Nếu Như Yêu - Thanh Sam Lạc Thác

Type-er: Linh Phan
Ngày hôm sau, tôi chép lại địa chỉ trên lá thư của dì Mai, quyết định một mình đi đến đó.
Tôi bật thiết bị dẫn đường, lái xe gần ba tiếng đồng hồ đến Thanh Cương, nghỉ ngơi một chút rồi tiếp tục lái xe qua thành phố. Hai bên đường trồng những cây dương rất cao, phòng cảnh hai bên lại giống hệt nhau, nên nhìn về phía trước như không thấy đâu là bến bờ. Tôi cứ lo đi nhầm đường, khi nhìn thấy tấm biển ghi tên thôn Lưu Loan thì mới thở phào nhẹ nhõm.
Con đường dẫn vào thôn hình như vừa mới sửa lại không lâu, tuy nhỏ nhưng rất bằng phẳng. Trước cổng thôn có một hồ nước nhỏ, đàn vịt đang bơi lội tung tăng Tôi chọn chỗ đỗ xe rồi bước xuống, bỗng một mùi thơm dịu ngọt lan toả khắp không gian, bao vây lấy tôi. Hít hà một hơi thật sâu, tôi nhìn xung quanh, hoá ra trong thôn trồng rất nhiều cây hoa quế, hoá quế có màu vàng óng nở rộ thật đẹp mắt. Cạnh hồ, có một ông lão và một bà lão đang ngồi đánh mạt chược dưới ánh nắng, vài đứa trẻ con tò mò bước đến, đứng ở một khoảng cách nhất định nhìn ngó tôi, sau đó cắn móng tay thì thầm to nhỏ với nhau, chắc là ở đây không phải ngày nào chúng cũng trông thấy người lạ vào làng. Tôi hỏi thăm bà Mai, chúng lập tức trở nên thân thiện, tranh nhau nói:
“Cháu biết, cháu biết, bà Mai là bác sĩ của thôn bọn cháu.”
“Đi theo cháu, cháu sẽ dẫn cô qua đó.”
Nhà dì Mai ở phía Đông của thôn, cánh cổng mở rộng, tôi cứ thế mà bước vào. Lúc đó, tôi nhìn thấy trong phòng có một cậu bé ăn mặc luộm thuộm, bẩn thỉu và dì đang chăm chú xử lý những nốt mủ mọc khắp đầu cậu bé, sau đó quay sang một ông lão trông cũng luộm thuộm không kém đứng bên cạnh và nói: “Cháu đã nói rồi. phải chú ý vệ sinh sạch sẽ, nếu không, có bôi thuốc cũng không có tác dụng gì.”
Ông lão vâng dạ rối rít nhưng có vẻ chẳng nghe vào đầu được cái gì.

Tôi mắc bệnh sạch sẽ, thế nên không theo học ngành y giống em trai tôi và mẹ tôi. Đương nhiên tôi không thể cứ đứng giương mắt nhìn cảnh tượng nà, chưa kịp chào dì một tiếng, tôi vội vã bước vào sân.
Từ cánh cửa mở rộng nhìn vào bên trong, cuối cùng dì Mai đã bôi xong thuốc cho cậu bé. Dì còn lấy nước ấm, cẩn thận rửa sạch mặt mũi và những chỗ thuốc dây ra cho cậu bé, sau đó đưa thuốc chống viêm nhiễm cho ông lão, dặn dò ông cho cậu bé uống thuốc đúng giờ. Khi tiễn họ ra ngoài cửa, nhìn thấy tôi, dì kêu lên ngạc nhiên: “Khả Khả, sao cháu lại đến đây?”
Trên đường lái xe đến đây, tôi đã chuẩn bị sẵn những lời thật lễ phép, định trước tiên sẽ cảm ơn dì đã đến thăm mẹ, cả việc dì đến tham dự lễ tang của mẹ, sau đó mới từ từ hỏi về những chuyện mà tôi muốn biết, nhưng khi đứng trước mặt dì rồi, tôi bỗng cảm thấy ý nghĩ của mình thật nhỏ nhen làm sao. Tôi nói: “Dì Mai, cháu có chuyện muốn hỏi dì.”
Thấy dì trầm mặc trong giây lát, tôi đoán được chắc dì biết được phần nào mục đích hôm nay tôi đến đây, và chắc không muốn nói gì. Nhưng tôi lại không gọi điện, một mình lặn lội đường xa đến đây, thế nên người phụ nữ hiền lành, phúc hậu này không có cách nào từ chối ngay yêu cầu của tôi, chỉ thở dài, nói: “Thời tiết đẹp quá, chúng ta ra ngoài đi dạo nhé!”
Thôn Lưu Loan rất nhỏ, chúng tôi nhanh chóng bước ra khỏi thôn, cảnh vật bên ngoài thật khoáng đạt, trong lành. Bây giờ đang là giữa thu, ánh mặt trời không gay gắt như mùa hè mà nhẹ nhàng sưởi ấm cho chúng tôi. Chúng tôi ngồi xuống dưới một gốc cây hoa quế, cớn gió thổi qua như thể luồn lách vào tận những khe hở nhỏ nhất trong cơ thể, mang theo bao tâm sự chất chứa trong lòng.
“Không khí trong lành quá!” Tôi thì thầm.
“Đúng vậy, cách xa thành phố ít ra cũng có cái tốt.”
Những bông hoa quế tàn úa theo gió bay xuống tơi vào người tôi, tôi nhặt một bông, đưa lên mũi hít ngửi mùi thơm dịu ngọt đó. “Cháu chưa từng nhìn thấy cây quế nào to như thế này!”

“Trước đây nhà dì cũng trồng một cây, còn to hơn cả cây này, tiếc là…” Dì Mai lắc lắc đầu, không nói nữa. “Lúc nào rảnh rỗi, dì rất thích ngồi ở đây.”
Chúng tôi ngồi rất gần nhau, tôi có thể nhìn thấy rõ cả những nếp nhăn ngang dọc và những vết đồi mồi trên khuôn mặt dì. Tôi thường được người khác khen là trẻ hơn so với tuổi thực tế, nhưng tôi biết làn da con người một phần do yếu tố bẩm sinh, một phần là do biết cách chăm sóc thì mới có thể giữ được nét tươi trẻ, nhưng đôi mắt thì không thể đánh lừa người khác được. Thời gian không ngừng làm tăng vốn sống cho chúng ta nhưng cũng để lại những dấu vết già nua của năm tháng, mà sự thay đổi đó thể hiện rõ nhất ở đôi mắt. Từ lâu, tôi đã không còn có ánh mắt của một thiếu nữ nữa, vậy mà đôi mắt của dì Mai vẫn sáng ngời và điềm tĩnh lạ thường.
“Dì Mai, cháu không nghĩ dì lại là bác sĩ giống mẹ cháu.”
Dì mỉm cười. “Không giống nhau đâu, mẹ cháu là bác sĩ tốt nghiệp đại học chính quy, còn dì chỉ là bác sĩ làng, chỉ có thể chữa trị một số bệnh đơn giản cho dân làng xung quanh đây, nếu gặp ca bệnh khó thì phải chuyển lên bệnh viện tuyến huyện hoặc tuyến trung ương.”
Mẹ tôi là bác sĩ, tôi biết nghề y rất cao quý, nhưng cũng vô cùng vất vả, đã thế bác sĩ làng còn vừa nghèo vừa vất vả. Ở đây rất xa thành phố, heo hút vắng vẻ, tôi thực sự không hiểu một người con gái lớn lên ở thành phố sao lại thích sống ở làng quê này và trở thành một phụ nữ nông thôn. Tôi nhanh chóng nhẩm tính trong đầu, từ lúc dì về nơi này đến bây giờ đã gần bốn mươi năm, đã quá nửa đời người rồi. Thế mà bây giờ, tôi lại muốn trút những phiền não của tôi cho dì, liệu có được không? Nhưng tôi làm thế nào mới có thể thoát khỏi những nghi ngờ đang bủa vây quanh mình đây?
“Dì Mai, Hà Nguyên Bình là ai vậy?”
“Tại sao cháu lại hỏi đến ông ấy?”

“Cháu tìm thấy một lá thư ngày trước dì gửi cho mẹ cháu, trong thư có nhắc đến tên ông ấy.”
Dì ngập ngừng một lát. “Ông ấy và dì là hàng xóm, là bạn học, năm đó cũng tham gia đội sản xuất nông thôn ở đây.”
“Ông ấy và mẹ cháu…có quan hệ gì ạ?”
“Khả Khả, đó là chuyện cách đây rất lâu rồi, nếu lúc còn sống mẹ cháu không nhắc đến chuyện này, dì nghĩ cháu cũng không nên tìm hiểu làm gì sau khi mẹ cháu đã mất.”
“Dì Mai, mẹ cháu đã từng là một thiếu nữ và có cuộc sống của mẹ, hoàn toàn không liên quan đến cháu, thậm chí những trải nghiệm tình cảm của mẹ cũng không liên quan đến bố cháu, những điểm này cháu đều hiểu, cháu không có quyền truy hỏi. Nhưng…” Tôi ngừng một lát, cảm thấy khó mở miệng. “Điều băn khoăn lớn nhất bây giờ của cháu khồng phải là quá khứ của mẹ, mà là của chính cháu. Năm nay cháu đã ba mươi tư tuổi rồi, dì Mai, ở độ tuổi này, đột nhiên biết rằng mình và bố không có quan hệ máu mủ, đó thật là một chuyện đáng sợ.”
Dì sững sờ. “Cháu chắc chắn ư?”
“Nhóm máu của cháu và bố cháu không giống nhau, cháu đã âm thầm đi là xét nghiệm DNA rồi.”
Đương nhiên, tôi không dám làm kinh động đến bố mà bắt ép Tử Đông đi cùng, kết quả xét nghiệm cho thấy chúng tôi chỉ có một nửa quan hệ huyết thống, là chị em cùng mẹ khác cha.
“Cháu thực sự không thể làm ngơ, coi mọi chuyện như chưa hề xảy ra, thế nên cháu nhất định phải tìm ra đáp án. Ngoài dì, mẹ cháu không hề có mối quan hệ thân thiết với bạn bè nào khi cùng tham gia đội sản xuất ở nông thôn, chắc chắn dì biết mọi chuyện. Cái người tên Hà Nguyên Bình đó, ông ấy có phải là bố đẻ của cháy không?”

Dì Mai im lặng rất lâu, còn nhịp tim của tôi đập càng ngày càng nặng nề, tưởng như không thể thở nổi, thầm nghĩ một cách tuyệt vọng rằng xem ra mình cũng phải đi kiểm tra sức khoẻ một lần, xem tim phổi có bị làm sao không. Cuối cùng thì dì cũng nói:
“E rằng dì cũng không thể cho cháu một đáp án chính xác, Khả Khả à.”
Nước mắt tôi cứ thế trào ra như suối. Đương nhiên tôi không bỉ ổi đến mức muốn dùng nước mắt làm dì Mai mềm lòng, nhưng sau khi có được đáp án mình muốn rồi, tôi bỗng thấy thật hụt hẫng, không thể giữ được thái độ mà một người trưởng thành nên có. Tôi khóc đến nỗi không thể thốt nên lời, dì Mai ôm tôi vào lòng, trên người dì toả ra mùi thuốc sát trùng, là mùi tôi vô cùng quen thuộc, mùi hương thuộc về mẹ tôi. Tuy cái ôm của dì mang đến cho tôi cảm giác ấm áp và không khí gần gũi giống một người mẹ, nhưng mẹ tôi chưa bao giờ đem lại cho tôi cảm giác ấy.
Mẹ đã đi xa mãi mãi, để lại cho tôi một dấu hỏi thật lớn, tôi càng cố ngăn cảm xúc của mình cho bớt xấu hổ thì lại càng khóc nhiều hơn.
Đến khi tôi bình tĩnh lại thì mới phát hiện ra nước mắt của mình đã làm ướt hết vaio áo dì. Tôi nghẹn ngào nói: “Cháu xin lỗi.”
Dì lắc đầu, đưa cho tôi chiếc khăn mùi soa hình kẻ ô vuông màu xanh, tôi nhận lấy lau mặt. Từ lâu tôi đã quen dùng khăn giấy, lúc này mới cảm nhận rõ rệt sự khác biệt giữa khăn giấy và chiếc khăn mùi soa bằng cotton mềm mại, sạch sẽ. Ký ức ngày xưa như dòng nước sông băng bỗng nhiên bị tan chảy từng đợt, từng đợt dâng lên bao quanh lấy tôi. Hồi nhỏ, bà ngoại cũng từng dùng chiếc kim băng cài chiếc khăn mùi soa có hình bông hoa lên áo khoác của tôi và đưa tôi đến trường mẫu giáo. Khi học tiểu học, người tiếp tục làm công việc này cho tôi là mẹ, nhưng tôi thấy đeo khăn mùi soa trước áo như vậy trông thật nhà quê, thế nên đợi mẹ đi khỏi, tôi liền tháo khăn ra, nhét vội vào trong cặp. Những chuyện nhỏ nhặt như thế, chưa bao giờ tôi nhớ đến, thế mà lúc này đây, hình ảnh đó lại tái hiện vô cùng rõ ràng.
“Cháu không biết giải thích thế nào nên mới mong dì giải thích hộ cháu. Nếu có thể lựa chọn, cháu cũng không muốn biết chuyện này làm gì. Trước đó, cháu chưa bao giờ thiếu thốn tình yêu thương, lúc đầu khi sống với ông bà ngoại, ông bà và dì rất yêu thương cháu, sau đó bố mẹ đón cháu đến Hán Giang, cháu có thêm em trai và có một gia đình giống như bao bạn khác. Mặc dù cháu và bố không thân thiết nhưng ông luôn là người bố sống rất trách nhiệm, đối xử tốt với cháu, gia đình cháu luôn hoà thuận êm ấm. Bầy giờ cuộc đời cháu bỗng nhiên bị đảo lộn, cháu không thể thuyết phục nổi mình rằng hãy coi như mọi chuyện chưa hề xảy ra.”
“Cháu cũng chỉ hơn con trai dì có một tuổi, dì cũng là một người mẹ, có thể hiểu được tâm trạng của cháu. Nhưng dì cũng cảm thấy rất mâu thuẫn, những chuyện đã qua, cho dù đối với người đã mất hay người còn sống đều rất nặng nề, nhắc lại là một chuyện vô cùng tàn nhẫn.”
“Cháu đã chuẩn bị tâm lý sẵn rồi.”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận