Người Phiên Dịch

Trình Gia Dương

Sau chuyến công tác tôi dọn về nhà ở.

Tôi biết thông tin Kiều Phi đã nghỉ làm từ anh Chu ở Bộ Công thương.

Đương nhiên cô ấy cũng không tới làm thêm tại công ty du lịch.

Chiều nay, sau khi biết chuyện, ban đầu tôi bật cười vì cảm thấy cô nàng này vẫn còn trẻ con lắm. Cô định đấu với ai vậy? Vừa không có thu nhập, lại vừa khiến bản thân càng trở nên cùng quẫn.

Nhưng tôi lại nghĩ và nhận thấy cô làm vậy là muốn tránh tôi.

Muốn chấm dứt mọi mối quan hệ dù lớn dù nhỏ với tôi.

Nghĩ tới đây, tôi liền cầm chìa khóa xe rồi rời khỏi văn phòng.

Tôi lái xe tới ọc viện Ngoại ngữ, đi tới khoa Pháp, trong lớp không có ai, đi mấy vòng quanh ký túc xá cũng chẳng thấy cô. Tôi châm một điếu thuốc và băn khoăn không biết mình có nên xuống tầng dưới gọi điện tìm cô không? Đúng lúc đang do dự thì phát hiện có mấy người đang đánh bóng rổ trong sân vận động ở đằng xa. Hai đội nữ đang thi đấu rất quyết liệt, một cô gái trông có vẻ rất khỏe mạnh, phá vỡ vòng vây dẫn bóng lên lưới, ném trúng rổ và ghi điểm. Cô ấy nhảy lên ăn mừng với đồng đội. Tôi nhìn kỹ thì ra là Kiều Phi. Khuôn mặt nhỏ nhắn vừa hồng hào lại vừa rạng rỡ, ý chí quật cường không lẫn vào đâu được.

Tôi cười, tắt thuốc rồi khởi động xe.

Tôi đang thương cảm cho ai đây?

Cô gái này luôn sống tốt hơn tôi, lúc này đây lại được giải thoát khỏi tôi, không cần phải có sức nữa, e rằng còn tự do hơn trước.

Tôi còn lo cô không chấp nhận được sự thay đổi này nữa chứ, chi bằng tự lo cho bản thân thì hơn.

Tôi lái xe tới cổng khoa Anh, bất chợt nhìn thấy bóng dáng người xưa. Phó Minh Phương đang bước ra từ khu giảng đường. Từ sau khi cô kết hôn, chúng tôi không gặp lại nhau lần nào. Lại là đầu hè, Minh Phương vẫn mặc chiếc váy màu da trời xanh nhạt mà cô ưa thích, cô đi ngang qua bóng cây, dáng vẻ yểu điệu.

Tôi bấm còi.

Chúng tôi cùng nhau ngồi trong quán trà gần trường. Một năm trước quán này có tên Ái Vãn Đình bây giờ đổi thành Xuân Thiên Họa Họa, không biết đã thay mấy đời chủ rồi.

Tới quán này phần lớn là giáo viên và sinh viên của học viện, chúng tôi chọn một chiếc bàn gần cửa sổ rồi gọi trà xanh và đậu tằm.

“Thế nào rồi? Cuộc sống sau khi kết hôn dễ chịu lắm phải không?” Tôi cười hì hì hỏi.

“Chẳng có thay đổi gì cả”. Minh Phương đáp lại. “Mỗi ngày lại phải nấu thêm một suất cơm, ra ngoài du lịch lại có thêm một người bạn đồng hành”.

Tôi gật đầu tán thành.

Là chuyện tình lãng mạn biết bao!

“Gia Dương à, cậu thấy chị có thay đổi gì không?”

Tôi quan sát kỹ, chỉ cảm thấy cô rất khỏe mạnh, sắc mặt hồng hào, so với lúc chưa lấy chồng thì có phần xinh đẹp hơn.

“Chị cậu có em bé rồi đấy”.

Tôi sững người một lát.

Minh Phương khẽ cười, sự vui mừng thể hiện rõ cả trong giọng nói: “Cậu không nhận ra à? Không lâu nữa đâu sẽ có người gọi cậu là cậu trẻ rồi đấy”.

Tôi bắt tay cô. “Chúc mừng, thật sự chúc mừng chị”.

“Trước đây chị là người không an phận, điều này có lẽ cậu không nhận thấy. Chị luôn muốn đi khắp nơi trên thế giới, gặp gỡ nhưng người khác nhau, sống nhưng cuộc sống khác nhau. Thế nhưng sau khi kết hôn, tư tưởng có phần ổn định hơn. Có con rồi, lại cảm thấy không như trước, dường như có thứ gì đó khiến trái tim luôn phất phỏng của mình trầm lắng lại.”

Minh Phương tâm sự rồi đặt tay lên tay tôi: “Con trai thì không vội gì, nhưng có gia đình rồi vẫn tốt hơn là sống một mình”.

“Cậu con trai này đã hai mươi bảy tuổi rồi, sắp đầu băm tới nơi rồi”. Tôi nói.

“Chính vì vậy cậu nên tìm một đối tượng hợp với mình đi là vừa”.

Tôi cúi đầu cười: “Minh Phương, chị thật là... em cứ tưởng chị khác cơ, hóa ra đã biến thành bà già lắm chuyện rồi”.

Lúc này có vài cô gái bước vào, nhìn là có thể đoán được họ chính là những cô gái chơi bóng rổ trên sân vận động lúc nãy, trên đồng phục của họ có dòng chữ “Khoa Nhật”.

Họ ngồi cạnh bàn của tôi và Minh Phương, gọi nước có ga, sa lát hoa quả và một vài món ăn vặt. Bởi vì trận thua ban nãy nên các cô gái có vẻ bất bình. Nói được vài câu, Kiều Phi liền bị nhắc tới trong câu chuyện.

“Hôm nay các bạn có nhớ đứa con gai khoa Pháp đã ném trúng vài lần không? Có biết nó là ai không?”

“Có gì lạ đâu chứ, đó là Kiều Phi. Bây giờ “đang nổi tiếng” lắm, ai mà không biết “kỳ tích” của nó chứ? Nó làm gái trong hộp đêm suốt đấy”.

“Mình lại cứ tưởng người mà ai ai cũng yêu quý là thế nào cơ, hóa ra lại là một kẻ giả dối”.

“Này, nói thật thì mình thấy cô ấy khỏe đấy chứ, đánh bóng rất tốt, nghe nói học cũng giỏi lắm mà”.

“Biết người, biết mặt, khó biết lòng. Ai biết được nó có giở trò câu các thầy nữa không?”

các cô gái thi nhau bàn tán, lần đầu tôi cảm thấy miệng lưỡi con người sao lại ác độc đấn thế. Tôi quay sanh nhìn Minh phương, cô ấy cũng nghe thấy câu chuyện của nhóm kia.

“Chị cũng biết chuyện này à?”

“Tin đồn này lan nhanh trong trường”. Nhấp một ngụm trà cô nói tiếp, “Cô gái kia làm sao có thể chịu đựng được sự đả kích này chứ? Những người này chỉ toàn ăn ốc nói mò, có thể chuyện này chưa chắc đã là sự thật, mà nếu có thât thì trên đời này ai mà chẳng phạm sai lầm chứ?”.

Cô nói to, nhắc nhở nhóm nữ sinh bàn bên cạnh: “Các em àm đây là nơi công cộng, phiền các em nói nhỏ một chút”.

Tôi đưa Minh Phương về nhà, rồi lái xe quanh công viên một cách không mục đích.

Trong lòng cảm thấy rất hỗn loạn.

Kiều Phi, lúc này không hiểu cô ấy đang sống như thế nào?

Cứ cho là cô ấy kiên cường tới đâu đi chăng nữa, nhưng ai lại có thể sống trong những tin đồn đáng sợ kia chứ?

Thế nhưng hôm nay, tôi vẫn nhìn thấy cô ấy chơi bóng rổ, còn cười rất rạng rỡ. Tôi nhớ lại hoàn cảnh gia đình đặc biệt của cô, từ nhỏ đã phải chịu rất nhiều đau khổ, cuộc đời của cô thật truân chuyên.

Tôi dừng xe bên bờ biển, ngồi ngắm nước triều tối sẫm đang dâng cao.

Tôi nghĩ mình phải làm gì đó cho cô ngay.

Kiều Phi

Thời gian trôi đi rất nhanh, lại sắp đến kỳ thi cuối kỳ rồi.

Tôi vừa ôn tập vừa gọi điện cho một số công ty du lịch nhỏ với hy vọng có thể tìm được việc làm thêm trong đợt nghỉ.

Có điều, bên công ty vừa biết tôi vẫn là sinh viên đang học trong trường liền tìm cớ từ chối ngay.

Tôi đã rời bỏ công việc làm thêm mà Trình Gia Dương sắp xếp cho, cũng chẳng lấy một bản chứng nhận kinh nghiệm. Lúc này chỉ có mỗi mình tôi biết mình có kinh nghiệm phong phú, còn trong mắt người khác tôi vẫn chỉ là một con số không mà thôi.

Nhưng cũng không hẳn là không có tin tốt.

Sức khỏe của bố tôi hồi phục rất tốt. Với sự giúp đỡ của hàng xóm láng giềng mẹ tôi đã thuê được một chỗ mở tiệm tạp hóa, không còn phải chịu nắng mưa ngoài trời để bán thuốc lá như trước nữa.

Hôm đó tôi đang đọc sách trong kí túc xá, điện thoại trong phòng vang lên, thầy Chủ nhiệm tìm tôi.

Không hiểu lại có chuyện gì nữa?

Lúc đi giày tôi nghĩ ngợi lung tung, tôi chẳng để ý nữa, cùng lắm thì bị đuổi học thôi. Nếu vậy tôi sẽ về phương nam làm việc, nếu không thì sẽ sang châu Phi bởi nghe nói bên đó đang thiếu nhiều phiên dịch, có thể sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Tôi sẽ tập nấu ăn cho tốt, tới bên đó vừa làm phiên dịch vừa làm đầu bếp, có thể kiếm được hai suất lương. Chỉ miệt mài kiếm tiền lại không phải tiêu gì, bởi bên Châu Phi cũng chẳng có thứ gì để mà mua. Số tiền kiếm được trong ba năm, tôi sẽ cho mẹ một ít, phần còn lại có thể đi Pháp du học, có thể tới thành phố Montpellier với bờ biển tràn ngập ánh mặt trời.

Thầy Chủ nhiệm à, mong thầy ngay lập tức đuổi học em đi ạ.

Tôi cứ nghĩ như vậy, thì đã tới văn phòng của thầy Chủ nhiệm rồi.

Tôi gõ cửa rồi đi vào, chỉ thấy một mình thầy ở đó.

Thầy đang cúi đầu viết cái gì đó, thấy tôi bước vào thầy ngẩng đầu nhìn tôi nói: “Vào đây, em ngồi đây đi”.

Lúc này tôi chẳng sợ gì nữa, thực ra từ trước tới giờ tôi luôn như vậy mà.

Thầy đưa cho tôi hai bảng biểu: “Kiều Phi à, em hãy điền đầy đủ thông tin vào hai bảng biểu, một bảng tiếng Trung, một bảng tiếng Pháp này đi”.

Tôi cúi đầy nhìn, dường như không thể tin nổi vào mắt mình nữa, đây là đơn xin du học tại Pháp. Tôi ngỡ ngàng hỏi lại: “Thầy ơi, rốt cuộc là chuyện gì vậy?”

Sau khi biết được sự tình, tôi đã hiểu, đây chắc chắn là sự sắp xếp của Trình Gia Dương.

Kế hoạch liên đới bồi dưỡng phiên dịch cao cấp giữa Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và chính phủ Pháp. Trong phạm vi cả nước, sẽ lựa chọn những ứng viên sáng giá để cử sang học viện đào tạo phiên dịch nổi tiếng của Pháp du học một năm, được ăn ở miễn phí, mỗi tháng còn được hưởng thêm sáu trăm euro học bổng của chính phủ.

Người được tuyển chọn phần đông là nghiên cứu sinh, thạc sĩ, hoặc sinh viên học năm thứ hai, thứ ba chuyên ngành phiên dịch. Suất của tôi là từ Bộ Ngoại giao. Địa điểm du học là Học viện phiên dịch Đại học Paul- Valery Trois Montpellier.

“Thầy ơi, thầy, em...em...”

Tôi chẳng biết phải nói gì nữa.

Thầy Chủ nhiệm dừng bút, rồi bỏ kính ra nhìn tôi nói: “Hiều Phi à, thầy luôn cảm thấy em là một hạt nhân tốt. Lần này được đi du học em phải biết trân trọng cơ hội đã đến với mình. Sau khi về nước phục vụ cho tổ quốc”.

“Chuyện của em...”

“Thầy sẽ không nhắc lại chuyện đó nữa. Nếu như nhà trường không tin em thì sẽ không đồng ý để em du học. Thôi em mau về điền vào bảng mẫu đó đi, ba ngày sau nộp cùng với lý lịch và thư mời học của Đại học Trois Montpellier cho Bộ Ngoại giao. Đừng nộp chậm đấy”.

Tôi bước ra từ văn phòng thầy Chủ nhiệm, cứ ngây ngây ngô ngô trở về phòng mình. Tôi lấy thuốc lá ra và lại trốn trong nhà vệ sinh.

Bước ngoặt của cuộc đời quá bất ngờ khiến người ta trở tay không kịp, cơ hội tôi mong chờ ngay cả trong giấc ngủ bây giờ đã bày ra trước mặt. Có điều, từ lúc này tôi lại nợ Trình Gia Dương một món nợ ân tình úa lớn. Tôi cảm thấy thật khó để dứt khỏi anh, cũng thấy mình không đủ sức để gánh vác món nợ này.

Có người đấm mạnh vào cửa nhà vệ sinh nói gay gắt: “Ai đang hút thuốc trong nhà vệ sinh vậy?”

Cửa được đẩy ra, là nữ sinh khoa Nhật được phân công trực nhật tuần này, vừa nhìn thấy tôi cô nàng sững sờ một lát. Nhưng ngay sau đó lại lộ vẻ khinh bỉ, rồi nghiêm giọng: “Bạn à, không được phép hút thuốc ở đây”.

Tôi từ từ đứng dậy, búng điếu thuốc đi nói: “Được thôi, xin lỗi. Mình đi đây”.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui