Người Dưng Chung Nhà


Ba Minh đưa tôi về nhà là một chuyện vô cùng kinh thiên động địa.

Mẹ Ngọc vốn không thích mẹ tôi từ trước, cho rằng mẹ tôi chen vào mối quan hệ giữa hai người nên đâm ra cũng chán ghét tôi.

Mặc dù vì có ba Minh nên mẹ chẳng nói thẳng.

Nhưng nhìn qua cử chỉ và hành động thì một đứa vốn nhạy cảm như tôi phát giác ra ngay.

Ví dụ như nếu tôi vô tình đụng trúng, mẹ sẽ vùng vằng cả buổi.

Hoặc mỗi lần tôi gọi mẹ ơi, bà luôn sởn gai ốc.

Những biểu cảm âm thầm ấy, phải để ý thì mới phát hiện ra.
Nhưng tôi là ai? Là một con nhỏ chai lì đến không thể lì lợm hơn.

Mẹ Ngọc càng ghét tôi, tôi lại càng tìm cách tiếp cận.

Để lấy lòng bà tôi hẹn đồng hồ từ lúc 5 giờ.

Đứng ở bếp đợi mẹ dậy để cùng nấu bữa sáng cho gia đình.
Đợi một lúc thì cũng có tiếng người từ cầu thang đi xuống.

Mẹ Ngọc vừa đi vừa ngáp, lúc lọ mọ vào bếp thì suýt chút nữa té ngửa vì sự xuất đột ngột của tôi.

Trong bóng tối lem nhem, hình ảnh của tôi lờ mờ hư ảo, mẹ sợ hãi hét toáng lên:
– Ma! Ma! Có ma.
– Mẹ ơi là con ạ.

Không phải ma đâu.

Con – Vy đây ạ.
Mẹ Ngọc đi đến bật điện lên.

Dưới ánh sáng rõ ràng, hình ảnh gầy gò của tôi hiện lên với nụ cười tươi tắn.

Đến lúc này mẹ mới định thần lại, bà nguýt tôi một cái, giọng điệu khó chịu cất lên:
– Tính dọa chết người đấy à.

Làm cái gì mà mới bảnh mắt ra đã đứng ở đây.
Không nghĩ hành động vô tình của mình lại làm bà hoảng sợ, tôi chỉ biết cúi đầu, hai tay bấu vào nhau:
– Con, con chỉ muốn phụ mẹ thôi ạ.
Nghe tôi nói thế, thái độ của mẹ Ngọc cũng dịu đi.

Nhưng vẫn chưa hết hậm hực vì bị tôi dọa nên hắng giọng:
– Thế sao không bật điện lên?
Tôi ngẩng đầu, tròn mắt giải thích:
– Dạ vì con sợ tốn điện.
Bà bị câu nói ngây ngô của tôi chọc cho phì cười:
– Cũng biết đường tiết kiệm gớm nhỉ.
Tôi để ý mỗi lần rửa rau mẹ sẽ dùng nước ấy để tưới hoa luôn.

Bã cà phê thì dùng để bón cây.

Buổi tối sẽ luôn đi dạo một vòng khắp nhà để tắt những thiết bị điện không cần thiết.

Và hôm nay lúc xuống cầu thang dù tối đến mấy cũng chẳng bật đèn lên.

Vậy nên tôi nom theo những điều ấy mà làm.

Và cuối cùng cũng lấy được thiện cảm từ bà.
Từ ngày hôm đó, ngày nào tôi cũng lẽo đẽo theo mẹ làm chân phụ bếp.

Đôi khi mẹ sẽ vì sự vụng về của tôi mà la mắng.

Nhưng xong thái độ đối với tôi cũng bắt đầu tốt lên từng ngày.

Mẹ bắt đầu thừa nhận tôi.

Thay vì trước đây nói nhà có mỗi anh Khiêm thì nay sẽ nói nhà tôi có hai đứa, một trai một gái.

Mẹ đã bắt đầu cười nói với tôi nhiều hơn.

Một số chuyện vụn vặt cũng sẽ chia sẻ với tôi.

Chỉ là khoảng thời gian ấy quá ngắn.

Ngắn đến mức lúc mọi chuyện trôi qua khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng.
Tối hôm ấy vẫn như mọi ngày, tôi ăn cơm xong thì ở dưới nhà phụ mẹ dọn dẹp.

Còn ba Minh ngồi trên ghế xem mấy bản tin thời sự cuối ngày.

Mẹ Ngọc lên lầu một lúc, sau đó quay xuống nhà.

Khuôn mặt đỏ gắt tức giận:
– Ông Minh, sổ tiết kiệm đâu.

Ông mang nó đi đâu rồi.
Ba Minh từ từ tắt tivi, nhìn mẹ Ngọc dịu giọng:
– Bà bình tĩnh.

Tôi muốn nói với bà điều này.

Thật ra số tiền ấy tôi đứa cho ba ruột con Vy trả nợ rồi.
Mẹ nghe thế thì sửng sốt chả nói lên lời, nước mặt giàn giụa chảy dài trên má:
– Bạn tôi thấy ông đến ngân hàng mà tôi đâu có tin.

Tôi đâu tin ông lại đối xử với con mình như thế.

Sao ông lại mang tiền cho ba con Vy.

Ông nói đi.

Lý do là gì?
– Ngọc à, bình tĩnh lại đi.

Tôi chỉ muốn cứu con thôi.

Gã cha ấy hàm hồ như vậy, chỉ có cách đó thì lão mới chịu đồng ý giao quyền nuôi Vy lại cho tôi.

Tôi cũng hết cách, tôi không thể trơ mặt nhìn người cha kia tiếp tục hành hạ nó.
Từ trước đến nay, dù mẹ Ngọc hay làm những chuyện nông nổi nhưng chỉ cần có sự xuất hiện của ba thì mẹ lập tức sẽ thuận theo ý ông.

Nhưng hôm nay, mẹ không còn bộ dạng rụt rè e ngại, thậm chí còn chỉ thẳng vào mặt ba, quát tháo:
– Ông có xứng đáng làm một người cha không? Ông không có tư cách đứng tên trong giấy khai sinh của thằng Khiêm.

Sao ông có thể làm như vậy? Tôi nhịn ăn nhịn mặc, dành dụm từng đồng từng cắt.

Ngay cả ông ngoại cũng phải bán luôn mảnh đất hương hỏa dưới quê.

Tất cả chỉ mong thằng Khiêm sẽ có một tương lai tốt đẹp.

Nhưng ông, ông đã làm gì đây hả?
Ba Minh lúc này chỉ biết ngồi trên ghế, hai tay úp vào mặt áy náy.
Mẹ Ngọc thấy ông không trả lời lại tiếp tục ầm ĩ:
– Con bé ấy đâu có máu mủ ruột già gì với ông mà ông lại đối tốt với nó như thế.

Thậm chí hy sinh cả tương lai con ông để cứu nó.

Nó chết hay sống liên quan gì đến chúng ta, liên quan gì đến con tôi.

Hay vì ông si mê mẹ nó, ông bị mẹ nó bỏ mê thuốc lú nên mới lấy toàn bộ tiền du học của con để đưa ba nó.
Mẹ nói đến đấy thì ba Minh không còn nhịn được nữa, đứng dậy tát mẹ.

Tiếng “bốp” vang lên đến xé lòng.

Đáy mắt ông đỏ hoe.

Tôi biết dù đánh vợ nhưng trong tim ông cũng rất đau:
– Bà có im ngay không.

Đừng có quá quắt như thế.

Cái Vy hay thằng Khiêm đều là con tôi.

Tôi là ba chúng nó.

Tôi sẽ luôn bảo vệ con của mình.
Mẹ Ngọc nhìn ba Minh cười lạnh:
– Ông chỉ là ba của đứa con rơi đó thôi.

Còn thằng Khiêm trong mắt ông chẳng là cái đinh gì cả.

– Mẹ giơ tay đánh túi bụi lên người ba.

Vừa đánh vừa nức nở.

– Ông trả tiền lại đây cho tôi.

Ông trả lại đây.

Đó là tương lai của nó, là kỳ vọng của tôi.

Ông trả lại đây.

Ông hủy hoại con tôi rồi.

Hủy hoại tất cả rồi.
Ba giữ chặt tay mẹ, cố gắng ngăn lại hành động quá khích của bà:
– Bà bình tĩnh lại đi.

Đâu phải cứ đi du học mới có một tương lai sáng sủa.

Nếu thằng Khiêm có tài thì chỗ nào nó cũng sẽ có tương lai thôi.
– Tôi không biết, tôi không quan tâm.

– Mặc ba giải thích, mẹ vẫn cứ bị cảm xúc lấn át lý trí.
Tôi nép ở chân cầu thang, chẳng dám bước lại gần.

Một phần vì trước đây chứng kiến quá nhiều cảnh cãi vã của ba mẹ ruột nên tôi bị ám ảnh.

Một phần vì tôi biết người gây ra tất cả mọi chuyện là mình.

Nếu tôi không cầu cứu ba Minh, nếu ba Minh không dùng số tiền ba mẹ dành dụm để cho anh Khiêm đi học để đưa cho ba tôi thì có lẽ mọi chuyện đã khác.

Sự xuất hiện của tôi vào lúc này sẽ làm mọi việc trở nên căng thẳng hơn.

Thế nên tôi chỉ còn biết trốn tránh ở đây.
Tôi cứ đứng như vậy, đứng cho đến khi bóng dáng anh trai dần dần bước vào nhà.

Mẹ lúc này vẫn khóc nức nở.

Còn ba thì ở bên cạnh trấn an.

Vừa thấy con trai, mẹ Ngọc đã hất tay ba ra, đi đến chỗ con:
– Khiêm ơi mẹ xin lỗi.

Mẹ không thể cho con đi du học nữa.

Ba mày lấy toàn bộ để lo cho đứa con kia mất rồi.
Ông anh tôi vẫn bình thản đến lạ lùng, đưa tay vỗ vai mẹ Ngọc để xoa dịu sự run rẩy của bà.

Một lúc sau thì nói:
– Không sao đâu mẹ.

Con vẫn sẽ đi du học.

Dù chẳng có khoản tiền kia thì con vẫn làm được điều mà mẹ kì vọng.
Nghe những lời này, mẹ Ngọc mới bắt đầu bình tĩnh hơn.

Một hồi thì bà gật gật rồi nghe theo lời anh Khiêm đi lên lâu nghỉ ngơi.
Lúc đi ngang qua cầu thang, nhìn thấy tôi, tên anh trai đay nghiến nói:
– Vẫn còn có thể đứng đây à? Phá gia đình người khác như thế có cảm thấy hài lòng không?
Tôi không trả lời, đối mặt với ánh nhìn sắc lạnh kia chỉ có thể lắc đầu nguây nguẩy.

Tôi thật sự đâu có cố tình làm những chuyện như vậy.

Tôi chưa từng nghĩ sự ham muốn ích kỷ ấy lại gây ra nhiều phiền phức cho gia đình ba Minh như vậy.

Tôi chỉ muốn có một gia đình, chỉ vậy thôi.
Nói xong câu ấy, người anh kia cũng chả thèm ngó xem biểu cảm trên khuôn mặt tôi mà đưa mẹ Ngọc đi thẳng lên lâu.
Đáng lý ra khi đã làm những điều tội tề cho căn nhà này.

Tôi nên biết điều mà rời khỏi.

Nhưng không, tôi không làm vậy.

Đứa ích kỷ trong tôi đột nhiên sống dậy mạnh mẽ.

Mọi chuyện vỡ lở như ngày hôm nay, tôi sợ lắm, sợ sẽ bị đuổi khỏi nhà.

Tôi sợ phải quay về căn nhà tồi tàn với người cha độc ác.

Càng sợ phải lang thang ngoài đường như những đứa trẻ vô gia cư.

Tôi cần ba, cần gia đình ba, cần một chỗ dựa.
Tôi chạy nhanh về phía ba Minh, nhìn ông nài nỉ:
– Ba ơi, bà đừng có bỏ con ba nhé.

Con sẽ ngoan, sẽ nghe lời.
Ba lúc ấy chỉ biết cười chua xót, hiền hòa vỗ về bờ vai đang run lẩy bẩy của tôi:
– Đừng lo.

Con là con của ba cơ mà.

Con sẽ không phải đi đâu cả.

Đây là nhà của con.
Tôi nghe ba nói vậy thì vội gật đầu rồi ôm chầm lấy ông.

Tôi khóc, khóc và rối rít cảm ơn người cha bất đắc dĩ ấy.

Đến mãi sau này, tôi vẫn luôn cảm ơn ông.

Cảm ơn ông là luôn yêu thương bà che chở cho một đứa con không cùng huyết thống như tôi.
Năm sau đó, Anh khiêm vẫn đi du học.

Anh giành được học bổng toàn phần nên kỳ vọng của mẹ Ngọc vì thế mà được toại nguyện.
Tôi nhớ hôm anh Khiêm nhận được thông báo nhập học.

Mẹ Ngọc cầm giấy trúng tuyển mà cứ run cầm cập.

Nước mắt tuôn rơi, giọng nói nghẹn ngào:
– Là thật phải không con?
Anh Khiêm gật đầu nhìn mẹ, anh ta không cười nhưng ánh mắt ngập tràn hạnh phúc.

Có thể đối với tôi kẻ làm anh kia luôn tồi tệ nhưng với mẹ, anh ấy luôn là một người con tuyệt vời.

Chưa bao giờ làm bà thất vọng.

Chưa từng một lần.
Sau chuyện đó, mẹ bắt đầu không xa lánh tôi hơn.

Mọi nổ lúc lấy lòng bà của tôi trước đó đều sụp đổ.

Giờ mẹ chẳng còn giấu nhẹm cảm giác chán ghét dành cho tôi như khoảng thời gian trước đó.

Có lẽ chuyện của anh khiêm đã khiến cho mọi vỏ bọc đều bị loại bỏ.

Bà thoải mái bộc lộ cảm xúc của mình trước mặt ba mà không còn e ngại.

Cũng dễ hiểu thôi.

Phụ nữ có thể chấp nhận nuôi dưỡng con người cũ của chồng đã là nhân nhượng lắm rồi.

Nhưng đụng đến tương lai con mình thì người mẹ nào có thể tiếp tục nhân nhượng nữa.Biết thế nên tôi chưa bao giờ dám buồn mẹ cả.
Tuy mẹ hay gắt gỏng, cáu bẳn với tôi nhưng bà cũng không đề cập đến việc đuổi tôi, vẫn cho tôi đi học, Vẫn thừa nhận với mọi người tôi là con cái trong nhà.

Có lẽ bà cũng hiểu mọi chuyện xảy ra, tôi cũng chỉ là một kẻ đáng thương.

Nhưng nghĩ đến tương lai con mẹ vì tôi mà sắp bị hủy hoại, bà lại chẳng thể cao thượng mà xem như chẳng có gì xảy ra.
Dù sau này anh Khiêm đi học vắng nhà , dù thời gian của tôi và mẹ Ngọc bên nhau rất nhiều, dù tôi có cố gắng lấy lòng bà như thế nào.

Thì mối quan hệ giữa chúng tôi cũng chẳng thể khởi sắc.

Xa cách thì không phải còn gần gũi thì dường như có chút gượng gạo.

Mẹ vẫn làm tròn trách nhiệm với tôi nhưng lại không đủ tình cảm để yêu thương tôi như con gái của bà..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui