Ngậm Ngải Tìm Trầm

Hậu Triều đại Tây Sơn, đêm hôm đấy người dân An Nam đồn thổi nhau rằng có một ngôi sao sáng giữa bầu trời đột ngột biến mất, người ta cho đó là điềm báo về việc Triều đại Tây Sơn sắp gặp một đại nạn khủng khiếp. Đúng như họ nghĩ, sáng hôm sau khi vua Quang Trung đã và đang định chuẩn bị đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời. Con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, chưa có kinh nghiệm lẫn khả năng cầm quân tài ba như vua Quang Trung. Thì cũng phải thôi, ở cái tuổi còn bồng bột đã phải nắm trong tay "trăm quân ngàn tướng" thì sao mà làm nở mày nở mặt liệt tổ liệt tông được.

Vì không có người lãnh đạo đủ năng lực lẫn đưa ra kế sách chính đáng và sáng suốt, Triều đại Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ xảy ra tranh chấp chia bè kết phái. Giữa năm 1802 Nguyễn Ánh (Tàn dư của đàng trong) sau khi được quân tình báo truyền tin, đã nhanh chóng đem quân tiến ra chiếm được Thăng Long. Nguyễn Ánh đã trả thù những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo và vô nhân tính: Mộ của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã thành bột nhồi vào thuốc súng và bắn đi. Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày (cho voi giẫm đạp lên người đến chết), Trần Quang Diệu bị chém đầu, kết thúc Triều đại Tây Sơn trong đẫm máu, nhiều năm sau Nguyễn Ánh lên ngôi sáng lập nên Triều đại nhà Nguyễn.

Có nhiều lời đồn đoán về việc Nguyễn Ánh, bắt tay với Xiêm La, Pháp và nhà Thanh để chống lại Tây Sơn. Việc cầu viện ngoại bang nhằm khôi phục vương quyền đã khiến Nguyễn Ánh bị chỉ trích rất nhiều suốt một thời gian dài, lẫn mất rất nhiều tính nhiệm của người dân. Âu cũng là "thù trong giặc ngoài không bằng máu mủ giặc trong".

Lúc Nguyễn Ánh đem quân tiến công Thăng Long, người dân chết vô kể, binh đao loạn lạc trải dài cả một vùng, nạn đói triền miên khéo dài. Chưa đầy một tháng có một đám thổ phỉ tự nhận là sứ giả của giáo phái Thiên Mông Cổ đến để có nghĩa vụ giúp người dân có cuộc sống tốt hơn lẫn cách để mà sống vô lo vô nghĩ, tiền bạc đếm không hết.


Tốt đâu chẳng thấy, chỉ biết bọn chúng đã câu kéo nhiều người dân ít học vào giáo phái của chúng. Quan quân tập trung để mà phản công thì lấy đâu ra thời gian mà để giảng dạy người dân về cái xấu và cái tốt, cái nên ưu tiên còn cái nào nên bài trừ

Giáo phái Thiên Mông Cổ thường có hành vi uống máu tanh của động vật, có nghĩa là loài tắc kế, chuột, thỏ sẽ bị chúng dùng đao, kiếm hoặc dùng tay để mà bẻ đầu uống máu từ cổ. Tắm mình trong biển máu để có làn da cứng rắn và khoẻ mạnh chống cả binh đao. Nói chung lại trong một dấu ngoặc, "tàn bạo, thô tục, hoang loạc, loạn luân, cuồng tín, biến thái và nhẫn tâm" không gì là bọn chúng không có.

Nhưng trời cao có mắt, chúng dù quân đông người chật lại sống trong rừng núi nhưng lại không bao giờ tìm được trầm. Âu cũng là vì Bà ghét nên Bà che mắt bọn chúng, tránh làm nhiều điều thất đức không cho hưởng vinh hoa phú quý. Nhiều năm trôi qua bọn chúng mới rút ra được một điều đó là nếu tìm không được thì chúng sẽ tìm những trầm phu đang giữ "vàng" để mà giết người cướp "vàng", một mũi tên trúng hai đích

Những trầm phu không biết đến sự tồn tại của chúng, lại "gặp sói cứ ngỡ là cừu non" đều bị chúng một đao đoạt mạng ném xác người xuống núi để mà phi tang, tránh quan quân bắt gặp.

Quay trở lại hai người bọn họ, Lão Tứ sau một hồi nhìn ngó xung quanh mới yên tâm bước ra bên ngoài, đem những gì ban nãy kể cho Trương Đình An làm hắn cũng tỏ ra lo sợ mà nói: "Cũng là người An Nam, máu đỏ da vàng mà tại sao nhẫn tâm thế hở anh?".

Lão Tứ cười đáp: "Đứng trước quyền lực tuyệt đối thì ai cũng chả nổi lòng tham, người An Nam bọn mình mà đồng lòng thì khéo lãnh địa đã trải dài một hướng rồi".


Lão Tứ bốc bên dưới chỗ đất mà đám thổ phỉ vừa phi ngựa qua giơ cho Trương Đình An xem rồi nói: "Đấy thấy chưa.. cách nhận biết đám giáo phái Thiên Mông Cổ rất dễ, những gì chúng bước chân qua thì dù đất có cứng và chắc đến đâu đều hóa thành bùn lầy". Rồi hối thúc Trương Đình An nhân lúc trời vừa tờ mờ sáng thì nhanh chóng rời đi, tránh rướt họa vào thân.

Một hồi hai người bọn họ lại phát hiện ra một con suối nhỏ. Lão Tứ liền vui mừng kéo Trương Đình An vào nói: "Nhanh, có người dân sinh sống quanh đây, mình qua hỏi họ ít thức ăn và trà nóng".

Trương Đình An bắt đầu cảm thấy đói bụng liền nhanh chóng theo sau, bụng thầm nghĩ: "Đúng là thứ ngải mà tên này dùng thật sự công hiệu, đi tối hôm qua tới giờ mà hắn vẫn còn khoẻ khoắn, thậm chí là dư sức để chạy, đúng là thần dược".

Ngay khi phát hiện một ngôi làng nhỏ nằm kế bên con suối. Trương Đình An vừa chuẩn bị bước đến, Lão Tứ đã mau chóng chặn lại nói: "Cậu thấy gì không? Ngôi làng này đầy mùi tà khí xen lẫn bi thương.. để tôi xem".


Dứt câu Lão Tứ liền hối Trương Đình An lấy máu chó mực lẫn nhang đưa cho hắn. Máu cho mực Lão Tứ bôi lên một thanh gậy gỗ dài hơn một thước còn nhang Lão Tứ lấy ba nén rồi dùng đá lửa đốt cháy.

Sau đó lão nhảy múa một hồi rồi dùng gậy gỗ dính máu chó mực ném thẳng vào trước cổng làng, vẫn không thấy dị tướng gì xảy ra Lão Tứ thở dài rồi cắm ba nén nhang xuống đất rồi đẩy người Trương Đình An vào bên trong, vừa đi vừa giải thích: "Lũ quỷ thường hay biến mộ thành làng, đất thành đồ ăn còn nhang thành nước uống. Làm vậy để khấn xin thổ địa giúp mình không bị che mắt" ".

Cả hai người cười nói bước vào bên trong mà không biết bên ngoài, thanh gỗ dính máu chó từ từ chui xuống đất sâu, rồi một hồi cũng biến mất.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận