Người Dưng Chung Nhà


Tuy nói rằng phải 4 tháng nữa mới cưới nhưng việc chuẩn bị một hôn lễ chẳng đơn giản như tôi nghĩ.

Phải tìm địa điểm, chọn phong cách rồi lựa đơn vị tổ chức uy tín.

Lên danh sách khách mời.

Đặt váy cưới.

Chụp ảnh cưới… Mọi thứ đều rối tung.

Cũng may là có ba mẹ nên hai đứa đỡ phần nào, không thì chắc loạn lên hết cả.
Ngồi cả một ngày trời, mắt tôi mờ lắm rồi nhưng cũng phải căng ra để tìm mẫu thiệp cưới.

Đời người chỉ có một lần lên xe hoa, không thể xuềnh xoàng được.

Mà mắt tôi nó đâu có nghe lời chủ.

Tinh thần chưa vực dậy được bao lâu đã vội gục ngã trên vai người bên cạnh.
Anh vòng tay ôm lấy tôi:
– Mệt lắm à?
Tôi trong lòng anh nũng nịu:
– Dạ! Em buồn ngủ quá.
– Vậy để anh đưa em lên phòng nghỉ một chút nhé.
Giờ tôi có ở đây thì cũng chẳng thắng nổi cơn buồn ngủ nên gật đầu.

Anh đưa tay còn lại vòng xuống dưới rồi bế bồng tôi lên.

Tôi lười nhác dựa vào anh, tham lam hít hà mùi hương quen thuộc.
Cái cảnh này lại chả may lọt vào tầm mắt mẹ Ngọc, bà vội vã chạy đến ngăn cản:
– Hai đứa làm cái gì thế này?
Tôi buồn ngủ lắm rồi nên mặc cho anh giải thích với mẹ:
– Vy buồn ngủ! Con đem em lên phòng.
Bà đánh vào tay anh phản đối:
– Không được! Da kề da thế này dễ xảy ra chuyện lắm.

Thả nó xuống, mẹ đỡ lên phòng.
Kẻ đó vẫn kì kẹo không muốn.

Cứ thể này, tôi chắc chắn chẳng được ngủ ngon.

Thế nên để nhanh chóng về phòng.

Tôi từ trên người anh cựa quậy:
– Anh thả em xuống đi.

Em tự lên cũng được.

Em buồn ngủ lắm rồi.
Nghe vậy, ai đó mới chịu thả tôi xuống.

Mẹ Ngọc sợ tôi mắt nhắm mắt mở va đầu vào tường nên đi theo đỡ tôi lên phòng.

Vừa thấy giường, tôi liền nằm vật ra chẳng hề nghĩ suy.

Mẹ đi đến đắp chăn cho con.

Bà lo lắng hỏi:
– Buồn ngủ đến thế hả con?
Tôi yếu ớt trả lời:
– Dạ.
– Sao lại như thế ? Hay con có thai rồi.
Mơ màng mở mắt ra, câu nói kia thoáng khiến tôi giật mình nhưng rất nhanh tôi đã có lời giải đáp hợp lý cho cả sự bấn loạn của tôi và mẹ:
– Hôm qua con vừa đến tháng.
Câu nói khiến bà an tâm phần nào:
– Ừ! Ráng chịu khó một thời gian.

Sau cưới rồi.

Tụi bay có 1 năm hai đứa mẹ cũng chăm hết.
– Dạ.
Nói xong, tôi lăn ra ngủ một giấc dài.

Lúc tỉnh lại đã quá giờ cơm trưa.

Vội vàng định xuống nhà thì đã gặp chồng tương lai ngay cửa.
– Đi đâu đây? Vào phòng ăn cơm.
Thế là tôi lại quay lại giường.

Ngoan ngoãn ăn bữa cơm được đưa đến tận giường.
– Ăn nhanh đi rồi chúng mình ra ngoài.
Tôi múc một muỗng cơm lên, nhìn anh:
– Đi đâu ạ?
– Đến tận xưởng xem thiệp.

Chứ hai ngày nay, anh thấy em mệt mỏi với chúng quá.
Dù không nói ra từ “xót” nhưng tôi lại bắt gặp ánh nhìn ngập tràn yêu thương của anh.

Trái tim bỗng nhiên giống như được suối nguồn rửa mát, vô cùng khoan khoái.
Ăn xong, anh lái xe đưa tôi ra ngoài.

Đến tận nơi thì mắt tôi thậm chí còn hoa hơn ở nhà.

Cũng may là bắn mắt rồi nếu không ắt hẳn là phải đổi kính.
Giờ thì tôi thật sự đã đuối, chỉ muốn cưới nhanh cho xong.

Thế nên quơ đại một tấm thiệp màu hồng nhìn có vẻ nhẹ nhàng, trang nhã.

Chọn xong, anh chủ lại hỏi chúng tôi về những thông tin trên thiệp cưới.

Lúc nói đến cha mẹ cô dâu, người tôi đột nhiên run nhẹ.

Phải ghi như thế nào đây.

Mẹ mất! Cha thì…
Khiêm nắm lấy tay tôi, tay còn lại xoa nhẹ lên mu bàn tay tôi trấn an:
– Chúng tôi chung cha mẹ.
Anh chủ thoáng chút bất ngờ nhưng rồi rất nhanh đã gật đầu lia lịa:
– Dạ vậy thì mình sẽ căn giữa ở giữa rồi ghi vị trí chủ hôn là tên 2 bác.
– Không! Là 3 người.
Có lẽ hôm nay, anh này bị chồng sắp cưới của tôi làm bất ngờ hết lần này đến lần khác.

Mà đâu chỉ có anh đó, ngay cả tôi còn bất ngờ.

Tên này lại nghĩ ra trò gì rồi.
Ngược lại với bộ mặt lộ liễu của tôi, anh chủ tiếp tục cười chuyên nghiệp nói:
– Dạ được.

Vậy cho em xin tên của mấy bác ạ.
Khi Khiêm có thể dễ dàng nói ra tên họ đầy đủ của ba ruột tôi.

Tôi thật sự rất bất ngờ.

Tại sao anh lại biết tên ông ấy.

Và lại càng bất ngờ hơn khi anh cho ông ấy vào thiệp cưới của chúng tôi.
Rời khỏi xưởng in ấn.

Anh lái xe đưa tôi đến một nơi.

Lúc đầu, tôi không để ý mãi sau mới biết đó là một khu công trình.

Nhưng khác với những hình ảnh bảo hộ thường thấy cho người lao động.

Nơi này mọi người có gì mặc nấy.

Thậm chí chẳng có cả mũ bảo hộ.
Anh dựng xe trước một gốc cây bên cạnh, tôi quay người sang anh:
– Anh nghĩ em muốn gặp ba ruột.
Trong tôi giờ phút này là hàng trăm những suy nghĩ đan xen.

Vừa vui vừa buồn, bất thần và có cả cảm động.

Sao anh lại hiểu tôi đến thế cơ chứ.

Phải!Thật lòng mà nói dù tốt dù xấu tôi vẫn muốn người đàn ông kia xuất hiện trong ngày cưới của tôi với tư cách là cha.

Dẫu thế giới có quay liên tục, dẫu nhiều thứ có đổi thay thì tôi cũng không thể chối bỏ dòng máu mình mang trong người.

Mẹ mất rồi, tôi chỉ còn mình ba.
Tôi tháo dây an toàn ra:
– Anh không vào với em à?
– Không! Anh ở đây đợi em.
– Dạ.
Tôi đẩy cửa xe, nhanh chóng đi đến nơi tồi tàn kia.

Rồi hình ảnh của ba ruột từ từ xuất hiện.

Ông trong bộ đồ cũ kĩ, sờn vai.

Đôi tay gầy gò xúc từng xẻng xi- măng.

Cách đó vài bước chân có một gã béo ú, so với lão sếp ở nhà hẳn là anh em song sinh.

Trên người lão mặc đồ bảo hộ kỹ lưỡng khác hẳn ba tôi hay những người công nhân khác.

Tên đó đi đến thẳng tay tát ba tôi một cái tóe lửa:
– Làm ăn kiểu gì thế hả? Lười nhác là tao đuổi nghe chưa.

Nên nhớ không có tao thì lũ chúng bay chỉ là những kẻ thất nghiệp.

Làm ăn cho tử tế vào.
Ba tôi không dám phản kháng chỉ biết cúi người xin lỗi rối rít:
– Tôi xin ông.

Ông đừng đuổi tôi.

Tôi chậm chạp tôi nhận.

Trưa nay tôi không nghỉ trưa.

Tôi sẽ làm việc thật chăm chỉ.
Gả thuê ba tôi kia được nước lại giơ đôi giày lên đá vào người ông.

Cơ thể gầy gò gập ghềnh theo mỗi lần bị đánh.

Nhưng lại chẳng hé răng oán trách.
Tôi thở hắt ra.

Không thể chịu đựng được nên đi ra lên tiếng:
– Ông làm cái gì thế? Ông mà làm hành động này nữa, tôi sẽ báo công an.
Ba tôi thấy tôi làm vậy liền lắc đầu:
– Ba không sao.

Con đừng nói nữa.
Tôi tức giận quay qua ông, lớn tiếng:
– Tại sao lại phải dừng?
– Vì ba cần công việc này.
Mọi lời muốn nói của tôi đều vì câu nói bất lực kia mà ngưng trệ.

Tôi cảm thấy bản thân giống như đang hất bát cơm của ông.

Nhưng làm trong môi trường xập xệ như thế này thật quá nguy hiểm.
– Ba nghỉ đi.

Thiếu công việc à? Sao phải làm ở một nơi như thế này?
Ông vẫn dùng ngữ điệu bất lực nói chuyện với tôi:
– Vì nó hợp với người như ba.
Lúc tôi không biết nên nói gì để thuyết phục ông rời khỏi nơi này thì từ xa có một bóng dáng nuột nà, ẻo lả đi đến.

Cô ả ngã vào lòng gả mập ú, nhõng nhẽo:
– Honey! Honey hứa hôn nay đưa em mua sắm cơ mà? Sao giờ còn ở đây! Làm em ở nhà đợi muốn khóc.

Hay em muốn bỏ người ta rồi?
Tên dê già lập thực thay vào một bộ mặt ngọt ngào.

Vỗ vào mông cô gái kia cái bốp:
– Anh yêu em còn chưa đủ chứng minh sao.

Anh mất một nửa gia sản tiễn con vợ già để được danh chính ngôn thuận bên em rồi còn.

Anh bận ở đây giải quyết mấy lão già lười biếng.

Chứ không đã bay về bên em rồi.
Cô gái ngày một muốn dính vào lão kia lấy lòng:
– Thật không?
– Thật.
– Được! Vậy em ra kia đợi anh.
Cô ả quay người định rời đi, ánh mắt lại vô tình quệt đến tôi.

Cô ta bây giờ mới thấy tôi nhưng tôi đã nhận ra ai đó ngay từ đầu rồi.
– Vy! Sao mày lại ở đây?
Như đưa mắt nhìn ba tôi, cười khẩy:
– Đừng nói mày bị thằng anh hờ bỏ nên giờ ăn bám lão già này nhé.
– Mày đừng nghĩ ai cũng vô vập như mày.
Con này điên máu đòi tát tôi.

Tôi ngay lập tức đỡ lấy tay nó.

Đang ngứa mắt sẵn nên tôi cho nó luôn một bạt tai.

Xem như hòa, chồng già của nó tát ba tôi, tôi trả lại cho vợ lão.
Đúng thời điểm ấy, có một đoàn người đi vào.

Nhìn phong cách ăn mặc có lẽ là giám sát công trình hay thanh tra gì đó.
Họ đi đến trước mặt gã chồng của Như tuyên bố:
– Chào ông Đoàn Minh Lợi.

Chúng tôi được lệnh đình chỉ công trình của ông vì nghi ngờ ông bóc lột sức lao động và không đảm bảo an toàn cho người lao động.
Khiêm từ lúc nào đã đứng bên cạnh tôi.Có dùng ngón chân để suy nghĩ cũng biết anh đã nhúng tay vào.
Mọi việc xong xuôi, công nhân ở đây đều phải ra về hết.

Trong số đó có cả ba ruột.

Dù rằng bọn tôi muốn giúp ông nhưng hành động này cũng đã gián tiếp hại ông thành người thất nghiệp.

Giờ chắc cuộc sống của ông đang rất khó khăn nên tôi mở lời:
– Hay ba tạm thời về nhà tụi con một thời gian rồi mình tính tiếp.
Nếu là người cha trước đây tôi biết, ông chắc chắn sẽ gật đầu và không chút đắn đo đồng ý.

Nhưng ba ruột hiện tại lại lắc đầu đáp:
– Ba không xứng đáng được nhận điều đó! Ba làm tổn thương chính con ruột của mình.

Ba một thằng tồi.

Cuộc sống hiện tại chính là báo ứng của ba.
Giây phút đó dường như mọi oán trách đều biến mất.

Não chưa kịp suy nghĩ kịp lời nói tiếp theo thì anh chồng tương lai của tôi đã mở lời:
– Bác! Dù gì hiện tại có lẽ bác cũng chưa có việc gì để làm.

Hay bác về nhà con làm việc nhé.

Bình thường chỉ có mẹ ở nhà nên mấy công việc nặng nhọc vẫn cần một người đàn ông.
Tôi nghĩ như vậy cũng tốt.

Dù biết tháng sau ba Minh về hưu rồi và việc trong nhà từ trước đến nay đều không có sự nhúng tay của người ngoài.

Nếu muốn thuê thì đã thuê rất lâu rồi chứ chẳng đợi đến hôm nay.

Nhưng có lẽ đây là chút ấm lòng mà chúng tôi muốn dành cho người cha lầm lỗi.
Ba đắn đo một chút rồi cũng gật đầu đồng ý.

Ngôi nhà của chúng tôi lại có thêm một thành viên mới.

Lúc đầu, ba mẹ vẫn không tin ba ruột đã thay đổi, còn dè dặt và hoài nghi.

Nhưng thời gian qua đi.

Mọi người dần dần sống hòa hợp và vui vẻ.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui