Người Đi Tìm Giấc Mơ


Công, người chồng thực vô dụng trong mắt Lan, luôn bị ả chỉ trích và lôi ra so sánh với hai người anh rễ.

Sau nhiều lần làm ả ê chề, bẽ bàng, thất vọng,...!như phế vật không thể dùng nhưng tuyệt đối không bao giờ ả nhả Công ra cho bất kỳ con đàn bà nào khác.

Cái đám ấy, loại chưa chồng, chồng bỏ luôn mê vẻ đẹp của Công, bọn họ chỉ chờ không có ả sẽ liền lao vào như hổ đói.

Nhưng đám ấy không đáng lo ngại bằng vợ cũ, người rõ mười mươi quá khứ xấu xa của ả.

"Không bao giờ! Không bao giờ tao chấp nhận thua một đứa như mày cả!".

Lan bóp vỏ chai nước suối trong tay làm nó co quắp lại, kêu lên từng tiếng rít tai.

Lan không cần biết, tấm hình Công đứng trước nhà Hoài An là vô tình hay sự thật.

Máu Hoạn Thư trong ả đã sôi lên.

Lan bước ra từ cửa sau xe Mec đen, rồi xông thẳng vào phòng thầy hiệu trưởng Dũng.
– Thưa thầy! Trường học là nơi dạy con người không làm việc xấu.

Vậy mà tại sao, trong trường của thầy lại chứa chấp hạng người chuyên đi phá hoại hạnh phúc gia đình nhà người ta thế kia.

- Giọng Lan chát chúa làm thầy Dũng giật mình.
- Chị đang nói chuyện gì tôi thực sự không hiểu.
- Cô Lê Nguyễn Hoài An, giáo viên trường của thầy đang dụ dỗ chồng của tôi bỏ vợ theo cô ấy đấy, thưa thầy!
Lan đưa bức hình Công đứng trước nhà Hoài An cho thầy Dũng xem.
- Thầy phải đuổi việc cái loại người đó đi chứ không cái trường này sẽ bị ô uế theo cô ta mà thôi.
- Xin lỗi chị! Đây là trường học, chuyện riêng của chị và cô Hoài An, chị không thể lên đây làm ầm ĩ được.

Nếu mọi việc đúng như chjj khiếu nại, chúng tôi sẽ điều tra.

xem xét và sẽ có hình thức xử lý sau đó.

Tuyệt đối không bao che, nên chị cứ giữ bình tĩnh.

Bây giờ tôi sẽ cho gọi cô Hoài An lên đây để đối chất và cùng nhau giải quyết vấn đề.

Được chứ!
Thầy Dũng gọi cho Hoài An.

Thấy bóng dáng Hoài An đang đi bên khu tập thể giáo viên, Lan liền vội lao tới.

Lập tức, ả tóm mớ tóc búi cao, đen tuyền, lắc túi bụi.

"Đồ quỷ cái! Sao mày dám dụ dỗ chồng của tao!", "Đồ quỷ cái! Sao mày dám dụ dỗ chồng của tao!".

Thầy Dũng thấy vậy cũng chạy ra can thiệp bị Lan cào vài phát vào tay, ứa cả máu.

Khu lớp học vốn yên tĩnh bỗng dội đến âm thanh thất thanh của phụ nữ, làm đám học sinh nháo nhào lên, vây kín dọc hành lan hóng chuyện.
Bị Lan tóm tóc, lên gối vào bụng, rồi bị đập bôm bóp vào lưng, vào mang tai.

Hoài An vừa bất ngờ, chưa kịp nghĩ ra cách chống đỡ, vừa choáng váng đầu óc.

Nhưng "con giun xéo lắm cũng quằn".

Hoài An quơ đại tay, nắm được tóc của Lan, cô kéo mạnh, tóc ả xõa ra, rối tung lên.

Lan bị kéo đau, ả buông lỏng tay ra.

Chỉ chờ như thế, Hoài An vùng khỏi tay ả, núp sau lưng thầy Dũng.

"Chị làm cái gì vậy hả! Sao lại đánh tôi!"
- Mày cướp chồng tao còn giả ngây giả dại à.

Đồ đĩ!
- Có thôi đi không! Hai cô có dừng lại không hả! Nơi này không phải cái chợ mà lao vào đánh nhau như thế!
Tiếng thầy Dũng đưa Lan về thực tại, ả ngồi gục xuống sàn, duỗi thẳng hai chân, khóc lớn.

Lan vốn được sinh ra trong gia đình khá giả, thích gì làm nấy, chưa thất bại bao giờ.

Hôm nay, ả bị người đàn bà kia cướp mất người đàn ông ả yêu, mà người đàn bà đó xét về ngoại hình lẫn tính nết thừa sức bỏ xa ả, chỉ là ả giỏi khoản bày mưu hãm hại người khác và chưa bao giờ biết bằng lòng với những ham muốn của bản thân trong cuộc đời thực dụng này nên trên bờ vực mất chồng làm Lan nuốt không trôi cục tức.

Lòng hậm hực cực độ.
Với cả, Lan còn có con nhỏ, đứa bé chưa đầy một tuổi, miệng còn thơm mùi sữa mẹ.

Đứa bé là sợi dây níu giữ chân Công lại bên Lan, khiến anh đủ nhẫn nhịn hết lần này đến lần khác khi ở nhà vợ.

Cái cách Công yêu thương con, đôi khi trong Lan chợt thấy ghen tị và thèm thuồng.

Cũng chính vì lẽ đó, thôi thúc bản năng của một người mẹ, phải đứng lên, quyết đấu tranh giành lại cha cho đứa con của mình bằng mọi giá.
Sau đó, cả ba người cùng ngồi vào bàn, chỉ có mỗi giọng Lan chí chóe trong căn phòng kín bưng.

Cái đêm đó, gọi là cưỡng hiếp mới đúng.

Hoài An đã muốn quên đi, một lần nữa bị khơi gợi lại, khắc thêm nỗi dằn xé trong tâm trí cô.

Đôi mi nặng trĩu rươm rướm nước mắt.

Thật ra Hoài An có thể chối bỏ, cái đêm đó nào có ai làm chứng cho sự có mặt của Công.

Chỉ có hai người biết, trời đất biết, dù cho tấm hình Công đứng trước nhà cô trong điện thoại Lan cũng chẳng thể chứng minh được điều gì cả.

Nhưng con người Hoài An xưa nay không biết nói dối.

Cô luôn tin rằng, lỡ nói sai sự thật, cái mũi sẽ dài ra như cậu bé Pinocchio.

Thế rồi, Hoài An chỉ đành im lặng chịu sự vu vạ từ Lan.
Một tiếng sau, Lan rời khỏi phòng với vẻ mặt của kẻ đắc thắng.

Ả cười, nhếch nửa khuôn miệng..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui