Ngược Về Thời Lê Sơ

Ngày 1 tháng 5 âm lịch, hai lôi hạm mà tiền thân là các tàu tuần dương của Malen đã được sửa chữa hoàn chỉnh, chúng được thêm vào hai tháp điều khiển ngư lôi và một tháp liên lạc vô tuyến điện. Hai chiếc này vẫn sử dụng động cơ tuabin hơi cũ của chúng với tổng công suất là 6000 mã lực. Tốc độ tối đa 27 hải lý trên giờ, sở dĩ có công suất cao nhu vậy mà tốc độ không quá cao vì chúng có một lớp vỏ thép dày đến 240mm ở những vị trí như đai giáp chính và giáp pháo. Ngoài ra 2 chiếc tuần dương hạm lớp tiền Dreadnought cũng được hoàn toàn cải tạo thành từ các hộ vệ hạm dài 120m rộng 25,7m thiết giáp những nơi dày nhất lên tới 285mm. Sở dĩ chúng có thể nhanh tróng ra đời vì tuabin hơi trang bị là của khu trục Hạm Malen bóc ra mà lắm vào. Mỗi chiếc có 3 tuabin hơi hai cũ một mới chế tạo. Cộng thêm 6 lò hơi tạo nên hệ thống phát điện lên tới 15 MW giúp cho bốn động cơ điện mỗi động cơ 2500 mã lực có thể hoạt động hết công suất. Với tổng công suất 10 ngàn mã lực thì chiếc tuần dương hơi quá khổ với chiều dai 120m này có thể di chuyển với vận tốc tối đa la 32 hải lý một giờ. Cũng được trang bị ống phóng lôi và 2 trạm điều khiển 2 chiếc Tuần dương hạm lớp tiền Dreadnought này thực sự là quái vật khá toàn năng của Hạm đội Ấn Độ dương của Nam Việt. Chúng lập tức được tung ra tiến hành phong tỏa cửa biển Persian, Malen muốn đánh quốc gia hồi giáo Mecca thì kệ hắn Nguyên Hãn quyết dữ bằng được Kuwait, Quatar và Dubai nằm trong eo biển Persian thôi. Chữ lượng dầu mỏ của 3 vùng này đủ cung cấp cho Nam Việt thoải mái rồi.

Việc chế tạo thuốc nổ không khói vấp phải nhiều chắc trở về mặt công nghệ. Thực ra thuốc nổ không khói chế tạo hoàn toàn không quá phức tạp, chỉ cần pha axit Sunfuric đậm đặc và axit nitric với tỉ lệ 4:3 rồi cho xenlulo vào ủ vài tiếng chờ phản ứng este hóa là được. Axit Sunfuric thì Nam Việt là chúa rồi, với lượng khai thác lưu hoàng tại đông Java Indonesia thì Nguyên Hãn muốn bao nhiêu có bấy nhiêu. Axit nitric thì hắn có thể sản xuất từ amoniac, lượng amoniac thu được từ trâu bò dê của Nam Việt và thảo nguyên rất khả quan. Thế nhưng Nguyên Hãn muốn sản xuất Amoniac từ khí Nito trong không khí, đây cũng là dự án đai hơi, cần đầu tư công sức và thời gian. Vậy nên Nguyên Hãn quyết định chuyện thuốc súng không khói sẽ thực hiện khi hắn về Nam Việt. Và giờ đây hắn đang sốt ruột mà trở về Nam Việt một cách sớm nhất, đứa con trai thứ 3 đã ra đời không có mặt cha rồi, và vị hoàng tử này cũng chỉ có nhũ danh là tiểu Hổ thôi mà chưa có đại danh do Nguyên Hãn đặt cho.
Trong khi cả Mannar căn cứ đang sôi trào chế tạo các trang thiết bị khí tài thì cách đó 4000 km là khu căn cứ Port Said Malen Hoffman hoàng đế trẻ tuổi phong vân của cả Châu Âu đang đắm chìm trong từ câu chữ của bản báo cáo chiến dịch biển Tây Ấn. Port Said căn cứ thuộc về Ai cập hiện đại thế nhưng giờ đây tào bộ diện tích Ai cập rộng lớn này thuộc về hệ thống quản lý của các đế quốc Hồi giáo mà thực tế là tập đoàn quân sự người Turk- Cricassia đang nắm quyền tại khu vực này và tự xung mình mà Manluk. Thế nhưng thủ đô Cairo cuả những chiến binh Manluk dũng mãnh cùng với 1/ 2 diện tích lãnh thổ của họ giờ đây đã nằm dưới quyền thống trị của Malen Hoffman hoàng đế của Hà Lan. Từ đầu năm 1405 thì một hạm đội toàn sắt đã xuất hiện tại cửa ngõ Port Said của họ, hạm đội này cường đại nằm ngoài tất cả hiểu biết của những chiến sĩ Turk dũng mãnh. Từ khoảng cách xa hàng km thì chúng phun ra những cột lửa rồi thì cát đá tung bay, máu thịt tan vỡ, pháo đài thành quách xụp đổ..... chỉ trong 3 tháng đạo quân thần thánh này đã chiếm phân nửa lãnh thổ Manluk. Không thể có một sự chống cự hữu hiệu nào từ quân Turk.

Sau khi thành lập một chính quyền thuộc địa tại mảnh đất này thì Malen Hoffman đã huy động đến gần 100 vạn nhân công khai thông kênh đào từ Port Said đến Suez dài hơn 190km. Trên nền của kênh đào cũ của triều đại Senusret III những thế kỉ 18 TCN, một triệu người cùng các máy móc đào bới vận chuyển từ Hà Lan đã thực hiện công việc của gần mười năm chỉ trong 1 năm. Kênh đào này không thể quá rộng như những năm cuối thế kỷ 18 nhưng nó đủ để hạm đội của Malen thuận tiện di chuyển qua biển đỏ từ Địa Trung Hải. Để xây dựng kênh đào này 30 vạn nô lệ đã chôn thây nơi này, quả thật là một con đường trải đầy máu dài 193 km. Và cũng là một công trình thể hiện sức mạnh tuyệt đối của quân đội Malen.

Giờ đây Malen đang đau đầu vi thông tin của bốn chiếc Tuần Dương Hạm trốn về từ Tây Ấn Hải mang về. Quả thật như Nguyên Hãn dự đoán, Malen Hoffman là một tên thợ máy chính cống người Đức phục vụ trong một xưởng cơ khí tại vùng nông thôn vùng Buhl Tây Đức. Sau khi xuyên qua thì hắn xó thân phận là một gã kị sĩ lang thang bị cha hắn là lão Hoffman “đuổi” khỏi nhà đi tự lập từ khi tuổi 17, sau một năm lăn lộn hắn đã thành lập được một đội lính đánh thuê của riêng mình với quân số 5000 nhân, dựa vào kiến thức của tương lai hắn thành lập một chi đội ngũ kết hợp giữa súng kíp và trường thương binh. Và chính đội quân nông dân cầm súng này đã làm thịt quân đoàn kị binh bọc giáp hùng mạnh nhất Châu Âu của người Pháp và vô tình thịt luôn cả Vua Charles VIII của người Pháp. Trận chiến phục kích quy mẫu này đã làm cả Châu Âu khinh ngạc tuyệt độ. Từ đây hắn được phong là Nam Tước đảo Texel, cuộc đời sang trang khác, có lãnh địa riêng có quân đội riêng thì năng lực chế tạo của một tên thợ cơ khí nước Đức tiên tiến thế kỷ 21 được phát huy toàn bộ. Hàng loạt máy móc ra đời, nếu tính đến động cơ hơi nước thì Malen đã đi trước Nguyên Hãn rất xa cả về công suất và chất lượng. Máy phát điện hắn cũng chế lâu rồi thế nhưng Malen chỉ có thể chế được biến áp mà thôi, điot cấu trúc như thế nào thì thợ máy cũng rành thế nhưng không bao giờ rõ bằng dân CNTT, thế nên đến tận lúc này khi chiếm được cả Hà Lan, khám phá châu Mĩ, xâm lược Ai cập thì Malen vẫn đang loay hoay với Diot để có thể sự dụng nhiều hơn công năng của công nghiệp điện. Thế nhưng về công nghiệp nặng như chế tạo máy móc hạng nặng, thuyền chiến lớp Dreadnought v.v... thì Malen có thế mạnh không thể chối cãi. Thông qua những tin tức của đội buôn Châu Âu thì Malen cũng đoán ra Châu Á có một hoặc hai tên gì đó xuyên như hắn, thế nhưng Malen chả thèm quan tâm. Hắn đã nhìn thấy mấy khẩu pháo, mấy cái động cơ hơi nước vớ vẩn của Nguyên Hãn rồi. Với động cơ ấy thì thuyền chả thể trang bị nhiều được, vậy nên hắn gửi một hạm đội lớp Dreadnought tiến vào Tây Ấn Hải nhằm đè bẹp quân Nam Việt tại đây. Thông qua các tin tức tình báo của thương nhân hắn đã đoán được ý định của Nguyên Hãn cũng là chiếm lĩnh dầu mỏ như hắn, dó đó việc tấn công Nguyên Hãn là bắt buộc. Thế nhưng sự tự tin của Malen về nền công nghiệp nặng của Hà Lan đã bị đả kích trầm trọng. Hạm đội thiết giáp dày cộp của hắn đã vị đập cho tan tành bởi một hạm đội kém hơn cả về pháo kích, thiết giáp, động cơ....điểm khác biệt duy nhất là đối phương có ngư lôi, còn hắn thì không có.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận