Ngược Về Thời Minh

- Trông chừng bọn họ!

Câu này còn chưa nói ra khỏi miệng lại thấy vị Phong Bán Tiên đó dường như hạ giọng khiển trách hai người vài câu. Sau đó ba người cũng bước đi về phía bên này. Dương Lăng liền quay đầu lại, liền đưa một vị công tử bột ra, chậm rãi bước đi, để họ bước về phía trước, sau đó quay về phía Tống Tiểu Ái.

Tống Tiểu Ái hiểu ý, đã nói nhỏ:

- Đại nhân yên tâm, ta đã sai người đi theo rồi.

Dương Lăng lúc này mới chú ý tới hai người đàn ông nông dân đã theo sát phía sau Phong Bán Tiên, không khỏi mỉm cười khen ngợi.

Lưu Đại Bổng Chùy gãi đầu, kỳ lạ hạ thấp giọng nói:

- Quốc công gia, bổn triều có Thừa tướng không?

- Có.

Dương Lăng chậm rãi nói:

- Thời Thái tổ thì có, nhưng từ sau khi Thừa tướng Hồ Duy Dung tạo phản đã không có nữa. Thừa tướng bây giờ kỳ thực chính là Đại học sỹ nội các, nhưng chức quyền dưới một người mà trên vạn người căn bản không thể sánh được.

Đại Bổng Chùy kinh ngạc nói:

- Vậy …. Họ gọi Thừa tướng là gì? Liệu có phải người đó là thành tượng?

Dương Lăng ngẩn người ra, điều này hắn cũng không ngờ: Liệu có phải mình đang chuyện bé xé ra to không? Người này họ Phong tên là Tiểu Mộc, tên hiệu Bán Tiên, chẳng may tự của y … khụ, một người không có công danh, học qua trường tư học được vài chữ dùng để xem bói lừa người là nghề chính, cũng có biểu tự? Song cũng không tiện cho lắm.

Dương Lăng có chút lung lay về phán đoán của mình, liền nói:

- Không cần rêu rao, chờ người của chúng ta tóm được gốc rễ của họ rồi tính tiếp đi. Chúng ta tiếp tục đi dạo hoa đăng, nói không chừng còn có thể gặp được bọn họ.

Lúc này, người đi ra vùng ngoại ô ngày càng nhiều. Bên trong thị trấn Thắng Phương khắp nơi đều treo đèn sặc sỡ. Trong các nhà phú hộ tranh nhau ganh đua, càng làm nổi bật hơn. Trong quảng trường trồng cây hoa, nhưng các nhà các hộ treo đèn rải rác như vậy rốt cuộc cũng đã ảnh hưởng tới hiệu quả. Bên ngoài thị trấn Thắng Phương có dòng sông, tới thời hiện đại đã khô cạn trở thành vùng đất hoang rồi. Nhưng thời đó lại thành hồ liên miên, cá tôm đề huề.

Mọi người treo đèn màu, băng đăng bên hồ lắc lư, còn có cả trò đố đèn. Ngày rộng tháng dài nổi tiếng gần xa, rất nhiều nơi giàu có nhân sỹ cũng tới ngắm đèn vào ngày 15 tháng Giêng, khiến cho lễ hội đèn hoa đăng của Thắng Phương ngày càng náo nhiệt. Tới vùng ngoại ô, trời đã tối rồi, có lẽ ở đây thắp đèn đuốc sáng trưng, đèn lồng đầy màu sắc với các thể loại khác nhau được treo đầy trên những thân cây khô, tiếng trống từng trận vang lên, cùng với tiếng nhạc du dương.

Trên mặt đất còn có băng đăng từ dưới hồ nhô lên, tinh xảo đặc sắc, muôn màu muôn vẻ, giống như từng trùm pha lê, nhà thủy tinh. Ngay cả Dương Lăng là người đã từng xem ở thời hiện đại cũng cảm thấy rất vui vẻ thoải mái. Càng kinh ngạc nói người dân bình thường của những năm này cũng không có hoạt động giải trí nào.

Bên bờ hồ lúc này, giống như hội chùa náo nhiệt, phú thương thân hào còn dựng sân khấu kịch. Ca hát, chơi đùa đèn lồng, biểu diễn ảo thuật, náo nhiệt vô cùng. Dòng người hối hả, bọn trẻ con vui đùa trong đám người du ngoạn, còn có không ít người mang theo mặt nạ, cũng vui chơi thỏa thích trong đó.

Tết hoa đăng được diễn ra trong 3 ngày 14, 15, 16. Thông thường ngày 16 còn có đốt lửa, sau đó mới kết thúc tiết mục. Hôm nay là 15 tháng Giêng, chính là thời điểm náo nhiệt nhất. Trên các cây hòe khô cao to treo đầy đèn lồng lớn nhỏ, biến thành cây hoa tuyệt đẹp, ngẩng mặt lên nhìn cây, qua ánh đèn lung linh, tráng lệ, mặt trăng tròn xoe như đĩa ngọc treo lơ lửng trên bầu trời, giống như ánh trăng kia cũng được treo trên đầu cành cây.

Ba ngày này chính là các cô nương của gia đình đại hộ cũng được giải cấm, có thể đi ra khỏi khuê phòng hẹn hò với mấy hồng nhan tri giao, du ngoạn trên phố đèn. Hơn 20 gốc cây long trảo quý, trên cành cây treo đầy đèn hoa đăng, từng cành dài vươn ra nối liền lại với nhau, tạo thành bức tường đèn khổng lồ, cực kỳ đồ sộ.

Dưới tán cây là tiểu thương và người bán hàng rong, bán đồ ăn, bán đồ chơi, bán đèn lồng, mặt nạ, du khách chật chội, tiếng người huyên náo. Mọi người đều bừng bừng khí thế. Chỉ lo thưởng thức cảnh đẹp, không ai chú ý tới bên cạnh mình có những người nào. Dương Lăng thấy một bóng người cao lớn, và bên cạnh người đó là bóng dáng mảnh mai tương phản nhau, liền nhận ra chính là Triệu Phong Tử đã gặp ở đầu phố.

Thấy y rất yêu thương vợ, bởi vì sợ người ta đụng phải vợ mình, y đã dùng cánh tay tráng kiện của mình nắm lấy vai của phu nhân, cùng nàng ngắm đèn lông. Ống tay áo buông xuống, đôi giày tinh xảo, dưới ánh đèn lung linh đã hiện lên rõ như ban ngày.

Khó trách tướng công của nàng lại nâng đỡ như vậy. Cô nương xinh đẹp này là đôi chân bó, năm đó, quả thực phụ nữ bó chân cũng không có nhiều, rất nhiều người đẹp đều đủ chân, đặc biệt là khi đó hoàng gia chọn phi không cần chân nhỏ. Cho nên gia tộc cao quý phương bắc càng ít thấy phụ nữ chân nhỏ. Thê thiếp của Dương Lăng cũng không bó chân.

Nhưng trung kỳ Đại Minh chính là thời kỳ không khí bó chân dần bắt đầu nổi lên. Cho nên, thấy phụ nữ tuấn tú bó chân khoan thai cũng không có gì là lạ. Phong khí này thực sự đã hại người ta rất nặng, tới cuối thời Minh đầu thời Thanh bó khắp cả chân, gặp phải binh lính là gặp tai họa, vì căn bản không chạy được, chỉ có thể nằm úp sấp chờ chết ở nhà.

Dương Lăng còn nhớ Phong Bán Tiên Phong Thừa tướng kỳ quái đó, gặp được Triệu Phong Tử này liền nhớ tới Phong Bán Tiên hắn đã quen đó. Hơn nữa khi mới gặp mặt còn thường trêu chọc người họ Phong đó, có lẽ có chút tình huống hữu dụng, do đó liền nháy quay sang Tống Tiểu Ái nháy mắt, bước lên nghênh đón.

- Ha ha, huynh đài, chúng ta lại gặp nhau rồi.

Dương Lăng chắp tay, mỉm cười chân thành nói.

Phong độ của hắn không thể bắt bẻ gì được, khiến người ta vừa gặp đã cảm thấy có thiện cảm rồi. Người đàn ông đó quay đầu lại nhìn hắn, đánh giá trên dưới, cũng mỉm cười, chắp tay nói:

- Vị nhân huynh này hình như không phải là người bản địa?

- Đúng vậy, tại hạ họ Dương tên Vạn Niên, tới từ kinh thành, du học qua đây, nghe nói hoa đăng Bá Châu nổi tiếng thiên hạ, liền tới xem.

Dương Lăng bình tĩnh đáp lại.

- Ồ, tại hạ họ Triệu tên Toại, huynh đệ trong nhà có ba người, tại hạ là lớn nhất, là chư sinh của huyện Văn An, rất vui được biết huynh đài.

Triệu Phong Tử nói chuyện với Phong Bán Tiên đó rất không khách khí, giống như là một người thô lỗ. Lúc này lại rất nho nhã của Dương Lăng cũng là có chút nhã nhặn. Dương Lăng thấy hắn ta ăn mặc là biết là người đọc sách giàu có, không ngờ vẫn vào huyện học, liền chắp tay thi lễ.

Chư sinh chính là tú tài vào huyện học. Người đọc sách như vậy khá là có tiền đồ, giống như học sinh, mọi người đều quan trọng là ở trung học, phải trúng tuyến, thi lấy công danh, khả năng nắm chắc rất lớn.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui