Nhật Ký Của Luna Wong


NHỮNG CÂU CỦA CỔ NHÂN MÀ CHÚNG TA THƯỜNG HIỂU NHẦM

– – 0 – –

1. Người không vì mình trời tru đất diệt

Tôi đã có giải nghĩa nó tại đây rồi nè, mọi người click vào xem hen: https://bookwaves.com.vn/truyen/nhat-ky/nguoi-khong-vi-minh-troi-tru-dat-diet-ban-co-hieu-sai-ve-no-khong/reading/

2. Không biết không có tội

Câu này tôi cũng đã có 1 chương riêng cho nó rồi nè: https://bookwaves.com.vn/truyen/nhat-ky/khong-biet-khong-co-toi-la-dung-hay-sai/reading/

3. Quân tử không vào bếp

Câu này ta nhớ không lầm thì pháp sư Tịnh Không đã từng giải thích rồi. Đại khái là nhà bếp là nơi sát khí mạnh.

Mà mấy thằng lười biếng hay đem câu này ra nói để tránh xuống bếp nấu ăn đó. Sau đó 1 truyền 10, 10 truyền 100 cuối cùng thành ra rất nhiều người không đi học không hiểu hết nghĩa của nó => ở TQ cổ đại có nhiều bà mẹ ôm cái tư tưởng này và lưu truyền nó lâu dài luôn.

Pháp sư Tịnh Không từng giảng: – Ngày xưa người thế gian kính mến lương tướng lương y nhất là tể tướng Phạm Trọng Yêm đời Tống. Lúc trẻ Phạm Trọng Yêm rất khổ, là tú tài nghèo, cơm không đủ ăn. Chuyện của ông nhà nhà hộ hộ đều biết, ông là người Tô châu. Chúng ta xem truyền ký thấy, ông đọc sách trong một ngôi chùa, nghèo đến nỗi không có cơm ăn. Mỗi ngày nấu 1 nồi cháo chia ra 4 phần, mỗi bữa ăn một phần, nghèo tới mức đó. Sau đó phát hiện trong chùa đó có người giấu vàng bạc, số lượng không ít. Ông vô tình phát hiện. Người bình thường thì đây chính là phát tài rồi. Còn ông thì thấy, đây là tài bất nghĩa, không nên lấy, vì thế lập tức gói lại chôn xuống đất. Ông không nói với người khác, không ai biết trong chùa có chôn vàng. Nhân phẩm chính là đây, khó được! Từng có một lần theo mấy bạn học gặp được một người xem tướng, mọi người xem tướng đoán mệnh. Ông cũng tham gia, tìm tiên sinh xem cho mình, xem thử ông thế nào. Ông chỉ hỏi tiên sinh, ông xem thử mạng của tôi có thể làm tể tướng không? Tiên sinh tính mệnh nghe khẩu khí của ông, cười cười, quá khoa trương rồi. Sau đó ông lại hỏi, vậy ông xem tôi có thể làm thầy thuốc không? Tiên sinh tính mệnh nói, tại sao anh từ tể tưởng hạ xuống tới thầy thuốc? Ý anh là gì? Ông nói chỉ có tể tướng thầy thuốc có thể cứu người. Tiên sinh tính mệnh không xem cho ông nữa. Ông đúng thật là một tể tướng. Phát tâm cứu người, không phải muốn được địa vị cao, được lợi ích cao, không phải. Ông hoàn toàn là tâm cứu người, vì thế tiên sinh tính mệnh bái phục ông. Lòng dại của ông thực sự là một tể tướng. Sau này ông thực sự làm được tể tướng. Người ta làm tể tướng làm đại quan như thế, sự nghiệp lớn như thế, cuộc sống dường như không thay đổi, vẫn là cuộc sống của tú tài nghèo. Thu nhập của ông đi đâu rồi? Đi giúp đỡ những chúng sinh nghèo khổ, thí cứu bần. Ông nuôi dưỡng hơn ba trăm hộ. Cuộc sống của bạn bè quyến thuộc khốn khó, ông đều giúp. Vì thế cho đến năm đầu dân quốc, 800 năm nhà ông ấy không suy. Đời đời đều có hiền nhân. Khổng Tử Trung Quốc là người đầu tiên, ông là người thứ hai, Ấn Quang đại sư bội phục nhất. Tích đức quá lớn. Đời đời hiền năng. Ông là tấm gương cho xã hội đại chúng chúng ta. Không những không lấy của bất nghĩa, đồ đáng có được cũng bố thí, hoàn toàn là vì tâm cứu người. Từ nhỏ đã có tâm nguyện cứu người trong thiên hạ, cho đến lúc già chết, ý nguyện của ông vẫn không thay đổi, mà còn thực sự làm được. Phát tâm như vậy chính là tâm Bồ Tát. Trong Phật giáo chúng ta đều coi là người tái lai, Bồ Tát thừa nguyện tái lai. Làm tâm gương cho người thế gian.

Có lẽ lúc đó ông chưa có vợ nên mới xin ở nhờ trong chùa. Nếu đã thế thì cháo là do ông tự nấu, vậy không lẽ ông xuống bếp là vi phạm lời dạy của thành hiền sao? Cho nên chúng ta không nên hiểu sai câu này hen.

4. Con gái gả đi như nước tạt ra ngoài

Ngày xưa, hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, do bà mối kéo tơ, do chính trị nên gả xa gả gần là chuyện khó mà nói trước. Con gái gả đi rồi chỉ được về nhà vào những lúc cần thiết và đúng theo quy định.

Gả xa thì hiếm có cơ hội về nhà, hai tỉnh của TQ nó to như 1 cái VN của mình nên hành trình xe ngựa là xa lắm vì thế họ đều là gả đi rồi hiếm có về, dù cho trong nhà mẹ đẻ có tang cũng chưa chắc được về. Nhất là những người gả cho quan lại, không có được công văn cho phép là chỉ được để tang từ xa.

Còn nếu gả gần thì áp dụng như sau: Lại mặt ba ngày sau khi kết hôn, tết(tết có quy định về vào mùng 3), hiếu hỷ hoặc được nhà mẹ đẻ mời về…. đương nhiên đều phải xin phép nhà chồng trước, bên chồng cho phép mới được về. Ngoài ra, nếu tùy tiện về sẽ bị nhà chồng cùng người khác dị nghị, không chỉ cô gái đó mà cả nhà gái đều mất mặt chung. Vì thế nếu con gái tùy tiện về nhà thì người nhà mẹ đẻ cũng sẽ không hoan nghênh, có người tuyệt tình hơn là đuổi thẳng.

Vì thế khi con gái gả đi thì học sẽ có tập tục tát nước. Không phải vì họ không thương con gái không cho về, nhìn 1 góc độ khác là chúc con gái trăm năm hạnh phúc không có li hôn đó. Cứ về hoài nghĩa là bị trả hàng đó.

Ai biết trong mắt những người không hiểu biết, người trọng nam khinh nữ thì đổi thành là xua đuổi con gái. Đúng là xã hội ngày xưa trọng nam khinh nữ thật, có một số nhà gả con gái như kiểu tống cục nợ đi, nhưng câu nói trên của cổ nhân thực sự không nông cạn, không ích kỷ, không chà đạp phái nữ như thế đâu.

5. Con gái là hàng bồi thường/hàng lỗ vốn

Đích xác thời xưa trọng nam khinh nữ, nhưng ngoại trừ cái này ra còn có lý do khác nữa.
Thêm nữa lúc kết hôn, nam cần chuẩn bị sính lễ nữ thì lại phải có của hồi môn/đồ cưới. Sính lễ bên nhà trai đưa thì nhà gái toàn quyền quyết định nhưng của hồi môn/đồ cưới nhà gái đưa chỉ là cho con gái họ thôi, nhà trai nào nhục lắm mới phải dùng tới của hồi môn của vợ của con dâu. Và không có quy định về hạn mức của hồi môn, dù nhà gái chỉ cho một hạt gạo thì cũng không được đòi hỏi kêu ca. Cô gái có của hồi môn/đồ cưới càng phong phú thì nhà trai càng không dám bắt nạt cô gái đó. Vì thế ở thời Tống, từng có 1 gia đình bán sạch sẽ gia sản để làm của hồi môn/đồ cưới cho con gái. Giai thoại này rất nổi tiếng nhưng đột nhiên mình nhớ không ra tên của ông cha đó. Ổng cực thương con gái luôn vì thế có nhiều nhà thời đó cũng học theo ông. Đương nhiên cũng có một số nhà keo kiệt, chỉ muốn tống con gái đi cho rảnh nợ, lại sợ người ta nói việc mình không cho của hồi môn hoặc cho ít nên cho trong không cam lòng. Vì sao lại nói là nợ? Là vì con gái ở nhà phải nuôi cơm(mà quan niệm của họ là nuôi dùm người ta vì lớn thì phải gả nên thường cho ăn ít nhưng bắt làm nhiều), lúc già bệnh con gái không chăm mình được vì đã gả đi rồi không được tùy tiện về có về cũng không ở lâu được, gả không đi bị hàng xóm chỉ chỏ nói xấu và do. . .chính sách của triều đình.

Hồi xưa vì thúc đẩy sinh sản để thêm nhiều con trai gia nhập quân ngũ nên triều đình các thời đại đã ra chính sách, con gái từ lúc cập kê (tuổi trưởng thành) đến 30 mà chưa gả được thì: phạt đánh, phạt tiền, đồng thuế nặng…tùy thời đại sẽ có thay đổi nhưng đều nhắm vào nữ vì 1 con gà trống có thể giúp mấy con gà mái đẻ ra một đàn gà con, áp dụng cho người thì vẫn là nguyên lý như thế. Các bạn thích đọc thể loại cổ đại điền văn thì sẽ khắc sâu hiểu rõ nhưng việc này.

Xòe tay ra đếm xem nào: tiền nuôi ăn tới lớn, tiền của hồi môn/đồ cưới, gả không đi còn bị phạt hiện kim lẫn đánh thuế cao, bị hàng xóm nói, bệnh còn không được chăm sóc uổng công nuôi bao năm…với họ mà nói thì toàn là hại không có lợi. Cho nên con gái sẽ thành hàng bồi thường, hàng lỗ vốn trong miệng người đời.

Bởi mới nói, câu nói đẻ con gái không giá trị là do thế đó. Vậy mà nhiều người cứ trọng nam khinh nữ, tưởng nhà mình có hoàng vị cần người kế thừa chắc. Nói tới mệt tâm thật.

6. Không tìm thì thôi, tìm sẽ được.

Mạnh tử nói: Cầu tắc đắc chi, xá tắc thất chi, thị cầu hữu ích ư đắc dã, cầu tại ngã giả dã . Cầu chi hữu đạo, đắc chi hữu mệnh, thị cầu vô ích ư đắc dã, cầu tại ngoại giả dã. (trong chương Tận Tâm)

Thiền sư Vân Cốc đáp: « Mạnh Tử nói rất đúng, chỉ vì ngươi hiểu sai mà thôi. Ngươi không nghe Lục Tổ nói sao ? “Tâm ta như miếng ruộng, phước hoạ do mình trồng”. Phải tìm trong lòng mà gieo, không gì mà không được cả. Tìm do ta, không riêng nhân nghĩa đạo đức, mà công danh phú quý cũng sẽ được hết. Trong và ngoài đều được, tìm như vậy mới có ích lợi vì tìm được. Ngược lại, nếu không biết xem xét trong lòng mà tìm cầu bên ngoài, thì tìm có vẽ đúng cách nhưng được hay không lại tuỳ thuộc số mạng. Cuối cùng trong và ngoài đều mất. Vì vậy Mạnh Tử nói “vô ích” là vậy ». [được trích trong Chương một : Thay đổi số mạng – Phải tìm cầu mọi việc trong tâm của quyển Liễu Phàm Tứ Huấn]

7. Nam là trời nữ là đất

Lúc nhỏ ta cũng nghĩ Đạo giáo Nho giáo trọng nam khinh nữ. Đúng là người xưa có tư tưởng đó thật nhưng câu này thì không phải ý như thế hen. Đại khái nó là nói, nam là trời tính dương cao và làm việc to lớn chống đỡ một phương. Nữ là đất tính âm cao có tình yêu thương bao la rộng lớn như đất mẹ. Trời thì khó với tới nhưng đất luôn ở dưới chân ta.

8.Môn đăng hộ đối/môn đương hộ đối

Câu này hiện nay mọi người thường gọi nó là mây tầng nào gặp mây tầng đó hen. Mọi người hiểu nó là giàu có sẽ chơi với giàu có, quan lại sẽ chơi với quan lại.

Cách hiểu này đúng nhưng không đủ.

Hai bên không chỉ ngang bằng hoặc chênh lệch không nhiều về gia thế, quyền lực, tiền tài mà còn tương đồng về học thức, sở thích, tam quan.

Có một số nhà sẽ có cả vấn đề tôn giáo nữa. Vì vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến việc giáo dục con cái sau này.

Cho nên nói, câu nói trên hoàn toàn đúng và có chiều sâu, nhưng mọi người đều chỉ lựa chọn hiểu theo cách mọi người muốn hiểu thôi.

9. 3 câu nói trích từ bài [ Nghiệp Của Thầy Phong Thủy] nguồn Nguyên Thủy Đại Lai

Lại Bố Ý là một trong ‘tứ đại tông sư’ phong thủy của TQ (Dương-Tăng-Lại-Liệu), đường thời dạy học trò của mình 7 điều đạo đức (thiết luật) của một phong thủy đại lý sư. Trong đó ông có đề cập đến nghiệp của thầy địa lý ở điều thứ 7 như sau

Nhất nhân tọa kiệu chúng nhân đài – một người ngồi kiệu nhiều người nâng

Nhất gia phú quý thiên gia bần – 1 nhà giàu nghìn nhà nghèo

Nhất tướng công thành vạn cốt khô – một tướng công vào thành vạn thây khô

Đa phần mọi người chỉ hiểu ý trên mặt chữ chứ không hiểu rõ ẩn ý bên dưới. Lời dạy này sau này được truyền nhân của ngài công khai giải thích như sau.

Làm phong thủy địa lý chính là tăng giảm, điều chỉnh, chuyển hóa các dòng năng lượng(khí), vì vậy mới nói:

– Nhất nhân tọa kiệu chúng nhân đài, muốn nhắc nhỏ địa lý sư nếu làm cho một người phát quý(làm quan) thì ngược lại cũng làm cho bao nhiêu người phải hầu hạ, khúm núm, sợ hãi…người đó. Đó chính là cái nghiệp thứ nhất.

– Nhất gia phú quý thiên gia bần, nếu một thày phong thủy làm cho một gia đình phát phú(giàu có) thì đương nhiên phải kéo theo hàng ngàn gia đình khác phải bị nghèo khó, cơ hàn vì theo quy tắc chuyển hóa năng lượng của phong thủy. Đó là cái nghiệp thứ hai.

– Nhất tướng công thành vạn cốt khô, nếu lại làm cho gia chủ phát về đường võ(tướng tá) thì chính là tiếp tay cho họ chém giết nhiều người khi có trận mạc chiến tranh là cái nghiệp thứ ba của thầy địa lý.

Vì vậy quý gia chủ có trả cho các thầy phong thủy một chút tiền công dù nhiều dù ít thì cũng đừng nghĩ là to tát hơn những cái nghiệp mà các thầy đang gánh thay gia đình phúc chủ. Còn các thầy khi cầm đồng tiền công của quý phúc chủ thì cũng lưu ý về nghiệp mà các quý thầy phải gánh.

9. …Chỉ mới gặp được mấy trường hợp trên thôi, nếu có thêm tôi sẽ bộ sung tiếp hen. Tóm lại đại đa số ý nghĩa sai lệch đều do những người không hiểu biết hoặc là học nửa vời nên giải nghĩa sai, hoặc là cố ý khiến người khác hiểu sai để có lợi cho mình. VD như số 7, muốn đạp chị em gái của mình xuống chân chỉ cần nói với ba mẹ Lão tử(Đạo giáo) nói như thế đó. Đảm bảo bậc phụ huynh nào không biết chữ hoặc không hiểu hết sẽ hiểu sai ngay. Hậu quả dẫn đến là cả thế hệ của chúng ta thậm chí đời sau nữa đại đa số đều sẽ hiểu sai nếu không chăm chỉ nghiên cứu nó.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui