Sáng hôm sau Dung và mọi người dậy sớm để lo cỗ bàn, mỗi người một chân một tay nên rất nhanh đã làm xong hết.
Sau khi phần nghi lễ cúng giỗ xong xuôi thì mọi người tản ra ngoài đợi đến giờ hương tàn rồi đi hóa vàng.
Giữa lúc cả nhà đang ngồi nói chuyện thì xuất hiện vị khách không mời mà tới, đó chính là người bố tệ nạn của cô.
Theo lẽ thường con nhìn thấy bố thì vui nhưng còn Thùy Dung nhìn thấy bố mình ở đây thì lại chẳng có chút cảm xúc nào cả, bởi cứ mỗi lần nhìn thấy ông ta là cô lại hận, lại nhớ về cái ngày mưa to gió lớn ấy…
Trong lúc mọi người đóng cửa tránh mưa thì mấy mẹ con cô lại bị đuổi ra khỏi nhà.
Còn gì khổ cực hơn khi bữa cơm rau mắm cũng bị mấy người siết nợ hất tung tóe, bụng đói, chân mỏi cũng không còn sự lựa chọn nào khác phải ra khỏi nhà, rằng từ nay không còn chỗ để tránh nắng mưa.
Mỗi lần nghỉ tới là đau đớn trong lòng, bao năm qua ông ta chưa một ngày làm tròn bổn phận với mẹ con cô huống chi là nhớ tới ngày giỗ của bà ngoại, vậy mà giờ này lại xuất hiện ở đây thì chỉ có một lí đo là hết tiền và mong bòn rút chút tiền hương hoa của bà ngoại chăng…
Khi mọi người chưa kịp lên tiếng thì Thùy Dung đã đứng lên chặn ông ta lại:
– Ông còn mặt mũi đến đây làm gì?
– Con gái! Bố đến thắp hương cho bà ngoại mà!
– Từ ngày bà còn sống ông chẳng đoái hoài hỏi thăm bà một lần, đến khi bà mất ông cũng không có mặt vì bận vào mấy trò đỏ đen, biết bao cái giỗ qua đi ông cũng không tới vậy thì giỗ này ông đến với tư cách gì?
– Con đừng có hỗn!
Thấy ông Khải trợn mắt mắng Thùy Dung thì bà Hương bực bội đứng phắt lên:
– Ông không còn tư cách đứng đây nữa! Nhà tôi không chào đón nên ông mau cút đi trước khi tôi cho các cháu lôi ông ra khỏi đây!
– A… Con mụ vợ nhu nhược này! Hôm nay mày dám lên tiếng quát ông đây à?
– Tôi nhịn vì các con bao năm đủ rồi! Giờ tôi không muốn nhịn nữa.
Nếu ông dám làm càn thì tôi sẽ sống ch.ết với ông!
– Được! Mẹ con mày được lắm! Dám làm phản thì giỏi rồi!
Bác cả đứng nãy giờ cũng điên tiết lắm, lại sót thương cho cô em gái sống đến tuổi xế chiều vẫn còn khổ cực nên đứng ra chỉ thẳng tay đuổi ông Khải:
– Cút! Cút ra khỏi nhà tao ngay!
– Bác cả! Bác làm thế này không sợ hàng xóm láng giềng cười chê hay sao?
– Ai cười tao chịu! Còn mày cút cho khuất mắt chúng tao!
– Tôi và em gái anh trên danh nghĩa vẫn là vợ chồng đấy!
– Mày…
Nhưng lần này Thùy Dung đã cắt ngang lời của bác cả mà thay mẹ đứng ra nói lời tuyên bố dõng dạc:
– Sau giỗ bà ngoại tôi sẽ làm đơn giúp mẹ để ly hôn với ông!
– A…Cái con mất dạy này! Tao đẻ mày ra, nuôi mày bằng cần đây để mày báo hiếu với tao thế hả?
– Ông nói mấy lời này không biết xấu hổ sao? Đúng là ông chỉ có công tạo ra chị em tôi có mặt trên đời này nhưng phần nuôi dưỡng là do một tay ai? Tay ai hả?
Bốp…
– Mấy dạy hả mày?
– …
Bà Hương thấy con gái bị tên chồng khốn kiếp đánh không chút nương tay thì liền lao vào sống ch.ết với ông ta nhưng mấy đứa cháu đứng đó nhanh tay hơn đã túm lấy ông Khải ném luôn ra khỏi cổng.
Không phải mọi người sợ đánh nhau mà là vì không muốn dây dưa với loại chí phèo rạch mặt ăn vạ.
Với bữa nay là ngày giỗ nên tránh phiền phức đáng có.
Ông Khải bị ném ra lại chạy vào nhưng bị mấy đứa cháu thanh niên lực lưỡng đứng chăn ngang nên ông ta không làm sao mà vào được, chỉ có thể chửi rủa mấy câu thậm tệ rồi sau đó đi mất hút.
Sau sự cố ầm ĩ bác cả trấn an mọi người rồi phân công ai vào việc đó, dọn cỗ mời các cụ rồi nhắc con cháu cũng vào mâm ngồi dần là vừa.
Nhưng khi cả nhà ngồi ăn chưa được bao lâu thì lại có chuyện, đám người cho vay nặng lãi đã đánh hơi được và xuất hiện đúng lúc này khiến cho bà Hương mặt mày ủ rũ, bà cảm thấy áy náy với mọi người, vì bà mà đến ngày giỗ của mẹ cũng không được yên ổn.
Nước mắt bà Hương đã bắt đầu rơm rớm thì bác cả lần nữa đứng lên, ông đi ra chỗ mấy người đó nói lời phải trái:
– Nay nhà tôi có giỗ nếu các anh đến tìm người thì để hôm khác được chứ?
– Ông già! Chúng tôi cũng không phải làm khó gì nhà ông, chỉ cần người nhà đó ra đây thì chúng tôi đi ngay!
– Các anh tìm ông Khải thì ông ấy vừa đi rồi đấy!
– Còn vợ con ông ta chúng tôi cũng muốn tìm!
– Ai vay người đó trả! Các anh không nên tính lên đầu người vô tội!
– Ông đừng nói nhiều nếu không chúng tôi không nể nang đâu!
Nói tới vậy mà mấy người này vẫn ngang nhiên tiến lại gần trong nhà hơn thì bác cả đành lên tiếng dọa:
– Đây là nhà tôi! Các anh muốn làm càn tôi sẽ báo công an đấy!
– Tôi chỉ bắt người trừ nợ, không lấy đồ của nhà ông! Tránh ra!
– Mấy đứa gọi điện báo công an đi!
Nhìn đám người cầm dao cầm kiếm xông thẳng vào chỗ mẹ con Thùy Dung thì bác cả vội hô hoán lên nhưng bọn chúng vẫn không sợ mà tóm lấy Thùy Dung đầu tiên:
– Mày còn chạy được không?
– Các anh thả con tôi ra!
Tiếng bà Hương thốt lên thì tên bên cạnh cũng tóm lấy bà luôn thì Dung vội vàng van xin:
– Đừng đánh mẹ tôi! Các anh có gì từ từ nói!
– Chúng mày dám báo công an thì tao sẽ cho mụ già đi gặp chầu diêm vương ngay lập tức!
Nhận thấy bọn đầu gấu không sợ trời đất, ăn cơm tù còn nhiều hơn cơm nhà nên mọi người không dám manh động lúc này và Thùy Dung vẫn tiếp tục nài nỉ:
– Cứ thả mẹ tôi ra trước! Chúng tôi không chạy đi đâu đâu.
– Thằng bố mày trốn thì mày và mẹ mày phải có nghĩa vụ trả tiền cho tụi tao.
– Nhưng chúng tôi đâu có kí giấy vay chứ?
– Thế tiền thằng bố mày mang về thì nhà mày không tiêu hả?
– Mẹ con tôi không được tiêu một nghìn nào.
– Ai biết nhà mày không tiêu.
Mày có nghe câu không nghe con nghiện trình bày à? Tụi tao tin nhà mày có mà đổ thóc giống ra mà ăn!
– Tôi nói thật đấy! Tôi xin các anh tha cho mẹ con tôi đi!
– Đ.i.t mẹ… Không nói nhiều! Chúng mày đâu! Nhà nó không có tiền trả thì bắt mấy mẹ con nó về làm trả nợ dần!
Á…
– Bà ơi… Bác ơi… Dì ơi….
Cứu mẹ con cháu với!
– …
– Thùy Dung!
– …
– Khoan đã!
Tiếng bác cả vội vã kêu lên thì đám người kia dừng lại và một trong số mấy tên đó lên tiếng hỏi bác:
– Gì đó ông già?
– Bắt người là phạm pháp! Các anh mau thả cháu và em tôi ra!
– Chúng tôi cho bố nó vay tiền, chữ ký còn chưa ráo mực đây này, ông ta viết rõ nếu không có tiền trả thì mẹ con nó sẽ đến làm trả nợ thay.
Ông đọc kỹ đi rồi hãy phán nhé ông già!
– Chúng mày là quân cướp giật, chúng mày…
Bác cả mới nói tới đó thì ôm ngực nhăn nhó, cả nhà lại được phen hỗn loạn, Thùy Dung nhìn cảnh này nước mắt lưng tròng, cô uất ức than trời sao nỡ đày đọa mẹ con cô mãi vậy…
Nghĩ đến số tiền cô tích cóp được mấy tháng qua cũng chẳng thấm vào đâu bởi số tiền đó tính lãi mẹ đẻ lãi con đến giờ này đã lên tới gần cả tỷ bạc rồi, rốt cuộc là mẹ con cô kiếp trước đã làm gì nên tội mà kiếp này cái khổ vẫn đeo bám không buông…
– Đưa chúng nó đi!
Không màng tới sự sống còn của bác cả nhóm người hung tợn đó kiên quyết đưa cả mấy mẹ con Thùy Dung ra xe, trong lúc tất cả vẫn giằng co, bà Hương vẫn cố van xin họ tha cho hai chị em Dung, để một mình bà làm trả thay họ thì bọn chúng vẫn không có ý định thay đổi.
Tiếng khóc lóc, kêu gào, van xin của cả mấy người họ hàng nhà Dung xin tha nhưng chúng cũng chẳng mảy may.
Cũng bởi vì cái nghèo không có tiền ứng trả nên tất cả chỉ có thể đứng trơ mắt ra nhìn mấy mẹ con cô bị đưa đi.
Đúng lúc Thùy Dung thất vọng nhất, khổ tâm nhất vì không thể giúp được mẹ và em trai thì cô nhìn thấy chiếc xe quen thuộc.
Từ xa Dung thấy rõ xe của Kiên đang phi rất nhanh đến gần chỗ cô và khi thấy anh bước từ xe xuống cô đã khóc nấc lên vì cô biết mình đã được cứu, chắc chắn người như Kiên sẽ không để mẹ con cô bị họ đưa đi như này…
Kiên chỉ kịp mở cửa xe là chạy lại chỗ của Thùy Dung nhưng ngay lập tức anh lại bị mấy tên đòi nợ đứng ra chặn lại:
– Lại thêm ông anh nào đây?
– Thả người ra! Có gì cứ nói chuyện với tôi!
– Xe sang trọng đấy nhưng ông anh có giúp được họ trả số tiền lớn không mà nói oai thế?
– Cứ thả người ra! Muốn bao nhiêu tiền tôi trả!
Nhưng mấy kẻ ngang ngược này đâu phải là trẻ con lên ba, chưa thấy độ tin tưởng thì còn chưa nghe lời.
Kiên hiểu ý nên quay lại xe lấy cái card đưa cho tên đầu xỏ, sẵn tiện anh cũng nói luôn:
– Xem cái card nếu còn chưa tin thì lên mạng tìm tên Hoàng Trung Kiên là sẽ ra!
Tên đàn em đứng đó liền vào google tra ngay thì thấy tên của Kiên nằm trong top mười doanh nhân trẻ thành đạt vừa mới được chủ tịch nước khen ngợi.
Nhận ra anh là người có tiền lại nổi tiếng như thế thì tên đầu xỏ vẫy tay ra hiệu cho đàn em thả ba mẹ con nhà Dung, sau đó hắn nói với Kiên:
– Tôi sẽ gọi điện cho anh sớm theo số điện thoại này! Còn giờ chúng tôi đi trước!
Kiên không thèm để ý mà chỉ quan tâm tới mấy mẹ con cô:
– Cô với hai em không sao chứ?
– Cảm ơn cậu!
Tiếng bà Hương nói vẫn còn chưa hết run sợ thì Kiên vội cầm tay bà trấn an:
– Cô đừng lo nữa! Bọn chúng không dám đến gây rối nữa đâu!
– Cảm ơn cậu nhiều lắm!
– Chúng ta cũng coi như là người quen thân rồi, cô đừng nói mấy câu khách sáo nữa!
Bà Hương gật đầu rồi theo con trai và các cháu vào trong nhà, còn lại Dung và Kiên, cô cũng định lên tiếng nói cảm ơn thì anh đã ngăn lời cô bằng cái cầm tay đầy quan tâm:
– Không sao rồi! Đừng sợ!
– Sao… Sao anh biết đường mà tới đây?
Nhưng trước câu hỏi đó của Thùy Dung thì Kiên lại không thấy quan trọng bằng bản thân cô:
– Có chỗ nào bị thương không?
– Không ạ! Bọn họ chưa làm gì cả.
Chỉ hơi đau ở cổ tay vì bị chúng kéo mạnh thôi.
– Vào xe tôi bôi thuốc cho!
– Không sao đâu, một lúc là hết đau thôi!
Nhận rõ sự sợ hãi vẫn còn nguyên vẹn trên khuôn mặt người con gái mình quan tâm nên anh muốn an ủi cô thêm:
– Nói thì nghe lời đi!
Kiên nói xong mà không để cho Dung từ chối, anh liền nhanh tay mở cửa ghế sau để cô ngồi vào trước rồi lấy tuýp thuốc ra bôi vào cổ tay cho cô.
Làm xong Kiên tính dặn cô cẩn thận không lại vô tình quệt lên mắt thì cay lắm nhưng anh còn chưa kịp nói gì thì Dung đã ôm lấy anh thút thít:
Hic… hic…
– Không sao rồi!
– Em… Em vừa nãy rất sợ…
– Không cần sợ nữa!
– Em sợ không được gặp anh.
Em… hic… hic…
– Ngốc này nữa! Làm sao mà em thoát khỏi mấy bố con anh được chứ!
Kiên sợ Dung khóc nhiều nên nói câu có ý trêu chọc nhưng ai dè cô vẫn cứ khóc ngon lành trong lòng anh:
– Cho em yếu đuối trước anh lần này được không?
– Ừ.
Như vậy để anh biết mình quan trọng với em như nào!
– Em biết mình không nên liên lụy anh nhưng số tiền đó lớn quá, mà hiện tại thì…
Không để cho Dung nói hết câu Kiên đã mạnh dạn cắt ngang lời cô bằng một nụ hôn nhẹ và sau đó là giọng nói trầm ổn cất lên:
– Nếu đã tin tưởng anh, muốn yếu đuối trước anh thì đừng suy nghĩ mấy việc đó nữa.
– Nhưng…
– Em quan trọng hơn số tiền đó biết không?
– Cảm ơn anh!
Kiên lại ôm cô chặt vào lòng mình, thực sự đến giờ này anh chính thức xác nhận rằng mình đã thương Thùy Dung rất nhiều.
Không muốn người con gái mình để tâm phải buồn phiền thêm nên Kiên lần nữa lấy lí do cho cô vui vẻ lại:
– Từ sáng giờ anh chưa kịp ăn gì nên đói bụng lắm!
– Sao nay lại nhịn vậy? Mọi ngày anh ăn đủ bữa và đúng giờ lắm cơ mà?
– Hôm nay vắng một người nên không thấy ngon miệng.
– Ai mà khiến anh bỏ bữa sáng vậy?
– Em đấy!
Nghe câu này Thùy Dung liền rời khỏi ngực Kiên đưa tay lau nước mắt, lí nhí nói:
– Gì chứ…
– Thật đó! Đêm qua cũng ngủ không ngon!
– Đừng có đùa nữa!
– Nói thật.
Gợi ý mời về quê mà bị từ chối nên buồn.
– Nói mới nhớ, làm sao anh biết em ở đây mà tìm về chứ?
– Thời đại 4.0 mà em còn hỏi câu đó! Mà thôi, không nói chuyện này nữa, đưa anh vào nhà bác em xin bát cơm đi, chứ đói lắm rồi đây này!
Nhìn ông sếp già bữa nay cứ như trai mới lớn, kể ra nói mấy câu hài hước giúp cô vui vẻ thì cũng đáng yêu đó chứ đâu có cục mịch gì.
Thùy Dung gật đầu mở cửa xe xuống trước thì Kiên cũng xuống theo, hai người đi thẳng vào trong sân thì lúc này mọi người đã dọn dẹp xong mấy thứ hỗn độn khi nãy và tiếp tục ngồi vào bàn dùng bữa.
Dung cũng không ngại ngùng mà giới thiệu với cả nhà, Kiên là Sếp của cô, tuy nhiên mọi người hiểu từ Sếp kia mang cả hàm ý khác sau khi chứng kiến cảnh giải cứu vừa rồi nhưng giờ này cũng không ai đi sâu đi sát hơn nữa mà giục cô mau bảo Sếp của mình ngồi xuống dùng cơm luôn.
Kiên chính thức chào hỏi mọi người rồi theo Dung ngồi vào bàn của mấy anh chị lớn.
Ở quê ai cũng thân thiện, dễ gần nên Kiên cũng bắt chuyện tự nhiên chứ không còn vẻ khó gần như ngày cô mới quen nữa.
Bữa cơm kết thúc, Kiên ngồi lại uống trà cùng bà Hương, với mấy bác và dì của Thùy Dung, còn cô thì đi dọn dẹp cùng các chị em gái.
Trong câu chuyện với người lớn Kiên rất biết cách hỏi thăm và chuyện trò, đúng là người có tuổi lại là dân làm ăn nên cách cư xử khéo léo vô cùng, bà Hương ngồi bên cạnh cũng rất mát mặt mỗi khi Kiên lên tiếng khen ngợi Dung giỏi giang trong công việc.
Anh còn hứa với các cô bác của Thùy Dung nếu còn anh chị em nào của cô cần xin việc thì cứ nói với anh một tiếng, anh sẽ giúp hết khả năng.
Mấy cô bác của Dung nghe Kiên mở lời như vậy thì ai cũng vui vẻ, hài lòng, bà Hương thì đương nhiên là gật gù rồi, có điều trong lòng bà vẫn lo những vấn đề xa xôi, dẫu gì giữa con gái bà và người ta là hai thế giới khác nhau, lại thêm gia đình bà phiền phức còn chưa hết thì làm sao bà có thể yên tâm chứ…
Kiên ngồi bên cạnh, nhận ra bà Hương tâm trạng thất thường thì quay qua hỏi nhỏ:
– Cô! Cô đang lo lắng vấn đề gì sao ạ?
– À…
– Nếu về việc trả nợ thì cô cứ yên tâm, cháu sẽ giúp nhà mình.
Thực ra về tuổi tác thì Kiên không nhỏ hơn so với bà Hương là bao nhưng thấy anh tôn trọng gọi bà một câu cô, hai câu cô thì bà cũng xưng hô với anh một cách thân mật:
– Chuyện này phiền cháu quá! Thực sự cô không biết phải nói cảm ơn cháu như nào nữa.
– Cháu có khả năng giúp nhà mình nên cô không cần phải bận sận đâu ạ!Chuyện tiền bạc chỉ là thứ yếu, còn mọi người thoải mái mới là quan trọng.
– Dù sao cô cũng cảm ơn cháu rất nhiều!
– Hình như cô vẫn còn điều gì trăn trở nữa đúng không?
Bà Hương thấy Kiên nói vậy thì cũng không giấu diếm nữa mà hỏi thẳng anh luôn:
– Cháu và Dung nhà cô đến giai đoạn nào rồi?
– Có phải cô lo lắng chuyện cháu đến với Dung là thật lòng hay nhất thời phải không ạ?
– Cô mong cháu thông cảm nhưng cô chỉ có nó là con gái mà nhà cô và nhà cháu lại ở hai thế giới khác nhau, thật sự nỗi lo có nhiều lắm!
– Cô à! Cháu biết, cháu đến với Dung là cô ấy thiệt thòi.
Nhưng mong cô ủng hộ chúng cháu vì tình cảm của cháu dành cho em ấy là thật lòng.
– Nhưng còn phía bố mẹ cháu thì sao, rồi cả mấy đứa con của cháu nữa?
– Cháu biết mình không nên nói trước điều gì nhưng cháu mang danh dự của một người đã từng làm chồng, làm cha ra để hứa với cô rằng cháu sẽ bảo vệ Dung và khiến cho cả gia đình tự nguyện yêu thương cô ấy như cháu đã và đang làm vậy.