Ngược Về Thời Lê Sơ

Quay lại với lữ đoàn 5 ngàn nhân mã của Nguyên Hãn thực sự là không thể giữ bí mật mãi được, đi đêm lắm có ngày gặp ma. Khi đến Hãn Châu thì lữ đoàn này đụng độ quân đội Hãn châu thành 1 vạn nhân đang hành quân tiếp viện Lã Lương đang bị Lữ đoàn của Cảnh Dị công kích dữ dội.
Chuyện là thám báo của lữ Nguyên Hãn được cử đi rất nhiều phía trước, thế nhưng sơ sảy thì vẫn phải có thế nên nhóm thám báo người du mục đung cung tên để đảm bảo bí mật, nhưng họ lại chạm tránh một toán quân hơn trăm người. Chả hiểu sao tụi thám báo Hãn Châu lại không phân tán mà tụ tập lại. Dù quân số bên Nam Việt chỉ có 20 nhưng vừa nhác thấy bóng của họ thì 100 lính Hãn Châu quay đầu chạy thẳng. Thử hỏi 20 nhân làm sao bắt chết trăm nhân, thế là tin tức lộ ra có khấu tặc Nam Phương trong địa phận Hãn Châu. Tổng Binh Hãn Châu không nói hai lời trong đêm nhổ thẳng trại chạy về Hãn CHâu thành cố thủ, đồng thời phát thư yêu cầu 4 vạn biên quân tại Đại Đồng tiếp viện.
Tổng Binh Đại Đông không nói hai lời đóng chặt cửa thành Nam không ho một tiếng. Cả Hãn Châu quân và dân tâm tình chìm tận đáy vực. Thông tin quân tập kích cực kì tinh nhuệ số lượng hơn 10 vạn đã như cánh bướm mà bay khắp Bắc Minh từ lâu, không biết thằng khốn nào đồn bậy rằng quân số của Nam Minh lên tới 10 vạn. Nguyên Hãn cũng chả thèm quan tâm, lời đồng này có lợi cho hắn, vì giờ đây không một thành trì nào đưa quân ra chặn lối đi của hắn cả, tất thảy bọn họ đều ru rú trong thành cố thủ.
Đúng là thời đại này thông tin rất kém, chỉ vì Cảnh Dị chỉ mất một ngày công phá Vận Thành, sau đó ngựa không dừng vó phóng tới Tấn Thành bổn cũ soạn lại, cũng mất một buổi sáng là chiếm nguyên cái thành cỡ trung này. Một hồi cướp bóc trắng trợn diễn ra sau đó hắn vỗ mông mà đi. Chính vì chiến tích như vậy mà người ta ngộ tưởng không có 10 vạn binh là không thể. Mà cả quan viên bị công thành cũng báo lên là 10 vạn Nam Minh quân. Đùa gì vậy,nếu tấu lên quân thủ thành 1 vạn bị 5000 nhân mã công phá trong một buổi thì cái mũ ô chuồn này đố mà giữ được.
Giờ đây binh của Nguyên Hã đã lâm Đại Đồng, thế nhưng vì tin tức bị lộ nên cái thành cao gần 70m này đã giới bị cẩn thận với 4 vạn biên quân thiện chiến bên trong. Đừng nói là không có khí cụ công thành, kể cả có thì bố bảo lữ đoàn 5000 nhân của Nguyên Hãn dám công vào.
Thế rơi vào bế tắc thì tên giặc cướp Du mục hoàn lương Trần Đốn lên tiếng, giờ đây hắn là trung tá phụ trách trung đoàn thám báo người du mục:
-Bẩm Vương gia, thật ra đường công vào của du mục là Đại Đồng nhưng sau khi cướp xong thì đường lui của chúng ta là Khẩu Phi Hồ Độ tại Thiểm Tây. Ở đây từ ngoài trường thành công vào rất khó nhưng từ trong công ra thì lại dễ vô cùng. Mạt tướng xin dẫn 2000 nhân đánh tiên phong mở ra Phi hồ Độ.
Vậy là lữ đoàn năm ngàn quân lại chuyển hướng sang phía tây. Đi trước là 2 ngàn nhân của Trần Đốn, mỗi người hai ngựa phi như bay. Họ sợ quân binh tại Khẩu Phi Hồ độ nhận được tin mà đề phòng. Quả thật bất kì ai của Bắc Minh đều nghĩ đạo quân tiến vào Sơn tây sẽ trực chỉ hướng Đông uy hiếp Bắc Kinh, không ai nghĩ được rằng họ lại muốn đi thảo nguyên. Thế nên khi 2000 nhân của Trần Đốn binh lâm thành Phi Hồ Đôn thì không có bất kì một khẩu pháo náo chĩa về phía họ, tất cả pháo đều chĩa hướng Bắc phòng ngự Thát Đát Mông cổ mà thôi.
Nói là thành Phi Hồ độ thì không đúng vì nó chỉ là khẩu mà thôi, chính là một cái cửa lớn trên bức tường thành dài vạn lý này. Mặt bắc tiếp xúc thảo nguyên thì chỉ có một lộ tầm 100m dốc đứng hai bên vách đá, quả thật nếu tấn công từ ngoài vào thì kể cả có trăm vạn hùng binh cũng chỉ có thể lần lượt từng nhóm ngàn người bò lên dốc mà công, vậy nên chỉ cần 5 ngàn binh tại đây thì có thể cự 20 vạn đến 30 vạn binh nhất là người du mục không giỏi công thành.
Thế nhưng mặt Nam thì khác hoàn toàn. Bình nguyên bằng phẳng, thành thấp đế đáng thương, bố trí binh lực lèo tèo. Thật ra chỉ cần 1 vạn đao thủ binh công thành Nam trong một ngày là thông quan được.
Trần Đốn quyết định tấn công bất ngờ mặt Nam sau 1 canh giờ nghỉ ngơi.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui