Ngược Về Thời Lê Sơ

Trên bình đài nghỉ ngơi thứ nhất, Đường Vô Khuynh đang xuồng thế, người cong vòng như tôm, hai chân di chuyển xung sang ngang hai bên, lượn vòng quanh Nguyên Hãn đang chắp tay sau lưng đứng giữa bình đài. Nguyên Hãn mặc dù đứng nguyên và không hề thủ thế nhưng không hiểu sao tên cao thủ Không Động phái này vẫn cảm cảm giác như ngọn núi sừng sững trước mặt phong tỏa mọi hướng công của hắn. Đường Vô Khuynh biết rằng ngay từ lúc này hắn đã thua rồi, riêng về cái khí thế đã kém không chỉ một bậc rồi, mồ hôi lạnh thấm đẫm toàn thân thế nhưng hắn không cam lòng a.... hét lên một tiếng lấy lại tinh thần hắn cong mình lao tới với thế “Mãnh Long Quá Giang” mặc kệ cản trở trước mặt mà bẻ gãy nghiền nát. Thế nhưng hắn bỗng thấy vị Vương gia trẻ tuổi trước mặt như biến mất rồi hắn như bay lên không trung. Quả thật hắn đã bay lên... mà còn là bay rất cao. Trong mắt Nguyên Hãn thì vị cao thủ Không Động với chiêu Mãnh Long Quá Giang có vô vàn sơ hở. Ít nhất có 10 cách hắn có thể tay không kết liễu tên này, thế nhưng cũng không làm quá tuyệt Nguyên Hãn chỉ lệch người trong chớp nhoáng, mượn lực tá lực ném hắn... lên một cái cây... kết quả là giờ đây tên Chưởng môn này đang nằm trên chạc cây.

Lững thững từng bước hắn đạp lên bậc thang đá đi lên bình đài tiếp theo mà không quay lại nhìn tên cao thủ mặt xám như tro tàn đang dãy dụa trên chạc cây. Tiếp theo ba cửa ải là ba tên chưởng môn của tam phái Hoa Sơn, Hằng Sơn, Hành Sơn... cả ba đều dùng kiếm, thế nhưng theo Nguyên Hãn đánh giá thì cả ba tên đều không trụ được 10 hiệp với Iamachi. Kiếm thật của bọn họ quá màu mè, mang tính biểu diễn khá cao mà không phải thực chiến. Nếu đem so sánh với Samurai và các biên quân Bắc Minh thì hoàn toàn không cùng đẳng cấp về thực chiến. Có cái thân thủ của bọn họ khá linh hoạt có lẽ đây chính lá khinh công mà bọn họ luyện tập..... lắc đầu chán nản sau khi dùng kiếm gỗ đánh ngất từng tên Nguyên Hãn lại tiến lên. Lần lượt dùng kiếm cỗ đánh ngất trưởng môn các phái Thiên Sơn, Tuyết Sơn, Tung Sơn, thượng Thanh Quán, Thanh Thành...... Nguyên Hãn đã đến rất gần đỉnh núi võ đang rồi. Nói ra thì hắn thấy quá nhàm chán, còn không bằng ở nhà đối chiêu cùng Duso và Iamachi còn có hương vị hơn. Tuy nhiên trong nhóm hai mấy cao thủ này thì cũng có một người để lại cho hắn ấn tượng mạnh, đó là Hà Thái Thành trưởng môn Thanh Thành phái. Tên này dùng một thanh nhuyễn kiếm thế nhưng nội lực, hay nói cách khác là năng lực “siêu nhiên” của hắn có thể làm thanh kiếm này thực sự lúc cứng lại có thể chặt chém như trọng kiếm có thể uốn lượn như điện xà..... Quả thật tên trưởng môn này đã thay đổi hoàn nhận thức của Nguyên Hãn về võ học. Cái gọi là nội công và nội công tâm pháp có thể là có thật, và nội công tâm pháp của phái võ Đông A của gia tộc hắn hẳn là có thể luyện ra nội công nhưng vì không tin nên hắn vứt xó mà chỉ học quyền cước của Đông A thôi.
Nói về Đông A phái thì nguyên sáng tổ của phái Đông-a xuất thân là một chú bé thợ săn mồ côi ở núi Tiêu-sơn, thuộc lộ Kinh-Bắc tên Trần Tự-Viễn. Chú thợ săn mồ côi ấy, vô tình học được Thiền-công chính tông từ ngài Pháp-Hiền rồi nhân bắt chước những thế vồ của hổ, mà chế ra hổ quyền; nhân xem chim ưng bắt rắn, rắn chống lại, mà chế ra Ưng-xà quyền... cùng các chiêu thức, mà trở thành tổ sư của ngoại công phái Tiêu-sơn. Sau đó, ông di về Thiên-trường lập ra phái Đông-a. Vì vậy võ lâm Đại-Việt mới nói: Nội công phái Đông-a xuất ra từ phái Tiêu-sơn, ngọai công phái Tiêu-sơn phát ra từ phái Đông-a. Trong suốt bao nhiêu năm, phái Đông-a bao giờ cũng phải nhường bước cho phái Tiêu-sơn, là nơi phát xuất của vua Lê Đại-hành, vua Lý Thái-tổ. Trải 700 năm, đến đầu thời Lý (1010 - 1077) thì trong phái nảy ra một thiên tài võ học lỗi lạc là Trần Tự-An; ông đã đào tạo ra những đại cao thủ làm lên sự nghiệp kinh thiên động địa như: Thiên-trường ngũ kiệt; Côi-sơn tam anh; Khai-quốc Minh-từ, Anh-văn, Linh-cảm quốc mẫu Thanh-Mai; Mộc-tồn vọng thê hòa thượng Thông-Mai; Kinh-Nam vương Tự-Mai. Từ đấy phái Đông-a trở thành Thái-sơn Bắc-đẩu Lĩnh-Nam cho đến nay.

Kể từ sau cuộc kháng Tống, mỗi khi bổ nhiệm quan lại trong khu vực Nam Thăng-long, cho tới cố đô Trường-yên, bao giờ triều đình cũng cử những đệ tử của phái Đông-a. Trong vùng này, phái Đông-a tổ chức cai trị dân chúng như một quốc gia riêng: Thuế nhẹ, không có nạn cường hào, không có tệ tham quan, khuyến khích nông tang, mở mang trường học. Vì vậy, dân chúng các nơi tụ về ngày càng đông, hóa cho nên trải 80 năm, phạm vi ảnh hưởng của phái này cực rộng.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận