Ngân Hồ

(*Tuyệt xử phùng sinh: tìm đường sống trong cõi chết).

Trải giấy ra, Thiết Tâm Nguyên dựa theo trí nhớ về tập tranh Thần tí nỗ mà phục chế lại những hình vẽ, gặp những chỗ không chắc chắn thì hắn liền thấp giọng thảo luận với Tiểu Xảo Nhi.

Khi đã vẽ được một phần lẫy nỏ, Thiết Tâm Nguyên dừng bút rồi nói với tráng hán:
- Thì ra trong tập tư liệu thiếu một vật!

Tráng hán cau mày hỏi:
- Thiếu cái gì? Chẳng lẽ ngươi quên rồi, muốn mang thứ gì bậy bạ gì đó đến nộp cho đủ số hả?

Thiết Tâm Nguyên lắc đầu rồi đáp:
- Tổ tiên của ta làm nghề rèn, ông nội của ta cũng làm nghề rèn nên từ nhỏ ta đã cầm tập tranh đó chơi không biết bao nhiêu lần rồi. Thứ ngươi muốn chính là bản vẽ của Thần tí cung, mà nó là thứ ta thấy đầu tiên nên nhớ rất kỹ.

- Nhà của Tiểu Xảo Nhi, họ…


- Tổ tiên họ là những người chuyên chế tạo cung nỏ, gia gia biết rất rõ ràng rành mạch. Không cần ngươi lắm lời, nói thẳng vào chuyện chính!

Thiết Tâm Nguyên nuốt nước bọt đánh ực mà đáp:
- Thần tí cung là cánh ngắn dây mềm, cho nên lúc kéo cung cần phải dùng sức rất mạnh. Nếu như thêm vào bánh xe răng cưa thì chí ít ra có thể tiết kiệm được sáu thành khí lực.

Tráng hán vung tay hất Thiết Tâm Nguyên lộn cù mèo trên mặt đất, gằn giọng:
- Gia gia cóc cần biết cái bánh xe gỉ gì sất, chỉ cần tập trung làm cho xong bản vẽ là được.

Thiết Tâm Nguyên lăn trên mặt đất, mũi bị va đập đến chảy máu thành dòng, váng đầu đến mức ong ong, sao bay đầy mắt. Cho dù được Tiểu Xảo Nhi đỡ đậy nhưng vẫn lảo đảo, đứng không vững.

Quẹt máu trên mũi, Thiết Tâm Nguyên cố trả lời:
- Phải không ngừng tu bổ và chỉnh sửa bản vẽ thì mới có khí cụ tốt nhất chứ!

- Cũng như bản vẽ Thần tí cung này, sau khi trải qua vô số lần tu chỉnh thì mới được hình dáng ngày hôm nay.

Tráng hán cười dữ tợn:
- Gia gia không tin những thằng nhóc hư hỏng như các ngươi lại có bản lĩnh như thế. Cho ngươi thêm một canh giờ, nếu vẽ chưa xong thì gia gia vặn cổ các ngươi!

Hồ ly không biết từ nơi nào chui ra, đứng ở bệ cửa sổ kêu to thảm thiết. Nó không dám vào, chỉ chạy tới chạy lui ở đó.

Tráng hán cười nhạt, tiện tay ném chén trà ra đập vào đầu hồ ly khiến nó mềm oặt, ngã xuống đất. Thiết Tâm Nguyên thét lên một tiếng như xé tim gan, định nhào tới hồ ly nhưng lại bị tráng hán xách lên ấn xuống phía trước chiếc bàn vỡ, đoạn nói với hắn:
- Con cáo kia chưa chết, gia gia chỉ nhẹ tay thôi. Thấy bộ dạng ngươi chắc cũng khá quan tâm đến con cáo ấy, đã như vậy thì nhanh tay phục chế bản vẽ đó cho gia gia. Nếu không… gia gia đây sẽ lập tức lột da con hồ ly này may áo!

Thiết Tâm Nguyên giận dữ thoáng liếc nhìn tráng hán, đồng thời cũng thấy Tiểu Xảo Nhi đang ôm hồ ly đến đặt xuống chung chỗ với bọn nhỏ, lúc này mới cực độ không cam lòng cầm bút lên, tiếp tục vẽ.

Tráng hán cười nhạt, lấy bình trà sau lưng tu một hơi cạn sạch.


Khí trời nóng cháy da khiến mồ hôi Thiết Tâm Nguyên rơi tí tách, chảy dài từ trên cổ xuống, chảy dài trên thái dương xuống. Tiểu Xảo Nhi cấm khăn lau nhưng căn bản là không kịp khô. Chiếc khăn trên tay nó có thể vắt ra nước.

Hồ ly đã tỉnh lại, nó chỉ núp trong đám trẻ con mà không dám ra. Dù cách khá xa nhưng Thiết Tâm Nguyên vẫn thấy trên trán nó đang rướm máu.

Tráng hán bắt đầu cảm thấy uể oải, y cố gắng lắc đầu liên tục để giữ tỉnh táo. Từ hôm qua đến nay, y chưa ngủ được một khắc nào, hiện giờ bị khí trời nóng bức ảnh hưởng, cơn buồn ngủ đã bắt đầu ập tới.

Y không nhịn được bèn đứng lên, bước đến chỗ Thiết Tâm Nguyên xem xét thì phát hiện một cây cung đã bắt đầu ra hình ra dạng trên tờ giấy. Tên nhóc này đang thương lượng với tiểu tử Lý gia về cung nỏ nên dù rất chậm, quá trình vẽ tranh vẫn đang được tiến hành.

Thật ra, tráng hán vô cùng khâm phục Thiết Tâm Nguyên. Thấy hắn chỉ bằng trí nhớ mà có thể sao lục lại một bản vẽ vô cùng phức tạp như thế. Xem ra, người như vầy cũng là một đại tài.

Chỉ tiếc nơi đây là quốc đô của Đại Tống. Nếu như ở phủ Tây Bình, bất kể làm sao thì mình cũng sẽ giao tiểu tử này cho tướng quân, chăm sóc như một bảo bối.

Phủ Tây Bình binh cường mã tráng, chỉ thiếu duy nhất chính là Thần tí nỗ. Lý Nguyên Hạo coi như đã độc chiếm, trừ binh lính tâm phúc và Cầm Sinh quân của y ra, trong các bộ còn lại của Tây Hạ cũng không được trang bị Thần tí nỗ. Nếu không phải Thần tí nỗ gây thương vong cho kỵ binh quá lớn, chư tướng phủ Tây Bình đã không nhất thiết phải răm rắp nghe theo Lý Nguyên Hạo bày bố như vậy rồi…

Chẳng biết vì sao, trước mắt tráng hán bỗng xuất hiện một vùng tuyết trắng bay phất phới rất giống Hạ Lan Sơn. Ban ngày tuyết phủ kín đỉnh núi, khiến Tuyết Sơn như được trải thêm một lớp vàng ròng lấp lánh.

Đó chính là Kim Sơn, nơi từ nhỏ mình được cha dắt theo. Cha nói: “Đó là Thánh sơn của tộc Thần lang, chỉ có hán tử cường tráng nhất mới có thể leo lên Tuyết Sơn, dâng cống phẩm cho thiên thần!”


Một cơn đau nhói chợt truyền đến từ cánh tay. Lúc cúi đầu xem lại thì hắn mới phát hiện một con thần lang lông đốm đang ngoạm lên cổ tay của mình.

Tế Phong Tư Mộng bị dọa đến mất mật, khóc rống lên lớn tiếng gọi cha đến cứu, nhưng lại thấy một con sói tuyết đang ngoạm đầu của cha, đang lạnh lùng nhìn mình.

- Thằng cha này thật quái đản, mới vừa rồi còn đập phá tứ tung như nổi cơn điên, sao giờ lại khóc nhặng lên vậy? Nguyên ca nhi, ngươi xem thằng cha này có bệnh thần kinh không?

Thiết Tâm Nguyên bực dọc ra mặt, ôm hồ ly ngồi cạnh đó. Hắn đáp:
- Nhanh lấy đinh, đóng lên cả tứ chi của y đi. Ta lo một lúc nữa thằng cha này sẽ bình thường trở lại. Nếu như vậy, chúng ta sẽ hết đường sống đấy! Ngươi thấy chưa, một quyền của y có thể đấm gãy cây kìa!

Sau khi khóc lóc đã đời, Tế Phong Tư Mộng đột nhiên phát hiện cơ thể mình dường như đã trưởng thành. Mặc dù tứ chi đều bị ác lang cắn chặt, huyết nhục quay cuồng nhưng sức mạnh đã trở lại toàn thân.

Y cố gắng giãy dụa nhưng ánh mắt của bầy sói giống như một sơi dây, vững vàng trói y chặt cứng dưới đất, không thể động đậy.

Tiểu Xảo Nhi dùng sức vung búa, đập vào những cây đinh dài xuống tứ chi của tráng hán. Chỉ tiếp xúc nhẹ nhàng như vậy nhưng y vẫn không ngừng giãy dụa. Tuy máu chảy đầy đất nhưng y lại không hề mở mắt nhìn xem tí nào.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận