Người Tìm Xác

Chú Lê nghe thế vỗ bộp lên đầu nói: “Đúng rồi! Chính là mùi này, sao chú lại không nhớ ra chứ!”

Lúc này thấy chú dùng giấy bọc lại chỗ bột phấn màu đen đó, xoay người giao cho chị Bạch: “Cô tìm một phòng thí nghiệm ở bản địa, bảo bọn họ nghiên cứu xem bột phấn này rốt cuộc là thứ gì?”

Chị Bạch nhận lấy bột phấn: “Việc này không thành vấn đề, vừa hay tôi quen vài viện nghiên cứu có thể làm kiểm tra đo lường kiểu này, kết quả sẽ có rất nhanh thôi.”

Tuy rằng2bây giờ chúng tôi cũng coi như có một phương hướng để điều tra rồi, nhưng mà giống như vẫn còn cách sự thật xa vạn dặm, bột phấn màu đen đó nếu đúng là do người biến thành, thế thì thứ năng lượng nào có thể làm người ta hoá thành bột phấn trong nháy mắt đây?

Sau khi rời khỏi căn phòng kia, chị Bạch dẫn chúng tôi đi dạo trong vườn nho, thuận tiện xem công nhân ủ rượu như thế nào. Vì giờ đang là mùa hái Cabernet Sauvignon, cho nên công nhân của trang viên rượu5đều bận bịu trong vườn nho.

Tôi và Đinh Nhất còn ham náo nhiệt hái giúp một sọt, việc hái nho này tuy rằng thoạt nhìn đơn giản, nhưng thực tế động vào làm vẫn khiến người ta rất mệt mỏi. Vì để duy trì quả nho nguyên vẹn, tất cả nho ở đây hầu như đều do công nhân hái bằng tay, cho nên chỉ có lúc rửa và xay là cần dùng máy móc.

Giữa trưa, dưới yêu cầu mãnh liệt của chúng tôi, chú Lê tự mình xuống bếp làm một bàn đồ ăn Trung Quốc, tuy rằng gia6vị có hạn, nhưng thế cũng tốt hơn so với bánh anh đào gì gì đó gấp mấy lần. Xong bữa trưa, chúng tôi lại quay về căn phòng kia, muốn tìm thêm một ít manh mối có ích.

Nhưng chị Bạch lại lo lắng thời gian chúng tôi ở bên trong quá lâu có thể không an toàn hay không? Chú Lê nghe xong cười bảo: “Không sao, trước khi mặt trời lặn nhất định chúng tôi sẽ ra ngoài, không ở trong đó quá lâu đâu.”

Vì thế tôi tiếp tục ở trong phòng lượn lờ qua lại, lúc thì5cầm cái này xem, lúc lại cầm cái kia nhìn, nhưng đến lúc sờ trúng một chiếc tẩu thuốc bên kệ sách, đầu lập tức ong lên, nháy mắt làm tôi sững sờ tại chỗ.

Không ngờ thứ đồ như thế lại có bám một tia tàn hồn, một ít ký ức ngắn mơ hồ cùng lúc đó chui vào trong đầu tôi. Chủ nhân của tẩu thuốc này là một ông lão mập mạp người Pháp, phải nói là ông nội người chủ trước của trang viên rượu mà chị Bạch nói, Bruno.

Tuy rằng tôi chẳng nghe hiểu một câu3tiếng Pháp nào, nhưng tôi lại có thể cảm nhận được ông lão nghĩ gì, ông một lòng muốn truyền lại trang viên cho cháu trai của mình, hy vọng anh ta có thể thừa kế ý nguyện của mình, làm trang viên trở nên lớn mạnh hơn.

Đáng tiếc trời không chiều lòng người, cháu trai ông ta không có hứng thú gì với cái trang viên đã nửa chết nửa sống này, một lòng muốn mở công ty internet của mình. Mà sức khoẻ của con trai lại không tốt, vẫn luôn an dưỡng ở phía Nam.

Đến trước khi Bruno chết, trong lòng vẫn luôn không buông bỏ được hai việc, một là tương lai của trang viên rượu, còn một việc khác lại là chuyện cũ từ nhiều năm trước… Chuyện này làm ông sống đến già vẫn còn hối hận, không thể cứu rỗi…

Mùa thu năm 1943, vừa hay đúng vào mùa hái nho, trang viên yên tĩnh bị một tràng tiếng súng loạn xạ đánh thức. Bruno hốt hoảng chạy ra khỏi trang viên rượu, thấy có một nhánh quân đội Đức xông vào trang viên của ông ta, nói muốn tạm thời trưng dụng nơi này để đóng quân.

Thời kỳ đó ở Pháp, không ai dám nói không với quân Đức, chẳng những không thể nói không mà còn phải chiêu đãi bọn họ ăn ngon uống tốt, dù sao cũng là những năm họng súng là chính quyền. Bruno không biết tại sao nhánh quân Đức này lại xuất hiện ở đây, nhưng những lính Đức này làm việc rất kín đáo, đồng thời còn cảnh cáo những người khác trong trang viên, nếu muốn giữ mạng sống thì tự quản cái miệng của mình cho tốt…

Bruno vốn mong muốn trước khi những tên Đức này đi, trang viên rượu của mình trăm ngàn lần đừng xảy ra chuyện gì chọc tức bọn họ, cho nên vẫn luôn rất cẩn thận, không dám phạm một chút xíu sai lầm nào.

Vốn dĩ hết thảy đều rất thuận lợi, lũ quân Đức kia cũng ở được sáu ngày, cuối cùng quyết định rạng sáng ngày thứ bảy sẽ rời khỏi đây. Thế nhưng vào buổi tối ngày thứ sáu đã xảy ra chuyện…

Lúc ấy trong trang viên rượu của Bruno có công nhân nữ tên Juliane, là bà mẹ đơn thân, chị còn có một cô con gái chưa đến chín tuổi Sarah. Chồng của Juliane đã chết trận hai năm trước, vì nuôi con gái và bản thân, chị đành phải vào trang viên rượu của Bruno làm việc.

Khi quân Đức vừa tiến vào chiếm giữ chỗ này, một sĩ quan Đức đã thể hiện ra rất thích Sarah, chẳng những cho cô bé kẹo, còn chủ động chụp ảnh cho cô bé.

Lúc ấy Bruno đã mơ hồ lo lắng trong lòng, hy vọng trước khi người Đức đi, tốt nhất đừng xảy ra chuyện gì mới được. Kết quả sợ cái gì tới cái đó, ngay buổi tối trước hôm quân Đức chuẩn bị đi, tên sĩ quan kia mang Sarah về phòng của mình.

Sau khi Juliane biết thì nói gì cũng không đồng ý, nhưng chị lại bị hai binh lính Đức đánh đập một trận, cuối cùng bất đắc dĩ Juliane đành cầu cứu Bruno… Nhưng tính Bruno trời sinh sợ phiền phức, đến cả cửa cũng không dám mở cho chị.

Thật ra Bruno rất muốn cứu Sarah, nhưng ông ta cũng không có năng lực, cho dù ông ta có ra mặt vì hai mẹ con này, kết quả của ông ta đơn giản là bị đánh, hoặc là bị giết, nhưng ông ta vẫn không thể thay đổi được kết cục cuối cùng của Sarah.

Buổi tối hôm đó, Bruno vẫn luôn nghe được tiếng khóc thảm thiết nức nở của Sarah, ông ta liều mạng che lỗ tai lại không muốn nghe, đến quá nửa đêm mới dần dần không còn âm thanh nữa… Sáng sớm hôm sau, ngay khi quân Đức vừa đi, ông ta vội chạy đến phòng tên sĩ quan người Đức kia xem, phát hiện bé Sarah đã tắt thở, mà Juliane cũng được người ta phát hiện treo cổ ở kho hàng để dụng cụ.

Buổi tối hôm đó rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, không ai muốn hỏi, cũng không ai dám hỏi. Bởi vì ở thời đại ai ai cũng cảm thấy bất an kia, chính mình không gặp chuyện cũng đã là rất may mắn rồi, nào còn có thời gian để đồng tình với người khác?!

Tuy nhiên Bruno lại rất hối hận, nếu tối hôm đó mình dũng cảm hơn một chút, có lẽ hai mẹ con chị sẽ không có ai phải chết! Cũng chính từ khi đó, Bruno không bao giờ ở căn phòng kia nữa, tận đến khi chết… Ông ta cũng không có can đảm đi vào căn phòng kia.

Khi tôi thoát khỏi ký ức của ông lão Bruno, vẻ mặt của Đinh Nhất và chú Lê đều vui mừng nhìn tôi, bởi vì họ biết chắc chắn tôi đã thấy được chút gì đó.

Đặt cái tẩu thuốc lại chỗ cũ, tôi xoay người cầm lấy tấm ảnh của cô bé kia, vội vàng mở khung ảnh ra, phát hiện bên trong quả nhiên là một tấm ảnh được gập lại, đứng bên cạnh cô bé đúng là tên sĩ quan người Đức đã hại chết cô!

“Lại là ảnh chụp chung à!” Chú Lê giật mình nói.

Xem ra đây là tấm ảnh chụp chung Sarah và tên sĩ quan Đức! Vì thế tôi bèn kể lại chuyện nhìn thấy trong ký ức của Bruno cho chú Lê. Chú Lê nghe xong thì liên tục lắc đầu nói: “Thời đại đó chuyện gì cũng có thể xảy ra, huống chi Đức quốc xã vốn rất biến thái!”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui