Nếu Được Yêu Như Thế

Triệu Chấn Đào và Nhan Thuấn Nhân bàn bạc về chuyện
kết hôn, họ còn tìm hiểu xem ở An Huy, việc cưới hỏi có phong tục gì không.

Đương nhiên là có, nhưng Thuấn Nhân rời huyện Uyển đã
mười năm, quê nhà có còn duy trì những nghi thức truyền thống không, Thuấn Nhân
cũng không rõ. Nhưng có một việc chắc chắn sẽ có: cô dâu bắt buộc phải do anh
trai cõng ra khỏi cửa khuê phòng, tiễn lên xe hoa. Nếu không có anh trai thì
chọn trong họ hàng thân thích lấy một người, nhưng người thanh niên đó phải
khôi ngô, tuấn tú, mặt mày sáng sủa.

Lúc còn bé, Thuấn Nhân thích cùng với mấy đứa bạn
trong xóm chạy đến nhà người cô chưa lập gia đình xem anh cõng cô dâu. Cô dâu
được cõng ra khỏi phòng, khóc sướt mướt, mọi người nói, cô dâu càng khóc càng
thể hiện sự hiền thục, không đành rời nhà mẹ đẻ, không chịu lấy chồng để phải
chịu khổ. Lúc đó, Thuấn Nhân còn nhỏ nên không thể lý giải được vì sao đi lấy
chồng lại nói là đi để chịu khổ? Được ở cạnh người mình yêu không vui sao, mà
lại khóc đến đáng thương như vậy? Khi cô dâu khóc thì người anh cõng cô dâu
trên vai sẽ khuyên: "Phải biết đối nhân xử thế, bây giờ là người của nhà
người ta rồi, không thể hành động theo cảm tính."

Thuấn Nhân không có anh trai. Trong lúc suy nghĩ,
Thuấn Nhân cầm điện thoại nghịch, móng tay vô tình chạm vào bàn phím, màn hình
xuất hiện một tấm hình.

Thuấn Nhân nói: "Không có phong tục gì hết."

Triệu Chấn Đào "ồ" một tiếng rồi nói:
"Thế thì làm hai mâm, đơn giản chúc mừng mấy câu. Hai mâm liệu có đủ
không? Làm hai mâm ở nhà em, sau đó em với anh về quê anh làm hai mâm nữa, ở
quê anh cũng không có nhiều họ hàng đâu."

Thuấn Nhân nói: "Hai mâm được rồi."

Chụp một tấm ảnh ở phòng đăng ký kết hôn, nhân viên ở
đó đóng dấu, mỗi người nhận một quyển màu đỏ, Thuấn Nhân cẩn thận bỏ quyển đỏ
vào túi, kéo khóa lại.

Triệu Chấn Đào rất sung sướng, đi qua cửa hàng chụp
ảnh, anh ta hỏi Thuấn Nhân có cần chụp ảnh cưới không. "Em chụp ở đây sẽ
đẹp hơn nhiều so với cái hình chụp ở phòng đăng ký kết hôn lúc nãy đấy."

Thuấn Nhân lắc đầu từ chối. Hai người vào một quán ăn
Quảng Đông ven đường để chúc mừng sự kiện trọng đại này.

Triệu Chấn Đào nói: "Anh đăng ký cho con trai hộ
khẩu ở Bắc Kinh rồi, sau này, điểm số xét tuyển đại học sẽ thấp hơn ở tỉnh An
Huy. Mẹ anh đang chăm sóc nó ở quê. Thằng bé này cũng lớn rồi, phải cho nó ra
tiếp xúc với môi trường xung quanh, anh muốn đón hai bà cháu lên đây ở cùng
mình."

Thuấn Nhân "à" một tiếng.

Triệu Chấn Đào tiếp tục: "Anh đã mua nhà ở Bắc
Kinh, cũng đã sắp xếp công việc ở công ty, nửa năm nữa anh sẽ về công ty mẹ làm
việc, em đi cùng anh đi."

Thuấn Nhân ngẩn người hỏi: "Còn công việc của em
thì làm thế nào?"

"Bỏ việc đi!" Triệu Chấn Đào trả lời rất
nhanh. "Phương tiện truyền thông ở Bắc Kinh nhiều, rất dễ xin việc mà em
thích. Anh là người rất biết giữ lời, không để em ở nhà làm nội trợ đâu."

Thuấn Nhân tức đến nỗi vứt đũa xuống. Mối quan hê giữa
Thuấn Nhân với mọi người ở nhà xuất bản đang rất tốt. Tuy thỉnh thoảng cũng có
người bàn tán sau lưng, nhưng nhìn chung lãnh đạo rất tâm lý, biết quan tâm đến

các nhân viên, chủ nhiệm nhóm cũng là một người học rộng, biết nhiều. Thuấn
Nhân rất thích môi trường làm việc ở đây, cô làm việc rất hăng say, vui vẻ,
ngày nào cũng duyệt bản thảo và trao đổi ký kiến với tác giả qua điện thoại, có
lúc lại ngồi nói về những câu văn trong bài, lương tháng không cao, nhưng cũng
có thể tiết kiệm được mấy trăm. Thế mà Triệu Chấn Đào chẳng thèm bàn với Thuấn
Nhân một tiếng đã quyết định chuyện đi hay ở của cô. Thuấn Nhân phụng phịu giận
dỗi nói: "Em không bỏ việc đâu, anh đi Bắc Kinh một mình đi."

Triệu Chấn Đào cười: "Được thôi, anh không ép em
đâu. Nhưng anh cũng phải nói cho em rõ, anh đi Bắc Kinh sẽ không quay về đâu.
Một mình em ở đây đi. Đợi đến khi em ba mươi tuổi, biết đâu anh sẽ quay lại ly
hôn với em. Năm mươi tuổi, anh vẫn có thể lấy được gái mười tám, còn em thì
sao?"

Môi Thuấn Nhân run lên như muốn khóc. Triệu Chấn Đào
khuyên: "Việc gì phải khổ, buồn cười thật, em không hiểu à? Em nói xem,
thế nào là sự nghiệp của một người con gái? Làm việc kiếm tiền? Ngốc quá đi
mất! Nếu như dựa vào năng lực, trí tuệ của một người đàn bà có thể kiếm được
tiền, sự nghiệp thành công thì đàn ông lại có thể tạo ra thêm một trái đất nữa
rồi. Em chỉ là đến một thành phố khác làm thôi. Hơn nữa, Bắc Kinh là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa, em đến đó rất có lợi cho sự phát triển của
mình."

Triệu Chấn Đào nói cũng có lý. Thuấn Nhân nói: "Ở
nhà xuất bản, em được vào biên chế rồi, rất ổn định."

Triệu Chấn Đào nói: "Sắp giải thể hết rồi. Bây
giờ em không đi, đợi đến năm ba mươi tuổi, muốn đi cũng chẳng có đơn vị nào
nhận. Tranh thủ lúc còn trẻ, tìm nhiều cơ hội cho mình. Đối với ngành nghề em
đang làm, kinh nghiệm là tài sản lớn nhất đấy."

Thuấn Nhân có ý muốn suy nghĩ thêm về vấn đề này. Triệu
Chấn Đào gắp một miếng cá chua ngọt, dùng đũa tách phần xương ra, rồi gắp vào
bát của Thuấn Nhân, bên cạnh anh ta lại để một bát xương đuôi bò hầm.

Sau chuyện "tình một đêm", "con sên
không vỏ" Brian thật giống một con ruồi, suốt ngày đậu trên người Trăn
Trăn.

Dần dần, Trăn Trăn phát hiện ra Brian không phải là
một tên lưu manh người Mỹ đến Trung Quốc săn gái, anh ta đúng là giám đốc chi
nhánh của một ngân hàng Mỹ tại Trung Quốc.

Brian mấy lần dẫn Trăn Trăn đến dự tiệc của các thương
nhân khiến tim cô ta không ngừng xao động. Cô ta rất muốn ra nhập thế giới của
họ, cho dù chỉ là đứng bên lề quan sát.

Không muốn bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào gia nhập vào thế
giới thượng lưu này, nếu Tử Chấn hẹn Trăn Trăn đến nhà ăn cơm, cô ta lại ưu
tiên dành thời gian cho cơ hội đi dự tiệc. Cô ta rất muốn được dẫn Tử Chấn đến
đó, điều kiện gia đình của Tử Chấn cũng không có vấn đề gì, chỉ tiếc là Tử Chấn
lại chuyên tâm học hành, kiếm chút tiền ít ỏi, cứ như thể chẳng có chút tham
vọng nào.

Mỗi khi Tử Chấn luyện tập, An An lại đến xem. Là một sinh
viên chuyên ngành múa, lần đầu tiên An An xem Tử Chấn diễn xuất đã cảm động vô
cùng. Những động tác dẻo dai và mềm mại như nước chảy mây trôi khiến An An say
mê đến nỗi nhìn không chớp mắt.

Một nghệ sĩ múa của Mỹ khẳng định rằng: "Người
nghệ sĩ múa bắt buộc phải kết hợp được giữa thể xác và tâm hồn, ngôn ngữ tự
nhiên của cơ thể qua các động tác phải thể hiện tâm hồn."

Nghệ thuật là một giọt sương mai đầu tiên đọng trên
chiếc lá buổi sớm, người nghệ sĩ là thiên sứ hôn lên giọt sương đó.


Anh ấy chính là thiên sứ.

An An bắt đầu chăm chỉ học nấu ăn. Ngày nào cô cũng
đem cơm đến cho Tử Chấn, hộp cơm trông rất ngon và sạch sẽ, có thịt và rau
xanh, màu sắc rất bắt mắt, bên ngoài còn buộc thêm một cái khăn có thêu hoa rất
tinh tế. Viện nghiên cứu sinh nằm ở phía sau vườn trường, đi bộ ra chỉ mất mười
phút, Tử Chấn rất ngại, nhiều lần nói An An đừng có mang cơm đến nữa nhưng An
An không nghe.

Tử Chấn luôn cảm thấy mình nợ An An một điều gì đó,
nên thường chỉ bảo An An trong việc học. Múa hiện đại và múa cổ điển là hai
phạm trù rất thú vị, bổ trợ cho nhau nhưng lại rất độc lập. Suy nghĩ của An An
rất ngây thơ nhưng lại mạnh dạn, Tử Chấn thường bị cô trêu chọc trong các tư
thế múa đến buồn cười.

Được tin Thuấn Nhân bỏ việc đến Bắc Kinh, Xuân Nam rất
ngạc nhiên, nhưng mọi việc đã được an bài, cô đành chấp nhận, nói với Thuấn
Nhân: "Triệu Chấn Đào không đơn giản đâu, từ nay cháu đã bị anh ta dắt mũi
rồi, sau này trong cuộc sống phải để ý một chút, mong rằng cháu được bình an vô
sự."

Thuấn Nhân nói: "Anh ta định chuyển công tác cho
cháu thôi, cháu không theo, lẽ nào lại ở lại đây? Anh ta chắc không đành phá vỡ
con đường sau này của cháu đâu."

"Anh ta bao nhiêu tuổi? Cháu bao nhiêu tuổi? Hơn
nữa anh ta rất từng trải, chẳng hiểu sao cô lại thấy hơi lo, việc này vội vàng
quá." Xuân Nam thở
dài. "Cháu đi Bắc Kinh rồi, có chuyện gì cô cũng không thể giúp được. Nếu
anh ta ức hiếp cháu, người chịu thiệt sẽ là cháu thôi."

Những lời Xuân Nam nói
khiến Thuấn Nhân cảm thấy không vui. Thuấn Nhân cảm thấy cô mình nghĩ về người
khác tiêu cực quá. Không sai, Triệu Chấn Đào có tự cho mình là trung tâm của vũ
trụ, nhưng cũng không đến nỗi lòng lang dạ sói. Thuấn Nhân cảm thấy cô Xuân Nam tỏ ra
lo lắng, không nhịn được cười: "Người lớn tuổi như cô chỉ thích nghĩ
nhiều, anh ta không thể như thế được, đã là vợ chồng rồi, anh ta lại từng ly
hôn, anh ta không tốt với cháu, lẽ nào lại muốn hại cháu?"

Trước khi đến Bắc Kinh, Thuấn Nhân đã vào mạng đăng ký
tìm việc, nên vừa mới đến đã nhận được giấy báo phỏng vấn của mấy công ty.
Thuấn Nhân chọn vào làm cho một tòa soạn báo về mảng văn hóa.

Mùa đông ở Bắc Kinh rất lạnh, gió thổi từng cơn tê
buốt. Đi giữa những con phố mà hai bên là những tòa nhà cao chót vót, gió rít
lên từng cơn, như muốn thổi bay ô tô lên trời.

Thuấn Nhân mặc một chiếc áo len cao cổ, bên ngoài
khoác một chiếc áo măng tô màu đen, tóc búi cao, tay cầm túi xách màu đen, cổ
còn khoác thêm chiếc khăn làm bằng lông cừu ấm áp, đi ra ngoài.

Người phỏng vấn Thuấn Nhân là tổng biên tập của tòa
soạn. Vừa nhìn thấy cô mắt lão đã sáng lên, lão nhiệt tình mời Thuấn Nhân ngồi
xuống, nói: "Tôi họ Khổng, tên tôi duy nhất chỉ có một từ "Tử".
Nhưng không phải chữ "Tử" trong tên của thánh nhân Khổng Tử,
"Tử" ở đây trong từ "tử đồng"[1]

[1]
Tử đồng: ái khanh, tử đồng (cách vua gọi hoàng hậu)

Thuấn Nhân đứng dậy cúi chào: "Chào chủ nhiệm
Khổng!"


Khổng Tử nói: "Tôi đã xem qua lý lịch của cô,
điều kiện không tồi. Cô có sở trường gì không?"

Được tổng biên tập của một tòa soạn lớn khen, Thuấn
Nhân thấy rất vui.

Thuấn Nhân nói: "Ca hát hay nhảy múa xoàng xoàng
thì không có vấn đề gì, chỉ cần đơn giản thôi."

"Thế thì tốt quá rồi." Khổng Tử nhìn Thuấn
Nhân bằng ánh mắt khen ngợi. "Uống rượu thì sao? Có thể uống được bao
nhiêu?"

Thuấn Nhân cho rằng, lão ta hỏi mình về sở trường có
thể là để sau này tòa soạn có mở tiệc thì nhân viên cũng nên biết một chút,
nhưng câu hỏi này đã vượt qua khỏi dự đoán của cô.

Thuấn Nhân nói: "Em từ trước đến nay không uống
rượu."

Khổng Tử thấy hơi thất vọng, nói: "Cũng được,
luyện một chút rồi dần sẽ biết. Lựa chọn ai là do tôi quyết định, em được nhận
vào làm. Ngày mai bắt đầu đến làm nhé, thử việc ba tháng, sau một năm sẽ nhận
chính thức, hợp đồng một năm ký một lần. Sau ba năm sẽ ký hợp đồng dài hạn,
quyền lợi bảo hiểm sẽ dựa vào luật lao động."

Thuấn Nhân hỏi: "Cụ thể em sẽ phụ trách mảng
nào?"

Khổng Tử nói: “Em phụ trách phần quảng cáo, theo học
chị Tào. Chị Tào sắp nghỉ hưu rồi, sau này em sẽ làm thay phần việc của chị
ấy."

Tất cả dường như quá thuận lợi, không ngờ kiếm việc ở
Bắc Kinh này còn dễ hơn ở tỉnh An Huy, đây là điều Thuấn Nhân không dự đoán
được. Bước ra khỏi cánh cửa lớn của tòa soạn, Thuấn Nhân vui mừng gọi điện
thông báo cho Triệu Chấn Đào, anh ta đang đi công tác ở Hồng Kông, chúc mừng
vài câu rồi giục Thuấn Nhân nhanh đi đón con trai là Tiểu Bác.

Tiểu Bác năm nay tám tuổi, không nghịch ngợm, cũng
không hiền lành như khúc gỗ, đúng giờ thì đi làm bài tập và lên lớp, thành tích
học tập cũng bình thường. Mẹ của Triệu Chấn Đào lại xem thằng bé như một thiên
tài hiếm gặp, bà ta cầm quyển vở bài tập của nó cho Thuấn Nhân xem và nói:
"Con nhìn này, quá xuất sắc, biết viết cả tiếng nước ngoài cơ đấy, nó mới
có tám tuổi thôi." Trong tiếng Hán của mình
thôi

Thuấn Nhân nói: "Mẹ à, đấy không phải là chữ, là
chữ cái, giống như chữ cái phiên âm trong tiếng Hán của mình thôi "

Bà Triệu nói: "Thì đó cũng là chữ cái tiếng nước ngoài, con hỏi bọn trẻ
tám tuổi trên đường xem có mấy đứa biết viết nào."

Bà Triệu rất giỏi giang trong việc bếp núc, đối một
người phụ nữ Giang Tây coi việc bếp núc là sự nghiệp cả đời của mình thì thừa
tự tin vào bếp. Bà cho rằng dao bắt buộc phải treo trên tường, con dao treo hơi
lệch trên giá cũng không được, phải treo thẳng. Bát cũng không được xếp chồng
lên nhau, mà phải xếp từng cái, từng cái vào từng ô.

Đối với việc này, Thuấn Nhân đều chọn thái độ tiếp thu
ngầm. Cô vốn chẳng có hứng thú với việc vào bếp, nhưng nhìn bà Triệu làm một
cách hứng thú, cô đành một tay phụ giúp bà mẹ chồng khó tính.

Tòa soạn nhanh chóng ký hợp đồng một năm với Thuấn
Nhân. Mỗi lần phải tham gia các cuộc họp, hay tiếp khách quan trọng, ông Khổng
lại lôi Thuấn Nhân theo. Thuấn Nhân đi theo cũng chẳng nói được mấy câu, chỉ
lặng lẽ ngồi một bên, thỉnh thoảng mỉm cười vẻ lịch sự. Chỉ thế thôi cũng đã đủ
lắm rồi, đặc biệt là ông tổng giám đốc của một doanh nghiệp về thủy sản, ông
này vốn định đưa ba mươi nghìn tệ để làm quảng cáo, kết quả là, Thuấn Nhân chỉ
cười với ông ta một cái, ông ta liền sửa thành năm mươi nghìn.

Cuối tuần, Thuấn Nhân gọi điện cho Trăn Trăn, hẹn gặp.
Trăn Trăn nghe nói Thuấn Nhân chuyển đến Bắc Kinh làm việc thì vui mừng khôn
xiết. Biết tin cô mới ký hợp đồng, Trăn Trăn nói: "Chắc cậu đã thông báo
cho Triệu Chấn Đào, giờ là chồng cậu rồi nhỉ? Tòa soạn mà không sướng điên lên
mới là lạ, lần này họ cắn được một miếng thịt mỡ to rồi."


Hai người hẹn gặp nhau ở quán cà phê Thương Đào. Trăn
Trăn vừa ngồi xuống liền nói: "Bây giờ cậu chẳng phải lo gì nữa, làm việc
cũng như là chơi thôi, còn tớ chẳng biết phải làm thế nào?"

Thuấn Nhân lặng lẽ nhấm nháp ly cà phê, không nói gì.
Trăn Trăn ngắm cô từ đầu đến chân, trong lòng nghĩ không hiểu sao người con gái
này lại may mắn đến thế.

Từ nhỏ đến lớn, Diệp Trăn Trăn đều là học sinh được
thầy cô chú ý, xưa nay cô ta khinh thường Nhan Thuấn Nhân ngoài gương mặt xinh
xắn ra thì thành tích học tập bình thường. Nhưng từ khi bắt đầu lên trung học,
Thuấn Nhân và Trăn Trăn đều thu hút được sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là
của bọn con trai, thậm chí Thuấn Nhân còn được để ý hơn cả Diệp Trăn Trăn.

Chỉ sau khi Thuấn Nhân lên tỉnh sống, năm lần bảy lượt
tìm lý do gặp Tử Chấn, Diệp Trăn Trăn mới không làm cái việc ông tơ bà mối vô
vị kia. Nhưng việc Thuấn Nhân thích Tử Chấn khiến Trăn Trăn phát hiện ra được
Tử Chấn rất tốt. Kỳ nghỉ hè năm đó, nhìn cách Nhan Thuấn Nhân nhìn Tử Chấn,
Trăn Trăn mừng thầm trong lòng. Cô ta cho rằng mình chiếm ưu thế, nhưng chẳng
thể ngờ được, Thuấn Nhân và Lý Triệt bất ngờ chia tay, tốt nghiệp xong Thuấn
Nhân tìm được bạn trai mới rồi nhanh chóng kết hôn, hơn nữa lại lấy một người
giàu có. Xem ra đầu óc Thuấn Nhân không hề lú lẫn, cái gì nên giữ lại làm kỉ
niệm, cái gì nên nắm lấy, cô đều biết rõ.

Diệp Trăn Trăn cảm thấy Thuấn Nhân là một cao thủ giấu
mặt, đối với cao thủ mà nói thì cô ta rất tôn trọng và vui vẻ tiếp cận, Trăn
Trăn nói: "Tử Chấn, nếu tương lai sau này mà cứ như thế, thì cũng chỉ là
một người bình thường ở Bắc Kinh này, không chừng còn nghèo hơn cả người bình
thường. Anh ấy không nghĩ tới mình thì mình cũng phải nghĩ tới con cái chứ, từ
khi sinh ra cho tới lúc đi học cần không ít tiền. Cứ cái kiểu như anh ta, kiếm
đến khi nào mới đủ?"

Thuấn Nhân hỏi: "Cậu không yêu anh ấy à?"

"Yêu chứ". Trăn Trăn trả lời. "Từ bé
đến giờ, tớ chẳng yêu ai như thế, sau này cũng sẽ như vậy. Nhưng cứ tiếp tục
yêu như thế này, dường như tớ bắt buộc phải từ bỏ hạnh phúc mà vốn tớ có thể
giành được. Như vậy khi già rồi, tớ có hối hận không? Tớ không muốn hứa hão,
chẳng ai dám đảm bảo cả đời minh chỉ giữ một niềm tin. Nều như hiện tại tớ
không suy nghĩ một cách nghiêm túc về vấn đề này, đối với anh ấy, đối với bản
thân tớ sẽ là một hiểm họa tiềm ẩn."

Thuấn Nhân nói: "Chẳng ai dám đảm bảo cả đời mình
chỉ giữ một niềm tin, nhưng mỗi người có quyền lựa chọn làm ngừơi tốt hay người
xấu."

"Không làm tổn thương người khác thì là người
tốt." Trăn Trăn nói.

Thuấn Nhân nói: "Cậu cho rằng thế nào là làm tổn
thương người khác? Đấm người ta một cái chảy máu, đấy gọi là làm tổn thương
người khác à? Hay lừa tiền người ta, khiến người ta tan cửa nát nhà, đấy gọi là
làm tổn thương người khác à? Làm tổn
thương người khác là làm cho người ta có cái nhìn lệch lạc về thế giới chính
diện, khiến họ cảm thấy thế giới này đen
tối, xấu xa, tuyệt vọng. Nếu cậu làm điều đó, cậu đã làm người ta tổn thương
rồi đấy, cậu không còn là người tốt nữa."

Trăn Trăn không đồng ý với lập luận đó của Thuấn Nhân,
cô ta cười nói: "Cậu là người ngoài cuộc nên đâu thấy được bản chất, nếu
cậu đã từng chứng kiến một thế giới khác... Ồ, đúng
rồi, anh Triệu Chấn Đào nhà cậu chắc cũng từng dẫn cậu đi đến thế giới đó rồi.
Thế giới đó gần ngay trước mắt, nhưng lại ngoài tầm với của chúng ta, nó hoàn
toàn không giống với cái thế giới mà chúng ta đang sinh sống. Ở đó cậu có thể
nhìn xuống toàn thể nhân loại, một câu nói của cậu, một cách nghĩ của cậu, có
thể ảnh hưởng tới mồ hôi nước mắt tích lũy cả đời thậm chí đến mấy đời của một
người dân bình thường. Như vậy cậu có còn muốn quay về với cuộc sống của một
người dân đen bị đau khổ, bị chà đạp không? Cậu đã nhảy ra khỏi cuộc sống khổ
cực đó, hơn nữa vĩnh viễn không bao giờ quay lại, cho nên không có tư cách
giảng giải cho tớ nghe về cái đạo đức đục xương hút tủy đó. Tớ muốn sống cho ra
sống một chút, tớ muốn được mọi người tôn kính, ngưỡng mộ. Tớ quá yêu Tử Chấn,
tớ không nỡ vứt bỏ người đàn ông này, cho dù chỉ có một tia hy vọng, tớ cũng
muốn cùng anh ấy đi vào cái vương quốc phồn hoa đó. Tớ đang rất cố gắng. Giấc
mơ của tớ là được nắm lấy tay anh ấy cho tới khi xuống mồ." Trăn Trăn nhìn
Thuấn Nhân. "Cậu hãy chúc phúc cho bọn mình."


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận