...!Hái lộc xong thằng Nguyên cùng đám bạn ra về, về nhà thằng Nguyên lăn ra ngủ một giấc thật ngon.
Sáng hôm sau nó đi xông đất và ăn cơm ở nhà cậu Quý rồi trưa về nó cùng anh em bên nhà nội đi chúc Tết họ hàng.
Đến chiều thằng Nguyên cùng bà Cả ra chùa làng Đình Long lễ Phật đầu xuân.
Chùa làng Đình Long khá cổ kính, nó cũng được xây dựng vào thời Lý.
Xưa kia làng Đình Long là một ngôi làng thịnh vượng nhờ nghề nấu rượu và buôn bán.
Từ thời phong kiến những đường trục chính của làng đã được lát gạch rộng rãi khang trang, con đường ấy tồn tại tới hàng trăm năm sau.
Thời kỳ làng Đình Long thịnh vượng người dân làng xây dựng rất nhiều công trình tâm linh.
Thời ấy những ngôi làng nhỏ, người dân nghèo thường sẽ phải xây dựng chung Đình, chung Chùa với những ngôi làng khác.
Thủa xa xưa làng Đình Long là một làng lớn, lại giàu có vì thế người dân xây dựng riêng một ngôi Chùa, một ngôi Miếu, một đền thờ và đặc biệt là một ngôi Đình rất lớn.
Sân Đình làng Đình Long rất rộng, nó bao quanh bốn phía của ngôi Đình, sau này được chính quyền tận dụng làm sân kho tập kết thóc lúa.
Chùa làng Đình Long nằm sát cạnh sân sau của Đình.
Cái sân sau Đình cũng là sân rộng nhất ở làng Đình Long.
Hồi mới xây dựng Đình làng Đình Long là ngôi Đình lớn nhất khu vực, nó gồm một dãy nhà lớn ở chính giữa và hai dãy nhà nhỏ hơn ở hai bên, phía trước là khoảng sân và giếng nước.
Phía sau chính là cái sân lớn nối tiếp với khuôn viên của Chùa.
Trong khu vực Đình và Chùa có rất nhiều cây cổ thụ.
Thời Pháp thuộc, ngôi Đình là nơi ẩn náu của những người theo cách mạng, có thể vì nó nhiều công trình kiến trúc kiên cố, lại nhiều cây cối và rất rộng rãi.
Họ đào rất nhiều đường hầm từ Đình làng để xuyên đi những địa điểm khác nhau trong làng.
Cửa đường hầm dài và lớn nhất nằm ở ngay phía sau khu nhà chính của ngôi Đình.
Thằng Nguyên sau khi vào chùa lễ Phật xong nó đi bộ sang phía ngôi Đình để lễ thành hoàng làng, nghe nói ông là một vị tể tướng thời Lý.
Mỗi lần đi vào khuôn viên Đình làng, thằng Nguyên luôn có thói quen đi đến chỗ cửa hầm phía sau Đình để nhớ về những kỷ niệm cũ.
Trước đây thằng Nguyên được ông ngoại dẫn đi tới cửa căn hầm này và được nghe ông kể rất nhiều chuyện về thời kháng chiến chống Pháp mà ông từng tham gia.
Lúc này khi thằng Nguyên ngồi xuống tấm bê tông to đặt ở miệng đường hầm và hồi tưởng, nó như được sống lại quá khứ...
- --------------------------------------------------------------------
....!Vào một ngày mùa đông những năm 1930, thời kỳ Miền Bắc bị thực dân Pháp chiếm đóng.
Thời điểm ấy quân Pháp đóng quân cách làng Đình Long chỉ một con sông.
Chúng cho xây dựng một số lô cốt dọc bờ sông để dễ bề quản lý toàn bộ hoạt động trên sông.
Hàng ngày chúng dùng ca-nô đi tuần tra dọc theo con sông để phát hiện và bắn bất kỳ ai cố tình vượt sông.
Bên này sông nhiều người làng Đình Long tham gia cách mạng, trong đó có anh Hanh, thời điểm ấy anh Hanh mới có đứa con gái đầu lòng tên là Cả.
Anh Hanh cùng một số thanh niên khỏe mạnh được giao nhiệm vụ đào một số đường hầm để những người hoạt động cách mạng dễ bề đi lại và lẩn trốn.
Sau khi bàn bạc thống nhất ý kiến, mọi người quyết định đào một đường hầm lớn từ phía sau ngôi Đình, đi thẳng vào Trụ Sở nơi bọn Pháp thường xuyên đến họp mặt với lũ quan lại tay sai và cường hào ác bá ở địa phương.
Thứ nhất là để nghe trộm nội dung nói chuyện của địch, thứ hai là để thời cơ chín muồi sẽ tấn công tiêu diệt địch từ bên trong.
Để làm được đường hầm như vậy cần có nội gián trà trộn vào bên trong hàng ngũ quân thù.
Ông Hoà, một người dân khác của làng Đình Long nhận nhiệm vụ nguy hiểm ấy, ông Hòa là người cao lớn sẽ dễ dàng được tuyển quân làm lính cho thực dân Pháp.
Hàng ngày ông Hoà được giao nhiệm vụ tuần tra quanh làng Đình Long và bảo vệ Trụ Sở.
Nói về Trụ Sở, đây là một ngôi nhà kiên cố được chính quyền tay sai xây dựng làm nơi họp hành, thông báo tin tức của thực dân Pháp và lũ quan lại cùng cường hào ác bá ở địa phương.
Ba bề của Trụ Sở là những dãy nhà và hành lang có mái che, phía trước là cổng lớn được xây dựng kiểu cổng thành thu nhỏ, ở trên có một chòi canh và bậc thang lên xuống ở hai bên cổng.
Nói chung Trụ Sở không hề có một bức tường rào nào, việc trèo vào bên trong mà không bị phát hiện là điều không thể xảy ra.
Có muốn trèo lên nóc thì với độ cao 5m, xung quanh lại trống trơn là một thử thách khó vượt qua được.
Vì thế việc đào hầm vào bên trong sẽ là khả thi nhất.
Trong một lần bàn bạc với anh Hanh, ông Hoà nói:
- - Anh đã quan sát rất kỹ bên trong Trụ Sở, ở hai bên trái phải giữa hai dãy nhà phụ và hành lang có hai khoảng sân nhỏ để lấy ánh sáng, trong sân thì rất bằng phẳng không thể làm cửa hầm được, nhưng góc sân lại là miệng cống thoát nước mưa, có thể lợi dụng nó để làm cửa thông lên của hầm.
Em bàn với anh em cho đào lên ở đó.
Anh Hanh suy nghĩ một lát rồi nói:
- - Giờ bác vẽ sơ đồ cái sân và miệng cống thoát nước ấy ra đây, để em tính toán sao cho hợp lý.
- - Được rồi, để anh thử xem.
Ông Hòa trả lời rồi cố gắng vẽ ra giấy sơ đồ bên trong Trụ Sở.
Bình thường khi bọn Pháp đến họp mặt với chính quyền địa phương chúng không cho lính như ông Hòa ở lại bên trong Trụ Sở, mà bắt tất cả ra ngoài đường canh gác.
Bên trong chỉ có lính Pháp và chính quyền tay sai được ở lại.
Sau khi nắm được sơ đồ bên trong Trụ Sở và vị trí nắp cống thoát nước, anh Hanh bắt đầu vẽ sơ lược về đường hầm.
Từ nhỏ anh Hanh đã là người khéo tay, giỏi về kiến trúc xây dựng, tuy còn trẻ nhưng anh đã là một thợ cả ở địa phương.
Vì thế anh Hanh được giao nhiệm vụ phụ trách việc xây dựng đường hầm.
Khoảng cách từ Đình làng đến Trụ Sở khoảng một trăm mét, việc đào một đường hầm dài như vậy là cả vấn đề lớn, không chỉ về thời gian mà cả về lượng đất đào ra, rồi giàn giáo chống hầm.
Anh Hanh nghĩ ra một cách hợp lý nhất làm nhiều cửa hầm trung gian.
Như vậy khoảng cách 100m sẽ được chuyển thành từng đoạn nhỏ 10m, 20m...hầm sẽ không cần đào sâu không tốn nhiều cây chống, cũng không lo chỗ để đất đào ra.
Mỗi một người sẽ phụ trách một đoạn đường hầm.
Sau khi phân công cụ thể công việc cho từng người, mọi người khẩn trương bắt tay vào việc.
___________________________________________img
#Ngôi_Làng_Linh_Thiêngimg
Facebook tác giả:
https://.facebook.com/vanba.nguyen.5074
____________________________________________
Những đoạn đường hầm qua vườn cây, bụi cây rất thuận tiện cho việc đào bới nên đào rất nhanh.
Nhưng những đoạn qua nhà dân, và đặc biệt qua móng tường của Trụ Sở là khó khăn nhất.
Nhà dân nào có thành viên hoạt động cách mạng thì không nói, nhà không có người theo cách mạng hoặc nhà của những kẻ theo thực dân Pháp thì mọi người phải làm rất cẩn thận.
Những chỗ có bụi tre, hàng rào um tùm sẽ là nơi làm cửa hầm phụ để thuận tiện việc di chuyển và đào bới.
Sau một thời gian đường hầm gần như đã hoàn thành, chỉ còn đoạn cuối cùng nối từ ngoài vào trong Trụ Sở là chưa xong.
Cái móng của Trụ Sở quá kiên cố, nếu đào mạnh sẽ tạo ra tiếng động và sự rung chuyển rất lớn.
Cả nhóm người lại phải ngồi họp mặt với nhau.
Ông Hoà khẩn trương nói:
- - Mọi người nghĩ cách mau đi, canh ba là đến phiên gác của tôi rồi.
Lúc này nhiều người đưa ra ý kiến, nhưng không ý kiến nào là hợp lý.
Anh Hanh sau một hồi lâu trầm ngâm thì lên tiếng:
- - Thực ra tôi nghĩ được một cách, nhưng cách này khá nguy hiểm.
Ông Hoà nóng ruột nói:
- - Chú có cách gì cứ nói ra xem.
Mọi người giữ im lặng nghe anh Hanh nói:
- - Bây giờ bắt buộc phải đào vào móng tường của Trụ Sở, việc này gây ra những rung động nhất định và sẽ dễ bị phát hiện.
Vì thế cần tạo sự chú ý của địch vào một nơi khác cách xa Trụ Sở.
Theo tôi chúng ta cần một vài người làm gì đó ở phía bờ sông để thu hút quân địch, số còn lại tập trung đào thật nhanh đoạn đường hầm cuối cùng.
Cần nói thêm rằng Trụ Sở và bờ sông là hai đầu khác nhau của làng Đình Long, làng Đình Long là một ngôi làng lớn vì thế vị trí hai đầu làng khá là xa nhau.
Ông Hoà vỗ tay tán thưởng:
- - Hay lắm, ý kiến của chú Hanh rất hay.
Anh đồng ý, chúng ta sẽ nội ứng ngoại hợp để thu hút sự chú ý của bọn chúng ra phía bờ sông.
Anh Hanh trầm tư nói:
- - Nhưng cần khoảng 2,3 người để làm việc ấy, nếu bị bắt nhẹ nhàng là bị tra tấn tù đày còn không có thể bị bắn chết tại chỗ.
Nay tôi xin xung phong đi làm việc này, còn ai sẵn sàng đi cùng tôi không.
Thực ra ai đã nguyện theo cách mạng thì không tiếc hi sinh thân mình.
Nhưng đa số mọi người ở đây đều có vợ con, họ lo cho những người thân của mình hơn bản thân họ.
Vì thế không khí khá căng thẳng.
Lúc này một thanh niên trẻ tên là Triệu giơ tay lên nói:
- - Cháu xin được làm việc ấy ạ, cháu chưa có gia đình, bố mẹ cháu vì quân thù mà mất sớm.
Cháu muốn được đóng góp chút ít cho cách mạng.
Thằng Triệu khi ấy mới 16 tuổi, bố nó bị thực dân Pháp bắn chết, mẹ thì bị cưỡng bức đến lỗi tự tử ở đồn địch.
Nó luôn lung nấu ý định trả thù lũ thực dân xâm lược ấy.
Mọi người ở đó cảm thấy xấu hổ vì không dũng cảm bằng một đứa trẻ, vì thế tất cả đều tranh nhau nhận phần nguy hiểm.
Lúc này ông Tám, người đứng đầu trong nhóm lên tiếng:
- - Thực sự tôi rất muốn là người đầu tiên xung phong, nhưng chân tay tôi không tiện đi lại, sợ làm hỏng việc chung (ông Tám bị cụt một chân phải chống nạng).
Tôi biết mọi người đều muốn đi giành phần nguy hiểm.
Nhưng cần tính toán sao cho hợp lý.
Thứ nhất người đi phải bơi lội giỏi, để có thể bơi qua bờ sông bên kia.
Thứ hai là phải nhanh nhẹn và sẵn sàng cho cái chết, vì đã đi là chín phần chết rồi.
Còn cậu Hanh không thể đi được, cậu phải ở lại để phụ trách việc đào đường hầm.
Mọi người gật gù những câu nói của ông Tám, sau khi bàn bạc cuối cùng cũng chọn ra được hai người.
Một là thằng Triệu, vì nó thực sự bơi lội rất giỏi, lại gan dạ dũng cảm, nó nhất định đi dù mọi người can ngăn.
Người còn lại là anh Ngọc, anh Ngọc có thân hình cao lớn, bơi lội giỏi, mặt khác anh đã có hai thằng con trai, anh bảo "Nếu có chết thì vẫn còn người hương khói".
Khi ấy anh Hanh nói với anh Ngọc:
- - Anh cố gắng bảo vệ cho thằng Triệu, nó còn trẻ người non dạ, còn tôi tin tưởng ở anh sẽ hoàn thành nhiệm vụ trở về nhà an toàn.
Anh đừng quên cái hẹn kết thông gia của chúng ta.
Trước đây anh Hanh và anh Ngọc từng có ý định kết thông gia.
Còn đứa con nào của hai người lấy nhau thì để sau này lũ trẻ lớn lên sẽ quyết định.
Khi ấy anh Ngọc nắm tay thật chặt với anh Hanh và gật đầu nói:
- - Yên tâm, tôi sẽ trở về.
Sau khi thống nhất được người sẽ đi quấy rối thu hút sự chú ý của địch thì mọi người bàn về thời gian thực hiện và hành động cụ thể của từng người.
Lúc này cái đầu ông Tám được vận dụng, ông là người từng trải qua nhiều cuộc đấu tranh với quân thù, ông có kinh nghiệm thực tế rất nhiều.
Một chân ông bị cụt cũng là vì đi đặt mìn lô cốt địch.
Ông Tám nói:
- - Tôi nghĩ chúng ta không nên thực hiện kế hoạch vào ban đêm.
Bởi vì ban đêm rất yên tĩnh, dù có thu hút sự chú ý của địch ở phía bờ sông thì việc đào bới cũng vẫn dễ bị lộ.
Theo tôi chúng ta thực hiện lúc xẩm tối, lúc này thường là giờ ăn của bọn lính, mặt khác nhiều hoạt động của người dân vẫn diễn ra, nếu đào hầm phát ra tiếng động cũng ít bị nghi ngờ.
Tiếp theo là cần thêm một kế hoạch phụ nữa để đánh lạc hướng kẻ địch, đó có thể là dải truyền đơn hoặc tụ tập bà con phản đối về một vấn đề nào đó.
Như vậy kế hoạch của chúng ta sẽ nắm phần thành công lớn hơn.
Mọi người lại bàn về phần kế hoạch phụ, việc này thì đơn giản hơn, nên rất nhanh chóng sắp xếp xong.
Còn ngày thực hiện kế hoạch sẽ là sau một tuần, vì theo thông tin của ông Hoà nghe được hôm ấy có đám cưới của con trai một quan lại địa phương, lực lượng của địch sẽ bị phân tán đi nhiều.
Từ giờ đến lúc ấy mọi người thống nhất ai làm việc người ấy, không được gặp mặt tập trung gì nữa để tránh bị nghi ngờ.
Mọi thông tin liên lạc sẽ qua ám hiệu mật.
- --------------------------------------------------------------------
Sau khi họp mặt xong về nhà, anh Ngọc quan sát địa hình từ nhà mình ra gần phía bờ sông để tính toán việc di chuyển sao cho không bị phát hiện.
Từ phía sau vườn nhà anh Ngọc ra đến bờ sông toàn vườn cây um tùm và những ao đầy lục bình rất dễ lẩn trốn đi lại.
Chỉ cần đào một đường hầm ngắn từ sau vườn nhà anh ra đến cái ao gần nhất là xong.
Nó sẽ giống như cái cống thoát nước hơn là đường hầm.
Nhà thằng Triệu thì ở xóm đối diện với xóm nhà anh Ngọc, hai xóm chỉ cách nhau một con đường và cái Quán làng Đình Long.
Quán làng Đình Long thì có rất nhiều cây, đặc biệt là hai cây bàng có cành lá rất sum sê, nếu trèo lên đó ẩn náu hoặc di chuyển đều rất thuận tiện.
Gia đình anh Ngọc làm nghề nấu rượu, nó là nghề truyền thống của làng Đình Long.
Phía sau vườn nhà anh Ngọc trồng rất nhiều sắn, củ sắn là nguyên liệu chính để nấu rượu.
Ở một góc vườn còn có một bụi tre khá lớn, anh Ngọc tính sẽ đào đường hầm ngay sát bụi tre để dễ dàng ẩn giấu.
Hàng ngày anh Ngọc ra vườn chăm sóc những bụi sắn, thực chất thời gian chủ yếu là đào đường hầm.
Số đất đào lên anh Ngọc chuyển vào nhà gốc sắn.
Giáo chống đường hầm thì anh Ngọc dùng chính những thân cây tre trong vườn nhà.
Vợ anh Ngọc cũng biết những việc anh làm, chị Ngọc thậm chí còn giúp anh trong việc đào đường hầm.
Gần đến ngày hẹn, đường hầm ngắn ở vườn nhà anh Ngọc cũng được hoàn thành.
Ngay trước hôm thực hiện kế hoạch, mọi người dùng những ám hiệu mật báo tin cho nhau.
Tất cả đều hồi hộp chờ đợi từng giây phút một để thực hiện kế hoạch đã định...
Còn tiếp....