Kiều không những ngoan ngoãn chấp nhận sự điều chỉnh vị trí mới mà còn rất hồ hởi phát huy điểm mạnh của mình trong lĩnh vực này nên rất được lòng Trưởng phòng kinh doanh.
Công việc diễn ra bình thường nên cả Kiên và Thành cũng không để ý nhiều mà tập trung cho việc quan trọng khác.
Ở công ty suôn sẻ, ở nhà mấy hôm nay hai đứa con lớn cũng chủ động học hành hơn khiến tâm trạng của Kiên bớt lo lắng.
Còn Thùy Dung miệng nói không nhận gia sư cho hai đứa con của Kiên nhưng cô lại rất tranh thủ thời gian giúp kèm cặp hai đứa, đôi khi bị vướng bận Bảo An quấn túm không rời nhưng cũng là cô biết cách dỗ dành nó chơi ngoan ngoãn bên cạnh mình và cô vẫn hoàn thành việc giảng dạy cho hai đứa lớn.
Chứng kiến mấy hôm liền như vậy Kiên bất giác nhìn ra Dung có nhiều điểm giống người vợ quá cố của anh, luôn cần mẫn, kiên trì với bọn trẻ và cách chăm sóc cũng nhẹ nhàng từ tốn như vậy.
Cái gì cũng na ná giống nhau chỉ có khác là vợ anh không cá tính, hoạt ngôn như Thùy Dung mà cô đúng chuẩn người phụ nữ hiền thục, nhu mì.
Mỗi lần nghĩ tới vợ Kiên lại xót thương, người vợ hiền lành đã cùng anh bước qua những năm tháng khó khăn nhất nhưng khi anh có được thành quả thì cô lại chẳng hưởng được bao năm sung sướng, dẫu biết tình cảm vợ chồng anh dành cho cô rất nhiều.
Đôi chân dừng lại ở phía cửa sổ phòng con gái một lúc thì Kiên chuyển hướng xuống nhà rồi sau đó là đi thẳng ra phía sân vườn.
Kiên lặng lẽ bước lại gần chiếc xích đu mà trước đây anh vẫn thường xuyên ngồi cùng người vợ quá cố của mình.
Hình ảnh người vợ hiền như những thước phim quay chậm tua đi, tua lại trong đầu anh, mặc dù đã qua ba năm rồi nhưng Kiên thực sự chưa bao giờ quên đi được, một chút cũng không quên.
Tình cảm đó, sự ân cần đó mãi đã để lại trong lòng anh không thể phai nhòa…
– Ông chủ! Sao giờ này ông còn ngồi đây ạ?
Kiên mải suy nghĩ không biết bản thân đã ngồi đây bao lâu mà chỉ đến khi nghe tiếng gọi của chị Lành hỏi thì anh mới giật mình đứng dậy…
– À… Tôi cũng đang định đi vào.
– Ông chủ lại khó ngủ à?
– Không!
– Hay là tôi pha cho ông chủ cốc trà sen nhé!
– Không cần đâu, chị kiểm tra một lượt rồi đi nghỉ đi!
– Vâng.
Mới đó mà đã hơn 10h, Kiên bước nhanh vào trong nhà, định lên tầng kiểm tra xem các con ngủ chưa thì vừa lúc thấy Dung bế Bảo An từ trên xuống thì lên tiếng hỏi:
– Bọn trẻ học vừa mới xong à?
– Vâng.
Hết tuần này là hai cô cậu ấy thi rồi nên cố gắng vất vả thêm vài hôm nữa ạ! Cũng may cả hai tiếp thu khá tốt.
– Từ mai cứ để con bé cho tôi trông cho!
– Không sao đâu ạ! Bé An ở cùng nhưng tự chơi ngoan lắm, không có phiền anh chị học bài, buồn ngủ thì lăn ra lòng tôi ngủ luôn chứ không quấy khóc gì cả!
– …
Hai người vừa đi vừa nói chuyện cho tới cửa phòng của hai cô cháu thì Kiên chủ động giúp cô mở cửa, rồi còn nhanh tay trải sẵn chăn ra để cô đắp cho con gái luôn.
Dung cũng phối hợp đặt con bé xuống đúng vị trí nằm quen thuộc của mình thế nhưng đúng lúc cô xoay người đứng dậy thì bất ngờ Bảo An cử động xoay sở.
Như một phản xạ tự nhiên, chẳng ai bảo ai, hai người nhanh tay làm cùng một động tác cúi người, đưa tay vỗ vỗ vào vai con bé dỗ dành thì vô tình chạm phải đầu nhau.
Sự ngại ngùng, lúng túng cũng theo đó mà ra nhưng Thùy Dung vội lấy lại vẻ bình tĩnh mà nhắc nhở Kiên:
– Ông chủ cứ yên tâm về phòng ngủ đi! Tôi ru thêm lúc nữa là bé An ngủ say thôi!
– À… Ờ… Vậy tôi về phòng đây!
Thùy Dung đợi bé An say giấc hẳn thì cũng đi làm vệ sinh rồi lên giường nằm cùng con bé vì giờ này cũng khá muộn rồi.
Từ trước tới nay Thùy Dung rất ít mơ mộng nhưng đêm nay cô đã lạc vào một giấc mơ rất kì lạ.
Một người phụ nữ được che mặt bởi tấm ren trắng, có giọng nói khá ấm áp, nhẹ nhàng, có điều người đó nói những câu mà cô rất khó hiểu, cô càng tránh thì người đó càng lúc càng tiếng gần sát cô, rất gần…
– Á…
Dung choàng tỉnh giấc mới phát hiện mình vừa mơ, cô thất thần ngồi nghĩ lại giấc mơ lạ đó nhưng nghĩ mãi thì chỉ sót lại một vài chi tiết mơ hồ.
Nhìn đồng hồ đã qua 3h sáng, sợ mai dậy muộn nên Dung cố trấn an bản thân ngủ tiếp nhưng vừa mới chìm vào giấc ngủ chưa lâu thì cảnh mơ khi trước lại tái hiện lại, trong lần mơ này Thùy Dung sợ hãi bỏ chạy thục mạng thì người phụ nữ ấy cũng hết sức đuổi theo sau cô:
– Đừng sợ! Tôi không hại cô đâu!
– Chị đừng có chạy theo tôi!
– Tôi… Tôi là mẹ của bọn trẻ đây! Tôi chỉ muốn nói nhờ cô chăm sóc cho bọn chúng chu đáo thôi!
– Của… Của ai cũng đừng theo tôi! Tránh xa tôi ra! Á…
Thùy Dung hét lên và cố gắng chạy nhanh hơn nhưng cô càng cố nhoài người thì cảm giác cơ thể ngày càng mệt mỏi, nặng trịch… Đúng lúc cô thấy mình sắp bị bắt lại thì một lực kéo mạnh khiến cô bừng tỉnh thoát ra cơn mơ đó…
Bảo An vì buồn đi vệ sinh nên thức dậy lay người cô thì đúng lúc cứu cô thoát khỏi giấc mơ sợ hãi ấy.
Nhìn con bé ngây thơ chớp chớp mắt bên cạnh cô mới biết mình đã trở về hiện thực rồi, mặc dù vẫn còn hoảng sợ nhưng Dung vẫn nhớ là phải cho Bảo An đi vệ sinh ngay.
Lúc hai cô cháu trở lại giường Dung mới có thời gian bình tâm lại nhưng cũng chính lúc này cô mới nhớ ra lời người phụ nữ ấy nói trong giấc mơ vừa nãy: “Tôi là mẹ của bọn trẻ đây! Tôi chỉ muốn nhờ cô chăm sóc cho chúng thôi”… Không lẽ đó là mẹ của Bảo An? Từ lúc đó Thùy Dung không thể nào ngủ lại được và cô đã thức trong trong vì lời nói đó cho tới sáng.
Sáng hôm sau khi cho Bảo An ăn xong thì hai cô cháu lại đưa nhau đi dạo một vòng quanh sân.
Nhớ tới những gì còn sót lại của giấc mơ đêm qua thì cô tiến lại chỗ cô Lành hỏi chuyện:
– Cô ơi! Ngày giỗ của bà chủ là vào tháng nào thế ạ?
– Vào tháng sau đó cháu! Mới đó là đã sang cái giỗ thứ tư rồi đấy!
– Mọi năm giỗ bà chủ nhà mình có làm cỗ mời họ hàng không ạ?
– Nhà người ta thì vẫn làm đó nhưng riêng nhà ông chủ thì không.
Năm nào đến ngày giỗ bà chủ thì trước một ngày ông chủ sẽ nghỉ làm ở công ty ra mộ sửa soạn rồi hôm sau là bốn bố con cùng nhau ra đó thắp hương.
– Bà chủ chắc là người xinh đẹp lắm cô nhỉ?
– Ừ! Xinh lắm lại phúc hậu nữa! Có vài lần bé Ngọc Anh mang ảnh của mẹ ra để chỉ cho bé An biết đây là mẹ chúng nhưng An nó bé quá không hiểu chuyện mà chỉ khiến người ở lại đau lòng thêm nên ông chủ đã cất hết vào phòng riêng và khóa chặt.
– Dạ.
Dung nói chuyện với cô Lành thêm chút nữa thì dẫn bé An vào phòng học chữ rồi vẽ tranh.
Cô có hỏi dò thì đúng là con bé chẳng có khái niệm gì về mẹ cả, hỏi câu gì nó cũng lắc đầu, tự nhiên cô nhớ lại giấc mơ đêm qua mà xót thương cho số phận của mẹ con bé.
Nhớ tới lời nhắn nhủ của chị ấy cô bất giác nói thầm một câu:“Nếu chị đúng là mẹ của Bảo An thì cứ yên tâm nhé! Tôi sẽ hết lòng giúp con bé nhớ về chị với những điều tuyệt vời nhất, giúp cả Ngọc Anh và Tuấn Anh học thật tốt để chị ở dưới đó được an ủi phần nào!”
Nhưng ở đời mà, hiện thực vẫn luôn tàn khốc, mọi thứ không phải cứ như mình muốn là được bởi minh chứng ngay sau đó đã cản trở sự tâm huyết của Thùy Dung.
Ngay trước hôm thi hai ngày thì Ngọc Anh gặp phải nhóm bạn đầu gấu chặn đường bắt nạt, như những lần trước chắc chắn với tính cách máu chiến thì cô bé đã lao vào đánh nhau rồi nhưng lần này Ngọc Anh có vẻ điềm tĩnh hơn vì cô đã hứa với bố là không gây gổ đánh nhau nữa.
Có điều Ngọc Anh càng nhịn thì đám bạn càng lấn tới, cả nhóm thay nhau cà khịa khích tướng, có đứa còn dám động tay chân cảnh cáo cô bé thì Ngọc Anh suýt chút nữa không nhịn được mà lao vào chiến đấu.
Nhưng đúng lúc then chốt thì điện thoại trong túi áo của cô bé reo lên, nghe tiếng nhạc chuông quen thuộc thì Ngọc Anh như vớ được phao cứu sinh, không chần chừ mà bắt máy nói luôn:
– Chị ơi! Chị đến đường X đón em nhé, có mấy đứa đang bắt nạt em!
Nhóm bạn đầu gấu lắng tai nghe tưởng Ngọc Anh gọi phụ huynh đến thì tính dạy cho cô bé một bài học nhưng thấy bảo chị đến đón em thì cả bọn phá lên cười nhạo:
– Tao tưởng mày gọi bố đến hả con mất mẹ kia? Mà nhà mày làm gì có chị gái, chỉ có thằng anh vắt mũi chưa sạch học lớp 9 vậy bà chị kia là bồ của bố mày hay là giúp việc nhà mày vậy? Ha ha…
– Là ai thì bọn mày cứ chờ đi!
– A… Con này láo! Mày dám vênh mặt với tao à?
– Không phải vì lời hứa với bố tao thì mày, con kia và cả con kia nữa đã gãy răng rồi đó! Tốt nhất là im miệng đi không thì đừng có trách!
– Đm… Con chó mày thích gãy răng không?
Một đứa trong số đó chửi bậy rồi lao lên đánh Ngọc Anh, tiếp đó là mấy đứa còn lại cũng lao vào chiến tập thể thì vừa lúc có tiếng còi xe máy bấm liên hồi, rồi có cả tiếng của Thùy Dung hô lên:
– Dừng lại! Dừng ngay lại!
Cả nhóm còn cố đấm đá Ngọc Anh thêm mấy phát thì mới tản ra nhìn, một đứa vênh mặt lên hỏi rất xấc láo:
– Bà chị là ai mà xen vào chuyện của chúng tôi?
Thùy Dung không trả lời ngay mà tiến lại chỗ Ngọc Anh xem xét tình hình, thấy cô bé chỉ xây xát nhẹ thì mới quay qua nói với mấy đứa trẻ ngỗ ngược kia:
– Các em là học sinh mà dám làm mấy trò này hả? Có biết đánh bạn là sai không?
– Không phải việc của bà chị thì nên tránh ra không thì đừng có trách!
– Tôi sẽ gọi Thầy, cô của các em đến!
– Ha ha… Cho chị gọi thoải mái… Chúng tôi thách chị đấy… Ha ha…
– Mới có lớp 7, lớp 8 mà đã ngỗ ngược thế này! Nếu gia đình không dạy được các em thì xã hội sẽ dạy!
Nghe Thùy Dung nghiêm khắc nói vậy thì bọn nhóc không những không sợ mà còn cười phá lên, một đứa còn lớn tiếng còn thách thức cô tiếp:
– Xã hội là bà chị hả? Có gan thì lại đây!
– Em đừng có hỗn!
– Tôi cứ thích nói thế thì chị làm gì được tôi?
Nếu không dạy cho bọn nhóc này bài học thì chúng không biết thế nào là lễ độ rồi, liếc thấy đây là chỗ vắng vẻ nên Dung không nhân nhượng cũng chẳng chần chừ mà nhảy lên trước mặt đám nhóc thực hiện một động tác nhanh, gọn, nhẹ mà cảnh cáo được cả ba đứa to miệng nhất.
Hai đứa còn lại bị một màn vừa rồi làm cho há hốc mồm miệng nhưng ngạc nhiên bất ngờ thế thôi chứ sau vài giây là lao vào chiến đấu dữ lắm, có điều Thùy Dung cũng không phải chị gái yếu đuối, cô khóa tay đứa hung hăng nhất rồi hô tên Ngọc Anh:
– Đưa cho chị cái khăn quàng!
Ngọc Anh đang đứng ngây ngốc nhưng nghe cô gọi trợ giúp thì nhanh như cắt tháo chiếc khăn quàng trên cổ đưa cho Dung thì cô nhanh nhẹn buộc chặt tay cô bé hống hách đó lại rồi sau đó tóm cổ thêm hai đứa hung hãn khác khiến cho mấy đứa còn lại không dám tiến lên nhưng đứa bị cô buộc chặt không chịu đứng yên mà gào mồm dọa dẫm:
– Bà dám bắt nạt chúng tôi thì tôi gọi bố mẹ tôi đến bắt bà! Bà có biết chúng tôi là ai không hả?
Nhưng Dung đâu phải chưa trải qua cái thời trẻ trâu này nên đã ngăn chặn lời vô giáo dục đó bằng cái phát vào mông cô bé đang bị cô giữ chặt:
– Mấy đứa vẫn muốn bị phát mông như này tiếp phải không? Học môn giáo dục công dân rồi mà lại ăn nói không có trên dưới và cậy quyền bố mẹ hả?
– Chị dám đánh phát nữa tôi sẽ gọi điện ngay!
– Chị đây sẽ dám nếu cô em còn ăn nói hỗn hào như thế!
– Chị…!!!
– Sao nào?
– Bỏ tôi ra! Nếu không tôi sẽ bảo mẹ tôi kiện chị!
Thùy Dung nhìn cô nhóc bị mình túm chặt cười một tiếng sảng khoái rồi mới nhàn nhạt trả lời:
– Kiện hả? Bằng chứng đâu?
– Tụi nó sẽ làm chứng!
– Nhìn xem bạn em có khả năng không?
Dung lại tiếp tục cười lớn thì cô nhóc hét lên:
– Chị sẽ biết tay với bố mẹ tôi!
– Đồ nhóc con cậy gia thế! Đã vậy chị đây sẽ đánh cho chừa cái tội ấy nhé!
Thùy Dung đánh liên tiếp mấy phát vào mông cô nhóc khiến cho nó la oai oái, mấy đứa bạn kia vừa nãy hung hãn thế nhưng giờ này cũng khúm núm đứng nép vào nhau không dám tiến lên thì Dung bắt đầu nghiêm giọng hỏi:
– Giờ còn đứa nào muốn đánh bạn nữa không? Có muốn kiện cáo nữa không?
– Bỏ tôi ra!
– Bỏ cũng được nhưng xin lỗi bạn Ngọc Anh đi!
– Không!
– Vậy thì tiếp tục ăn đòn!
Lần này Dung không nhẹ tay cảnh cáo nữa mà đánh thật đau một cái vào mông thì cô nhóc đó giãy nảy lên:
– Đau!
– Em đã biết lỗi chưa?
– …!!!
– Không nói tôi đánh tiếp!
– Tôi xin lỗi!
– Không phải xin tôi mà là xin lỗi bạn Ngọc Anh!
Thùy Dung thả cô nhóc ra rồi nhắc nhở cả nhóm:
– Các em nên xin lỗi bạn Ngọc Anh! Thật tâm vào nếu không tôi sẽ không để các em đi về mà đưa lên ban Giám hiệu nhà trường đấy!
Cả nhóm hổ báo cuối cùng cũng phải xin lỗi Ngọc Anh nhưng Thùy Dung nhận ra mấy đứa trẻ đó là rất miễn cưỡng nên nói lời cảnh cáo răn đe tiếp:
– Tôi đã nhớ mặt từng em, ảnh tôi cũng chụp lại rồi, nếu lần sau Ngọc Anh nhà tôi có xây xát gì thì tôi sẽ tìm các em tính sổ đấy và tất nhiên là sẽ không có kiểu cảnh cáo như hôm nay đâu.
Bọn nhóc không dám đôi co, cũng không dám có thái độ xấc xược nữa mà lủi về nhanh, Ngọc Anh từ lúc đưa cái khăn quàng xong vẫn đứng một chỗ chứng kiến màn chỉnh đốn của Thùy Dung với nhóm bạn thì hết sức bất ngờ, thật sự là cô đã khiến cho Ngọc Anh phải hâm mộ và có chút thán phục kiểu trẻ con thường biểu lộ:
– Ui… Chị Dung ngầu thế! Mấy đứa đó bình thường khỏe lắm mà cũng được học mấy chiêu đấy thế mà bị chị quay một vòng đã ngã rạp hết.
Chị! Chị biết cả võ nữa à?
– Ờ… Chị cũng biết chút chút thôi!
– Oa… Chị siêu thật, cái gì cũng giỏi! Hôm nào dạy em vài đường cơ bản để khi bị bắt nạt thì em sẽ tẩn cho chúng nó một trận!
– Em còn muốn đánh nhau nữa à? Em đã hứa với bố thì phải giữ lời chứ!
Ngọc Anh nghe Thùy Dung nói câu này mới nhớ ra chuyện quan trọng thì hốt hoảng kêu lên:
– Ch.ết… Ch.ết rồi chị ơi!
– Sao vậy?
– Về nhanh đi chứ bố mà phát hiện em về muộn, rồi quần áo lem luốc thế này thì giải thích kiểu gì? Rồi cả chị nữa? Chị nói sao khi để bé An ở nhà với bác Thái đúng đến giờ nó ăn cơm?
– Ờ… Mải nói mà quên mất, về nhanh thôi!
Lo lắng là thế nhưng nhìn đồng hồ vẫn chưa tới giờ Kiên đi làm về nên cả hai vẫn ung dung lắm.
Có điều khi hai chị em phóng xe vào trong sân thì phát hiện ra xe của Kiên đã đỗ ở đó từ bao giờ.
Thùy Dung thở dài còn Ngọc Anh thì sợ sệt nhưng lúc này không còn đường trốn tránh nên chỉ có thể bình tĩnh đối mặt.
Dung đi trước vài bước mà Ngọc Anh cứ chậm rãi đằng sau thì cô mới kéo tay cô bé đi nhanh:
– Vào nhà mau thôi!
– Tự nhiên em hơi căng thẳng chị ạ!
– Biết sợ thật à?
– Em… Em sợ bố buồn vì em!
– Biết vậy là được rồi!
– Chị…
– Được rồi! Đừng lo nữa! Chị đã có cách!.