Ngậm Ngải Tìm Trầm

Thuở "áo rách ba thước, quần rách đằng ngoài" thì trầm là một vật cực kì quý hiếm và đắt đỏ, chỉ có quan lại trong triều mới có quyền sở hữu. Dân ngu lẫn phú hộ trong nước tốn cả núi vàng núi bạc mới sở hữu được một miếng trầm dài bằng gang tay người trưởng thành.

Cớ sao trầm lại đắt giá như vậy thì nó bắt nguồn từ câu chuyện đã từ lâu lắm rồi. Xưa kia Việt Nam vẫn còn "trên núi, dưới ruộng xa kia là biển", tại núi Đại An (nay là Đại Điền), có hai vợ chồng tiều phu già không con, trồng rẫy dưa. Dưa chín, thường bị hái trộm và lại thường xuyên xảy ra. Hai vợ chồng nổi cáu, cho nên vào một đêm người chồng quyết định trốn vào một cây chuối để rình rập. Khi biết được kẻ hái là một cô gái nhỏ xinh đẹp nhưng mồ côi, ông liền mang về nuôi. Không ngờ, cô gái ấy vốn là tiên nữ, vì lý do nào đó, phải giáng trần!

Người con gái nuôi lớn lên cùng hai ông bà, rồi điều gì đến cũng phải đến, người con gái lúc nào cũng trẻ như con gái đôi mươi còn cặp vợ chồng thì đã nối gót về với trời.

Cảm động trước tấm lòng và tình cảm của cặp vợ chồng, người con gái cho xây đắp mồ mả rồi sửa sang lại nhà cửa để có chỗ thờ phụng hai ông bà. Xong xuôi mọi chuyện liền hóa phép vào cây dó bầu trồng kế cạnh nhà, hóa thành cây trầm hương tỏa mùi hương nồng nàn dễ chịu xung quanh, mục đích cũng là để cho cặp vợ chồng rũ bỏ phiền muộn mà nhắm mắt, rồi hóa thành tiên nữ mà bay về trời.

Một buổi tối nọ có hai thanh niên nhậu nhẹt, say xỉn trở về nhà. Trên đường đi ngang qua một cây cầu khỉ, chân ướt chân ráo một người ngã xuống dưới nhưng may sao người còn lại đủ sức kéo lên thì từ đằng xa xuất hiện một ánh sáng mập mờ màu đỏ. Nhìn một hồi lâu cả hai tá hỏa khi phát hiện đó là một con khỉ to lớn, miệng có hai cặp răng nanh đang đu ngược người ngước nhìn.

Sợ hãi tột cùng cả hai "ba chân bốn cẳng" chạy bán mạng không nhìn trước nhìn sau. Theo sau họ con khỉ to lớn đấy điên cuồng rượt theo, tiếng hét của nó vang lớn cả một khu rừng.

May sao cả hai vô tình chạy đến cây trầm cũng nơi chôn cặp vợ chồng lúc xưa. Bất chợt con khỉ khổng lồ quay ngược người bỏ chạy thụt mạng, miệng ré lên đầy đau đớn như bị thứ gì cầm roi mà đánh không ngừng.

Trông thấy sự huyền kì của cây trầm kèm mùi hương thấu tận tim gan, cả hai quyết định sáng mai quay về làng để kể câu chuyện. Người trong làng nghe thấy thì nửa tin nửa không vì nghĩ chuyện ma quỷ rất khó xảy ra, chưa kể lại có một con khỉ khổng lồ, sợ hai tên này trông "gà hóa cuốc", trông ông Phi mổ lợn trong làng thành con khỉ khổng lồ đấy thì chết toi.

Nhưng mọi nghi ngờ đều được bác bỏ khi mọi người chứng kiến cây trầm to lớn, uy nghiêm cả một vùng. Lòng tham trỗi dậy đám người bọn họ quyết định vơ vét, chặt đứt cây đem về. Rồi khi mọi việc dừng lại họ mới để ý thân cây đang chảy máu, kéo sau đó là giông gió kéo đến, sấm chớp đánh trống vang thấu trời.

Cô con gái nuôi của hai ông bà họ Đào cũng chính là tiên nữ xuất hiện đưa ra lời sấm truyền: "Ta sẽ cho các ngươi được thưởng thức mùi thơm của trầm đấy.. nhưng phải trải qua những thử thách mà ta đã đặt ra bao gồm cả việc có thể mất mạng.. trầm sẽ xuất hiện ở tất cả mọi nơi trong rừng sâu, chỉ những người được chọn mới có thể toàn mạng đem nó trở về!". Dứt câu liền cùng cây trầm biến mất, sau này người dân mới gọi người con gái đấy là Thiên Y A Na.

Số trầm đem về không đủ nhiều nhưng đều bị triều đình tịch thu, chỉ còn lại những con buôn bán nó ngoài chợ đen nhưng vì số lượng ít ỏi lâu dần cũng hết sạch.

Nhớ về lời sấm truyền, ban đầu những phú hộ cho việc kiếm trầm rất đơn giản nên quyết định bỏ ít quan tiền cho những người rừng phụ trách công việc đấy. Nhưng một trăm đi chỉ có một toàn mạng trở về, lại đem về số lượng ít ỏi nên nó được đem ra bán đấu giá ngoài chợ đen, số tiền bắt đầu tăng theo năm tháng cho đến một ngày một miếng trầm dài bằng gang tay có giá hơn một lượng vàng và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Cũng vì lẽ đó những người nghèo khổ, dân đen quyết định bán mạng một lần để đổi sung sướng một đời bắt tay lên rừng, hòa mình vào chốn rừng sâu tăm tối, kéo sau đó là những cuộc phản bội, những lần giết người để giựt trầm, những kẻ ngu dốt đùa giỡn với tâm linh.. Chung quy lại cũng chỉ đơn giản với một câu: "Ngậm ngải tìm trầm".

Có một câu thơ kể về việc tìm trầm mà đám trẻ trong làng Ngò Trại thường truyền miệng nhau như sau:

"Ai ơi chớ dại tìm trầm..

Lúc đi ba bốn - lúc về bốn ba..

Cớ sao lại ngược thế ta..

Đương nhiên là bởi - chết ma hóa thành"..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui