Người Tìm Xác



""/ Thế nhưng trong nhà Đàm Lỗi quá tan hoang, ngoại trừ chiếc giường sắp hỏng và chăn bông rách thì chẳng tìm được gì khác! Theo lời kể của Đàm Lỗi, lúc trước, khi cậu ta rời khỏi nhà, trong nhà nghèo đến nỗi chỉ còn bổn vách tường, lấy đâu ra đồ vật cực kì quan trọng với cha cậu ta chứ?

Tôi nhìn gian nhà thủng bốn phía này cũng biết Đàm Lỗi nói thật, nhưng đồng thời cũng tin rằng nơi này nhất định có đổ vật cực kì quan trọng đối với cha cậu ta, bằng không âm hồn ông ta sẽ không liên tục trở về...

Nghĩ tới đây tôi hỏi Đinh Nhất: “Đêm hôm qua anh thấy âm hồn đó ngồi cạnh bàn với tư thế nào?” Đinh Nhất nghe2xong nghĩ một chút rồi đến trước bàn làm mẫu cho tôi xem, tôi nhìn xong thì bảo Đinh Nhất đi ra rồi tự mình ngồi vào đó, thử dùng thị giác của cha Đàm Lỗi nhìn xem..

Nhưng chỗ ánh mắt của tôi hướng tới đâu có gì ngoài một bức tranh tết đã phai màu dán trên tường! Bức tranh này cũng rất bình thường, chỉ là một đứa trẻ bụ bẫm ôm một con cá chép to..

Cái này có gì đáng xem chứ? Nghĩ tới đây tôi đứng lên đi đến trước mặt bức tranh trên tường, đúng lúc này một cơn gió thổi tới từ ô cửa sổ đã mất kính làm bức tranh khẽ lay động..

Không đúng, đằng sau bức tranh dường như trống rỗng! Sau đó tôi giơ tay8nhẹ nhàng chạm vào bức tranh tết, phát hiện đằng sau nó quả nhiên trống rỗng, thế là tôi vẫy tay với Đàm Lỗi: “Đằng sau bức tranh có gì cậu biết không?” Đàm Lỗi nghe xong mờ mịt lắc đầu: “Không biết! Bức tranh này đều được mẹ tôi thay mới hàng năm, tôi làm sao biết phía sau nó có ô trống chứ?” Chủ Lê hỏi cậu ta: “Vậy hàng năm lúc thay tranh, cháu đều ở đó à?”

Đàm Lỗi nghe thế thì lắc đầu: “Đều là mẹ cháu làm, vào buổi sáng khi cháu thức dậy đã thấy thay cái khác rồi...” Tôi nghe xong bảo cậu ta: “Đây là đồ vật của gia đình cậu, nên cậu đến mở nó đi!” Đàm Lỗi ngơ ngác, không hề suy nghĩ mà9đưa tay dỡ bỏ bức tranh đầy bụi bẩn không biết từ năm nào..

Ba chúng tôi cũng tò mò vây tới, muốn xem rốt cuộc chỗ này cất giấu vật gì quý trọng?

Khi Đàm Lỗi tự tay tháo bức tranh tết cũ phủ đầy bụi xuống, tất cả chúng tôi đều ngây người, chỉ thấy đằng sau có một ô trống không lớn lắm, trong đó có một hộp gỗ nhỏ vô cùng xinh xắn

Đàm Lỗi lấy chiếc hộp đó ra, đặt vào lòng bàn tay, mặt ngơ ngác nói với chúng tôi: “Đây là vật gì thế? Tại sao từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ thấy nó?” Tôi thầm nghĩ đồ vật nhà cậu mà cậu cũng không biết, tôi làm sao mà biết được! Nhưng ngoài miệng lại nói: “Nếu2không cầu mở ra xem trước đã!” Đàm Lỗi nghe xong muốn đưa tay ra mở, vừa đụng đến chiếc hộp liền dừng lại, sau đó lúng túng nói: “Anh Trương, hay là anh mở nó đi? Trong lòng tôi hơi hồi hộp...” Tôi nghe xong thấy tên nhóc này thật đúng là không coi tôi như người ngoài, thế là tôi hắng giọng một cái sau đó đưa tay cầm chiếc hộp trong tay Đàm Lỗi..

Nhưng vừa tiếp xúc, tôi tập tức cảm thấy tàn hồn của cha Đàm Lỗi trên đó

Cha Đàm Lỗi tên Đàm Phong, từ bé đã đi theo ông của Đàm Lỗi học nghề thợ mộc..

Theo lý thuyết thợ mộc bất kể ở thời đại nào, mặc dù không giàu có nhưng tuyệt đối sẽ không đói bụng được

Thế2nhưng từ bé Đàm Phong đã không thích những thứ này, kể cả khi cha ông ta suốt ngày kêu réo bên tai bảo Đàm Phong tập trung học thật tốt, ông ta cũng chẳng cho được chữ nào vào đầu, cho nên cuối cùng chỉ miễn cưỡng học được ba phần tay nghề, tạo được mấy cái bàn ghế xiêu xiêu vẹo vẹo

Còn mẹ của Đàm Lỗi tên Tưởng Tú Quyên, cũng là do cha của Đàm Phong tạo đồ đạc cho một gia đình mà hứa hôn

Người nhà họ Tưởng thẩy tay nghề của cha Đàm Phong tốt như thế, chắc chắn con trai cũng sẽ không kém quá nhiều, nếu gả con gái mình đi nhất định sẽ không phải chịu khổ

Nhưng bọn họ làm sao mà biết được, tay nghề Đàm Phong chỉ bình thường, nếu như không dựa vào cha ông ta, nhà họ Đàm đã chết đói từ lâu rồi

Có một số việc là giấy không gói được lửa, Tưởng Tú Quyên gả tới một thời gian ngắn đã biết cụ thể tình huống của nhà họ Đàm..

Nhưng bây giờ gạo đã nấu thành cơm, có hối hận cũng đã muộn

Ông Đàm cũng biết mình mắc nợ người con dâu này, thế là sau khi bà ấy sinh được cháu trai là Đàm Lỗi, ông đã bí mật đưa bảo vật gia truyền nhà họ Đàm cho con dâu

Đương nhiên ông Đàm cũng biết đứa con trai của mình không đáng tin, nểu truyền thứ này cho nó, chưa biết chừng có ngày bán đi đổi rượu uống cũng nên

Còn về lai lịch bảo vật đó, ông Đàm cũng không nói quá nhiều..

Duy nhất có thể xác định là vật đó rất truyền kỳ.

Vật đó là cụ cố của ông Đàm ở một lần tu sửa nhà cho một vị vương gia, đã vô tình phát hiện nó trong một bộ đồ nội thất bằng gỗ hoàng hoa lê

Lúc đó, bộ đồ nội thất này bị ném trong nhà kho, phủ đầy bụi, mà cụ cố của ông Đàm phát hiện đồ vật này trong một ngăn bí mật.

Đó là một quả cầu được làm bằng xương, toàn thân màu trắng sữa, chia làm tám tầng, trên mỗi một tầng đều được điêu khắc hoa văn rất đẹp, mỗi một tầng đều có thể chuyển động, giao thoa lẫn nhau, đẹp lung linh tinh xảo, mỗi một tầng lại có một lỗ nhỏ thông với nhau nên gọi là “Cầu Đồng Tâm”.

Chưa nói quả cầu này được làm từ loại xương thủ nào, chỉ tính riêng kỹ thuật điêu khắc và chế tạo cũng đã là vô giá, hơn nữa nó còn là đồ cổ: Quả cầu Đồng Tâm này là do cụ cổ liều mạng có thể bị “chặt đầu” mà mang ra từ phủ vương gia..

Cho nên sau đó thứ này trở thành bảo vật gia truyền bí mật của nhà họ Đàm!


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui