Nhật kí công chúa

Thứ Sáu, ngày 10 tháng 10
Các bài học làm công chúa.
Giá đây chỉ là một trò đùa. Mình phải đi thẳng từ buổi ôn Đại số đến Plaza để học cách trở thành công chúa với bà.
Nếu thực sự có Chúa thì tại sao chuyện này xảy ra cơ chứ?
Mọi người luôn nói Chúa sẽ không bao giờ dồn bạn vào chân tường. Nhưng quả thực là giờ mình hết chịu nổi rồi. Thế này là qú sức mình rồi. Mình không thể ngày nào vừa đi học làm công chúa với bà. Mình đang nghiêm túc suy nghĩ về việc bỏ nhà ra đi đây.
Bố nói mình không có sự lựa chọn nào khác. Tối qua, sau khi rời khỏi phòng của bà ở Plaza, mình đến thẳng phòng của bố, xô cửa vào và tuyên bố không thể tiếp tục được nữa. Không đời nào!!! Chưa ai nói với mình về những bài học về những bài học làm công chúa này cả.
Và bố nói gì? Bố nói chính mình đã ký vào thoả hiệp, vì thế bổn phận của mình là phải học tất cả những cái đó, với tư cách là người thừa kế hợp pháp.
Mình đòi xem lại bản thoả hiệp vì rõ ràng trong đó không hề đả động gì đến việc phải tới gặp bà hằng ngày sau giờ học để học cách trở thành công chúa.
Nhưng bố không thèm nói chuyện với mình. Bố nói đã muộn rồi và bảo mình nói chuyện này vào lúc khác. Lúc mình đang ngoạc ra than thở mếu máo về việc như thế là bất công, vô lý…thì cô phóng viên đài ABC bước vào. Đến phỏng vấn bố sao? Nhưng sao hôm nay cô ta ăn mặc thoáng mát thế nhỉ, bình thường thấy cô hay mặc vest khi đi phỏng vấn cơ mà nhỉ.
Mình sẽ xem xét thật kĩ lại bản thoả hiệp tối nay, vì mình nhớ không có gì nói rằng mình sẽ phải học cách trở thành công chúa.
Và bài học làm công chúa đầu tiên của mình, sau giờ học hôm nay là thế này đây:
Đầu tiên là người gác cửa không ình vào (bất ngờ không!). Rồi anh ta nhìn thấy chú Lars cao khoảng 2m, nặng gần 300 pound, ở thắt lưng còn thòi ra khẩu súng lục nữa chứ. Lúc trước mình cứ tưởng là dị tật - một cánh tay thứ 3 chẳng hạn – nhưng không dám hỏi vì sợ chú ấy tủi thân. Mình biết cảm giác khi bị mọi người cho là kẻ ỳ dị là như thế nào, nên quyết định không đề cập đến chuyện ấy.
Nhưng hoá ra đó chỉ là một khẩu súng. Người gác cổng tỏ ra rất khó chịu và đã gọi người quản lý đến. Cũng may là ông ta nhận ra chú Lars vì dù sao thì chú ấy cũng sống ở căn phòng ngay bên cạnh phòng bố mà.
Sau đó, người quản lý hộ tống mình lên tầng áp mái nơi bà đang ở. Nói sao về cái tầng áp mái này nhỉ: đỉnh cao. Mình nghĩ toilet của cái Plaza này đã đẹp lắm rồi vậy mà nó chẳng là gì so với tầng mái này cả.
Điều đầu tiên tất cả mọi thứ đều màu hồng. Tường hồng, thảm hồng, rèm hồng, đồ nội thất cũng hồng. Hoa hồng ở khắp nơi và những bức chân dung treo trên tường về những cô gái chăn cừu má hồng.
Và ngay lúc mình nghĩ đang tưởng chết ngộp trong màu hồng thì bà nội thướt tha đi ra, mặc cả cây tím, từ mũ lụa đến dép đi trong nhà. Trên móng chân còn được đính kim cương giả nữa chứ.
Thực ra không biết là kim cương giả hay thật, nhưng mình nghĩ là giả.
Bà suốt ngày mặc đồ tím. Lilly bảo những người thích màu tím tính cách rất không bình thường vì họ mắc chứng hoang tưởng tự đại: trước giờ màu tím luôn tượng trưng cho tầng lớp quý tộc, mấy trăm năm về trước nông dân không được phép nhuộm quần áo màu chàm, và vì thế không thể tạo ra màu tím được.
Vì thế, nếu bà có thực sự bị hoang tưởng thì cũng không phải vì bà nghĩ mình quý tộc mà bà thực sự là một quý tộc.
Điều đầu tiên bà nói khi bước xuống lầu là, “Có cái gì viết trên giày cháu thế?”.
Nhưng mình chả cần lo bị bắt quả tang quay bài, vì bà còn bận thuyết giáo mình nhiều thứ khác nhau.
“Tại sao cháu lại đi giày thể thao với váy như thế? Cháu không đứng thẳng lên được à? Tóc cháu sao thế? Cháu lại cắn móng tay hả, Amelia? Bà tưởng chúng ta đã đồng ý cháu sẽ bỏ cái tật xấu đó rồi? Chúa ơi, cháu không ngừng lớn được à? Cháu không định cao bằng bố cháu đấy chứ?”.
Tệ hơn nữa là bà dùng tiếng Pháp để thuyết giáo.
Rồi cứ như thể mọi việc chưa đủ tệ hay sao ý, bà hỏi với giọng khàn khàn và đầy mùi xì gà, “Cháu không định hôn chào hỏi ta sao?”.
Tất nhiên là mình phải bước tới cúi xuống hôn bà rồi. Bà thấp hơn mình mấy chục phân mất. Má bà rất mềm và mịn, vì tối nào bà cũng bôi vaseline trước khi đi ngủ mà. Lúc mình định quay ra thì bà kéo giật lại hỏi “Pfuit! Cháu đã quên tất cả những gì ta dạy rồi hả?” và bảo mình hôn lên má còn lại vì đó là cách chào hỏi ở Châu Âu và SoHo.
Dù sao thì mình cũng cúi xuống và hôn lên má kia của bà. Rommel, con chó xù 15 tuổi của bà cứ giương mắt nhìn mình chằm chằm. Cả kích thước và hình dạng của nó đều giống một con kì nhông, chỉ khác là kém thông minh hơn. Nghề chính của nó là lắc và rũ lông, nó phải mặc một cái áo lông xù. Hôm nay áo của nó cũng màu tím giống váy bà nội. Rommel không để ai chạm vào nó trừ bà nội, nhưng ngay cả lúc bà nựng nó trông vẻ mặt nó như đang bị tra tấn vậy.
Sau màn chào hỏi đó bà bắt đầu hỏi, “Có phải cháu đã khóc oà lên khi bố nói cho cháu biết cháu là công chúa xứ Genovia không? Tại sao lại khóc?”.
Mới nghe có thế thôi đã làm mình thấy mệt toàn thân rồi. Phải ngồi ngay xuống cái ghế hồng trước khi ngã lăn ra sàn mất.
“Bà ạ”, mình nói bằng tiếng Anh, “Cháu không muốn làm công chúa. Cháu chỉ muốn là mình thôi, chỉ đơn giản là Mia thôi”.
Bà gắt lên. “Đừng gọi ta là bà bằng tiếng Anh. Thế là bất lịch sự đấy. Hãy nói tiếng Pháp khi nói chuyện với ta. Ngồi thẳng lên. Đừng có để tay giữa hai chân như thế. Và cháu không phải là Mia. Cháu là Amelia. Đúng hơn là Amelia Mignonette Grimaldi Renaldo”.
Mình vội chữa, “Bà quên mất Thermopolis rồi” và bị bà lườm một cái sắc lẹm. Bà quả rất giỏi trong việc này. “Không, ta không quên cái tên Thermopolis”.
Rồi bà ngồi xuống ghế cạnh mình và nói, “Cháu không đinh nói với ta là cháu không muốn thừa kế ngai vàng đấy chứ?”.
Tự dưng mình thấy mệt quá đi. “Bà cũng biết cháu không có dáng dấp một công chúa mà. Sao lại lãng phí thời gian làm gì?”.
Trông bà có vẻ rất muốn xông ra đập ình một nhát, nhưng làm vậy sẽ hỏng tấm thảm hồng mất, nên lại thôi.
Bà nghiêm mặt nói, “Cháu là người thừa kế ngai vàng của Genovia và cháu sẽ thừa ế ngai vàng từ con trai ta khi nó qua đời. Vậy thôi. Không còn cách nào khác đâu”.
Trời ạ.
“Vâng, sao cũng được ạ. Cháu đang có rất nhiều bài tập về nhà. Mấy chuyện công chúa này có lâu không ạ?”.
Bà nhìn mình từ đầu tới chân rồi phán, “Rất lâu. Ta sẵn sàng hy sinh thời gian của mình - thậm chí cả bản thân ta, tất cả vì sự phồn thịnh của đất nước”.
Bà yêu nước ghê.
Rồi mình ngồi đó nhìn bà hồi lâu, bà cũng nhìn lại. Còn Rommel thì nằm dưới thảm quan sát hai bà cháu, chỉ có điều nó làm cái gì cũng chậm, cứ như thể chân nó yếu tới mức không nâng nổi tấm thân nặng 2 pound kia. Cuối cùng bà là người phá tan bầu không khí nhoè nhoẹt trước. “Chúng ta sẽ bắt đầu vào ngày mai. Hãy từ trường tới thẳng đây”.
“Cháu không thể đến thẳng đây được vì cháu bị trượt môn Đại số và cháu phải đến lớp ôn tập sau giờ học”.
“Thế thì sau đó. Đừng có lãng phí thời gian nữa. Hãy nộp cho ta danh sách tên 10 người phụ nữ cháu ngưỡng mộ nhất trên thế giới và nêu rõ lý do tại sao. Thế thôi!”.
Mình há hốc mồm. Bài tập về nhà á? Có bài tập về nhà nữa sao? Không ai nói gì về bài tập về nhà cả!
“Ngậm miệng lại”, bà quát. “Con gái con lứa há hốc mồm ra như thế là bất lịch sự đấy”.
Mình ngậm ngay miệng lại, nhưng…bài tập về nhà á?
“Ngày mai nhớ đi tất da chân đó. Đừng có mặc quần tất và đi tất ngắn nữa. Cháu lớn rồi, không còn phù hợp với quần tất và tất ngắn nữa. Hãy đi giày dành cho học sinh chứ không phải mấy đôi giày vải đầy đất như thế này. Cháu còn phải làm lại tóc, thoa son và sơn móng tay - nếu còn chút móng tay nào”. Nói dứt lời bà đứng bật dậy mà không cần vịn vào tay ghế. Ở cái tuổi của bà thế là quá khỏe rồi. “Bây giờ ta phải sửa soạn để ăn tối với Shah đây. Tạm biệt cháu”.
Mình cứ ngồi đơ ra đó. Bà có bị làm sao không vậy? Bà đúng là không được bình thường rồi. Không hiểu bà có nhận thức được là đang bắt mình làm gì không nữa?
Trời ạ! Lại còn bài tập về nhà nữa chứ! Không ai nói với mình sẽ có bài tập về nhà cả.
Thế vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Đi tất da chân tới trường là sao? Chỉ có mấy đứa như Lana và đám sinh viên năm cuối mới đi thôi. Rặt một lũ phô trương và hợm hĩnh. Chả có đứa bạn nào của mình đi tất da chân cả.
Còn nữa, chả có đứa bạn nào của mình lại tô son hay đánh móng tay và làm tóc cả. Ít ra là không phải lúc đi học.
Nhưng mình còn có sự lựa chọn nào khác chứ? Mình sợ cái mắt xăm đen ngòm của bà lắm, không thể không làm theo những gì bà nói.
Phải mượn tất da chân của mẹ thôi. Mẹ chỉ dùng nó khi đi dự triển lãm hoặc hò hẹn với thầy Gianini. Mình nhét vào trong cặp mang theo đến trường. Mà mình có còn móng tay đâu mà sơn với chẳng sửa. Mình cũng mượn luôn cả thỏi son của mẹ. Tối qua mình có xịt thử ít keo vậy mà sáng nay đã có tác dụng ngay tức thì. Lúc trông thấy mình, Lilly đã quay sang hỏi chú Lars: “Chú đón nhầm cô gái vùng New Jersey này ở đâu thế?’.
Vậy là tóc mình chắc đã xù tung lên như mấy cô nàng New Jersey tới Manhattan để ăn bữa tối lãng mạn với người yêu tại nhà hàng Little Italy.
Sau buổi ôn tập với thầy G, mình vào phòng thay đồ đi tất da chân, tô son, và cố xỏ chân vào đôi giày nhỏ xíu làm ngón chân mình đau ơi là đau. Trông mình trong gương cũng không đến nỗi nào. Chắc bà không còn gì phải phàn nàn nữa.
Mình cũng thông minh đó chứ, mọi người về hết rồi mới đi thay đồ. Hôm nay là thứ sáu rồi, ai mà muốn ở lại trường vào thứ sáu chứ?
Nhưng mình quên béng mất câu lạc bộ tin học.
Thực ra là chẳng ai nhớ có sự tồn tại của câu lạc bộ tin học, kể cả các thành viên của CLB. Họ không hề có bạn, ngoài các thành viên trong CLB, họ chả bao giờ hẹn hò thì phải. Được mỗi cái là không ai trong trường Albert Einstein thông minh bằng họ.
Lúc đi ra khỏi phòng thay đồ mình đâm sầm anh giai Michael. Anh ấy là vật báu của câu lạc bộ tin học. Anh ấy đủ thông minh để làm chủ tịch câu lạc bộ, nhưng đã từ chối, vì theo anh ấy mọi tước vị chỉ là hư danh.
“Chúa ơi, Thermopolis”, anh ấy thét lên kinh ngạc, còn mình thì bò lổm ngổm nhặt mấy món đồ đang rơi vãi tứ tung, “có chuyện gì xảy ra với em vậy?”.
Cứ tưởng anh ấy ngạc nhiên vì mình ở lại trường muộn thế nên mình vội phân bua, “Anh biết rồi đấy, ngày nào em cũng phải gặp thầy Gianini sau giờ học vì em đang trượt môn Đại…”.
“Anh biết rồi”. Michael đưa ình thỏi son, “Ý anh là mấy thứ đồ trang điểm này là thế nào kìa?”.
Mình giật lấy thỏi son rồi bảo: “Chả có gì cả. Anh đừng kể cho Lilly đấy”.
“Đừng nói cho Lilly cái gì cơ?”. Mình đứng phắt dậy và anh Michael nhìn thấy tất da chân: “Chúa ơi, Thermopolis. Em định đi đâu thế?”.
“Em chả đi đâu cả”. Sao mình cứ phải nói dối suốt thế không biết? Sao anh ấy không đi đi cho rồi. Còn chưa kể đám bạn quái dị của anh ấy đang đứng yên như tượng, nhìn mình chằm chằm như thể mình là một loại ảnh điểm mới vậy. Thật khó chịu!
“Chẳng có ai không đi đâu mà lại ăn mặc như thế cả”. Michae chuyển cái máy tính xách tay sang tay kia, rồi làm vẻ mặt trông rất buồn cười, “Thermopolis, em có hẹn à?”.
“Cái gì? Không, em đâu có hẹn hò gì!” – Chính mình còn choáng váng trước câu hỏi của Michael. Hẹn hò á? Mình á? Lấy đâu ra. “Em phải đi gặp bà nội”.
Michael trông không có vẻ gì là tin lời mình nói: “Thế em có thường tô son và đi tất da chân khi gặp bà không?”.
Mình nghe thấy tiếng ho đằng hắng và nhìn xuống sảnh. Chú Lars đang đứng cạnh cửa đợi mình.
Mình có thể đứng đó giải thích cho anh ấy hiểu rằng mình sẽ tiêu nếu không trang điểm và đi tất da chân khi đến gặp bà. Nhưng chắc gì anh ấy đã tin. Thế nên mình nói: “Nhớ đấy, anh nhớ đừng kể cho Lilly đó!”.
Rồi mình chạy đi luôn.
Mình chết chắc rồi. Không đời nào Michael lại không kể cho cô em gái vụ nhìn thấy mình đi ra từ phòng thay đồ sau giờ học, lại còn tô môi son và đi tất da chân nữa chứ.
Bà cũng thật quá đáng. Sao bà nỡ nói màu son đó làm mình trông giống một poulet cơ chứ? Lúc đó mình cứ tưởng từ đó có nghĩa là con gà, nhưng giờ về tra từ điển Anh-Pháp mới biết từ đó có nghĩa là ca-ve. Bà nội mình gọi mình là ca-ve !
Chúa ơi, sao bà mình không giống bao người bà khác trên thế giới này? Sao bà mình không hiền từ phúc hậu như những người bà khác, hàng ngày chăm sóc và nướng bánh cho đứa cháu quý báu của mình. Chắc thế giới này chỉ có duy nhất bà mình là vừa xăm mắt vừa gọi cháu mình là ca-ve!
Kế đến bà chê đôi tất da chân của mình không đúng màu. Sao lại không đúng màu cơ chứ, đó là màu da chân mà? Rồi bà bắt mình tập đứng lên ngồi xuống sao cho không để lộ quần con trong suốt 2 tiếng đồng hồ!
Mình đang nghĩ về chuyện sẽ gọi điện đến Tổ chức ân xá Quốc tế. Bà làm như thế này chẳng khác nào là đang tra tấn con người.
Và khi mình đưa cho bà bài luận về 10 người phụ nữ mình ngưỡng mộ nhất, bà chỉ liếc qua rồi xé toạc không thương tiếc.
Mình gào ầm lên hỏi tại sao bà lại làm thế, và bà đủng đỉnh nói: “Đây không thể gọi là những người đáng để cháu ngưỡng mộ. Cháu nên ngưỡng mộ những người thực sự mới phải”.
Mình hỏi bà định nghĩa thế nào mới là phụ nữ thực sự, vì tất cả những người trong danh sách của mình là có thực mà. Dù Maddona có phẫu thuật thẩm mỹ vài chỗ, nhưng vẫn là phụ nữ còn gì nữa.
Theo bà nội thì phụ nữ thực sự phải là những người như công nương Grace Kelly và bà hoàng thời trang Coco Chanel. Mình chỉ cho bà thấy công nương Diana trong danh sách của mình, và biết bà nói gì không? Bà nói công nương Diana là “kẻ ngoại tộc”.
Sau khi luyện tập đứng lên ngồi xuống thêm một giờ đồng hồ nữa, bà nói bà phải đi tắm để tối còn tiếp phó thủ tướng và kêu mình tới khách sạn trước 10 giờ sáng.
“Bà ơi ngày mai là thứ bảy mà” – mình hốt hoảng nói.
“Ta biết”.
“Nhưng thứ bảy là ngày cháu giúp bạn cháu quay phim chương trình TV của cậu ấy”.
Và thế là bạn quay ra hỏi mình cái gì quan trọng hơn, chương trình TV của Lilly hay hạnh phúc của người dân Genovia, khoảng 50.000 người cả thảy.
Rõ ràng 50.000 người quan trọng hơn một tập phim “Lilly chỉ nói lên sự thật”. Thế nhưng làm sao giải thích cho Lilly hiểu là mình không thể đến cầm máy quay lúc cậu ấy tranh cãi với ông bà Ho, chủ cửa hàng bán bánh Ho đối diện với trường Albert Einstein, về những chính sách bán hàng không công bằng của họ. Lilly phát hiện ra ông bà Ho giảm giá rất nhiều cho học sinh châu Á đến học ở trường Albert Einstein, nhưng lại chả giảm tí nào cho học sinh da trắng, da đen, gốc Latin và Ả Rập. Lilly tình cờ phát hiện ra trong một lần đi mua bánh kem sau giờ thể dục. Ling Su cũng mua y như vậy nhưng bà Ho lại bán cho Lilly đắt hơn những 5 cent.
Và khi Lilly kêu ca thì bà Ho giả vờ không nói được tiếng Anh, dù bà ấy chắc chắn phải nói được một ít, vì nếu không thì tại sao cái TV sau quầy lúc nào cũng bật chương trình của Thẩm phán Judy?
Lilly quyết định sẽ quay phim cửa hàng nhà Ho để thu thập chứng cứ về sự phân biệt đối xử và những ưu ái của họ dành cho học sinh châu Á. Cậu ấy đang tìm mọi cách kêu gọi học sinh trong trường tẩy chay cửa hàng nhà Ho.
Vấn đề là mình cũng cho rằng Lilly đang quan trọng hoá quá mức về 5 cent đó. Nhưng theo Lilly thì đó là nguyên tắc sống, và có thể nếu người ta chịu qua trọng hoá việc bọn phát-xít đập phá các cửa hàng của người Do Thái trong cuộc thảm sát Kristallncht thì đã không có kết cục nhiều người bị ném vào lò thiêu người như thế.
Mình cũng chẳng biết nữa. Nhà Ho cũng đâu phải là phát-xít. Bằng chứng là họ chăm sóc và thương yêu lũ mèo con thực sự đó chứ.
Cho nên mình cũng không cảm thấy tiếc cho lắm khi không đến quay phim ngày mai cho Lilly được.
Nhưng mà tiếc cái danh sách 10 người phụ nữ mình ngưỡng mộ nhất mà mình tốn bao calo để hoàn thành. Mình thấy hay đấy chứ. Khi về nhà, mình in ngay thêm một bản nữa. Cũng chẳng để làm gì, chỉ là in ra cho bõ tức vì bà đã làm cho nó tan thành trăm mảnh thôi. Phải lưu một bản kẹp trong này mới được.
Mình đã xem đi xem lại bản thoả hiệp của Renaldo-Thermopolis nhưng không hề thấy có câu nào nói về chuyện học làm công chúa cả. Phải làm cho rõ chuyện này mới được. Cả tối mình nhắn tin cho bố mà không thấy hồi âm. Bố đang ở đâu cơ chứ?
Lilly cũng không có ở nhà. Chị giúp việc Maya nói nhà Moscovitz đã đến nhà hàng Great Shanghai ăn tối để cả gia đình có thể hiểu nhau hơn.
Mình ước Lilly về thật nhanh và gọi điện ình. Mình không muốn Lilly nghĩ mình phản đối gì vụ cửa hàng nhà Ho. Mình chỉ muốn cho cậu ấy biết mình không đến được vì phải đến chỗ bà cả ngày.
Sao mình ghét cuộc sống của mình thế không biết.
Mười người phụ nữ mình ngưỡng mộ nhất trên cả thế giới
Được viết bởi Mia Thermopolis
Madonna. Madonna Ciccone đã tạo ra một cuộc cách mạng trong thế giới thời trang với sự phá cách trong phong cách, đôi khi đã xúc phạm tới những người hơi cổ hủ - ví dụ như những đôi khuyên tai giả kim cương hình thánh giá của cô đã khiến nhiều giáo hội cấm bán CD của cô. Hoặc như hãng giải khát Pepsi đã rất khó chịu khi thấy cô ấy nhảy trước những cây thánh giá đang bốc cháy. Chính vì không biết sợ cái gì nên Madonna đã trở thành một trong những người phụ nữ trong làng giải trí giàu nhất thế giới, tạo tiền đề cho các nữ ca sỹ khác noi theo, chỉ ra cho họ thấy họ có thể vừa quyến rũ trên sàn diễn lại vừa tinh quái sau sàn diễn.
Công nương Diana. Dù không còn nữa nhưng công nương Diana là một trong những người phụ nữ tôi ngưỡng mộ nhất mọi thời đại. Cô ấy cũng đã tạo nên một cuộc cách mạng trong giới thời trang bằng việc từ chối đội những chiếc mũ xấu xí mà mẹ chồng cô bắt phải đội, thay vào đó là những chiếc mũ thời trang hiệu Halston và Bill Blass. Cô ấy cũng đến thăm rất nhiều người bệnh dù không ai bắt cô phải làm vậy cả. Cái đêm công nương Diana chết, tôi đã rút phích cắm TV và thề không bao giờ xem TV nữa vì chính giới truyền thông đã giết chết cô. Nhưng tôi đã hối hận ngay sáng hôm sau, khi không xem được bộ phim hoạt hình Nhật trên kênh Sci-Fi vì lúc rút phích cắm TV ra đã làm ảnh hưởng đến dây cáp.
Hillary Rodham Clinton. Hillary Rodham Clinton đã ý thức được rất rõ ràng cái mắt cá chân to đùng của bà không phù hợp với hình ảnh nghiêm túc của một chính trị gia, và bắt đầu mặc quần dài. Và dù ọi người liên tục nói những điều không hay về bà khi không chịu rời bỏ ông chồng có tính trăng hoa thì bà vẫn vờ như không thấy và tiếp tục điều hành đất nước đúng như tính cách của bà. Đó là tác phong của một tổng thống.
Picabo Street. Cô đã dành tất cả các huy chương vàng trong môn trượt tuyết nhờ tập luyện như điên và không bao giờ nản chí, kể cả khi cô đâm phải hàng rào bảo vệ hay bất cứ thứ gì khác. Hơn nữa cô ấy còn tự chọn ình một cái tên. Siêu thật!
Leola Mae Harmon. Tôi đã xem một bộ phim của cô ấy trên kênh Lifetime. Leola là một y tá phục vụ trong không quân nhưng bị tai nạn và phần mặt phía dưới của cô bị huỷ hoại hoàn toàn. Armand Assante trong vai bác sỹ chỉnh hình đã làm phẫu thuật lại cho cô. Leola phải chịu đựng hàng giờ đau đớn để tái tạo lại khuôn mặt, trong khi đó chồng cô đã bỏ đi vì lúc đó trông cô thật kinh khủng, mất đi toàn bộ phần môi và miệng (có khi vì thế mà phim mới có tên Tại sao lại là tôi?). Armand Assante nói sẽ tạo cho cô một đôi môi mới, và đến cuối phim họ kết hôn với nhau. Hoá ra bộ phim này dựa theo một câu chuyện có thật.
Joan of Arc. Joan of Arc hay Jeane d’Arc theo tiếng Pháp, sống vào thế kỉ 12. Một ngày nọ cô ấy nghe thấy tiếng một thiên thần bảo hãy đứng lên cầm vũ hí giúp quân đội Pháp đánh bại người Anh. Khi đó cô ấy mới bằng tuổi tôi bây giờ và Joan đã cắt tóc, mặc áo giáp, như nhân vật Mulan trong phim của Disney vậy, rồi dẫn dắt quân đội Pháp giành chiến thắng trên nhiều mặt trận. Nhưng rồi chính phủ Pháp nhận thấy rằng sức ảnh hưởng của Joan quá lớn nên đã vu cho cô là phù thuỷ và thiêu cháy trên giàn thiêu. Lilly thì cho rằng Joan mắc bệnh tâm thần phân liệt, nhưng tôi lại nghĩ khác. Chưa có đứa tâm thần phân liệt nào trong trường tôi lại nghe thấy giọng nói bảo tụi nó làm những việc oai hùng như kiểu cầm quân đi đánh giặc như vậy cả. Ví dụ như Brandon Hertzenbaum chẳng hạn, nó chỉ nghe thấy tiếng nói bảo nó hãy dùng thước kẻ khắc chữ Satan lên cửa phòng vệ sinh nam mà thôi.
Christy. Christy không phải là người thật. Đó chỉ là một nhân vật trong cuốn sách yêu thích nhất của tôi có tên là Christy do Catherine Marshall viết. Christy là một cô giáo trẻ dạy học trong thị trấn Smockey Mountain sống vào đầu thế kỷ trước. Cô luôn tin rằng có thể tạo ra được cái gì khác biệt cho những người dân nơi đây. Có rất nhiều chàng trai yêu cô say đắm nhưng cô chỉ có một lòng kính Chúa và chăm sóc cho những người bị thương hàn. Đại loại là như thế. Nhưng tôi chẳng dám nói với ai, đặc biệt là Lilly, rằng đây là quyển sách yêu thích nhất của tôi vì tình tiết câu chuyện rất nhẹ nhàng và mang đầy màu sắc tôn giáo, không hề có những tên giết người hàng loạt hay là người ngoài hành tinh trong đó.
Một nữ cảnh sát tôi từng gặp, đã viết vé phạt một tay tài xế xe tải vì tội dám bóp còi trêu chọc một phụ nữ mặc váy ngắn khi đi sang đường. Cô cảnh sát nói đó là khu vực cấm bóp còi và tay tài xế kia gân cổ lên cãi. Ngay lập tức cô ấy viết thêm một vé phạt nữa, ịn thẳng vào cửa kính tên kia vì tội to tiếng với cảnh sát.
Lilly Moscovitz. Lilly Moscovitz chưa phải là một phụ nữ thực sự, nhưng cậu ấy là người mà tôi ngưỡng mộ nhất. Cậu ấy vô cùng thông minh, nhưng không giống như nhiều người thông minh khác, cậu ấy không bao giờ tỏ vẻ hơn người. Cậu ấy luôn nghĩ ra những trò thú vị. Ví dụ như tới Hiệp hội Barnes & Noble và bí mật quay lại cảnh tôi hỏi Tiến sỹ Laura, người đang có buổi ký tặng sách ở đó, rằng tại sao bà ấy hiểu biết nhiều đến thế mà kết cục vẫn phải ly dị chồng. Sau đó chiếu đoạn băng trên lên chương trình truyền hình của Lilly, chiếu luôn cả cảnh hai chúng tôi bị tống cổ ra ngoài và bị cấm lai vãng tới Hiệp hội Barnes & Noble ra sao…Lilly là bạn thân nhất của tôi, và tôi kể cho cậu ấy nghe mọi chuyện, trừ việc tôi là một công chúa, vì tôi nghĩ cậu ấy sẽ không thông cảm cho tôi.
Helen Thermopolis. Helen Thermopolis, ngoài việc là mẹ tôi ra, thì đây là một nghệ sỹ rất có tài. Mới đây bà đã được tờ Art in America đưa vào danh sách những họa sỹ quan trọng nhất của thiên niên kỷ mới. Bức tranh “Chân dung người phụ nữ chờ lấy hoá đơn tại Grand Union” đã giành được giải thưởng lớn trong nước và bán được 140.000$. Tuy nhiên mẹ chỉ giữ được một phần, còn lại 50% đổ vào phòng tranh và 50% của số còn lại thì phải nộp thuế. Thật không công bằng chút nào cả! Mặc dù là một nghệ sỹ lớn như vậy nhưng mẹ luôn dành thời gian cho tôi. Tôi cũng rất tôn trọng mẹ vì mẹ là người sống rất có nguyên tắc: mẹ nói không bao giờ áp đặt ý thích và suy nghĩ của mình cho người khác và cũng mong người khác sẽ làm như vậy với mẹ.
Một bản tường trình hay và thuyết phục như vậy mà bà nỡ lòngg nào xé rách không thương tiếc. Đảm bảo ai đọc bài viết này của mình cũng phải ngã mũ thán phục và đọc lại từ trang thứ nhất.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui