Lauren bắt đầu lái xe đi chầm chậm để khỏi làm hàng xóm thức giấc. Green Street là một phố xinh xắn có cây cối và những ngôi nhà nhỏ hai bên đường. Ở đây, mọi người quen biết nhau như trong một cái làng. Qua sáu ngã tư rồi ra tới Van Nees, một trong hai trục đường lớn chạy xuyên qua thành phố, cô chuyển sang tốc độ cao hơn. Ánh sáng ban mai nhợt nhạt mỗi lúc lại hồng lên làm lộ ra dần dần cảnh sắc rực rỡ của thành phố. Chiếc xe lao đi vun vút trên những đường phố vắng tanh. Lauren nhấm nháp cảm giác say ngây ngất của khoảnh khắc này. Những con đường dốc của San Francisco tạo điều kệin hết sức thuận lợi cho cái cảm giác chóng mặt ấy.
Một chỗ rẽ ngoặt gấp khúc ở Sutter Street. Có tiếng két lên rồi những tiếng lạch cạch trong bộ lái. Đường dốc đứng xuống phía Union Square, lúc đó là 6 giờ rưỡi, đài ôtô bật lên một điệu nhạc đinh tai nhức óc, Lauren cảm thấy hạnh phúc, lâu lắm rồi không hạnh phúc được như vậy. Hết stress, hết bệnh viện, hết cả mọi nghĩa vụ. Một cuối tuần hoàn toàn thuộc về cô đang bắt đầu và không nên bỏ phí một phút nào. Union square tĩnh lặng. Vài tiếng đồng nữa thì các vỉa hè sẽ đầy những người du lịch và những người dân thành phố đi mua sắm trong những cửa hàng lớn nằm dọc bên quảng trường. Những chiếc cable-cars sẽ nối đuôi nhau; những tủ kính sẽ sáng rực, những chiếc ôtô sẽ xếp hàng dài ở lối vào bãi đậu xe ngầm phía dưới những khu vườn, nơi mà các ban nhạnc rong thường đổi vài nốt nhạc, dăm ba điệp khúc lấy mấy đồng tiền.Trong lúc chờ đợi, vào cái khoảnh khắc tinh mơ này sự yên tĩnh ngự trị. Các cửa hàng tối om, vài người vô gia cư đang ngủ trên những chiếc ghế băng. Người gác bãi đậu xe ngủ gà ngủ gật trong chòi gác. Chiếc xe Triumph ngốn đường theo nhịp điệu giật cục của cái cần sang số. Các ngã tư toàn đèn xanh, Lau ren giảm tốc độ xuống số hai để chuẩn bị rẽ sang Polk Street, một trong bốn phố bao quanh quảng trường. Người lâng lâng, đầu quấn một chiếc khăn như một giải băng để giữ tóc, cô bắt đầu rẽ ngoặt trước mặt tiền rộng mênh mông của tòa nhà Macy’s. Một đường cong hoàn hảo, bánh xe khẽ kêu kèn kẹt, một tiếng động lạ tai, những tiếng lạch cạch lạch cạch, tất cả diễn ra rất nhanh, những tiếng lạch cạch hòa vào nhau, lẫn lộn, rồi lại đối chọi nhau.
Một cú va đập đột ngột! Thời gian ngưng lại. Hoàn toàn không còn đối thoại giữa bộ lái và các bánh xe nữa, sự liên lạc bị đứt đoạn hẳn. Chiếc ôtô đi vẹo sang một bên và trượt dài trên mặt đường hãy còn ẩm ướt. Mặt Lauren nhăn nhúm lại. Hai tay cô bám chặt lấy cái tay lái đã trở nên dễ sai khiến, chấp nhận quay không ngừng vào một khoảng trống khủng khiếp cho đến hết ngày. Chiếc xe Triumph tiếp tục trượt, thời gian dường như bỗng trở nên thanh thản và thư giãn như trong một cái ngáp dài. Đầu óc Lauren quay cuồng, đúng ra là khung cảnh quay cuồng xung quanh cô với một tốc độ ghê người. Chiếc ôtô biến thành một con quay. Bánh xe húc mạnh vào vỉa hè, phần trước xe bật tung lên, ôm lấy cái ống nước chữa cháy. Mui xe tiếp tục lao về phía trời cao. Bằng một nỗ lực cuối cùng, chiếc xe xoay tròn, hất tung ra ngoài người lái xe đã trở nên quá nặng đối với cái con quay bất chấp luật sức hút này. Người Lauren bị ném lên không trung rồi rơi đập vào mặt trước của một cửa hàng lớn. Tấm kính to của cửa hàng vỡ tung và toé ra thành một tấm thảm thủy tinh vụn. Lớp thủy tinh ấy đón nhận vào nó cô gái trẻ đang lăn dưới đất rồi dựng lại bất động, mái tóc xoã xượi giữa những mảnh vỡ, trong lúc chiếc xe Triumph cũ kỹ đang kết thúc cuộc chay đua và sự nghiệp của nó, nằm chổng ngược, một nửa xe ghếch lên vỉa hè. Một làn khói mỏng thoát ra từ trong lòng chiếc xe và nó trút hơi thở cuối cùng, chấm dứt trò đỏng đảnh cuối cùng của “bà lão Ănglê”.
Lauren nằm bất động. Trông cô như đang nghỉ ngơi, bình thản. Nét mặt cô thư thái, hơi thở chầm chậm và đều đặn. Miệng hơi hé mở như khẽ cười, mắt nhắm lại, cô có vẻ đang ngủ. Mái tóc dài viền quanh khuôn mặt cô, tay phải cô đặt trên bụng.
trong chòi gác, người gác bãi đỗ xe chớp mắt, anh ta nhìn thấy hết, “hệt như trong phim”, nhưng đây “rõ ràng là thật”, sau này anh kể lại như vậy. Anh đứng dậy, chạy ra ngoài rồi thay đổi ý kiến và quay trở lại. Run lên như trong cơn sốt, anh nhấc máy điện thoại, bấm số 911. Anh gọi cấp cứu, và đội cấp cứu lên đường.
Nhà ăn của bệnh viện San Francisco là một gian phòng rộng lát đá hoa trắng, tường quét vôi vàng. Một lô bàn hình chữ nhật làm bằng formica được xếp rải rác dọc hai bên của một lối đi chính dẫn đến chỗ đặt các máy bán đồ ăn thức uống tự động. Bác sĩ Philip Stern nằm ngủ gà ngủ gật bên một chiếc bàn, tay cầm một chén cà phê nguội. Cách đó một chút, người cùng êkíp với anh đang lắc lư trên một chiếc ghế, mắt mơ màng nhìn vào chỗ trống. Máy nhắn tin chợt réo lên trong túi áo của bác sĩ. Anh mở mắt, vừa nhìn đồng hồ vừa càu nhàu; chỉ mười lăm phút nữa thôi là anh hết phiên trực. “Sao lại thế được nhỉ, mình đúng là chẳng may tí nào cả; Frank, gọi cho tổng đài hộ cái xem”. Frank chộp lấy cái máy điện thoại treo trên tường ngay cạnh đó, ngeh thông tin mà trong máy truyền đạt lại cho anh, đặt lại điện thoại rồi quay về phía Stern. “Đứng dậy thôi ông bạn, có việc cho chúng mình rồi, ở Union square, hình như trầm trọng đấy...” Hai bác sĩ nội trú thuộc đội cấp cứu của San Francisco đứng dậy đi về phía có chiếc xe cấp cứu đang đợi họ, động cơ lập tức nổ vang, đèn pha sáng chói. Còi xe hú lên hai hồi ngắn gọn, báo hiệu đội cấp cứu số 2 lên đường. Lúc đó là bảy giờ kém mười lăm, Mark Street vắng tanh vắng ngắt, chiếc xe cấp cứu phóng như bay trong buổi sáng tinh mơ.- Khỉ thật, thế mà hôm nay lại đẹp trời cơ chứ
- Việc gì mà cậu cứ ca cẩm thế?
- Tại vì mình hết hơi rồi, mình sẽ lăn ra ngủ và chẳng hưởng thụ được cái ngày đẹp trời thế này- Rẽ trái thôi, mình đi ngược chiều.
Frank thực hiện, chiếc xe cấp cứu rẽ vào Polk Street, đi về phía Union Square. “Đây rồi, phóng nhanh lên, mình nhìn thấy rồi đây”. Đến nơi, hai bác sĩ nhận thấy trước hết là bộ khung của chiếc xe Triumph cũ kỹ, nằm rúm ró bên ống nước chữa cháy. Frank ngắt còi xe cấp cứu.
- Này, cũng chẳng phải vừa đâu - Stern vừa nhảy từ trên xe xuống vừa nhận xét. Hai cảnh sát đã có mặt tại chỗ, một người vẫy Philip về phía cửa kính vỡ.
- Nạn nhân đâu? - Bác sĩ hỏi viên cảnh sát.
- Đây, ngay trước mặt anh, đó là một phụ nữ, cô ấy là bác sĩ, hình như ở khoa cấp cứu thì phải. Có lẽ anh biết cô ấy chứ?
Quỳ xuống bên cạnh thân thể Lauren, Stern hét lên gọi người bạn cùng êkíp chạy đến. Dùng kéo, anh rạch chiếc quần bò và cái áo chui cổ của cô gái, để phơi ra làn da. Dọc theo bên đùi trái có một chỗ biến dạng rõ rệt, máu đọng thâm quầng bên trong, dấu hiệu bị gãy xương. Phần còn lại của cơ thể bề ngoài không có chỗ nào có vẻ bị giập nát.- Chuẩn bị làm điện tim và truyền thuốc đi, mạch yếu lắm, chưa đo được huyết áp, nhịp thở 48, vết thương ở đầu, gãy xương đùi kèm chảy máu bên trong, cậu chuẩn bị ình 2 quilô (đơn vị truyền thuốc hoặc truyền máu). Bọn mình có biết cô này không nhỉ? Cô ấy có làm việc ở chỗ mình không?
- Mình đã từng gặp cô ấy, cô ấy là bác sĩ nội trú ở khoa cấp cứu, làm việc với ông Fernstein. Chỉ có cô ấy là dám trái ý ông taPhilip không đáp lại nhận xét này. Frank đặt bảy cái núm nhỏ lên trên ngực cô gái, nối từng núm một với máy điện tim; mỗi núm được nối bằng 1 sợi dây điện có màu khác nhau, sau đó anh bật máy. Màn hình sáng lên ngay tức khắc.
- Điện tâm đồ trông thế nào? anh hỏi người bạn cùng êkíp.- Không có gì khả quan cả, cô ấy đang xỉu đi. Huyết áp 8/6, mạch 140, môi tím nhợt, mình chuẩn bị cho cậu một ống thuốc endotracheal 7, chúng mình sẽ đặt nội khí quản cho cô ấy.
Bác sĩ Stern vừa mới nối được xong ống thông, anh đưa chai huyết thanh ột viên cảnh sát.- Cẩn thận hộ tôi, tôi cần rảnh cả hai tay.Quay lại phía người bạn, anh yêu cầu bạn tiêm vào ống truyền thuốc 5mg adrenaline, 125mg Solu-Medrol và chuẩn bị ngay tức khắc máy sốc điện. Đúng lúc đó, nhiệt độ Lauren hạ xuống đột ngột, trong khi điện tâm đồ trở nên dao động thất thường. Phía dưới chiếc màn hình màu xanh lá cây, cái đèn đỏ hình trái tim bắt đầu nhấp nháy, báo hiệu sắp có một cơn rung thất.
- Nào, cô gái, cố lên nào! Cô ấy có lẽ bị chảy máu dữ lắm ở bên trong người. Bụng cô ấy ra sao?
- Bụng mềm, chắc chảy máu phía trong ở đùi thôi. Cậu sẵn sàng để đặt nội khí quản chưa?Chưa đầy một phút, Lauren đã được đặt nội khí quản và cái ống được nối vào một máy hô hấp. Stern hỏi các hằng số tình trạng nạn nhân. Frank trả lời là nhịp thở ổn định, huyết áp hạ xuống còn có 5. Anh chưa kịp nói xong thì tiếng bíp bíp đều đều ở máy đã chuyển thành một tiếng rít chói tai.
- Rung thất rồi, cậu nạp ình 300 jun.Philip cọ cọ hai tay cầm của máy sốc điện vào nhau.
- Được rồi, có điện rồi đấy - Frank kêu lên.
- Tránh ra, mình làm sốc điện đây!
Do tác dụng của máy sốc điện, cơ thể nạn nhân bật cong lên đột ngột, bụng oằn lên rồi lại rơi phịch xuống.
- Không, chưa được.
- Thử để ở 360 xem, làm lần nữa nào.- 360 rồi, làm đi.- Tránh ra!
Tấm thân nhảy dựng lên rồi lại rơi xuống bất động. “Cho mình 5mg adrenaline và nạp lại ở 360. Tránh ra!”. Điện lại phóng ra, cơ thể nạn nhân nảy lên lần nữa. “Vẫn cứ rung thất! Hỏng mất rồi, tiêm vào ống truyền một đơn vị Lidocaine và nạp lại máy sốc điện. Tránh ra”. Tấm thân lại nảy lên. “Tiêm 500mg Beryllium và nạp lại ngay 380!”Lauren được làm sốc điện thêm một lần nữa, quả tim cô dường như có chịu tác dụng của những loại thuốc được truyền vào, nó bắt đầu đập lại với nhịp điệu ốn định, nhưng chỉ được chốc lát: tiếng rít lên ở máy chỉ bặt đi vài giây rồi lại vang lên to hơn... “Tim ngừng đập” Frank thốt lên.
Ngay lập tức Philip tiến hành thao tác mát xa tim mạch - hô hấp với vẻ kiên quyết khác thường. Vừa cố sức để cứu sống cô gái, anh vừa nói khẩn thiết với cô: “Đừng có ngốc nghếch thế, hôm nay trời đẹp lắm, trở lại đi, đừng làm như vậy”. Rồi anh ra lệnh cho bạn chuẩn bị máy sốc điện một lần nữa. Frank thử làm cho bạn bình tĩnh lại: “Thôi nào, Philip, không ích gì nữa đâu”. Nhưng Stern không chịu thôi, anh hét lên, đòi chuẩn bị máy sốc điện. Frank thực hiện. Philip lại yêu cầu mọi người tránh ra; không biết là lần thứ bao nhiêu rồi. Cơ thể nạn nhân uốn cong lên lần nữa, nhưng điện tâm đồ vẫn là một đường thẳng. Philip lại làm mát xa, trán anh đã lấm tấm mồ hôi. Vẻ mệt mỏi làm lộ rõ nỗi tuyệt vọng của người bác sĩ trẻ trước sự bất lực của mình. Frank hiểu rằng Philip đã không còn tỉnh táo nữa. Lẽ ra Philip đã phải ngừng cấp cứu nạn nhân từ nãy để tuyên bố thời điểm nạn nhân qua đời, vậy mà anh lại cứ tiếp tục làm mát xa tim.
- Truyền thêm nửa mg adrenaline và tăng máy sốc điện lên thành 400.- Philip, thôi đi, thật là vô nghĩa, cô ấy chết rồi. cậu làm gì vớ vẩn thế.
- Im mồm và làm ngay đi!
Viên cảnh sát ném một cái nhìn dò hỏi về phía người bác sĩ trẻ đang quỳ bên Lauren, nhưng anh chẳng mảy may chú ý đến điều đó. Frank nhún vai, tiêm thêm một liều thuốc nữa vào ống truyền, nạp điện lại vào máy sốc điện. Anh thông báo là dòng điện đã đạt đến 400mA. Stern chẳng buồn yêu cầu mọi người tránh ra nữa, anh làm sốc điện ngay. Lồng ngực nạn nhân bị dòng điện với cường độ cao hất tung lên khỏi mặt đất. Điện tâm đồ vẫn cứ thẳng băng một cách tuyệt vọng. Philip không nhìn điện tâm đồ, anh đã đoán được trước kết quả từ khi chưa làm sốc điện lần cuối này. Anh đập tay vào ngực Lauren. “Mẹ kiếp, mẹ kiếp!”, Frank túm lấy vai bạn, xiết chặt.
- Thôi nào, Philip, cậu mất tự chủ rồi, bình tĩnh lại đi! Cậu tuyên bố nạn nhân tắt thở rồi chúng mình chuồn. Cậu đang suy sụp rồi, đi nghỉ thôi.
Philip đầm đìa mố hôi, mắt nhìn đờ đẫn. Frank cao giọng thêm và dùng hai tay kéo đầu bạn, bắt bạn nhìn thẳng vào mình.
Anh ra lệnh cho Philip phải bình tĩnh lại, và không thấy Philip có bất cứ phản ứng gì, anh bèn tát cho bạn một cái. Philip tiếp nhận cái tát. Giọng nói của Frank bèn trở nên dịu lại: “Trở lại với mình đi, Philip, tỉnh trí lại nào”. Rồi kiệt sức, anh buông bạn ra, đứng dậy, cũng vô hồn như thế. Mấy viên cảnh sát sững sờ nhìn hai bác sĩ. Frank đi đi lại lại, vẻ hoang mang ra mặt. Philip vẫn quỳ trên nền đất, người rúm lại, từ từ ngẩng đầu lên, há miệng nói bằng một giọng trầm trầm: “Bảy giờ mười, tắt thở”. Và quay về phía viên cảnh sát vẫn cầm chai huyết thanh một cách hết sức thận trọng, anh nói: “Các anh đưa cô ấy đi, thế là hết rồi, chúng tôi không còn làm gì cho cố ấy được nữa”. Anh đứng dậy, nắm vai Frank và kéo bạn đi về phía xe cứu thương. “Đi về thôi”. Hai viên cảnh sát đưa mắt nhìn theo họ khi họ trèo lên xe cứu thương. “Hai ông đốc này có vẻ kì quặc nhỉ!”, một người cảnh sát nói. Người kia chăm chú nhìn vào mặt bạn đồng nghiệp.
- Cậu đã bao giờ tham dự một phi vụ trong đó người quân ta bị giết chưa?
- Chưa
- Thế thì cậu không hiểu được cái mà hai bác sĩ kia vừa trải qua. Nào, giúp tôi một tay, ta nhấc cô ấy lên rồi đặt vào băng ca trong khoang xe.Chiếc xe cứu thương đã rẽ vào chỗ ngoặt cuối phố. Hai viên cảnh sát nâng tấm thân bất động của Lauren dậy, đặt lên băng ca rồi lấy một cái chăn phủ lên. Vài người xem hiếu kỳ cũng bỏ đi vì chẳng còn gì mà xem nữa. Bên trong xe cứu thương, hai bác sĩ ngồi lặng thinh từ lúc xe lăn bánh. Frank phá vỡ sự im lặng.
- Lúc nãy cậu bị cái gì ám thế Philip?
- Cô ấy chưa đến 30 tuổi, là bác sĩ, quá đẹp để mà chết.
- Đúng vậy, thế nhưng đó lại chính là cái mà cô ấy làm đấy! Cô ấy đẹp và là bác sĩ thì có khác gì? Cô ấy có thể xấu và làm việc trong một siêu thị. Đó là số phận, cậu chẳng có thể làm được gì hết, đó là giờ của cô ấy. Bây giờ chúng mình về nhà, cậu đi ngủ và cố quên hết tất cả những chuyện đó.Đi sau họ một quãng, chiếc ôtô cảnh sát đến một ngã tư đúng vào lúc một chiếc xe taxi vượt qua đường, khi đèn hiệu đã chuyển sang màu đỏ. Viên cảnh sát tức giận phanh két lại và cho còi cảnh sát rú lên, người lái taxi “Limo Service” dừng xe lại và xin lỗi rối rít. Thân thể của Lauren vì cú phanh này nên bị rơi khỏi băng ca. Hai người cảnh sát trèo ra phía sau, người trẻ nâng chân Lauren, người đứng tuổi hơn thì kéo hai cánh tay cô. Mặt ông đờ ra khi ông nhìn vào ngực cô gái.
- Cô ấy thở!
- Cái gì?- Cô ấy thở, ngồi ngay vào tay lái rồi phóng về phía bệnh viện đi.- Anh đã thấy chưa! Dù thế nào đi nữa thì hai ông đốc này cũng có vẻ kỳ quặc sao đó.
- Im đi và phóng nhanh lên. Tôi không hiểu gì cả, nhưng bọn này sẽ phải nghe nói đến tôi.
Chiếc xe cảnh sát bất thần vượt qua xe cứu thương và lao đi vun vút dưới con mắt sửng sốt của hai bác sĩ. Đó chính là xe cảnh sát “của họ”. Philip muốn để còi cứu thương rồi phóng theo xe cảnh sát, nhưng Frank không chịu, anh đã kiệt sức rồi.
- Tại sao họ lại phóng như thế kia?- Mình không biết gì hết, mà chưa chắc đó đã là họ. Cảnh sát thì ai cũng giống nhau.
Mười phút sau, họ đỗ xe bên cạnh chiếc xe cảnh sát, các cửa xe vẫn để mở. Philip xuống xe và đi vào khu cấp cứu. Anh bước về phía thường trực, mỗi bước một vội vã hơn. Không kịp chào cô thường trực, anh hỏi cô luôn :- Cô ấy ở phòng nào?
- Ai cơ hả bác sĩ Stern? - Cô y tá trực hỏi.
- Cô gái vừa được đưa đến ấy.
- Cô ấy ở phòng mổ số 3, Fernstein đã vào đó rồi. Hình như cô này làm việc trong ê kíp của ông ấy.
Từ phía sau lưng Stern, viên cảnh sát đứng tuổi khẽ đập vào vai anh.
- Đầu óc ông thế nào đấy, ông bác sĩ?
- Xin lỗi ông.
Xin lỗi, cứ tưởng xin lỗi là xong à. Làm sao anh ta lại có thể tuyên bố là một cô gái trẻ đã chết khi cô ấy còn thở trong thùng xe? “Anh có hiểu được là không có tôi thì cô gái đã bị ướp sống trong nhà lạnh không?” Anh ta sẽ phải nghe nói đến viên cảnh sát này. Đúng lúc đó bác sĩ Fernstein đi ra khỏi phòng mổ, làm ra vẻ không hề chú ý đến viên cảnh sát, ông hướng thẳng về phía anh bác sĩ trẻ: “Stern, anh truyền cho nạn nhân bao nhiêu adrenaline?” “Bốn lần,mỗi lần 5 mg” Stern trả lời. Ngay lập tức, giáo sư Fernstein quở trách Stern rằng cung cách cứu chữa nạn nhân của anh thật là dai dẳng thái quá. Sau đó quay về phía viên cảnh sát, ông khẳng định rằng Lauren đã chết từ trước lúc bác sĩ Stern tuyên bố giờ cô tắt thở.
Giáo sư nói thêm rằng lỗi của đội cấp cứu hẳn là đã quá cố gắng kéo dài những biện pháp vô ích để cứu trái tim của nạn nhân này, mà tất cả phí tổn cho chuyện ấy thì đổ lên đầu những người đóng bảo hiểm. Để chấm dứt mọi tranh luận, ông giải thích rằng lượng thuốc truyền vào đã ứ đọng lại xung quanh màng ngoài tim: “Khi các ông phanh ôtô lại một cách đột ngột thì lượng thuốc ấy chuyển vào quả tim. Quả tim liền phản ứng một cách thuần túy hóa học và bắt đầu đập lại”. “Chuyện ấy đáng buồn là chẳng thay đổi được gì đối với việc bộ óc của nạn nhân đã chết. Còn về quả tim thì khi nào thuốc tiêu hết nó cũng ngừng đập ngay thôi, chưa biết chừng nó đã ngừng đập chính vào lúc tôi nói chuyện với các ông đây”. Giáo sư đề nghị viên cảnh sát xin lỗi bác sĩ Stern về sự bực tức hoàn toàn không chính đáng đối với bác sĩ, và yêu cầu Stern trước khi về thì rẽ qua phòng của giáo sư. Viên cảnh sát quay về phía Philip, giọng gắt gỏng: “Tôi thấy rõ là ngành cảnh sát chúng tôi không giữ độc quyền về chủ nghĩa nghiệp đoàn. Tôi không chúc ông một ngày tốt đẹp đâu”. Ông ta quay gót rời bệnh viện. Mặc dù hai cánh cửa bệnh viện đã khép lại sau khi ông ta đi qua, người ta vẫn còn nghe rõ tiếng dập đánh ình một cái cửa xe ôtô cảnh sát.
Stern đứng lặng, hai tay vẫn đặt trên quầy thường trực, mắt nheo lại băn khoăn nhìn cô ý tá trực. “Nhưng mà tất cả câu chuyện này có nghĩa là gì?” Cô y tá nhún vai và nhắc anh rằng giáo sư Fernstein đang đợi anh.
Anh gõ vào cánh cửa có móc khóa xích ở bên trong nơi thủ trưởng của Lauren làm việc. Giáo sư mời anh vào.. Đứng ở phía sau bàn làm việc, ông quay lưng nhìn qua cửa sổ, rõ ràng đang đợi Stern nói trước, anh bèn cất tiếng luôn. Anh thú nhận với ông là anh không hiểu những điều nói với viên cảnh sát. Fernstein ngắt lời anh một cách khô khan.
- Nghe kỹ tôi nói đây, Stern, điều mà tôi nói với viên sĩ quan ấy là cái đơn giản nhất có thể giải thích cho ông ta để ông ta khỏi làm một báo cáo về anh và làm tiêu sự nghiệp của anh. Cách cư xử của anh thật không chấp nhận được đối với một người có kinh nghiệm như anh. Cần phải biết chấp nhận cái chết khi ta không còn cách nào khác. Chúng ta không phải thánh thần và không chịu trách nhiệm về số phận. Cô gái này đã chết khi anh đến, và sự ngoan cố của anh suýt nữa đã làm anh phải trả giá đắt đấy.
- Nhưng giáo sư giải thích thế nào về việc cô ấy lại thở?
- Tôi không giải thích và tôi không việc gì phải giải thích. Chúng ta không biết hết tất cả mọi điều. Cô ấy đã chết, bác sĩ Stern. Anh không thích điều đó là một chuyện, nhưng cô ấy quả thực đã từ giã cuộc đời. Tôi chẳng cần chuyện là phổi cô ấy phập phồng và tim cô ấy tự đập, điện não đồ của cô ấy thẳng băng. Bộ não cô ấy chết hẳn rồi. Chúng ta sẽ đọi những bộ phận còn lại chết theo rồi đưa cô ấy xuống nhà xác. Chấm hết.
- Nhưng giáo sư không thể làm một chuyện như vậy được, không thể khi có bao nhiêu điều hiển nhiên như thế!
Fernstern biểu lộ sự bực bội của ông bằng một cái lắc đầu và nói cao giọng hơn. Ông không việc gì phải nghe dạy dỗ cả. Stern có biết giá tiền phải trả ột ngày làm hồi sức cấp cứu không? Anh tưởng bệnh viện sẽ giữ riêng một giường bệnh để duy trì cuộc sống nhân tạo ột “cây rau” à? Ông hết sức yêu cầu anh trưởng thành lên một chút.
Ông từ chối việc buộc cá gia đình phải trải qua hàng tuần lễ liền bên giường bệnh của một người bất động và mất trí, chỉ còn sống nhờ máy móc. Ông từ chối chịu trách nhiệm về cái loại quyết định chỉ cốt để thảo mãn cái tôi của bác sĩ như thế này.ông ra lệnh cho Stern đi tắm cho tỉnh người và biến đi cho khuất mắt ông. Người bác sĩ trẻ vẫn đứng ì ra trước mặt giáo sư, anh tiếp tục lập luận mỗi lúc một hùng biện hơn. Khi anh tuyên bố là cô ấy đã chết, người bệnh này của anh đã ở trong trạng thái ngừng tim mạch - hô hấp được mười phút rồi. Tim cô và phổi cô đã ngừng hoạt động. Đúng là anh có cố sức dai dẳng một cách thái quá thật, bởi vì lần đầu tiên trong đời làm bác sĩ của anh, anh cảm thấy rằng cô gái này không hề muốn chết. Anh kể cho gaío sư nghe qua đôi mắt hé mở của cô gái, anh cảm thấy cô chống chọi và không chịu để bị cuốn chìm đi.
Vì vậy, anh đã cùng với cô chống chọi quá mức bình thường, và thế là mười phút sau, trái với mọi logíc, ngược lại tất cả những điều mà anh đã học, trái tim cô bắt đầu đập lại và phổi cô lại hít thở khí trời, hít thở nguồn sống. “Giáo sư có lý khi nói rằng chúng ta chỉ là bác sĩ và không phải cái gì cũng biết - Anh tiếp tục - Cô gái này cũng là bác sĩ”. Anh van xin giáo sư cho cô gái một cơ hội. Người ta đã nhìn thấy những bệnh nhân chìm trong hôn mê đến hơn sáu tháng trời rồi bỗng nhiên tỉnh lại mà chẳng ai hiểu được là vì sao. Điều vừa xảy ra với cô gái chưa từng xảy ra với người nào cả, vậy thì nếu phải tốn tiền để cứu cô ấy cũng có sao đâu. “Đừng để cô ấy chết, cô ấy không muốn, đó là điều cô ấy nói với chúng ta”. Giáo sư im lặng một chút rồi trả lời anh :- Bác sĩ Stern, Lauren là học trò tôi, tính cách không phải dễ nhưng rất có tài, tôi rất quý mến cô ấy và đã hy vọng nhiều về sự nghiệp của cô ấy, cũng như tôi hy vọng nhiều về sự nghiệp của anh; cuộc nói chuyện này kết thúc ở đây.Stern bước ra khỏi phòng làm việc của giáo sư mà không khép cửa lại. Frank đứng đợi anh trong hành lang.
- Cậu đứng đây làm gì?
- Đầu óc cậu làm sao thế Philip, cậu có biết cậu vừa nói bằng cái giọng như thế với ai không?
- Thế thì sao?
- Người mà cậu nói chuyện là giáo sư của cô gái ấy, ông ta biết rõ cô ấy và làm việc cùng với cô ấy suốt mười lăm tháng nay, ông ta đã cứu sống nhiều người hơn là cậu có thể làm trong suốt cuộc đời bác sĩ của cậu. Cậu cần phải học cách tự chủ, quả thực là đôi khi cậu nói năng rất nhảm nhí.
- Để ình yên, Frank, hôm nay mình nghe giảng đạo đức thế là đủ rồi.