NGƯỜI KHÔNG VÌ MÌNH TRỜI TRU ĐẤT DIỆT, BẠN CÓ HIỂU SAI VỀ NÓ KHÔNG???
– – 0 – –
Luna: Lúc trước(tầm cấp 2-3) có một thời gian tôi cũng hay áp dụng câu này vào cuộc sống. Sau đó tôi lại thêm một câu phía sau là ‘người chỉ vì mình trời đất không tru thì cũng tự diệt’. Nếu bạn cũng hiểu sai về nó thì cùng tôi tìm hiểu cho kỹ nhé. Áp dụng sai là đi tong một đời luôn đó.
Raw: Mạc Kỳ
Người không vì mình trời tru đất diệt, câu nói này chúng ta hay nghe trong những hộ phim. Đặc biệt là từ các nhân vật phản diện. Có thể nói đây là câu cửa miệng kinh điển. Nhưng trên thực tế đây là câu nói được dùng trong đạo Phật.
Từ ‘vì” ở giữa dâu không được là wèi mà đọc là wéi. Là nói về tu dưỡng và tu vi.
Ý nghĩ của cả câu này thực ra là: Đời này của con người hả, điều cần chú trọng nhất là tu dưỡng và tu vi của bản thân . Đây mới là điều đúng với ý trời. Nếu như con người đến tu vi của bản thân cũng không chú trọng thì là đang chống lại ý trời, là điều đất trời không thể dung.
Người thời nay hay dùng câu này để hình dung: đời người thì nên sống vì bản thân. Nếu con người không suy nghĩ cho lợi ích của bản thân vậy thì đang đối nghịch với ý trời, không phù hợp với bản chất tự nhiên.
Thực sự câu nói này không nên hiểu theo nghĩa đó. Cách hiểu chính xác là: chúng ta nên chú trọng và tu vi và phúc đức của bản thân. Đây mới là cách là đúng với lẽ trời.
– – 0 – –
Trích bài giảng Kinh Hoa Nghiêm của pháp sư Tịnh Không
Người ở thế gian thường nói ‘người không vì mình trời tru đất diệt’. Lời này là ai nói vậy? Đây là ma nói. Người như thế nhất định không thể ra khỏi tam giới. Làm sao họ ra khỏi tam giới được chứ, ngã chấp quá sâu.
Tu học Phật pháp quan trọng nhất là mở rộng tâm lượng. Tâm lượng của phàm phu chỉ chứa được bản thân thôi. Ngoài mình ra không chứa được người nào khác. Vì thế mới có tranh chấp mới có phiền não.
Đức Phật nói với chúng ta về chân tướng. Chân tướng của tâm chúng ta là tâm bao thái hư, lương châu sa giới.
Mỗi câu trong kinh Lăng Nghiêm đều nói với chúng ta về chân tướng. Đó là tâm vốn có, tâm lương lớn như vậy. Vì sao tâm của chúng ta bây giờ rất nhỏ bé, biến thành không thể dùng người khác.
Tục ngữ thường nói, lòng hại người không thể có, lòng phòng người không thể không.
Các vị xem phòng người, phạm vi này quá nhỏ, có gì đâu mà phòng. Không để phòng tự tại biết bao, đề phòng mất hết tự tại, không có gì đáng để đề phòng.
Niệm niệm niệm A Di Đà Phật cầu sanh thế giới Tây phương cực lạc, thân tâm thế giới này đều không cần, ta vậy phòng ai?
– – 0 – –
Luna: Để hiểu rõ thêm bài trên tôi sẽ cho thêm vài câu nói về nhà Phật mà tôi thường nghe từ pháp sư Tịnh Không, sư cô Giác Lệ Hiếu, thầy Thích Pháp Hòa; thượng tọa Thích Chân Quang, thầy Thích Trí Quảng, thầy Thích Minh Niệm…
– Độ mình trước độ người sau: Bởi vì nếu chưa độ được mình mà đi độ người thì sẽ dễ bị người độ lại.
– Tu dưỡng là tu đức, tu vi là tu phước. Đức và phước là cốt lỗi của con người. Phải kỷ luật bản thân để tu đức. Bao dung với người khác là tu phước.
– Người chịu thiệt thòi là đại phước báu. Làm người phải tu nhẫn.
– Không phân biệt chấp trước.
– Không khởi tâm động niệm. Nếu làm chưa được thì phải nhớ, không sợ khởi tâm chỉ sợ giác chậm. Khi tâm khởi lập tức A Di Đà Phật/Nam Mô A Di Đà Phật.
Đây là thầy Thích Pháp Hòa giảng: Chữ Nam Mô có 6 nghĩa: Cứu cánh, cứu ngã, độ ngã, quy mạng, kính lễ…Mà bởi vì nó nhiều nghĩa cho nên chúng ta để nguyên chữ đó là Nam Mô. Bởi vì Nam Mô là tiếng Phạn. Và vì chữ Nam Mô có 6 nghĩa cho nên chúng ta không thể dịch. Và nếu có dịch thì thí dụ dịch được nghĩa này thì nó lại không đủ nghĩa kia chẳng hạn như mình dịch kính lạy đức Bồ Tát Quán âm hay là kính lạy Phật A Di Đà thì nghĩa là Nam Mô đó. Nhưng bởi vì chữ Nam Mô có 6 nghĩa cho nên giờ mình dịch gọn lại không cần nói hết 6 nghĩa, nói chữ Nam Mô thôi. Và đồng thời chữ Nam Mô bây giờ đã trở thành một cái chữ, nó đã ăn sâu vào trong tất cả mọi cái trong sinh hoạt của đệ tử Phật rồi. Nghe chữ Nam Mô thì mọi người đều phát tâm hết.
A Di Đà Phật có 3 nghĩa: Vô lượng quang, vô lượng thọ, vô lượng công đức. Thay vì mình gặp nhau tôi xin chúc anh vô lượng quang, vô lượng thọ, vô lượng công đức. Người ta nói mình cải lương, dài dòng. Bây giờ mình gom gọn lại A Di Đà Phật, nghĩa là tôi xin chúc cho anh lúc nào cũng có đầy đủ ánh sáng, đầy đủ trí tuệ và đầy đủ công đức. Nên mình gặp nhau thì mình cứ A Di Đà Phật.