Nạp Thiếp Ký I

Dương Thu Trì, Hồng Lăng, Dương Đạp Sơm ngồi xuống. Dương Thu Trì hỏi Sô Điệp: "Người nhà của cô lúc còn sống có bệnh tật gì không?"

"Hồi bẩm đại lão gia, tướng công của phạm phụ lúc còn sống thân thể không khỏe lắm, hơi có bệnh, thường bị các chứng phong hàn, do đó việc trong nhà phần lớn là do tôi làm. Ba hài tử thì rất khỏe, chưa từng bệnh nặng gì."

"Những nam nhân trước của người thì sao? Sức khỏe của bọn họ thế nào?"

Sô Điệp ngẫm nghĩ: "Cũng không tệ, không có bệnh chứng gì đặc biệt."

"Vậy trước khi họ chết có chứng trạng gì hay không?" Dương Thu Trì tiếp tục hỏi.

Hồi ức lại dĩ vãng thống khổ, thần tình Sô Điệp buồn thảm, ngẫm nghĩ hồi lầu mới từ từ đáp: "Tôi trước sau lấy đến ba nam nhân, đều một hai năm là chết, trước khi chết đều trên ói dưới đi tả lăn lộn khốn khổ, chịu được hai ngày thì chết. Mới đầu tôi còn cho là bất ngờ, sao đó cứ lấy một người là chết một người, cuối cùng còn chết luôn cả ba đứa con..."

Sô Điệp bật khóc.

Dương Thu Trì không gấp, tĩnh lặng chờ nàng ta bình tĩnh lại, bấy giờ mới hỏi: "Trước khi ba người đó chết thì ăn cái gì?"

Sô Điệp đáp: "Nam nhân cuối cùng của tôi trước khi chết thì ăn sủi cảo thịt thỏ, hai người trước... thời gian quá lâu tôi không nhớ rõ nữa."

"Vậy ngươi đem quá trình lần này nói ra xem."

"Ngày đó, thôn lý chánh Bạch Càn tặng cho nhà tôi con thỏ, tôi lấy một phần quay, còn lại thì băm làm sủi cảo nhân thịt thỏ cho mấy cha con ăn. Bình thường mấy cha con đều rất thích ăn món này. Do tôi nhất mực ăn chay, không ăn cùng mọi người, ăn xong đến tối thì tướng công và ba con tôi đều kêu đau bụng, sau đó sắc mặt tái nhợt, ói mửa tiêu chảy lăn lộn trên đất. Tôi vội chạy đi vào thôn gọi lang trung, chờ tôi thỉnh lang trung về thì bốn người đã co rút thần trí bất minh rồi. Đến trời sáng thì đều trước sau chết đi..." Sô Điệp nói xong nước mắt rơi lả chã.

"Lang trung nói gì?" Dương Thu Trì hỏi.

"Lang trung nói ăn cái gì không sạch sẽ đó mới bị như vậy, nhưng sau đó tộc trưởng nói tôi hạ độc, nhân vì một mình tôi không có gì, trong khi cả nhà cùng tôi ăn cơm mà chết hết."

"Ngươi nghĩ kỹ coi, hai nam nhân trước có phải là ăn thịt thỏ xong rồi chết không?"

Sô Điệp cúi đầu suy nghĩ một lúc, lắc đầu khẳng định: "Không đâu, làm thịt thỏ là cách mà tôi học được từ khi đến Bạch gia thôn, trước kia nhà tôi chưa hề ăn thịt thỏ."

"Vậy các ngươi bình thường ăn cái gì là chính?"

"Gạo, mì sợi, năm hết tết đến thì ăn sủi cảo nhân thịt."

"Ngươi dùng bột gì bao sủi cảo? Có phải là bột gạo chua (**) không?" Dương Thu Trì nhíu tít mày hỏi.

"Đúng a, thì ra là đại nhân đối với chuyện nhà nông cũng rành."

Dương Thu Trì bảo: "Ngươi nói coi các người làm bột gạo chua thế nào?"

Sô Điệp nói kỹ quá trình chế tác, cuối cùng nghi hoặc hỏi: "Có vấn đề gì sao? Mẹ tôi từ nhỏ đã dạy tôi làm thế, chúng tôi ăn nhiều năm rồi đâu có gì đâu a."

Dương Thu Trì lắc đầu, thở dài than: "Chỉ sợ đây là cái giá của sự vô tri!" Đứng thẳng người dậy, nói: "Được rồi, Sơn nhi, chúng ta phải đến Bạch gia thôn một lần nữa, đi thôi!"

Ra khỏi lao phòng, Dương Đạp Sơn hỏi Dương Thu Trì: "Phụ thân, vì sao còn phải đến Bạch gia thôn?"

"Xem ra sủi cảo thịt thỏ đó có vấn đề, có khả năng là trúng độc thực vật rồi."

Dương Đạp Sơn vỗ đầu: "Đúng a, sao con lại không nghĩ ra chứ."

Hồng Lăng cố ý chọc hắn: "Con đó, thấy Sô Điệp cô nương người ta thì mắt sáng rực lên, làm gì nghĩ tới chuyện nào khác nữa."

"Con làm gì có! Con chỉ thích Thành...., hắc hắc, dù gì con cũng đâu có thích Sô Điệp cô nương."

"Được rồi! Lục di chọc con đó!" Dương Thu Trì cười.

Tùy tòng chuẩn bị ngựa xong xuôi, ba người lên ngựa dẫn theo Thành Tử Cầm và bộ khoái rầm rộ trở lại Bạch gia thôn, tìm tộc trưởng nói rõ ý định. Tộc trưởng vội dẫn Dương Thu Trì cùng mọi người tới nhà Sô Điệp.

Chồng con của Sô Điệp chết rồi, nhà bị khóa từ ngoài, sau khi mở cửa phòng, trong nhà ăn còn lại số sủi cảo chưa ăn hết.

Dương Thu Trì tự thân kiểm nghiệm, phát hiện trong lớp bột bao sủi cảo đó phát hiện loại can khuẩn màu vàng thuộc nhóm độc tố A trên bột chua làm bánh.

Loại tế khuẩn này từ khi Dương Đạp Sơn theo phụ thân Dương Thu Trì học pháp y chưa hề gặp qua, nên không hiểu.

Dương Thu Trì giải thích: "Giết chết chồng và 3 con của Sô Điệp là một loại độc thường thấy trên bột làm sủi cảo. Vừa rồi Sô Điệp nói quá trình chế tác sủi cảo, ta đã hoài nghi ngay. Loại án này trước đây ta chỉ gặp qua hai lần, rất hiếm có, thường phát sinh ở những trường hợp duy nhất và chết gần cả nhà, do đó bị hoài nghi là án đầu độc giết người. Kỳ thật đây là loại trúng độc do vi khuẩn. Sô Điệp và những người như nàng ta còn chưa hiểu biết gì về việc sử dụng tế khuẩn để giết người, do đó xem ra đây là một chuyện tình cờ ngoài ý muốn."

"Trúng độc vi khuẩn? Loại vi khuẩn này sao lại chạy vào trong bột làm bánh chứ?" Dương Đạp Sơn hỏi.

"Người Tây Bắc chế sủi cảo thường dùng gạo nếp, gạo thường hay là các loại gạo thóc khác ngâm nước mấy ngày thậm chí đến hai tháng, sau đó rửa sạch, nghiền mịn, lọc, lắng, phơi khô thành bột, sau đó làm thành sủi cảo. Quá trình chế tác này bản thân chẳng có vấn đề gì, nhưng do hoàn cảnh tự nhiên có phân bố vi khuẩn đơn bào có độc tố, và loại bột gạo chua này rất thích hợp cho quá trình sinh trưởng của chúng, nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, nó có khả năng sản sinh một lượng lớn nấm mốc chua và độc tố màu vàng có độc tính cực mạnh, là chất kịch độc khi người ăn vào."

Dương Đạp Sơn hỏi: "Bột và sủi cảo chẳng phải là dùng nước nóng hấp nấu hay sao, phụ thân, cha không phải nói là nhiệt độ cao có thể tiêu độc hay sao?"

Dương Thu Trì đáp: "Đây không phải là tế khuẩn thường, không cần biết là chiên, hấp hay nấu đều không diệt được loại độc tố này. Một khi trúng độc thì tỷ lệ tử vong cực cao, trước hết xuất hiện triệu chứng đường ruột, tối đa hai ngày là dẫn đến sự tổn hại nội tạng và khí quan, cuối cùng khiến người ta hôn mê do suy gan, trúng độc hoặc là suy kiệt công năng của thận mà chết."

Dương Đạp Sơn lè lưỡi: "Vậy sau này con không dám ăn sủi cảo nữa!"

"Đừng vì chuyện nhỏ mà bỏ việc lớn." Dương Thu Trì cười nói, "Nhưng mà chúng ta tốt nhất đừng dùng bột gạo lên men để làm sủi cảo nữa thì được."

"Nếu như bột làm bánh có độc, vậy sao nhiều lão bá tánh ăn quá vậy?"

"Do đó ta mới nói là cái giá của sự vô tri, do vi khuẩn kịch độc ôm nhiễm phát sinh theo tính ngẫu nhiên, tỷ lệ khác thấp, nên không bị người ta chú ý lắm. Hơn nữa một khi trúng độc thì cả nhà chết sạch, cho nên đều bị người ta nhận định lầm là có người cố ý đầu độc."

Dương Đạp Sơn nói: "Vậy chúng ta nhắc người dân trong Bạch gia thôn để chú ý sau này chế tác bột gạo..."

Dương Thu Trì lắc đầu: "Có chú ý cũng khó đề phòng, tốt nhất là đừng ăn món ăn làm từ bột gạo ngâm lên men lên mốc. Được rồi, chúng ta đi khai quan nghiệm thi, coi xem nguyên nhân có phù hợp tình huống cha nói không, nếu đúng thì coi như án này phá xong rồi."

Mọi người đến phần mộ của chồng và 3 con của Sô Điệp, khai quan nghiệm thi.

Lần này không có thôn dân vây quanh nữa, toàn bộ Bạch gia thôn chìm trong khí phần trầm muộn, không còn cảnh nam làm nữ vẫy tay, hài đồng chạy chơi nữa. Trong vòng mấy ngày mà chết sáu người, người của nha môn ngày nào cũng tới, dân chúng từ sự hiếu kỳ lúc đầu chuyển sang sợ hãi rồi chai lì, chỉ có mấy nhà còn làm việc, ai cũng không đi xem quan binh đến mộ phần, dường như chẳng có liên quan gì đến họ vậy.

Sắc trời trầm trầm như chuẩn bị mưa, Dương Đạp Sơn nghĩ tới thi thể của Khúc Mân, không khỏi buồn buồn. Mở quan tài ra, Dương Thu Trì tự thân kiểm nghiệm, quát hiện nguyên nhân tử vong phù hợp với phán đoán.

Dương Đạp Sơn lại nói: "Phụ thân, Sô Điệp trước sau chết ba đời chồng, theo lời cô ta kể thì triệu chứng tương tự nhau, chẳng lẽ đều chết vì độc tố bột chua hay sao?"

"Xem ra là thế, hai nam nhân trước đã chết nhiều năm, thi thể đã hóa xương trắng rồi, không thể kiểm nghiệm, chỉ từ đó đoán là chết do loại vi khuẩn kịch độc này. Từ cách chế sủi cảo của Sô Điệp kể ở lao phòng, cho thấy cách làm này do mẹ ả dạy, làm nhiều lần mà chưa xảy ra chuyện gì, xem ra đây là do trúng độc ngẫu nhiên. Có người cả đời ăn mà không bị gì, có người ăn một lần là chết. Cũng có thể cách làm của ả có vấn đề chỗ nào đó, tỷ lệ có độc cao hơn người khác. Có thể ả cũng bầm thịt làm sủi cảo cho hai nam nhân trước ăn khiến họ trúng độc chết, còn ả thì vì ăn chay, nên đều may mắn thoát khỏi ba lần này."

Dương Đạp Sơn thở dài: "Tuy nàng ta thoát tử thần, nhưng trở thành tử thần, nhất định là không sống yên ổn từ đây, cái này cũng coi như nhân quả báo ứng."

Dương Thu Trì lắc đầu: "Không đúng, chuyện này với ả chẳng liên quan gì, là tập quán ẩm thực ngu muội tạo ra, là chuyện phát sinh mang tính ngẫu nhiên, cho nên ả không phải chịu trách nhiệm gì. Trở về rồi các con nói với Hàn tri phủ thả ả đi."

"Dạ! Phụ thân." Dương Đạp Sơn khom người đáp.

Trở về Khánh Dương phủ, Dương Đạp Sơn đem án nói cho Thành Tử Cầm nghe, hai người đến hồi báo với Hàn tri phủ.

Hàn tri phủ hiện giờ đã biết Dương Đạp Sơn là đại công tử của Đại minh tam triều nguyên lão trấn quốc công Dương Thu Trì, cho dù là Dương Đạp Sơn không nói ra chân tướng của án, nói thả là ông ta thả ngay, không thắc mắc gì. Húông chi Dương Đạp SƠn nói có đầu của đuôi, tuy Hàn tri phủ nghe như đi trong mây mù, nhưng cũng gật đầu lia lịa khen hắn phá án như thần, liền tuyên Sô Điệp vô tội thả ra.

Dương Đạp Sơn đến lao phòng dẫn Sô Điệp ra, đem chân tướng báo cho nàng biết. Sô Điệp không ngờ sủi cảo mình làm lại giết cả 3 người chồng và 3 đứa con của mình, ngồi phệch xuống đất thất thanh khóc òa.

Trước khi thả, Dương Đạp Sơn phái người thông tri cho Bạch Lạc Phong ở Bạch gia thôn. Bạch Lạc Phong đã sớm chờ ở cửa nha môn, thấy tình cảnh này vội đến đỡ Sô Điệp.

Sô Điệp lệ ứa đầy mắt, quỳ xuống lạy Dương Đạp Sơn ba cái, cảm tạ hắn gương sáng treo cao phá được án này đem lại sự thanh bạch cho nàng.

Dương Đạp Sơn cười khổ, án này mà phụ thân Dương Thu Trì không ra tay thì hắn chẳng biết mò tới năm nào.

Đưa mắt tiễn họ đi xong, Dương Đạp Sơn quay lại dịch trạm, báo cáo với phụ thân là án mạng ở Bạch gia thôn đã điều tra xét xử xong xuôi.

Chú thích:

(*) Sủi cảo: còn gọi là bánh Chẻo hay là “jiao zi” (giảo tử - bánh xếp miếng) trùng âm với “jiao zii” (giao tử) là dành riêng cho giờ giao thừa), được xem là một phần trong nền văn hóa Trung Hoa. Sủi cảo khác há cảo ở chỗ nhân há cảo ngoài thịt, tôm, nấm hương mà còn có thêm cả củ sắn, đậu xanh, khoai môn, nấm mèo, cà rốt, bún tàu, đường. Khi ăn vị của há cảo đặc sắc hơn sủi cảo do có nhiều hương vị hơn, hình dạng của sủi cảo và há cảo cũng khác nhau.

Với người dân Trung Quốc, sủi cảo là một món ăn truyền thống rất được ưa chuộng, đặc biệt là vào ngày tết. Đây là món ăn biểu tượng sự may mắn và đoàn tụ của gia đình. Thành phần chính để chế biến Sủi cảo là sự kết hợp của hai loại gạo: gạo trắng và gạo nếp. Theo duy tâm, người Trung Quốc cho rằng hai loại gạo này sẽ mang lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt giới kinh doanh thì càng tin hơn khi cho rằng ăn loại bánh kết hợp hai loại gạo này sẽ giúp cho họ “cầu được ước thấy” và cơ hội phát triển sự nghiệp sẽ rộng mở hơn.

Nhân sủi cảo có loại có thịt, có loại chỉ có rau, nhưng thường là thịt và rau trộn lẫn với nhau. Trong quá trình làm nhân, cầu kỳ nhất là băm thịt và rau. Cần chuẩn bị đầy đủ thịt, rau và các loại gia giảm, cho lên thớt băm. Khi băm nhân, dao và thớt chạm vào nhau phát ra tiếng rất rắn chắc, bởi vì luôn thay đổi dao to nhỏ khác nhau, khiến tiếng băm tiết tấu thay đổi lúc mạnh lúc nhẹ theo nhịp điệu, như một bản nhạc trầm bổng, truyền sang hàng xóm. Mọi người đều muốn tiếng băm của nhà mình vang vọng nhất, kéo dài nhất. Rau trộn với thịt làm nhân, trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ “có của”. Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài, có nghĩa là “lâu dài và dư thừa”. Băm nhân thời gian càng dài tức là gói sủi cảo càng nhiều, tức là cuộc sống đầm ấm, khá giả.

Sau khi làm xong nhân, gói sủi cảo theo hình thù gì cũng rất cầu kỳ. Phần lớn các khu vực đều gói hình bán nguyệt kiểu truyền thống. Gói theo hình này thì khi gói gấp đôi vỏ bánh hình tròn, dùng ngón tay cái và ngón trỏ của tay phải viền theo diềm bán nguyệt là được, phải viền cho đều gọi là “viền phúc”. Có gia đình kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau như nén bạc, bầy trân nắp, tượng trưng cho tiền của để khắp mọi nơi, vàng bạc đầy nhà. Ở nông thôn, ngoài vỏ sủi cảo bà con in hình bông lúa mỳ, chẳng khác nào những bông lúa mỳ trĩu hạt, với ngụ ý là sang năm mới ngũ cốc được mùa.

Gói xong, bắt đầu nấu. Đợi khi nước trong nồi sôi, bỏ sủi cảo vào nồi có một cảm giác như bỏ những sản phẩm nghệ thuật vào nồi nước trong vắt. Sau đó, lấy vợt quấy đến đáy nồi để cho sủi cảo không bị dính nồi. Trong khi nấu, thường là phải cho thêm 3 lần nước lạnh, vì trong tiếng Trung, từ này đồng âm với “phúc đi rồi lại đến”. Khoảng 10-20 phút sau là xong.

Thực ra thì lúc đầu (vào thời Hán), thức ăn chế biến từ bột mì rất phổ biến. Các món mì ra đời rất nhiều vào thời kỳ này, Sủi cảo cũng được chế biến thời kỳ này, tiền thân của Sủi cảo là Vằn thắn, lấy bột mì gói nhân thịt làm thành hình tròn đem luộc. Về sau có người thay đổi hình tròn Vằn thắn thành hình mặt trăng non, gọi là ''phấn giảo'', người miền Bắc gọi thành ''giao tử'' tức Sủi cảo. Nói chung, đây là loại thức ăn vỏ bột mỳ gói nhân rồi nấu ăn. Trước kia, sủi cảo chủ yếu là món ăn trong ngày tết, nhất là trong đêm giao thừa. Sau này, nó mới trở thành món ăn thường nhật của người dân, trước thì miền bắc Trung Quốc dùng bột mì để bao ngoài, miền nam TQ dùng bột gạo để làm. Nhưng sau do bột gạo dễ làm và đẹp hơn nên được dùng nhiều. Một điều nguy hiểm là đôi khi bột này bị nhiễm khuẫn gây chết người.

Khi trúng độc này, gan, thận não sẽ bị tổn hại, hệ thống thần kinh bị tổn thương, ói mửa ra màu giống như cà phê. Năng hơn thì tiểu ra huyết, gan to, xuất huyết dưới da, co giật chân tay, hôn mê, mê sảng .

Khi trúng độc nên ngừng ăn ngay món ăn khả nghi, dùng tay móc cổ ói, tiến hành súc ruột nhanh chóng bài trừ độc vật, đưa ngay tới bệnh viện.

(ND tổng hợp)

(**) Diếu mễ diện - Bột gạo lên men (chua): Gạo ngâm lâu (mười ngày trở lên), để cho lên men rồi mới xay làm thành bột, có vị chua. Bột gạo lên men thường được sử dụng ở Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam hoặc các vùng nông thôn phía bắc Trung Quốc. Trong dân gian, người ta thường dùng các loại lương thực phụ (bắp, khoai, sắn) ngâm nước cho đến khi lên men tạo thành bột lên men, rồi dùng để làm thức ăn (Người Tráng gọi là Điếu ba, người Miêu gọi là Thang ba). Do các loại này rất dễ bị nhiễm loại vi khuẩn đơn bào có tên là thường gọi là Diếu mễ diện hoàng can khẩn tạo ra chất kịch độc, ở phía bắc Trung quốc gọi là trúng độc xú mễ diện (bột gạo thối).


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui