Nàng Giúp Việc Vụng Về


Trong phòng, tiếng bác sĩ Đình hỏi:
— Anh mới tuyển cô bé này à?
— Mới vài hôm thôi.
— Trông thú vị đó chứ.
Hoàng Khôi ca thán:
— Tôi thì lại thấy thật phiền phức.

Cô ta rất vụng về, ăn nói chẳng ra sao cả.
Bác sĩ Định bật cười:
— Tại anh đang tâm trạng không vui nên nhìn ai cũng có định kiến.

Chứ cô bé này đoán chưa được hai mươi, đúng chất ngây thơ mộc mạc, người như thế này đào khắp thành phố cũng khó thấy đó.
…….
Được một lúc khá lâu, thấy cánh cửa xịch mở, tôi đang ngồi đợi trên bậc thang mà bật dậy.

Thấy tôi, bác sĩ Đình có vẻ ngạc nhiên.

Tôi liền đi tới hỏi nhỏ:
— Chú bác sĩ, cho con hỏi về tình trạng chân cậu chủ ạ? Khả năng hồi phục thế nào và mất bao lâu?
— Cậu ta có thể hồi phục trừ khi chịu phối hợp chữa trị, luyện tập thêm, kết hợp tâm lí phải tích cực.

Cô bé cố phụ một tay thuyết phục cậu ta thêm nhé!
Tôi ngây ngốc người như phỗng mà hỏi lại:
— Tại sao là con ạ? Mà chú biết đó, ông ta cứ ác ma, hở chút đập ném đồ.

Con còn không biết trụ đến bao giờ nè!
Nói xong mặt tôi buồn xo.

Bác sĩ Đình thấy vậy liền xoa đầu tôi mà cổ vũ:
— Cô bé sẽ làm được.

Tôi tin điều đó.

Tôi về đây.
Nói xong bác sĩ Đình quay đi, còn tôi đứng đó với bao ngổn ngang trong lòng.
Thở dài, tôi cau mày suy nghĩ về những lời nói kia.

Xong lại nhớ về cậu hai mà lòng thấy bất an.

Khẽ đẩy nhẹ cửa để ngó vào trong, thấy không gian trầm mặc phủ lên bóng lưng to lớn ấy, cho thấy cả một nỗi cô đơn và sự chịu đựng, thi thoảng có tiếng lật sách vang lên.

Tôi khép cửa lại, ngồi ngẩn người ra, đang cố tìm cách gì để tách biệt cậu chủ ra khỏi không gian tối tăm kia, để mà chịu khó tập tành.

Khó lắm chứ chẳng đùa, chỉ là đang cố nói dăm ba câu để cậu ta không phật lòng thôi mà đã khó lắm rồi.

Cứ câu nói tôi vừa buông là ly chén đã đổ bể.
Nghĩ mãi đầu óc quay cuồng, tôi lại đứng dậy đi vào trong dọn dẹp hai ly nước kia đi.


Bất chợt giọng nói của Hoàng Khôi vang lên:
— Cô thích vị bác sĩ kia?
Tôi ngạc nhiên xoay người lại, đôi mắt mở lớn lên:
— Cậu nói gì?
Hoàng Khôi cáu kỉnh bảo:
— Không thích mà nở nụ cười tươi với họ, rồi còn ăn nói rất dịu dàng.

Mà tất cả những điều ấy chưa bao giờ cô thể hiện ra với tôi.

Nói đi, vì sao?
Tôi bật cười:
— Thì ông ấy đến khám cho cậu không lẽ tôi phải nhăn nhó hay là phải nghiêm nghị như bà cụ.

Đó là xã giao mà.

Hơn nữa, cậu phải tự xem lại mình.

Đã bao giờ cậu nói với tôi được một câu tử tế chưa? Hay suốt ngày quát mắng rồi ném đồ? Có câu Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy vốn là nói lên điều đó.

Cậu muốn người khác dịu dàng với mình thì cậu cũng nên coi lại thái độ của mình.
Hoàng Khôi gầm lên:
— Cút.
Tôi le lưỡi rồi nói một câu trước khi chuồn đi:
— Đó, cứ như vậy thì ai dám lại gần cậu, trông như ác quỷ.
Vậy đấy, công việc của tôi cứ lặp đi lặp lại quanh quẩn cũng xoay quanh chuyện bị quát mắng và đập đồ.

Tối rảnh tôi thường đọc các loại sách chuyên khối A, môn tâm lý giáo dục.

Nhà ông bà chủ có nguyên một phòng toàn chứa sách đủ loại.

Vào đó mà ngỡ lạc vào thư viện trường.

Không biết ai trong nhà mà mê sách đến vậy.

Ông cậu út thì không thể, vì tôi ở đây ít khi thấy ông ta về sớm.

Chắc có thể là ông bà chủ chẳng hạn.

Mà nghĩ cũng ngộ, lúc còn đang học ở trường thì chỉ cần cầm cuốn sách lên dăm phút là tôi ngủ rũ rượi ra, nhác đọc kinh khủng.

Nhưng sao bây giờ tôi cực siêng, thấy sách là mắt sáng rực.

Phải chăng những ngày vào đây làm, thấm cái công việc mình làm hàng ngày, tủi vì những câu chửi phũ của cậu hai nên tôi đã giác ngộ?
Trưa đang nằm đọc sách, thì có tin nhắn tới, tôi mở máy ra đọc.

Nhỏ Hoàn bạn cùng quê nhắn tin hỏi thăm cuộc sống tôi thế nào.

Đây là đứa bạn đã rủ tôi đi vào đây may giày da với nó.


Ở quê, Hoàn ở xóm trên tôi ở xóm dưới.

Sức nó học cũng trung bình nên học xong cấp ba đầu quân vào công ty giày da.

Trao đổi thông tin qua lại, chúng tôi hẹn gặp nhau vào chủ nhật tuần này.

Hoàn sẽ ghé qua đây chở tôi đi chơi.

Ít nhiều thì điều này làm tôi khuây khoả đi đôi chút, nó khiến tâm trạng nặng nề của tôi dễ chịu đi rất nhiều.

Thôi thì cứ cố gắng vậy, không ổn thì sang công ty nó làm.
Nghĩ được như vậy, đầu óc tôi thông thoáng hơn, liền ngồi dậy đi xuống sân vườn nhìn quanh.

Màu xanh ngắt của những luống cây đã thu hút tôi.

Công nhận bàn tay chú Tư vun bón thật khéo.

Kể ra ở chốn phồn thị này luôn ồn ào xe cộ lẫn khói bụi, mà có một không gian riêng thế này không còn gì tuyệt vời hơn.

Thấy tôi vươn vai hít thở, vặn tay chân nên chú Tư nằm võng gần đó cũng ngạc nhiên hỏi:
— Con nhỏ này sao trưa nay không ngủ mà ra đây đứng vậy?
Tôi ngạc nhiên xoay người lại hỏi:
— Ủa con tưởng chú Tư ngủ chứ?
Chú ấy chép miệng:
— Già rồi khó ngủ lắm con.

Nhắm mắt để đó thôi.

Sao không ngủ mà lại ra đây?
Tôi cười cười đáp nhỏ:
— Nay tự dưng khó ngủ ạ!
Chú ấy nhìn theo tôi mà hỏi dò:
— Nhìn con là chú biết rồi.

Có phải buồn chuyện cậu Hoàng Khôi không?
— Dạ… thì cũng có chút chút.
Chú ngồi dậy bảo:
— Lại đây ngồi nè, rồi chú nói cho con nghe.
Tôi lui cui kéo ghế ngồi gần chú.

Mắt mở to nhìn chú ấy mà chờ đợi.

Chú thong thả châm điếu thuốc gắn lên môi, rít một hơi:
— Trước giờ nhiều người cũng vào làm như con, có ai ở quá một ngày đâu.


Không ai chịu nổi tính ngang ngược lẫn chướng khí, hở chút là đập phá ném đồ.

Người ta chạy mất dép luôn.
— Vậy hả chú?
— Ừ, lương trả cao và được gửi đến các công ty dịch vụ lao động nhờ tìm mà có mấy ai nhận đâu.

Mỗi con là nhỏ tuổi nhất và trụ được đến bữa nay đó.

Cho dù con nhận vào nơi đây làm dù bất kỳ lý do gì, nhưng chú tin con là người tốt.

Và kỳ vọng nơi con đó.
Tôi thắc mắc:
— Sao cả ông bà chủ và chú đều tin một đứa hậu đậu như con?
Chú Tư bật cười khà khà:
— Con mắt nhìn người của thế hệ già nua không sai đâu.

Con cố lên, ông bà chủ rất tốt bụng.

Cả hai cậu chủ cũng vậy.

Cậu hai hiền lành, đằm tính chừng nào thì cậu út lại hoạt náo và hướng ngoại hơn.
Tôi nhún vai nói một tràng bức bối:
— Cậu hai bị vậy khó ở con không trách, nhưng cái ông cậu út kia tối ngày cà khịa con hoài.

Bực gì đâu! Tánh ngộ.
Chú Tư cười xuề xoà bảo:
— Trông vậy thôi nhưng rất tình cảm nhé! Rất hay quan tâm mọi người.

Nói chung hai cậu được ông bà chủ dạy dỗ rất kỹ, nên họ không có tầm thường đâu.
— Con thấy cậu ta ưa bới móc thì có tốt cái nỗi gì.
— Từ từ con sẽ hiểu thôi.
Tôi im lặng một lúc rồi hỏi dò:
— Bình thường cậu Hoàng Khôi hay có những sở thích gì vậy chú? Ăn uống, thể thao, sở thích, ăn mặc… Chú có thể cho con biết sơ sơ được không ạ?
Chú Tư ngồi nghĩ một lúc rồi trả lời:
— Tính cách cậu ấy điềm đạm, làm việc có quy cũ, giờ giấc.

Bình thường rất nghiêm ít đùa, ăn nói lễ phép không bao giờ khinh khi kẻ ở người làm như vợ chồng chú.

Hay giúp người, làm từ thiện, thích đọc sách, hay uống cafe vào buổi sáng, ăn mặc thì đơn giản không màu mè, hay mặc quần tây áo sơ mi là chính.

Từng đó đủ chưa con?
Tôi gật gù đáp lại:
— Cũng gần đủ chú à.

Khi nào nhớ ra chi tiết gì thì chú cho con biết với nha!
Chú bật cười ha hả:
— Bay làm gì như thám tử vậy đó.

Được rồi, chú hứa.
Nhắm chừng cũng đến giờ rồi, tôi vội chào chú Tư để vào trong.

Đi vô bếp tôi mở tủ lạnh gọt rồi xay cho cậu ấy một sinh tố bơ xanh nhuyễn rồi mang lên.
Hoàng Khôi đang đọc sách.

Thật không thể tin là một người ưu tú như vậy mà bị tàn một chân.


Ánh mắt tôi không khỏi nhiều lần dừng lại trên đôi chân kia, cô rất đồng cảm.

Mong rằng chân anh có thể nhanh hồi phục, có thể đi lại như bình thường.

Tôi chẳng biết làm gì là tốt cho cậu ấy, chỉ là bên cạnh chăm lo, bầu bạn, sẻ chia để Hoàng Khôi không còn rơi vào cảnh tăm tối tuyệt vọng.
Liếc thấy bàn cờ nằm trên giá sách, tôi hỏi:
— Cậu uống sinh tố đi.

Cậu cũng chơi cờ ư? Tôi với cậu chơi thử một ván không?
— Cô không có việc gì sao?
— Tôi muốn thách đố cậu.
Hoàng Khôi hơi tò mò xong cười nhếch môi:
— Thách đố tôi? Thần kinh cô có vấn đề?
Tôi nhún vai đáp:
— Nếu tôi thắng, cậu phải nghe theo tôi về chuyện sinh hoạt hàng ngày.

Cụ thể mỗi sáng và chiều cùng tôi đi xuống sân vườn.
— Nếu tôi không đồng ý thì sao?
Tôi bật cười:
— Vậy thì trình cậu kém nên không dám nhận lời thách đố.
Lời khích tướng đã có hiệu nghiệm.

Hoàng Khôi chống nạng đi cà nhắc đến bên bàn.
— Ok.

Lấy bàn cờ xuống đây.
Tôi cười nụ, đi tới cầm bàn cờ mang đến.

Chúng tôi đánh một ván khá lâu.

Thỉnh thoảng cần suy nghĩ, Hoàng Khôi nhấp một ngụm sinh tố rồi chơi tiếp.

Ban đầu thế cờ có vẻ nghiêng về cậu ấy, nhưng càng về sau tôi xung kích dồn cậu ấy về chân tường.

Trên trán Hoàng Khôi rịn mồ hôi, dù trong phòng đang rất mát.

Cho đến khi không còn chịu được nửa, cậu ấy buông một câu:
— Tôi thua.
Hoàng Khôi ngồi đơ ra nghĩ ngợi.

Con bé này không ngờ chơi cờ tốt như vậy.

Anh lại có đối thủ rồi.

Xem ra cô nàng ngổ ngáo này thú vị ghê!
Tôi lúc này mới nói:
— Giờ tôi sẽ đưa cậu đi dạo.
Câụ chủ thảng thốt:
— Đi ngay luôn sao? Hay mai đi.
Tôi quay sang, ánh mắt nhìn cậu ta đầy sự quyết đoán:
— Một là cậu sẽ ở đây và bó bọc mình trong căn phòng này đến suốt đời.

Hai là theo tôi..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận