Nàng Giúp Việc Vụng Về


Tôi vội vàng trả lời:
— Tôi làm ngay đây.
Tôi bước tới cầm chiếc nạng đưa tới cho cậu ấy.

Hoàng Khôi nhấp thêm một ngụm cà phê nữa rôi đứng dậy, tập tễnh đi.

Tôi cầm ly cà phê bước theo sau với tâm trạng hồi hộp.

Từ ngày làm việc ở nhà này, trong người tôi luôn đủ đầy tất cả các loại cảm giác: Nào sợ hãi, rồi thì lo lắng, có khi tức giận, rồi là buồn tủi, cũng có lúc thì xót xa….

Nay lại ôm thêm mớ hồi hộp thế này không biết có sống qua được mùa trăng này không?
Không biết do hôm nay đã là ngày thứ hai hoạt động đi lại nhiều không, mà sao thấy dáng vẻ Hoàng Khôi nhanh nhẹn hơn.

Tôi cứ lò dò bước theo sau quan sát.

Cậu ta không cần nhắc mà đã làm theo ý tôi khi chơi thua ván cờ.

Tôi mỉm cười với ánh mắt chất chứa niềm hi vọng nhất dành cho cậu ấy.
Thế mà cũng đã xuống được tầng dưới, tưởng rằng Hoàng Khôi sẽ vào lại ghế sofa ngồi nghỉ mệt.

Tôi bèn nói:
— Cậu ngồi nghỉ chút đi.
Cậu ấy đáp lời:
— Không, ra ngoài vườn hoa luôn đi.
Nói rồi cậu ấy đi chầm chậm ra ngoài ấy.

Đến ngay hàng ghế đá, cậu ngồi xuống.

Tôi đặt ly cà phê xuống chiếc bàn rồi mời cậu ra:
— Cậu uống đi.
Chú Tư thì đang tưới tắm cây thấy cậu chủ liền đon đả:
— Cậu chủ mới xuống à?
Hoàng Khôi mỉm cười mà trả lời:
— Dạ con chào chú.

Chúc chú buổi sáng vui vẻ nha!
— Cám ơn cậu.

Cậu cũng vậy nhé!
Chợt Hoàng Khôi hỏi chú:
— Chú vẫn uống cà phê đá đó chứ?
— Thói quen khó bỏ.

Huống chi chú lại nghiện mấy chục năm nay rồi.
— Vậy con nói Minh pha cho chú một ly nha! Chú cháu mình ngồi uống cho vui, lâu quá rồi.
Chú gật gù:
— Cám ơn cậu chủ.

Bé Minh pha dùm cho ông già này một ly nha!

— Dạ, có liền.
Tôi chạy tót vào nhà lấy phin pha thêm một ly đen đá và ly cà phê sữa cho tôi.

Vừa pha tôi vừa huýt sáo.

Mấy khi mà vui thế này, nên mình cũng phải tận dụng thời cơ chứ.
Một lúc sau tôi trở ra với hai ly trên tay:
— Con mời chú.
Chú Tư hồ hởi đáp:
— Ôi thơm quá, chú cám ơn con nhé!
Thấy trên tay tôi còn một ly cà phê sữa, Hoàng Khôi buột miệng:
— Ủa, còn ly trên tay cô là của ai?
Tôi tưng tửng đáp:
— Của tôi.
Cậu ấy ngạc nhiên:
— Cô cũng uống nó?
— Ủa vì sao mà không uống nó?
Hoàng Khôi chợt nói ra những lời nói rất đỗi dịu dàng mà trước giờ tôi chưa từng nghe qua:
— Vì con gái hay sợ xấu da, nên họ thường chọn uống nước ép trái cây hay sinh tố gì đó.

Tôi nghĩ cô cũng như họ.
Tôi nhún vai:
— Tôi thì khác, cứ làm những gì mình thích.

Thế thôi.

Hai người uống đi, con đi loanh quanh đây thôi.
Nói xong tôi tót đi kiếm cái kéo cắt cành, tỉa tót từng cành héo, lá sâu đi, chăm chút những cành hoa hé nụ đươm sắc.

Chốc chốc tôi lại húp một ngụm cà phê.

Cuộc đời này sao quá đỗi đáng yêu! Vừa cắt cành tôi vừa tíu tít huýt sáo.
Những khoảnh khắc ấy thu trọn vào tầm mắt Hoàng Khôi.

Chú Tư chợt nói:
— Chú sống ngần ấy năm chưa từng thấy ai như con bé này.

Nhìn thoáng qua thấy cá tính, mạnh mẽ nhưng ẩn sâu dưới đôi mắt kia là sự ủy mị, buồn bã.

Con bé nó nhỏ vậy mà rất hiểu chuyện, lễ phép lắm! Nghe cô Tuyết kể mà thương cho hoàn cảnh con nhỏ.
Cậu hai nghe vậy liền hỏi lại:
— Hoàn cảnh thế nào? Éo le lắm sao chú?
Chú trở nên trầm ngâm, rít một hơi thuốc lá rồi chầm chậm thả ra những vòm khói trắng:
— Nghe đâu nhà chỉ một mẹ một con.

Mẹ con nhỏ thời trẻ cũng rất xinh đẹp nhưng ngặt nỗi bị ngọng, chịu sống cảnh mẹ ghẻ con chồng.

Khi bố mất thì dì ghẻ cướp hết tài sản, nhà cửa.


Bà ấy bơ vơ ở vậy sau yêu rồi có được một đứa con với người đàn ông có vợ, rồi ở vậy mà nuôi con bé đến giờ.

Haizz.
Hoàng Khôi nhướng mắt lên tỏ vẻ ngạc nhiên:
— Con tưởng ba mất sớm, nhà nghèo nên Minh mới vào đời sớm như vậy?
— Nghe cô Thảo kể, hai mẹ con sống dựa vào nhau qua ngày, làm vài sào ruộng, ai kêu làm gì thì làm kiếm thêm.

Nhiều người thấy hai mẹ con thân cô thế cô thì hà hiếp, kiếm chuyện nọ kia.

Tội lắm! Lúc con bé còn nhỏ thì nó dựa mẹ, chứ lớn lên rắn mặt lắm nhé! Không ai dám ức hiếp mẹ nó đâu.

Nó mà nghe mẹ nó bị ai chửi là y như rằng hôm sau nó xách con dao bầu đến trước nhà họ hỏi chuyện.

Nên mấy người khu đó hơi chờn chợn con bé.

Giờ nó đi xa, mà cứ sợ mẹ ở nhà bị bức hiếp.
Cậu hai Khôi chùng nét mặt xuống, vẻ suy tư lộ rõ.

Không ngờ cô bé ấy chịu nhiều thiệt thòi đến vậy.

Thương thay.

Xong vào đây làm thì bị mình hành hạ thế này.

Ngước lên đã thấy bóng dáng kia đang thoăn thoắt quét sân bỗng có chút nao lòng.

Tiếng chú Tư cất lên:
— Để đó lát chú quét Minh ơi!
— Dạ chú để con.

Chú ngồi uống với cậu chủ đi.

Con quét xíu là xong hà.
— Con nhỏ này thật là….
Hoàng Khôi nói lên suy nghĩ trong lòng:
— Không ngờ Minh lại đáng thương như vậy.
Chú Tư đáp:
— Hoàn cảnh như vậy nhưng chưa hề thấy con bé than vãn, trái lại còn yêu đời và thương mẹ rất nhiều.

Nhiều khi chú bắt gặp nó ngơ ngẩn ngồi nhìn chạng vạng, biết là nó nhớ nhà, lo cho người mẹ ở quê mà thấy thương.

Còn nhỏ mà phải va chạm đời sớm, tuổi này đáng lý phải tuổi ăn tuổi học vô lo nhất, vậy mà….

Haizzz.

Tội nghiệp.


Mà nó làm việc có trách nhiệm lắm nhe! Mấy bữa trước còn ra đây hỏi chú về cậu đó.
— Hỏi về con ư?
— Ừ, con bé hỏi thói quen, sở thích của cậu.

Ra chừng muốn giúp cậu vực dậy ý chí.

Thôi thì từng đó thời gian cũng đủ để cậu bình tâm lại rồi.

Giờ cũng đến lúc cậu phải đứng dậy thôi.

Cố lên đừng làm cho ông bà chủ thất vọng, nhất là con bé kia nó mong mỏi nhiều nơi cậu lắm đó.
Những lời nói kia tựa những mũi dao xoáy sâu vào lòng anh….
Họ ngồi với nhau rất lâu, không biết nói những gì nhưng thi thoảng tôi ngước lên nhìn thấy hai người đàn ông đó nói chuyện với vẻ mặt rất nghiêm túc.

Lúc sau, tôi đi đến nói với cậu chủ:
— Mình lên phòng thôi.
— Ừ.

Con lên phòng nhe chú.
— Cậu đi cẩn thận.
Đoạn chú Tư cũng nói với tôi:
— Con lên với cậu ấy đi.

Mấy cái ly để đó lát chú dẹp cho.
— Dạ.
Lon ton đi theo cậu hai Khôi đến phòng khách, chợt cậu ta xoay lại dặn dò:
— Cô dặn dì Tư từ nay không phải mang đồ ăn lên lầu cho tôi nữa.

Từ giờ tôi sẽ ăn với mọi người ở dưới này.
Nói rồi cậu ta tập tễnh chống nạng đi lên.

Tôi vội chạy ngay vào báo cho dì Tư biết:
— Dì à, cậu Khôi dặn dì từ sau không cần soạn đồ ăn riêng mang lên lầu cho cậu ấy nữa.

Cậu sẽ ăn chung với mọi người như trước kia.
Nói xong chưa kịp nghe dì ấy nói gì, tôi vội hớt hải chạy lên lầu theo cậu chủ.

Nay tập đi nhiều hơn nên thân thủ cậu có vẻ nhanh nhẹn hơn mấy hôm trước, nét mặt cũng không thể hiện sự mệt nhọc nữa.

Thoắt cái cậu ta lên tầng một rồi.

Thêm hôm nay tôi càng chắc chắn được một điều: Cậu ấy đã phục hồi ý chí rồi.

Còn gì vui hơn nữa.
Lát sau lên được tới phòng, cậu ấy bảo tôi:
— Chiều nay tôi muốn ghé vô công ty.

Cô cũng chuẩn bị theo tôi nhé! Hai giờ chiều mình đi.
— Dạ.
— Sao? Không thắc mắc gì à?
Tôi ngắc ngứ:
— Muốn hỏi lắm mà sợ cậu quát.
Hoàng Khôi cười khẩy một cái:
— Cô mà sợ tôi? Có đang nghe nhầm không?
Tôi cười hì hì:
— Sợ chứ, cậu lúc nọ lúc kia tôi theo không kịp.


Mà chiều nay vô công ty làm gì hả cậu?
— Vô ngó xem công ty từ lúc tôi bị….

à vắng mặt đến giờ thì vận hành ra sao?
Tôi thắc mắc tiếp:
— Nhưng có ông bà chủ rồi mà, cậu lo gì.
— Ba mẹ tôi họ coi mảng khác, chủ yếu quản lý công ty là chính.

Tôi chuyên bên marketing, tìm kiếm đối tác, ngoại giao.

Thời gian qua, nghe đâu có chút trầm xuống.

Tôi phải vào xem thế nào.
Đứa mới lớn như tôi lại muôn phần tò mò:
— Nhưng mà đâu phải cậu đến là giải quyết được ngay.
Hoàng Khôi gắt:
— Thì vậy nên chiều nay mới phải đến xem xét tình hình thế nào đã chứ.
Tôi gật gù ra vẻ hiểu chuyện:
— Ừ, cũng đúng.
— Cô ủi cho tôi chiếc quần tây đen, áo sơ mi sọc xanh dương nhuyễn kia nha! Chiều tôi sẽ mặc nó.
— Còn gì nữa, cậu dặn luôn để tôi làm.
Hoàng Khôi chép miệng:
— Ừ chỉ thế thôi.
Nhưng tôi vẫn còn thắc mắc nhiều nên vẫn hỏi tiếp:
— À, còn tôi thì mặc đồ như bình thường nha!
— Cô mặc sao thấy thoải mái nhất là được.
— Dạ.
Tôi lại tủ thấy sẵn bộ đồ treo sẵn, tiến lại bàn tôi cắm phích ủi thẳng thớm bộ đồ sao cho vẹn toàn nhất.

Sau đó lại hỏi cậu hai:
— Chiều cậu đi giày nào để tôi đánh xi nè?
Nghĩ một lát cậu ta trả lời rằng:
— Đôi màu đen sát góc trái tủ giày tầng 2.
Tôi chà xi mải miết cho đến khi cho là ổn rồi thì bất chợt Hoàng Khôi đi đến bên nhìn mà quát:
— Trời ơi, cô đánh xi kiểu gì mà đôi giày nó nhem nhuốc vậy?
— Ơ, tôi thấy người ta chà sao tôi làm vậy.
Hoàng Khôi gãi đầu bức tóc nói:
— Thôi, cô để đó dùm tôi cái.
Quê độ, tôi cất đồ nghề xong quay ra lại nghe tiếng Hoàng Khôi kêu lên trong ca thán:
— Trời đất ơi, cô ủi đồ kiểu gì mà giờ quần áo tôi đều ba ly thế này? Bộ đó giờ cô không ủi đồ sao?
Ngượng ngùng tôi trả lời với vẻ mặt thành thật nhất:
— Chưa, nào giờ mẹ tôi toàn ủi đồ cho tôi.
— Chết mất thôi, may không cháy đồ của tôi.

Bó tay với con gái đoảng như cô.

Không hiểu sao….
Định nói gì đó nhưng cậu ta lại thôi.

Tôi đứng đực mặt ra với vẻ mặt hối lỗi.

Hoàng Khôi cầm cái áo ngó nghiêng rồi thở dài thườn thượt, một lúc sau bảo:
— Thôi, cũng không có việc gì, cô xuống coi dì Tư cần gì thì phụ dì ấy một tay.

Khi nào ba mẹ tôi về thì báo tôi một tiếng.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận