Chỉ luận riêng về nhân tài phẩm mạo, vẻ ngoài của Bạch Tố Mai kiều mỹ, ôn nhu hiền dịu. Chỉ có điều, nàng ta nhất quyết không chịu tố cáo chồng và cha chồng, thuyết phục thế nào cũng không được. Nếu như nói đây chính là "Mỹ đức" của phụ nữ thời cổ đại, thì có thể nói nó đã phát huy đến mức cực điểm, đến một mức mà bản thân hắn thật không dám hùa theo, vì có tiểu thiếp như vậy hầu hạ, dù gì thì con người ta cũng cảm thấy khủng bố.
Nhưng.... hắn đã hôn qua nàng trước mặt mọi người, rồi động chạm người nàng... Tất cả tuy có thể đổ thừa là kế quyền nghi trong lúc cứu người, nhưng dù gì cũng đó có cái tiếp xúc da thịt, hiện giờ người ta đã là quả phụ, nếu gả cho hắn làm tiểu thiếp, thì làm sao mà cự tuyệt đây? Cha của người ta là quan lục phẩm Thiên Tổng lãnh binh của Ứng Thiên phủ, bản thân hắn coi như đã cắn vào rồi thì không được nhả ra. Ài....! Dù gì bản thân mình cũng đã lập một tiểu thiếp rồi, lần trước tiền đi lễ thu được cũng không ít, hiện giờ không lo thiếu tiền, hơn nữa Mã Độ đang tiến kinh đề cử, nói không chừng mình còn làm đại quan nữa. Làm đại quan rồi, có tam thê tứ thiếp cũng chẳng đáng là gì, nạp thêm một cô nữa cũng chả sao. Dù sao thì cũng phải chịu trách nhiệm với người ta a, ai bảo mình vừa hôn vừa sờ thích chí mê tơi như vậy làm chi. Hiện giờ đã đến lúc trả giá rồi!
Dương Thu Trì thuận theo suy nghĩ ấy, ấp úng nói: "Nếu như vậy thì... thì được a."
Vương môi bà nghe thế cao hứng đến nổi cơ mặt giật giật liên hồi: "Ta nói sao ra làm vậy mà! Dương thiếu gia là người thông tình đạt lý nhất, tuy biết chuyện này nên là như vậy, nhưng vừa rồi bà thân gia còn lo lắng là Dương thiếu gia không đồng ý a, được rồi! Bà thân gia và thiếu gia đều đồng ý thì được rồi, Vương môi bà ta lại làm mối xong một vụ nữa! Hà hà hà hà! Bà thân gia, Dương thiếu gia, chúng ta chỉ cần mang dê non, hợp hoan hoàn (Chú: Làm từ cây dạ hợp, đây là những thứ tượng trưng cho sự bền vững hòa mục của vợ chồng, dùng trong lễ Nạp thái do nhà trai nhờ người mối mang tới nhà gái), lúa gia, keo sơn mang đến nhà của Bạch Thiên Tổng là xong, hoặc đơn giản chỉ mang đến một con nhạn lớn (Chú: Nhạn là loài chim gắn liền với mặt trời, ý nghĩa của việc dùng nhạn trong lễ Nạp thái là để ví với việc vợ theo chồng, lễ này có từ thời Chu Trung Quốc), để tỏ sự trang trọng hơn một chút, mọi người thấy có được hay không?"
Phùng Tiểu Tuyết nghe thế liền phục xuống ghế khóc lên rưng rức.
Dương Thu Trì cảm thấy hơi kỳ, lần trước khi nạp Tần Chỉ Tuệ, Phùng Tiểu Tuyết tuy có ghen nhưng đâu có thương tâm như vậy a, cưới một cô vẫn là cưới, cưới thêm cô nữa cũng là cưới đấy thôi, làm gì mà khóc dữ vậy? Vừa định bước đến an ủi, hốt nhiên hắn cảm thấy có gì đó không ổn, bà mối Vương vừa nói cái gì là dê non, hợp hoan gì đó, thậm chí còn có đại nhạn nữa, mấy cái thứ này để làm gì? Lần trước nạp thiếp đầu có cần mấy thứ này a?
Dương Thu Trì nghi hoặc nhìn mẫu thân, Dương mẫu đưa mắt nhìn Phùng Tiểu Tuyết, thở dài thườn thượt không nói gì. Dương Thu Trì quay sang hỏi Vương môi bà: "Cần mấy thứ đó để làm gì?"
"Nạp thái a!" Vương môi bà cười a a đáp.
Hả? Vừa nghe từ này, Dương Thu Trì lập tức có điểm mơ hồ.
Chuyện hôn nhân ở thời cổ đại chia làm sáu bước: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp trưng, thỉnh kỳ và nghênh thân. Nạp thái là bước đầu tiên, trong đó nhà trai thỉnh bà mối đến nhà gái xin phép cưới hỏi, nếu nhà gái đồng ý, nhà trai sẽ mang lễ thỉnh bà mối đến trước cầu hôn. Trong đó các lễ vật tiêu chuẩn gồm có một con nhạn lớn, nhân vì nhạn là hậu điểu (chim di trú), thuận theo âm dương mà lui tới, tượng trưng cho gái có chồng theo chồng là thuận theo âm dương. Sau đó, có khả năng là do tính toán đến việc bảo vệ môi trường (Chú: Suy nghĩ của Dương Thu Trì!), nên thay bằng các vật khác như dê non, hợp hoan, lúa gia, keo sơn dùng để tượng trưng cho chồng vợ quan hệ hòa hợp bền vững với nhau.
Dương Thu Trì sững người ra suy nghĩ một lát, cuối cùng mới phản ứng được: "Nạp thái? Nạp thái không phải là lễ tiết để cưới vợ hay sao?...."
Tần Chỉ tuệ thấy phu quân ngờ ngờ nghệch nghệch như vậy, bước tới kéo hắn sang một bên nói: "Chàng còn không minh bạch sao? Ý của Bạch Thiên Tổng là muốn chàng bỏ Tiểu Tuyết tỷ tỷ đi, sau đó cưới con gái Bạch Tố Mai của y!"
"Thôi vợ?! Vì sao?" Dương Thu Trì chợt như bị giáng một gậy vào đầu, hèn gì Phùng Tiểu Tuyết ngồi đó khóc thút thít như vậy, bản thân mình lại còn cho là nàng ghen!
"Cái đó mà còn chưa biết à!" Tần Chỉ Tuệ dường như đang thấy một đại quái vật, "Bạch Thiên Tổng không muốn để con gái mình gả đi làm tiểu thiếp cho người ta. Năm trăm lượng bạc trắng trên bàn là của Bạch Thiên Tổng tặng cho Tiểu Tuyết tỷ tỷ làm thứ đền bù đó."
Tiếng khóc của Phùng Tiểu Tuyết lúc này càng thê lương. Tần Chỉ Tuệ ai oán liếc xéo Dương Thu Trì, chuyển thân bước đến bên cạnh Phùng Tiểu Tuyết: "Tiểu Tuyết tỷ tỷ, tỷ đừng thương tâm, phu quân không phải là hạng người đó đâu."
Phùng Tiểu Tuyết ngước đôi mắt đầy lệ nhìn Dương Thu Trì.
Dương Thu Trì hiện giờ đã rõ mọi chuyện, thì ra lão Bạch Thiên Tổng này muốn gả con gái cho mình, nhưng con gái của lão là thiên kim con nhà quan, cha của nàng lại là Thiên Tổng của Ứng Thiên phủ, làm sao có thể để con gái làm tiểu thiếp đây! Chuyện mất mặt này lão không gánh nổi đâu. Do đó mới khiến mình bỏ vợ cưới con gái của lão.
Phùng Tiểu Tuyết tuy có một cái bớt đen trên mặt, luận về tướng mạo và gia đình thì đều không bằng Bạch Tố Mai, nhưng Phùng Tiểu Tuyết là thê tử của tên ngỗ tác mà mình tá thi hoàn hồn, như vậy nàng cũng chính là thê tử của mình rồi, bản thân mình đã từng hứa sẽ khiến cho nàng trải qua những tháng ngày vui sống sung sướng, hiện giờ những ngày tháng đó mới vừa bắt đầu thì đã đòi ly dị nàng rồi, làm như vậy mình có còn là người nữa không? (*)
Nhưng mà chuyện này cần phải bình tĩnh, không được nóng vội. Nghĩ thế nên Dương Thu Trì hỏi Dương mẫu: "Mẹ, chuyện này tính thế nào?"
Dương mẫu nhìn Phùng Tiểu Tuyết: "Tiểu Tuyết gả về nhà chúng ta nhiều năm rồi,...ai, lại không có đứa con nào..."
"Không phải như vậy chứ!" Vương môi bà tiếp lời, "Cần phải nói rằng thiếu phu nhân hiền hậu hiếu thuận, khắp đầu trên xóm dưới ai ai cũng biết, nhưng mà mãi không có con, có câu này cổ nhân đã nói rất rõ: bất hiếu hữu tam..."
"Đủ rồi!" Dương Thu Trì cuối cùng không nhịn được, hét to một tiếng cắt ngang lời Vương môi bà, "Ta không phải đã nạp thiếp rồi đó sao? Cũng là do bà giới thiệu đó thôi, sao bây giờ lại đem cái chuyện rắm thối đó ra nói chứ?"
Dương mẫu sầm mặt: "Dương nhi không được vô lễ, Vương bà bà chỉ là có hảo ý thôi!"
"Hảo ý? Bảo con bỏ vợ mà là hảo ý à? Vậy con xin đa tạ vậy!" Dương Thu Trì không khách khí trả lời lại, thấy Phùng Tiểu Tuyết lại òa lên khóc suớt mướt, đau lòng quá bước lại nắm tay nàng.
"Láo xược! Chẳng lẽ ngay lời của mẹ mà con cũng không chịu nghe?" Dương mẫu quát lên.
Phùng Tiểu Tuyết lệ lưng tròng nói với Dương Thu Trì: "Phu quân, chàng nghe lời mẹ đi, ha....?" Dương Thu Trì chỉ biết gật gật đầu, trong lòng thầm tính toán.
Dương mẫu thấy Dương Thu Trì cúi đầu không nói, sắc mặt hơi hòa hoãn lại một chút, lại tiếp tục thở dài: "Con tưởng mẹ không thương Tiểu Tuyết sao? Mấy mẹ con ta dựa vào nhau sống bao nhiêu lâu nay, nó đối với mẹ vẫn nhất mực hiếu thuận, chuyện trọng chuyện ngoài chẳng phải một mình nó không hay sao? Ta làm sao mà nỡ bỏ nó đây?" Dừng lại một chút, bà lại thở dài, "Hài tử, hiện giờ con có chút bản lĩnh rồi, mẹ và Tiểu Tuyết đều vì con mà cao hứng, đều nhất tâm nhất ý hy vọng con làm nên sự nghiệp. Hiện giờ, Bạch Thiên Tổng người ta chủ động mang con gái đến gả cho con, Bạch Thiên Tổng là đại quan triều đình đó nha, bình thường chúng ta ngay cả nhìn thấy đại quan cũng không có, người ta chịu đem con gái gả đến nhà ta, con nói coi, đó chẳng phải là Dương gia nhà ta phước sánh bằng trời hay sao?"
Lệ nóng cứ thuận theo má Phùng Tiểu Tuyết chảy dài rồi rơi từng giọt xuống đất, nàng từ từ cúi đầu, cật lực khống chế mình không được khóc, tuy nhiên bờ vai gầy của nàng lại không ngừng rung động.
Dương mẫu cố không nhìn Phùng Tiểu Tuyết, tiếp tục nói cho hết: "Ta nghe nói con cứu con gái của Bạch Thiên Tổng mấy lần, người ta cảm kích chúng ta mới đem con gái gả vào nhà bần khổ như thế này. Hài tử, mẹ có chút ý tư lợi riêng, mẹ cho rằng, chúng ta phải nhận chuyện hôn nhân này, cả đời sau này chúng ta không cần phải lo lắng nữa, mẹ cho dù có chết cũng nhắm mắt mãn nguyện."
"Mẹ...!" Dương Thu Trì kêu lên.
Dương mẫu khoát tay ngăn lời của Dương Thu Trì: "Hài tử, mẹ ngoại trừ chút ý nghĩ tư lợi này còn có nỗi lo nữa. Từ xưa đến giờ chỉ có bên nhà trai đề nghị kết thông gia, chứ chưa bao giờ nghe nhà gái chủ động cả. Hiện giờ Thiên Tổng đại nhân người ta đã muối mặt qua chủ động đề thân, nếu chúng ta cự tuyệt Thiên Tổng đại nhân, con nói coi người ta còn mặt mũi nào ra đường nữa? Một khi y trở mặt, vậy, vậy, chúng ta, chúng ta làm thế nào bây giờ a!"
"Mẹ...!" Phùng Tiểu Tuyết nức nở đứng lên, bước lên mấy bước, ấm ức quỳ xuống trước mặt Dương mẫu, "Mẹ, cứ để phu quân bỏ con đi a. Con không trách chàng đâu..." Nói rồi phục xuống đất òa lên nức nở.
"Không được!" Dương Thu Trì vỗ bàn một cái đứng phắt dậy, "Không cần biết như thế nào, con quyết không bỏ vợ!" Nói rồi bước đến bưng mâm bạc lên đưa mạnh vào lòng bà mối bảo, "Trở về nói với Bạch Thiên Tổng, rằng tâm ý của người Dương Thu Trì ta xin nhận lãnh, nhưng xin thứ không thể tòng mệnh!"
Chú thích:
(*) Về chuyện ly hôn thời cổ đại, không chỉ có xét về tình như trên, mà trong luật pháp còn quy định rất rõ ràng (trong Lễ ký, Đường luật sớ nghĩa, Tống hình thống, Nguyên triều Thống chế điều cách, Đại Minh luật, Thanh luật tập chú), đại loại phải hội đủ một trong ba điều kiện như sau mới có thể bỏ vợ (1) Thất xuất, (2) Nghĩa tuyệt, (3) Hiệp ly.
- Thất xuất là bảy điều kiện đuổi vợ ra khỏi nhà, bao gồm vợ không hiếu thuận với cha mẹ, không có con, dâm dật, ghen tuông, có ác tật (là các bệnh khác thường như câm, điếc, hủi, mù, trọc đầu, thọt, gù), lắm mồm, trộm cắp. Tuy nhiên cũng không dễ dàng vin vào các cớ này, vì còn quy định thêm Tam bất khứ (1) Có thể lấy chứ không thể đuổi về (bên nhà vợ không có ai để trông cậy được), (2) Đã từng để tang ba năm cho bố mẹ chồng, (3) Trước nghèo sau giàu... Dựa vào ba điều này có thể xóa bỏ tất cả các điều kiện ly hôn trên, gọi là "Xét về lễ, nên cho ở lại."
- Nghĩa tuyệt: bao gồm các tội vợ đánh giết họ hàng nhà chồng hoặc chồng đánh giết họ hàng nhà vợ, vợ thông gian với họ hàng nhà chồng, chồng thông gian với mẹ vợ, và tội vợ mưu hại chồng. Thất xuất ở trên chủ yếu để răn phạt phụ nữ, còn nghĩa tuyệt răn phạt cả nam lẫn nữ và có phần dứt khoát hơn. Đường luật quy định: Tuy vợ phạm phải Thất xuất, nhưng nếu có Tam bất khứ mà vẫn đuổi người ta, thì sẽ bị phạt 100 trượng và phải đoàn tụ trở lại, còn nếu phạm 'nghĩa tuyệt' thì nhất định phải ly hôn, và quyền thuộc về quan lại, nếu đáng ly hôn mà không chịu ly hôn thì luật Minh, Tống, Thanh đều phạt 80 trượng bắt phải tuân theo.
- Hiệp ly: Hai vợ chồng cùng nhất trí ly hôn, cho dù không nằm trong Thất Xuất và Nghĩa Tuyệt. Trường hợp này cực kỳ hiếm hoi, vì trong thực tế chế độ phong kiến chuyên chế, người phụ nữ bị ép ly hôn (hay chủ động) đều bị xã hội coi là điều cực kỳ sỉ nhục, thậm chí có trường hợp vì nhục nhã quá mà buộc phải tự vẫn.
------------o0o---------------