10.
Có lẽ vì hôm nay ở cạnh Trần Đăng quá lâu mà đến đêm tôi lại mơ thấy anh.
Người đàn ông cao tầm 1m8, mặc bộ vest bảnh bao, vẫn là khuôn mặt của cậu thiếu niên mười sáu tuổi ngây ngô.
Anh muốn hôn tôi, nhưng lại bị tôi đẩy ra.
Tôi bắt đầu khóc, bắt đầu la hét, cuồng loạn, hỏi anh vì sao không trở lại tìm tôi, có biết khoảng thời gian đó tôi sống khó khăn đến mức nào hay không.
Tôi mắng anh bạc tình bạc nghĩa, mắng anh là đồ bạch nhãn lang.
Còn nắm tay anh cắn một cái thật đau.
Cậu thiếu niên dù đau đớn nhưng không hề nhăn mày, chỉ ôm tôi vào lòng, nói anh đã trở lại.
Tôi hỏi anh: “Vậy anh còn đi nữa không?”
Anh không nói lời nào, tôi chợt tỉnh giấc.
Khi tôi mở mắt, trời tối đen như mực, tôi bèn kéo rèm ra, rõ ràng dù kéo ra cũng chẳng thể nhìn thấy ánh sáng, còn giả vờ như người bình thường đã sống rất nhiều năm rồi vậy.
Mồ hôi trên trán nóng hổi nhớp nháp, tôi đi rửa mặt, lấy lại sự tỉnh táo.
Ngồi vào bàn làm việc, tôi để cái giọng máy lạnh lùng bắt đầu đọc cuốn tiểu thuyết vừa mới hoàn thành bản thảo không lâu.
Mở đầu cuốn tiểu thuyết là một cây đa lớn, đầu thôn Bắc Tề cũng có một cây như vậy.
Tôi thường che mắt lại úp mặt vào đại thụ, đọc to hết 60 giây.
Đây là trò chơi giữa tôi và Trần Đăng, anh thích trốn, tôi thích tìm.
Nhưng anh ngốc lắm, trốn cũng không biết trốn.
Núp trong bụi cỏ dại, còn lộ hẳn nửa cái chân, nấp trong khe hở giữa hai bức tường thấp cuối làng phía Tây, góc áo vẫn còn lay theo gió.
Tôi cười nhéo tai anh.
“Trần Đăng, thấy em giỏi không, anh trốn ở đâu em cũng tìm thấy!”
Anh kêu lên ai ui: “Trâu bò trâu bò!”
Bây giờ nghĩ lại, trò chơi trốn tìm quả nhiên cũng chỉ thích hợp cho trẻ con ngây thơ hồn nhiên.
11.
Ngày Lưu Huyên trở lại, trời nắng đẹp lạ thường.
Cô ấy cười vui sướng như chú chim hỉ thước, nhét vào tay tôi một tấm thiệp mời, sau đó ôm lấy tôi.
“Ngày 20 tháng này, ngày định hơi vội vàng, cậu nhất định phải tới đấy!”
Tôi cầm tấm thiệp mời còn hơi ấm, lòng cũng hân hoan theo cô ấy.
Từ vườn trường đến váy cưới, hai người đi cùng nhau suốt mười năm, trùng hợp cũng là khoảng thời gian tôi và Trần Đăng không còn gặp lại nhau.
Quỹ đạo vận mệnh giữa người với người chính là đan xen như vậy đấy, trong những ngày tháng bạn không được yêu thương, có những người lại được hạnh phúc.
Lưu Huyên dọn ra khỏi căn nhà nhỏ của hai chúng tôi, giọng cô ấy hơi nức nở, nói sẽ thường tới chơi với tôi.
Tôi sờ s0ạng lau nước mắt cho cô ấy: “Chuyện tốt mà, không được khóc.
”
Số liên lạc khẩn cấp trong điện thoại của tôi luôn là cô ấy.
Nếu không nhờ cô ấy, cuộc đời của tôi còn phải tốn thêm nhiều năm nữa mới có thể đi vào quỹ đạo.
Cô ấy một lần nữa giải thích đi giải thích lại những điều cần chú ý trong cuộc sống của tôi, giúp tôi sắp xếp lại các tệp máy tính, sau đó mở giao diện gõ chữ tôi thường dùng.
“Nếu cậu cần giúp đỡ, mình sẽ về ngay.
”
Tôi gật đầu, cười cô ấy còn chưa làm mẹ mà đã bắt đầu dong dài rồi.
Trước khi đi, tôi và cô ấy cùng ngồi trên thảm, dựa vào ghế sofa, trên TV đang chiếu bộ phim《 Lời hồi đáp 1988》mà cô ấy đã xem đi xem lại không biết bao nhiêu lần.
Lưu Huyên mở chai bia, hỏi tôi sau này có dự định gì không.
“Đợi khi nào sách xuất bản, kiếm chút tiền, thuê người đưa mình đi du lịch, nghe chim trong rừng, hóng gió trên núi.
”
Cô ấy cười.
“Vậy cậu và Trần Đăng thì sao?”
Tôi sửng sốt, không ngờ cô ấy lại đột nhiên hỏi như vậy.
“Bọn mình vốn là người ở hai thế giới khác nhau.
”
12.
Giọng nam trên bản tin vang lên đúng lúc, tôi mò mẫm lấy túi đổ một ít thức ăn cho A Bố.
Trần Gia Lượng, cựu chủ tịch của tập đoàn Thanh Hạc chết bệnh, ngay trong ngày hôm đó, tập đoàn tuyên bố ngừng hẳn mối quan hệ hợp tác với nhà họ Triệu.
Theo tin tức diễn giải, động thái này của tổng giám đốc trẻ tuổi Trần Đăng đã hoàn toàn cắt đứt khả năng có một vòng cấp vốn mới.
A Bố ngoan ngoãn nhai, tôi giơ tay ấn nút tắt TV.
Ngoài cửa chợt truyền đến ba tiếng gõ dồn dập có lực, A Bố ngừng ăn cơm, đi tới cửa ngửi ngửi.
Tôi chạy ra mở cửa, lại là âm thanh quen thuộc lọt vào tai.
“Giang Chúc, anh đã trở về.
”
Giọng nói vang và mạnh mẽ, mang theo cả chút run rẩy vì phấn khích.
Tôi đang định nói thì một cánh tay rắn chắc bỗng ôm tôi vào lòng, hơi thở ấm áp phả lên cổ tôi, anh như chú cún con mệt mỏi đang cần tôi vỗ về.
Cái ôm này tới quá đột nhiên, tôi sững sờ chưa kịp phản ứng lại.
Cái lạnh của tháng 11 chợt tan biến ngay lúc này, có lẽ tôi đang đỏ mặt.
Sau đó tôi nhẹ nhàng đẩy anh ra: “Anh uống rượu.
”
Anh cười khẽ: “Một chút thôi.
”
“Còn tỉnh táo không?”
“Nhiều năm qua, không có khoảnh khắc nào tỉnh táo hơn bây giờ.
”
Tôi trở lại phòng và lấy áo khoác mặc vào, chỉnh lại quần áo một chút, dắt A Bố ra cửa.
Trần Đăng nói, anh muốn tâm sự với tôi về vụ tai nạn ngoài ý muốn mười năm trước.
.