Trong bến cảng của xưởng đóng tàu Lai Triều tình hình cũng không khác là bao so với xưởng công bộ, 500 công tượng người Hoa bị hốt cả ổ tại xưởng đóng tàu Chiết Giang đang chỉ đạo 2000 học đồ tộ Lê cùng 3 ngàn nô lệ Oa khấu làm việc gấp rút. Ba chiếc chiến hạm kểu Châu Âu đã thành hình cơ bản và đang vào giai đọng hoàn thành. Bản vẽ thì được cung cấp từ mấy tên thương nhân kiêm buôn lậu người Anh quốc, nhưng qua tay của Nguyên Hãn thì đã được thay đổi khá nhiều.
Theo bản vẽ của Chiến hạm châu âu lúc bấy giờ thì thuyền gồm 2 tầng, tầng chệt để chèo, tầng 2 để đặt pháo, trên cùng la bong tầu cũng đặt pháo, thiết kế này có ưu điểm là trời mưa cũng có thể tác chiến, vì lúc bấy giờ là thời đại nhồi đạn cửa trước, "điểm hoả" cửa sau, thế nên nếu mưa xuống pháo trên bong tàu sẽ phế hết.
Ngoài ra các tàu thời gian này thường biên chế cơ số súng của chúng thành hai khẩu đội lớn, mỗi khẩu đội bên mỗi mạn tầu, chỉ một số ít được bắn trực tiếp từ phía trước hay ở phía sau. Các tàu chiến chạy buồm vô cùng mạnh mẽ khi sử dụng các pháo mạn của nó, nhưng hoả lực lại rất yếu ở mũi và đuôi tầu. Các mạn của con tàu được chế tạo bằng gỗ cứng, chắc nhưng đuôi tầu lại đặc biệt là mỏng manh với một hệ thống lớn các cửa sổ của khoang hành lý và nơi ở của các sỹ quan.
Thế nhưng thiết kế của NGuyên Hãn loại bỏ yếu tố này, hắn dành nguyên tầng 2 để vận binh và là nơi ở với các lỗ thông gió bé và đồng thời cũng là lỗ châu mai cho các hỏa thương binh, vậy nên thuyền chiến của hắn bao gồm cả chức năng vận binh hoặc trở hàng. Thuyền chiến lúc bây giờ thường có khả năng rẽ nước từ 400 đến 500 tấn tất cả dường như bị những khẩu pháo nặng nề ngốn hết trọng lượng. thế nên chiến thuyền của hắn ra đời ngoài pháo và thủy thủ đoàn ra có thể chở thêm được 300 tấn trở lên tức là nếu đủ rộng rãi có thể mang được 4000 lính, thế nhưng con số này chỉ có thể là 2 ngàn vì không đủ diện tích chứa.
Pháo binh sẽ được đặt hết lên bong tàu với 3 pháo 150mm phía sau 4 pháo 150mm trước đều được đặt trên giá pháo cỏa thể xoay 360 độ, hai đại đội pháo mỗi bên mạn thuyền là 20 pháo 70mm có thể xoay 90 độ. Thuyền châu âu lúc bấy giờ khá mạnh ở bên mạn thuyền và cực yếu ở mũi và đuôi vì hai nơi này bố trí it pháo, thuyền nhà minh thì có khá hơn vì là hình chữ nhật nên đuôi và mũi có thể bố chí nhiều pháo hơn một chút. Nhưng lúc này pháo không có giá xoay nên phải lái thuyền vào vị trí thuận lợi mới có thể nã pháo, vì thế nên với sự nhanh nhẹn cùng pháo tinh mĩ thuyền buồm châu âu dễ dàng ăn đứt thuyên phương Đông. NHưng điều này tại chiến hạm của Nguyên Hãn không gặp phải hạn chế, rõ ràng chiến hạm của hắn cũng mạnh nhất ở bên mạn thuyền nhưng do sự cơ động của giá pháo hắn có thể tấn công địch nhân từ bất kì góc độ nào.
Trên các giá xoay đều được bọc hộp gỗ, pháo binh như ngồi trong một căn phòng nhỏ hoàn toàn có thể tránh nắng mưa, vả lại hắn sẽ sản xuất đạn liền vỏ đạn với thuốc nổ kín ở bên trong nên cũng không lo gì nắng mưa mấy.
Ba chiếc chiến Hạm kiểu mới này lần lợt là Mẫu Thần Hào, Hãn Thần Hào và Tuyết Thần Hào. trong đó Hãn Thần Hào lớn nhất với chiều dài 55m chều rộng 15,7m đúng theo tỉ lệ vàng của thuyền buồm anh quốc 3,3:1, khả năng rẽ nước 900 tấn. Hai chiếc còn lại bé hơn chỉ có dài 40m rộng 13,8m rẽ nước 750 tấn. Không phải Nguyen Hãn không muốn chế to hơn mà thực sự hắn không thể tìm được long cốt dài hơn. Tất cả vật liệu hắn đều phải nhập từ trung Hoa, rừng cây thì hắn có bạt ngàn nhưng chế thuyền thì phải dùng gỗ đã phơi sấy cẩn thận. Nghĩ đến đây hắn lại nghiến răng lợi 3 chiếc thuyền nguyên liệu thô đã ngốn của hắn 60 vạn lạng bạc. Trong tay của hắn chỉ còn 700 vạn lạng, mà vương quốc của hắn thì bách phế đãi hưng đâu đâu cũng cần tiền, nếu cứ nhập siêu như vậy tài chính sẽ tan vỡ hoàn toàn. 700 vạn chỉ đủ hắn chế thêm 20 chiếc tàu mới, nhưng nếu chế thì lấy cái gì ra mà ohats triển luyện kim, trong khi đó các đối thủ của hắn tàu chiến tính băng con số ngàn. Cho dù vũ khí hắn mạnh đến đâu bị tầm 50 thuyền liều chết bao vây thì ba chiếc này cũng đi đời nhà ma.
Nghĩ tới đây hắn có xúc động xây dụng một nhà máy sấy gỗ, nhưng vì công nghệ chưa đầy đủ hắn chỉ sợ sấy ra than thì dở.
Nhìn các công tượng đang bào gọt chế nan cong bên mạn thuyền, mõi cây gỗ bào đường cong đi thì hoàn toàn phế, có nhất thiết phải lãng phí tài nguyên thế không ông đây đang thiếu tiền, không biết xẻ ra thành tấm rồi uốn à.... Hắn chợt nghĩ đến công nghệ lúc này làm sao có thể tạo ra lò hơi để phun hơi nước cơ chứ.
" Lý Tô đốc công, một cây gỗ mà chỉ có thể tạo một nan thuyền rất là lãng phí. Các ngươi hãy đo đạt độ cong tiêu chuẩn nhất của các nan thuyền sau đó làm thành các khuôn khác nhau, phun hơn nước óng áp xuất cao làm mềm tấm gỗ, sau đó cho tấm gỗ vào khuôn sấy khô sẽ cho ra nan thuyền độ cong hợp lý. Ngoài ra như vậy có thể chế tạo hàng loạt nan thuyền, nếu đóng thuyền cùng kích cỡ thì sẽ bớt đi rất nhiều thời gian" Nguyên Hãn đạo với tên công tượng người Hán được Phong là Đốc Xưởng của xưởng đóng tàu này.
Lý Tô và các thợ người hán đã hoà nhập với cuộc sống nơi đây rồi, phải chịu thôi họ không thể về quê nhà nữa rồi. Mà cuộc sống nơi đây cũng đâu có tệ, họ được đối xử còn tốt hơn khi làm công tượng ở Chiết giàn nhiều, không bị bớt xén tiêng lương, không bị đàn áp, lương lại cao, con cái được di học với dân đen bọn họ vậy là thiên đường, vậy nên ai nuôi họ sẽ là thiên của họ.
" Bẩm đại vương, nếu được như vậy thì quá tốt, rất nhiều cây gỗ bị phế vì khi bào xong ghép vào thì không khớp, nếu giờ đây có thể làm khuôn, cưa gỗ thành từng tấm đều nhau thì chắc chắn công việc sẽ nhẹ nhàng hơn, và nhanh hơn rất nhiều, thé nhưng thứ cho thần không hiểu lò hơi và áp lục cao là gì thưa đại vương" Lão Lý Tô khúm núm đứng một bên đạo.
" Lò hơi là một lò vỏ sắt rất lớn, bên trong chứa nước, đun nóng hơi nước sẽ bốc lên nó sẽ thông qua một cái vòi phun ra ngoài các ngươi cho phun vào các đoạn cần uốn cong của tấm ván rồi ép vào khuôn" nói rồi Nguyên Hãn lôi bút chì ra vẽ một bản thảo lò hơi nước đưa cho laoc Lý ; " ngươi càm bản thảo này đưa qua bên công bộ họ sẽ giúp ngươi chế tạo lò hơi, đây là bút chì dùng thiết kế, kẻ vẽ trên gỗ cũng tốt, cầm lấy cho các ngươi 80 cái, dung hết qua công bộ ứng"