“Năm 1922
- Đừng nhiều lời, không còn nhiều thời gian đâu.
- Chàng bế xốc nàng lên tay, chạy vội ra khỏi cửa.
Nhưng vì Tiểu Thục không chịu đi cùng, chàng đành phải quay lại, dỗ dành cô bé - Tiểu Thục ngoan, đi cùng ta.
Con không cần phải trốn nữa, con đã an toàn rồi.
- Cha, con sợ lắm.
- Tiểu Thục bám lấy chân bàn không buông - Ban nãy con thấy người… người chết… Con sợ… - Cô bé khóc nấc lên làm chàng cảm thấy nghẹn lòng - Mẹ cũng bị trúng tên mà bị thương… Tiểu Thục sợ…
- Không sao nữa rồi.
- Chàng cố gắng trấn an Tiểu Thục - Chỉ cần con cùng ta ra khỏi đây, mẹ con sẽ an toàn.
Nghe ta, được không?
Tiểu Thục dù rằng đang rất hoang mang nhưng vẫn nghe lời, chạy đến bên chàng, túm lấy tà áo chàng.
- Con… đi với cha.
Chứng kiến toàn bộ cảnh tượng kì lạ này, Đức Khải mắt trợn, mồm há hốc hỏi lại chủ tử của mình:
- Cha? Cô nương này? Điện hạ, chuyện này là thế nào?
Chàng gần như bỏ ngoài tai lời nói của Đức Khải, chỉ chăm chăm nhìn xác của lão thợ săn trên sàn nhà.
Đợi cho Tiểu Thục đến cạnh mình, chàng quay sang bảo Đức Khải:
- Giúp ta lo hậu sự cho đại thúc.
Nói xong, chàng lên ngựa, phi thật nhanh, đưa cả nàng và Tiểu Thục về kinh đô Hồng Thanh.
Thoát khỏi cánh rừng rậm rạp, chẳng mấy chốc cả ba đã ở trước Tuệ vương phủ.
Chàng ngay lập tức đưa nàng vào trong, cho người gọi thái y.
Tiểu Thục chẳng biết làm sao, cứ lẽo đẽo chạy theo chàng.
Chàng vừa đặt nàng xuống giường đã có hai tì nữ bước đến, một là Xuân Kỳ, một là Ái Châu, vội vàng đến bên thưa chuyện:
- Điện hạ có gì căn dặn? - Ái Châu khéo miệng hỏi.
- Ôi, cô nương này ở đâu đây? Sao lại bị thương nặng thế này? - Khác với Ái Châu, Xuân Kỳ vội bước đến, lo lắng cho nữ tử đang nằm trên giường kia - Còn cả đứa trẻ này nữa, mặt lấm lem hết cả.
- Thái y đâu? - Chàng hỏi, đôi lông mày chau lại.
- Dạ đang trên đường đến ạ.
- Xuân Kỳ đáp, mắt vẫn không rời khỏi cô nương kia - Điện hạ, cô nương này bị sao vậy? - Cô hỏi tiếp.
- Mẹ con bị tên bắn trúng.
- Tiểu Thục đang núp sau lưng chàng vội vàng lên tiếng.
- Mẹ của em à? - Xuân Kỳ trìu mến hỏi - Đừng lo, thái y sắp đến rồi.
Mẹ em sẽ ổn thôi.
- Xuân Kỳ, dẫn Tiểu Thục ra ngoài.
Để Ái Châu ở đây là được.
- Chàng ra lệnh.
Xuân Kỳ lập tức vâng lời, nhanh nhẹn kéo tay Tiểu Thục đi dạo khắp khuôn viên.
Lúc này, chỉ còn Ái Châu ở lại trong phòng với chàng và Thanh Ca.
Nàng ta khó chịu nhìn nữ tử trên giường, thầm cho rằng nàng chẳng qua chỉ bị thương nên mới được chàng lo lắng đến vậy.
Sau khi chữa khỏi bệnh, nàng có không muốn cũng sẽ phải đi khỏi đây.
Phủ Tuệ vương này đâu phải thích đến thì đến, thích đi thì đi.
Ái Châu nhớ khi xưa, lúc nàng ta còn bé luôn mơ được trở thành Vương phi, được khoác trên mình bộ phượng bào cao quý, đeo trang sức ngàn vàng.
Triều nhà Yên lúc bấy giờ chỉ có bốn hoàng tử: Đại hoàng tử là Sơn Lâm hống hách, thô kệch, từ bé sống ngoài biên cương cùng với cữu cữu.
Tam hoàng tử là Minh Hoàng, ăn chơi, quanh năm tụ tập ở tửu lầu, không tập trung vào chuyện triều chính.
Tứ hoàng tử là Mạnh Kiên thì còn nhỏ tuổi, lúc bấy giờ cũng chỉ tương đương với tuổi của đệ đệ nàng ta, sống khép kín nên không hay được nhắc tới.
Chỉ có Nhị hoàng tử là Hạc Hiên là phù hợp với tất cả những gì nàng ta cần.
Vì thế, nàng ta ra sức học hỏi, chờ ngày phủ Tuệ vương tuyển tì nữ liền ứng vào, không ngờ lại được chàng rất trọng dụng.
Nhờ vậy, nàng ta được nước lấn tới, dựa vào sự coi trọng của chàng để hạnh họe với các tì nữ khác trong phủ.
Chẳng ai là ưa Ái Châu hay cái tính cao ngạo của nàng ta, nhưng cũng chỉ vì sợ chủ tử của mình mà phải làm thinh.
Ái Châu từ lâu đã cho rằng bản thân là nữ chủ nhân của Tuệ vương phủ, nên khi Thanh Ca xuất hiện, nàng ta đã ngay lập tức nghĩ đến việc đuổi nàng ra khỏi đây.
Nhưng không phải ngẫu nhiên mà Tuệ vương lại quan tâm nàng như vậy, Ái Châu dù có muốn cũng chưa thể làm gì được.
Chi bằng đợi cho Thanh Ca khỏi hẳn rồi nàng ta sẽ đuổi nàng ra khỏi đây, như vậy sẽ không ai có thể gần gũi Tuệ vương thêm được và vị trí Tuệ vương phi sẽ sớm thuộc về nàng ta.
Thế rồi vị thái y già bước vào phòng, làm gián đoạn những suy nghĩ hỗn độn của nàng ta.
Ái Châu chán chường nhìn lão chậm chạp tiến đến, hành lễ với Tuệ vương.
Sau rồi, lão ngồi xuống, bắt mạch cho Thanh Ca đang nằm bất tỉnh trên giường.
Đoạn, lão bảo với chàng:
- Bẩm Điện hạ, cô nương này trúng rất nhiều loại độc, lão thần chưa thể tìm ra cách giải.
Trước mắt, cũng chỉ có thể cho uống thuốc ức chế độc.
Còn về lâu dài thì e là khó chữa.
Chàng mệt mỏi đỡ trán, lấy tay day hai bên thái dương.
Không để lão thái y chờ lâu, chàng liền đáp lại:
- Được, vậy cứ làm hết sức có thể.
- Vâng, Điện hạ.
Nhưng có một điều, lão thần vẫn chưa hiểu.
Đó là tuy cô nương trúng toàn những loại kịch độc, nhưng bằng cách nào đó không hề bị đột tử như bao người khác.
Lão thái y vừa nói, chàng nghĩ ngay đến cái chết của lão thợ săn.
Lão khỏe hơn nàng, cũng trúng độc như nàng nhưng lại chết ngay lập tức vậy mà nàng vẫn còn cầm cự được đến bây giờ, quả là một kỳ tích.
- Vậy lão thần lui xuống trước.
Lão không thấy chàng đáp lại thì vội vàng xin cáo lui.
Chàng bảo Ái Châu đi theo để sắc thuốc trong khi mình thì ở lại trông nom Thanh Ca.
Ái Châu chưa đem thuốc lên phòng thì Xuân Kỳ đã hớt hải chạy vào, hấp tấp bẩm báo:
- Điện hạ… Hoàng hậu… sai công công… bên ngoài… vào cung… căng thẳng...!- Cô vừa nói vừa thở dốc, làm chàng nghe chữ được chữ không.
Nhưng chàng sớm biết đã có chuyện gì xảy đến nên đã để Thanh Ca lại cho Xuân Kỳ chăm sóc và lập tức vào cung.
Hoàng hậu cùng Phạm Bằng đại nhân đã ngồi trong tẩm cung đợi chàng ở đó từ bao giờ, khuôn mặt nghiêm nghị vô cùng.
Còn tiểu thư Phạm Khánh Nhã thì không ngừng kêu than, lấy khăn tay chùi nước mắt.
Thấy chàng, ả ta khóc lớn, dúi mặt vào vai Hoàng hậu, nghẹn ngào không nói nên lời còn Phạm Bằng thì mặt tái đi, hai bàn tay vô thức nắm chặt lại.
Khánh Nhã vốn là con của quan ngũ phẩm Phạm Bằng, khi xưa được Hoàng hậu nhận làm nghĩa nữ, được bà hết mực cưng chiều, chăm sóc.
Nay ả đã đến tuổi cập kê, bà quyết định gả ả vào Tuệ vương phủ, làm chính thê của chàng.
Ngày hôm qua là lễ thành hôn của chàng và ả ta, nhưng chàng không tới khiến nhiều người dị nghị, nói những lời không hay về Khánh Nhã và cha của ả.
Để đòi lại công đạo cho mình, ả sáng sớm đã cùng cha mình yết kiến Hoàng hậu để làm nũng, buộc bà ta phải cho người gọi Tuệ vương vào cung.
- Mẫu hậu.
- Chàng hành lễ - Phạm đại nhân, Phạm tiểu thư.
- Hiên nhi, ngồi đi.
- Hoàng hậu từ tốn đợi chàng ngồi xuống rồi mới bắt đầu nói tiếp - Con có biết ngày hôm qua là ngày gì không?
- Thưa mẫu hậu, con không quên ạ.
- Chàng bình thản đáp lời.
- Một ngày trọng đại như lễ thành hôn của con và Khánh Nhã, làm sao có thể quên được? - Bà ta bắt đầu lớn giọng - Ta đã đích thân chọn cho con giờ lành tháng tốt, vậy mà con có thể không đến dự lễ, để cho Khánh Nhã phải quay về phủ.
Vậy bây giờ con tính thế nào đây?
- Bẩm Hoàng hậu.
- Phạm Bằng lên tiếng - Thần nghĩ Tuệ vương vốn là người cẩn thận, biết nghĩ trước tính sau, chuyện này xảy ra hẳn chỉ là ngoài ý muốn.
Mọi chuyện đáng ra phải trách thần, không lo ổn thỏa được cho lễ thành hôn của Tuệ vương và con gái.
- Phạm đại nhân quả là hiểu ta.
- Chàng nhìn sang, gật đầu cảm tạ nhưng trong lòng xem chừng đã cảm nhận được điều gì đó khác lạ - Mẫu hậu, quả thật như Phạm đại nhân nói, con đã bị một toán người truy đuổi và lạc vào rừng Bạch Dương, địa thế hiểm trở, suýt chút nữa đã bỏ mạng.
Không đến kịp lễ thành hôn, thật là thất lễ với Phạm tiểu thư rồi.
Phạm Khánh Nhã nghe xong thì giận tím mặt, còn Phạm Bằng thì chỉ biết đứng chờ xem phản ứng của Hoàng hậu.
Đoạn, bà ta lên tiếng:
- Vậy xem ra Hiên nhi cũng là có nỗi khổ riêng, chuyện này ta sẽ không truy cứu.
Nhưng chắc chắn ta sẽ chọn một ngày khác để làm lễ thành hôn cho hai con.