Dù bất đắc dĩ nhưng đây cũng là thế cục mà Nguyên Hãn cần, không quá mĩ mãn nhưng sự hùng mạnh của các nước lân bang và những cuộc va chạm làm cho Dương Lăng không thể tập chung vào phát triển được. Còn Nam Việt hoàn toàn không tham chiến thực sự mà chỉ mang tính uy hiếp nên trong những tháng loạn cào cào này Nam Việt vẫn phát triển với tốc độ chóng mặt.
Từ tháng 5 sau khi có được điện ba pha và lò hồ quang điện thì Nam Việt đã chế tạo được silic công nghiệp từ thạch anh chất lượng cao. Thế nhưng Silic công nghiệp không đủ tinh khiết để làm được vật liệu bán dẫn vì thế Nguyên Hãn lại lần nữa ra tay. Vì dự ánh này liên quan đến quá nhiều việc nên hắn đã phải ở luôn tại cấm khu quân sự Thái Dương 3 tháng rồi. Lời hứa với ba cô vợ trẻ lại một lần nữa không cánh mà bay. Miếng silic thỏi được nung nóng một đầu cho đến khi toàn bộ đỏ rực, theo nguyên tắc thì các tạp chất sẽ di chuyển về phía có nhiệt độ cao hơn, sau khi cắt bỏ phần nhiệt độ cao thì sẽ cho ra được Silic khá tinh khiết.
Đến giữa tháng 5 thì silic đã được chế tạo thành các điot kích thước cực lớn phục vụ cho công tác chuyển đổi điện xoay chiều thành điện một chiều. Sau bao lần thất bại vì Diot chất lượng quá kém đến đầu tháng 6 cuối cùng nhóm nghiên cứu đã thành công chế tạo ra một vòng 4 điot ổn định hoạt động. Lúc này đây cuộc va chạm giữa Đại Việt và Đại Minh, sau đó là sự làm phản của Hỏa Sư khiến Nguyên Hãn phải dừng lại kế hoạch nghiên cứu của hắn một thời gian.
Trở lại Đông Kinh một tháng thì thông tin từ Thái Dương đưa lại là đã thành công điện phân nước thu được Hidro và oxy tách biệt. Khí Hidro thì tạm thời dự trữ vì hắn còn có kế hoạch để sử dụng nhưng khí oxy thì quá quan trọng đối với công nghệ hàn xì. Có oxy thêm vào thì Hàn xì đất đèn hiệu năng phải tăng gấp hai lần. Từng bình oxy nén được vận chuyển đi khắp nơi từ Thái Dương căn cứ.
Người vui nhất có lẽ là các thợ hàn xì đóng chiến hạm kiểu mới. Động cơ hơi nước với các tiến bộ vượt bậc như sử dụng amiang tăng tính chịu nhiệt lò hơi đã làm cho trọng lượng của tuabin hơi giăm nhiều. Giờ đây tiếp theo sự thành công của các tàu Ngu Lôi Hạm dài 20m rộng 4,5 m thì các kỹ sư đã bắt tay vào chế tạo các tuần dương hạm dài 50m rộng 15,5 m hoàn toàn bằng thép với hai động cơ 1000 mã lực, mỗi động cơ nặng 30 tấn. Tuần dương hạm không buồm này dự kiến tốc độ tối đa 23 hải lý tốc độ trung bình 16 hải lý một giờ. Nếu chiếc chiến hạm này thành công và kết hợp với Ngư lôi hạm thì Nam Việt sẵn sàng đánh thẳng vào quân cảng Thiên tân của Trung Hoa phát xit.
Tháng sáu cuối cùng cũng qua, các phe vẫn dè chừng nhau mà chưa tiến công thực sự. Nhưng Nguyên Hãn là quân nhân hiện đại nên hắn hiểu rõ một chuyện. Kể cả thế chiến thứ 2 Đức còn lâm vào tình trạng thiếu thuốc nổ chứ đừng nói bây giờ với tìm trạng chỉ khai thác diêm tiêu hoặc phân rơi. Tiêu đả tiểu nháo còn được, chứ mấy chục vạn người thử bắn nhau liên lục một năm xem nào, lúc ấy bói không ra thuốc nổ nữa. Đấy cũng chính là lý do mà Nguyên Hãn đang vất vả làm mọi việc chỉ vì một mục đích..... hắn sẽ không thiếu thuốc nổ nếu hắn thành công trong dự án này.
26 tháng 7 Nguyên Hãn tại Đông Kinh đã nhận được một lúc hai tin vui một là Thúy Hồng đã mang cốt nhục của hắn chỉ sau gần hai tháng hắn về đông kinh, tức là ngay trong tuần đầu tiên khi hắn trở về thì Thúy Hồng và hắn đã trúng quả độc đắc. Tiểu Đóa và Chu Tuyết phải chu cái mỏ dài cả mét không can tâm nhưng phải chịu thôi. Nguyên Hãn lại phải sắp đi xa một thời gian dài nữa. Bà Hoàn thì không cần quan tâm Nguyên Hãn đi đâu làm gì nữa. Từ khi biết tin vui thì nà có một nhiệm vụ tối quan trọng là canh chừng đứa con dâu hiếu động này. Nếu mang thai mà còn ra bãi tập bắn súng thì.......
Tin vui thứ hai là theo quy trình mô tả của Nguyên Hãn thì các nhà nghiên cứu trong cấm khu quân sự Thái Dương đã chế ra được tấm amiang để làm màng ngăn điện phân. Từ đây điện phân sẽ tiến thêm một bước đột phá quan trọng.
28 tháng 7 chuyến tàu hỏa đưa Nguyên Hãn về tới Thái Dương quân khu. Ở đây tất cả các nhà khoa học hàng đầu Nam Việt đang mong ngóng Nguyên Hãn. Hắn chính là linh hồn của dự án. Phải nói các kiến thức này đều thuộc hóa học cấp 3, cho dù hắn nhớ hoàn toàn nhưng để làm được trên thực tiễn lại là vấn đề khác.
Nói ví dụ như vụ có dòng điện một chiều nối hai cực vào nước thế là tại 2 cự có khí bay ra rất dễ thu đúng không nào. Thế nhưng điện phân muối ăn để thu Clo và NaOH đậm đặc. Cái này quá quan trọng đối với hắn. Nhưng cuối cùng điện phân muối ăn toàn cho ra nước Javen cuối cùng thì chỉ béo cho mấy ông làm giấy, giấy Nam Việt giờ trắng tinh không tì vết. Đến cuối cùng thì tấm amiang cũng đã đáp ứng yêu cầu trở thành màng ngăn điện phân vậy là đã có được NaOH thế nhưng trong dung dịch lại chứa đến 55% muối ăn NaCl không thể điện phân. Chỉ có như vậy thôi mà làm khổ các nhà hóa học tìm mọi cách tách hai chất ra.
Nguyên Hãn cười khổ, chỉ việc đem chưng cất mà thôi NaCl sẽ kết tủa thành muối ăn, vớt dung dịch phía trên là có NaOH đậm đặc rồi. Xút có quá nhiều tác dụng không cần phải nói đến nhưng giờ đây hắn không quan tâm lắm vì đó chỉ là bước đệm để hắn thực hiện một bước quan trọng tiếp theo.