Năm Mùa Yêu Thương

Những chiếc răng sữa

Những chiếc răng sữa đầu tiên của con mọc là sự kiện trọng đại của cả nhà, đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của con. Từ một đứa bé bỏng, con trở nên giống người lớn hơn khi có răng. Ban đầu là nụ cười thấp thoáng những mầm trắng trắng nhỏ xíu, chẳng mấy chốc hàm răng sữa đã mọc lên đầy đủ. Thời gian trôi thật nhanh khi bố mẹ nhận ra con sắp bước vào lớp Một.

Một ngày, con thủ thỉ: “Mẹ ơi, con uống sữa rất nhiều mà sao có một cái răng của con nó không đứng thẳng được?”. Giật mình, mẹ kiểm tra, thì ra có chiếc răng cửa đang lung lay, ngay cạnh đó đã lấp ló mầm răng mới. Thế này mà không nhổ nhanh thì hàm răng trưởng thành của con sẽ không đẹp mất rồi.

Khi té ngã, cơn đau đến bất chợt, dù rất đau nhưng sẽ qua nhanh. Riêng chiếc răng lung lay sao khó bảo thế, nó làm con đau đau, tức tức, ăn uống đến là bực bội. Dùng lưỡi đá đá chiếc răng cho lung lay, thỉnh thoảng còn chơi trò tiêu khiển nhờ mẹ buộc sợi chỉ vào để giật giật, vừa giật răng vừa học bài.

Bố hỏi có đi nha sỹ nhổ cho nhanh không? Con gái chần chừ, “Con muốn mẹ nhổ giúp!”. Một buổi tối, sau bữa cơm và trước khi dọn món tráng miệng là kem, con gối đầu lên đùi mẹ nghe kể câu chuyện về hai chiếc răng bị lạc.

“Có hai anh em nhà răng sữa kia nằm trong hũ đựng răng của bé tên là Răng Anh và Răng Em. Một hôm hai anh em được mẹ nhờ đi chợ. Răng Em cùng lớn bằng Răng Anh, nhưng vì Răng Anh mọc trước nên dược gọi là anh. Vì vậy, Răng Em lúc nào cũng không muốn nghe lời anh cảa mình. Mua giúp mẹ hai bình sữa, hai anh em cảm ơn bác bán hàng rồi ra về. Trên đường mặc dù anh dặn cần đi trên vỉa hè, sát vào lề bên phải và nhất là phải đi sát cạnh anh nhưng Răng Em chẳng nghe. Đến con đường phải rẽ trái, vì mải mê nhìn ngó xung quanh, Răng Em cứ đi thẳng. Khi Răng Anh quay lại thì chẳng thấy em mình đâu nữa. Răng Anh với hai bình sữa trên tay tất tả đi tìm em. Gặp ai, Răng Anh cũng hỏi: “Bác có thấy em của cháu không? Răng Em cao bằng cháu, cũng trắng và không có vết sâu nào. Em bị lạc, bác có nhìn thấy không?”. Mãi rồi hai anh em cũng tìm thấy nhau. Răng Em hối hận lắm vì đã làm anh lo lắng. Thế rồi hai anh em trở về nhà của chúng là chiếc hũ đựng răng sữa trên giá sách, ở đó bố mẹ đang chờ.”

Con còn đang mải nghe, mẹ cầm chỉ giật thử. Chỉ thì đi nhưng răng còn ở lại. Thì ra mẹ sợ con đau nên buộc nhẹ nhàng, lỏng quá dễ tuột. Con cười bảo: “Không cảm thấy gì mẹ ạ!”. Lần thứ hai buộc chắc chắn hơn, sau khi buộc chỉ xong mẹ nói: “Hai chị em khi đi mua sữa thì nhớ phải dắt tay nhau nhé, kẻo lạc!”. Cái miệng đang phải há, chẳng trả lời được nên chỉ gật gật. Mẹ giật lần thứ hai, lần này mạnh hơn, và kết quả là chiếc răng đã được nhổ thành công!

Con nhìn chiếc răng của mình lạ lẫm rồi cũng mang theo vào phòng tắm súc miệng và dùng bàn chải làm sạch chiếc răng sữa để bỏ vào chiếc hũ đã được mẹ chuẩn bị từ lâu.

Thế rồi từ từ chiếc răng thứ hai, thứ ba, thứ tư cũng được thay. Mỗi một chiếc răng rụng là một câu chuyện nhỏ, chẳng lần nào giống lần nào. Tuy nhiên, sau cái lần đầu tiên ấy, con hiểu được nhổ răng không phải là điều gì ghê gớm. Hũ răng sữa dần đầy lên cũng là lúc đến lượt con lại kể ẹ nghe những câu chuyện về anh chị em nhà răng sữa.

Kem sô-cô-la mocha

Món kem dành cho những người đặc biệt yêu thích sô-cô-la và cà phê. Kem đậm đà vị sô-cô-la với một chút dư âm của cà phê, thoang thoảng hương quế là điểm nhấn khó có thể quên được đối với ai từng nếm thử loại kem này.

- 3 lòng đỏ trứng

- 1 khúc quế thanh

- 10

- 1/2 quà va ni hoặc 5 ml tinh chất va ni

- 130 g sô-cô-la thái vụn

- 20 g ca cao

- 5 g cà phê hòa tan

- 240 ml kem tươi

- 240 ml sữa tươi không đường

Cho 4 - 6 phần

1 Va ni xẻ dọc, cạo lấy hạt. Nấu nhỏ lửa hỗn hợp sữa, kem tươi, sô-cô-la, ca cao, cà phê, quế, va ni đến khi sôi lăn tăn. Tắt bếp, đậy nắp trong 20 phút. Đánh kỹ lòng đỏ trứng với đường, muối đến khi hỗn hợp có màu vàng nhạt.

2 Đun hỗn hợp sữa sôi trở lại, rây qua rây; vớt bỏ quế và vỏ va ni. Đổ từ từ vào hỗn hợp lòng đỏ trứng, vừa đổ vừa đánh bằng máy đánh trứng (cũng có thể dùng phới cầm tay).

3 Cho hỗn hợp trở lại xoong, đun lửa nhỏ, khuấy đều tay khoảng 2 phút cho đến khi hỗn hợp sánh dần. Nếu dùng nhiệt kế thì canh đến 85°C.

4 Đổ ra tô, làm nguội trong ngăn mát tủ lạnh vài giờ. Sau khi hỗn hợp lạnh, đổ vào máy làm kem, thao tác theo như hướng dẫn đi kèm cùng máy. Khi kem hoàn tất, đậy kín cho vào ngăn đá vài giờ cho đông cứng hẳn.

Bánh quy bơ hạnh nhân

Bánh quy bơ với hình thù ngộ nghĩnh sẽ là món quà thú vị với bất kỳ đứa trẻ nào. Bột hạnh nhân khiến bánh có vị “ngọt” và bùi. Các con cũng sẽ rất thích thú khi được cùng mẹ cán và cắt bột, rồi tò mò theo dõi bột dần chín trong lò, trở thành bánh nóng hổi thơm phức.

- 180 g bột mỳ đa dụng

- 70 g bột hạnh nhân

- 100 g bơ đã mề- 100 g đường

- 1 trứng

- 3 g bột nở

- Một chút va ni

- Một nhúm muối

Cho 24 - 30 chiếc bánh cỡ trung bình

1 Trộn bột mỳ, bột hạnh nhân, bột nở và muối. Đánh bông bơ với đường. Cho trứng và va ni, đánh tan đều.

2 Trộn hỗn hợp bột khô vào hỗn hợp bơ đường đến khi đồng nhất. Gói bột lại, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút. Nếu không sử dụng khuôn cắt thì có thể tạo hình bánh ngay mà không cần làm lạnh bột. Cho bột vào bao đã lắp đui và phun lên khay nướng.

3 Để làm bánh quy có hình khác nhau theo khuôn cắt: cán bột mỏng giữa hai lớp giấy nến, dùng khuôn cắt cắt bánh, đặt lên khay. Phần bột viền bánh tiếp tục cán và căt.

4 Làm nóng lò nhiệt độ 180C, Nướng bánh 10-12 phút tùy kích thước bánh. Lấy ra giá để nguội. Trữ trong lọ kín hoặc gói trong túi ni lông buộc kín.

Madeleine

Madeleine hay petite madeleine là một món bánh đặc sản của vùng Lorraine thuộc đông bắc nước Pháp với hình dáng đặc biệt không lẫn với những loại bánh khác. Những chiếc bánh maddeine truyền thống có thành phần nguyên liệu là bột của các loại hạt, thông thường là hạt hạnh nhân. Vị hạt trong bánh tạo nên vị “ngọt” rất lạ.

- 80 g bột mỳ đa dụng

- 50 g bột hạnh nhân

- 3 g bột nở

- Một nhúm muối

- 3 trứng

- 5 ml tinh chất va ni

- Vỏ 1 quả chanh vàng (tùy khẩu vị)

- 100 g bơ chảy, để nguội.

Cho 27 chiếc madeleine cỡ trung bình

1 Chống dính cho khuôn bằng cách quét bơ và rắc bột.

2 Dùng máy đánh trứng để đánh bông trứng và đường (xem cách đánh trứng trong bài Ga-tô kem).

3 Trộn đều bột mỳ, bột hạnh nhân, bột nở, muối. Rây mịn.

4 Làm nóng lò ở nhiệt độ 190°C.

5 Rắc từng phần bột vào hỗn hợp trứng đường, vừa rắc vừa trộn đều (xem cách trộn ga-tô cơ bản). Cho vỏ chanh vàng nạo nhuyễn và va ni.

6 Múc vài thìa bột đổ vào hỗn hợp bơ chảy, khuấy đều. Đổ hỗn hợp bơ vào hỗn hợp bột, trộn nhẹ tay. Xúc bột đổ vào từng khuôn, lưu ý không đổ hỗn hợp bột quá 2/3 khuôn.

7 Đưa khay bánh vào lò đã làm nóng, nướng khoảng 10 phút cho đến khi bánh chín vàng và nổi chóp nhọn. Lấy bánh khỏi khuôn, lật mặt bánh chờ nguội.

Khi dùng rắc đường bột hoặc nhúng sô-cô-la một góc bánh. Bảo quản trong hộp kín hoặc gói từng chiếc trong túi ni-lông.

Chiffon

Với những người thích ăn loại bánh xỗp, mềm mịn và rất nhẹ thì chiffon là lựa chọn tối ưu nhất. Sử dụng dầu ăn thay cho bơ, bánh mềm ngay cả khi bảo quản trong tủ lạnh. Mặt khác, vì không sử dụng bơ, vị bánh không được đậm dà, do vậy món bánh này thường được dùng kèm mứt, kem tươi hoặc sốt trái cây.

PHẦN HỖN HỢP LÒN TRẮNG

- 4 lòng trắng trứng (dùng trứng cỡ 55-60 g)

- 55g đường

- Một nhúm cream of tartar hoặc 5 ml nước cốt chanh

PHẦN HỖN HỢP LÒNG ĐỎ

- 4 lòng đỏ trứng

- 35 ml dầu ăn

- 55 g bột mỳ đa dụng

- 5 g bột ngô/ bột năng

- 10 g đường

- Một chút va ni

- 50 ml nước cam

- 5 g vỏ cam nạo sợi

Chiffon vị dừa: 50 ml nước cốt dừa + 15 g dừa sợi khô hoặc dừa tấm.

Chiffon vị trà xanh: 50 ml nước trà (bột) pha hơi đặc.

Chiffon vị chanh leo: 50 ml nước cốt chanh leo

Cho khuôn chiffon đường kính 20 cm

1 Trộn lẫn tất cả các nguyên liệu trong Phần hỗn hợp lòng đỏ, khuấy đều thành hỗn hợp sánh đặc, mịn.

2 Đánh bông lòng trắng trứng trong tô sạch, sau đó cho nước cốt chanh (hoặc cream of tartar) đánh tiếp khoảng 1 phút. Cho từ từ đường và đánh tiếp đến khi hỗn hợp bông cứng.

3 Đổ 1/3 hỗn hợp lòng đỏ vào hỗn hợp lòng trắng trứng. Dùng spatula trộn nhẹ tay (giống như làm ga-tô cơ bản). Khi trộn xong, hỗn hợp sẽ trở nên “dẻo” hơn. Đổ phần hỗn hợp lòng đỏ còn lại vào và trộn đều. Nếu sử dụng các loại quả khô thì nên cắt hạt tựu nhỏ, lăn qua một lớp bột mỳ bên ngoài và trộn vào hỗn hợp sau cùng.

4 Vặn lò 160°C đặt thời gian 50 phút (làm nóng 10 phút, nướng 40 phút cho khuôn chiffon đường kính 18 - 20 c

5 Đổ bột vào khuôn. Với tất cả các loại bánh chiffon và angel’s food, đều có thể bỏ qua công đoạn chống dính cho khuôn. Nướng 40 phút cho khuôn cỡ 18 - 20 cm, 20 phút cho khuôn cỡ 10 - 12 cm. Đối với khuôn không có cỡ (các hình dạng khác), nướng 40 phút.

6 Khi bánh chín, lấy ra khỏi lò và úp ngược lên cổ chai chờ nguội.

Khoảng 1 giờ sau (bánh và khuôn còn hơi ấm) là có thể dùng dao nhựa hoặc que tre mỏng lách một vòng quanh thành khuôn và lỗ tròn ở giữa tâm bánh, nhấc phần đáy bánh cho rời khỏi thành khuôn. Tiếp tục dùng dao/ que tre tách phần đáy bánh khỏi khuôn. Úp phần mặt bánh lên đĩa. Từ đây, đáy bánh chính là mặt bánh.

Bánh có thể dùng kèm với mứt hoặc kem tươi đánh bông. Bảo quản nơi thoáng mát hoặc bọc kín trữ trong ngăn mát tủ lạnh.

Đất nặn của mẹ

Vui chơi là công việc chính của trẻ nhỏ. Với những ông bố bà mẹ lúc nào cũng bận rộn thì việc các con chơi và bày bừa ra nhà gây khá nhiều căng thẳng. Nhưng với trẻ con thì ngồi lặng yên một chỗ đọc sách hay vẽ tranh không phải lúc nào cũng thú vị.

Trò chơi đất nặn với những em bé nhỏ giúp phát triển kỹ năng vận động cùng sự phối hợp tay và mắt. Với những đứa trẻ lớn hơn, những khối bột đủ màu góp phần tạo dựng sự sáng tạo và con mắt thẩm mỹ. Hơn thế nữa, chẳng có gì các con thích bằng việc được mẹ nấu ột hộp đất nặn để chơi. An toàn, sạch sẽ mà bố mẹ cùng chơi chung nữa thì thật tuyệt! Đất nặn của mẹ nấu từ bột mỳ và những nguyên liệu có sẵn trong bếp nên không độc hại, làm lại nhanh. Phấn pha màu các con sẽ tự làm dược.

Công thức này là công thức cơ bản, hầu hết các cô giáo dạy ở mẫu giáo, tiểu học cũng như các bà mẹ ở Mỹ đều biết và phổ biến cho nhau.

NGUYÊN LIỆU

- 270 g bột mỳ loại thật rẻ

- 30 g bột năng (không có sẵn bột năng thay bằng bột mỳ hoàn toàn, tổng số 300 g bột)

- 250 g muối tinh

- 500 ml nước

- 40 g cream of tartar

- 30-50 ml dầu ăn

CÁCH LÀM

1 Hòa tan tất cả các nguyên liệu trên. Cho lên bếp khuấy liên tục khoảng 3 phút, bột sẽ sánh đặc lại. Đổ ra mặt phẳng (khay nướng bánh, mặt bàn, v.v...), cùng có thể trái tấm ni-lông ra, đổ bột lên và nhồi cho kỹ.

2 Để nguội bớt, chia phần nhỏ và pha màu thực phẩm thành nhiều màu khác nhau. Cắt vào hộp kín nếu chưa dùng đến, chơi xong lại cất trong hộp kín.

3 Cách pha màu

Có thể dùng màu thực phẩm (màu nước hoặc màu bột), hoặc cũng có thể dùng màu tự nhiên như nước củ dền, nước rau spinach xay nhuyễn vắt nước (luộc củ dền cho ra nước, sau đó dùng nước đó nấu đất nặn). Sử dụng màu bột hoặc màu nước thì cho trực tiếp lên khối bột đã chia nhỏ và nhồi đều.

Nếu muốn đất nặn có mùi thơm, có thể cho vài giọt tinh dầu chanh, cam, tinh dầu (hoặc bột/ tinh chất) va ni.

Khối bột mềm, dẻo, không hề dính tay, các con có ném thì cũng không có hại gì. Từ đó sẽ có thêm những tác phẩm tạo hình độc đáo. Hình chú sâu nhỏ với những cây nấm xinh. Và cả những “thông điệp” được gửi đến những người yêu thương nhất.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui