô định phiêu bạt nơi u minh giới. Dưới cầu không có Tử Tiêu, chỉ có Hắc Bạch Vô Thường, nét mặt tiếc nuối nhìn chúng ta.

Ta cầm gậy chống, bước thật lớn muốn quay lại, không nhìn Nguyên Vĩnh đang gọi tên ta phía sau. Bạch Vô Thường thoáng giật mình nhìn ta, nhưng Hắc Vô Thường đã nhanh tay phái quỷ sai cản ta lại, kéo ta quay về.

"Các ngươi không thể đối xử với ta như thế!" Dù sao ta cũng là một lão nhân tuổi lớn, không thể phản kháng lại, chỉ có thể gào bằng thanh âm khô kiệt, "Nếu không gặp lại chàng, ta vĩnh sinh vĩnh thế cũng không thể nhìn lại chàng lần nữa. Cầu xin các người, để ta trở lại, để ta được nhìn thấy chàng lần cuối! Tử Tiêu, Tử Tiêu! Chàng nghe thấy ta không!"

Những quỷ hồn nghe tiếng nhìn sang, nhưng nhìn thấy người gào thét là một lão bà, lại tiếp tục thờ ơ quay đi.

"Phu nhân, bà sao vậy, không khỏe sao?"

Ta bị quỷ sai chộp lấy tay, kéo tới phía cuối đường, Nguyên Vĩnh một đường đuổi theo, nhưng bọn hắn vẫn đụng đến ta trước, lôi ta đẩy vào luân hồi.

Theo dòng luân hồi chảy trôi, mọi ký ức lại xóa nhòa khỏi tâm trí, thân thể hóa nhẹ như tờ giấy. Ta tự nhủ không được quên không được quên, ngàn vạn lần không được quên. Nhưng đến trước khi mất hết ý thức, cũng chỉ nhớ được một câu cuối cùng của người kia đứng trên hoàng tuyền lộ 

___Thiên cổ tương tùy, vĩnh bất tương vong

Mặc cho năm tháng, vĩnh viễn không quên.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui