Nhật Ký Tiểu Hòa Thượng Ở Thành Phố

Cuộc sống ở chùa tuy vất vả nhưng rất có quy luật, thời gian làm việc và nghỉ ngơi của Tiểu Tịnh Trần giống với những hòa thượng khác. Mỗi ngày thức dậy vào cuối giờ Dần, các hoà thượng lớn tuổi hơn sẽ tụng kinh sáng trong điện chính, các hòa thượng trẻ tuổi sẽ mang thùng nước xuống khe suối dưới núi lấy nước để rèn luyện tâm trí.

Thùng nước cũng phải có quy định, mỗi thùng nước nặng khoảng 5kg, 2 thùng cỡ 10kg, đáy thùng hình nón, không thể đặt thăng bằng được, cho nên các hoà thượng đổ nước đầy thùng phải chạy về chùa ngay, giữa đường không thể nghỉ ngơi, nếu không nước sẽ chảy hết.

Sân sau chùa có khoảng vài chục cái chum đựng nước lớn có đường kính cỡ 3m, cao 2m, các hoà thượng trẻ tuổi mỗi sáng phải đổ đầy các chum nước trước khi chuông vang lên, nước sinh hoạt và tưới cây hàng ngày đều lấy từ đây. Trong đó lại có hai cái chum không giống với những cái chum khác, bên ngoài chum có gắn bậc thang bằng gỗ, cái này là chuẩn bị cho Tiểu Tịnh Trần, cô bé mới năm tuổi nên còn quá thấp, cao chưa tới nửa cái chum. Thùng nước mà Tịnh Trần dùng cũng nhỏ hơn những thùng nước khác, hơn nữa mỗi lần chỉ dùng một cái thùng nước đó, thời gian đổ đầy hai cái chum cũng bằng với thời gian các hoà thượng khác đổ đầy những cái chum còn lại. Sau khi gánh nước xong thì có thể cùng ăn sáng với các hoà thượng lớn tuổi đọc kinh buổi sáng.

Thói quen tốt này đương nhiên sẽ được bé mang theo khi xuống núi. Đúng 5 giờ sáng, đồng hồ sinh học của cô bé còn chuẩn hơn cả giờ Bắc Kinh. Cô bé thức dậy đúng giờ, chớp chớp mắt, trở mình một cái mới phát hiện mình bị ba ôm trong ngực, cô bé bỗng chốc mềm lòng, thì ra cha sợ tối đến mức này.

Bé con tốt bụng ngẩng đầu sờ đầu cha, Bạch Hi Cảnh vốn ngủ không say lập tức tỉnh giấc, vừa mở mắt, anh suýt chút nữa bị ánh mắt hiền từ của đứa con ngoan làm cho chói mắt, cô bé chớp mắt: “Ba, tối qua ba ngủ có ngon không?”

Bạch Hi Cảnh lặng lẽ Tiểu Tịnh Trần ra, ho nhẹ một tiếng, trả lời đầy dối lòng: “Ngon.”


Tiểu Đầu Trọc nở nụ cười thỏa mãn, cô bé nhanh chóng bật người dậy, bắt đầu mặc quần áo, Bạch Hi Cảnh đơ người, đây là logic gì vậy?

Tịnh Trần mặc xong quần áo rồi xuống giường, Bạch Hi Cảnh không kiềm chế được tò mò bèn mở miệng hỏi: “Con định làm gì?”

“Gánh nước…” Nghĩ lại có gì đó không đúng, tối qua cô bé tận mắt nhìn thấy cái vòi tự động chảy nước ra, ở chỗ ba hình như không cần gánh nước. Tiểu Tịnh Trần nghiêng đầu hồi tưởng lại lời dạy của sư phụ, nói chắc như đinh đóng cột: “Con đi tập thể dục buổi sáng”.

Lúc này, Bạch Hi Cảnh mới nhớ lại quy luật làm việc và nghỉ ngơi ở trên núi, nhớ lại năm xưa lúc anh mới xuống núi có nhiều điều không quen, cũng siêng năng, cũng tập luyện. Nhưng bây giờ thì… Quả nhiên là sa đọa rồi?

Thế là buổi sáng đầu tiên sau khi xuống núi của Tiểu Đầu Trọc lại làm cho ba cô bé có cảm giác sám hối một cách sâu sắc với Phật Tổ.

Sau khi sám hối xong, thần trí của Bạch Hi Cảnh lại lần nữa quay về thực tại, anh vừa nâng đầu nằm trên giường, vừa nhìn cô bé bận rộn với một ánh mắt thưởng thức. Xong xuôi, cô bé đứng ở đầu giường, kéo dây kéo của áo khoác thể thao rồi nghiêm túc nói với Bạch Hi Cảnh: “Một ngày bắt đầu từ buổi sáng, sư phụ nói dù ở đâu cũng không thể làm lơ việc tu hành, ba có đi tập thể dục cùng với con không?”


“…” Người cha với cặp mắt hơi thâm đen quay đầu nhìn sắc trời còn chưa sáng hẳn ở ngoài cửa sổ, lắc đầu một cách quyết đoán. Tốt hơn là nên ngủ bù, anh đã quên mất năm phút trước vừa mới âm thầm sám hối với Phật Tổ.

Tiểu Đầu Trọc cũng không có ý kiến gì, chạy đến gần cửa thay giày thể thao rồi đi ra.

Sau khi đứng ngây người khoảng năm phút trước thang máy, bé quyết định đi thang bộ. Khuôn viên khu đô thị Kim Đỉnh có diện tích rất lớn, tuy hộ gia đình không nhiều nhưng đều là những người có tiền, có quyền, có thế lực. Để tạo điều kiện cho các hộ gia đình ở đây có một không gian tập luyện riêng nên ở đây có đầy đủ sân thể dục chuyên dụng, có vườn hoa rộng rãi, một quảng trường nhỏ, còn có sân tennis, sân bóng rổ, và một sân chơi bowling, giống như một trung tâm giải trí mini vậy. Đương nhiên, những thiết bị giải trí ở đây chỉ để phục vụ cho những người sống trong khu đô thị này, người ngoài không được phép vào tiểu khu.

Buổi sáng, người tập thể dục trong khuôn viên không ít, chủ yếu là người lớn tuổi, người chạy bộ trên sân thể dục cũng không ít, đa số là thanh niên. Nhưng trong tiết trời đông giá rét tháng mười hai này thì quả thật là không có nhiều người dậy hít gió lạnh vào lúc năm giờ sáng.

Nhìn sân vận động còn tối đen, nhớ tới các sư huynh sư điệt siêng năng tập luyện ở trên núi, tiểu hoà thượng chợt cảm thấy buồn!


Tiểu hoà thượng thở dài một cái như người lớn, hai cái chân ngắn cũn bắt đầu chạy bộ. Không có sức nặng của thùng nước nên sức lực của tiểu hoà thượng rất dồi dào, hơn nữa năng lượng tiêu hao không nhiều nên chạy rất bền bỉ. Chạy được mười mấy vòng sân, mồ hôi nhễ nhại, nhưng vẫn không cởi áo, cô bé chỉ dừng lại nghỉ ngơi một chút rồi lại tìm một chỗ không khí trong lành tập võ. Các chiêu thức tập luyện của chùa không có tên gọi cụ thể, là các hòa thượng của Võ Tăng Đường truyền từ đời này qua đời khác, hơn nữa, ở trong chùa, các sư phụ sẽ dạy các đồ đệ hết sức nhiệt tình, không giấu nghề, mỗi đồ đệ đều rất chăm chỉ tiếp thu. Đương nhiên, học được bao nhiêu, học tới trình độ nào thì phải xem bản lĩnh của mỗi người, Phật viết: Tạo hóa.

Thật không may, Tịnh Trần lại là một tiểu hoà thượng rất có tạo hóa, đặc biệt là trong việc học võ, chưa học niệm kinh đã học đánh người. Cho nên đừng xem thường bé tuổi còn nhỏ, trong Võ Tăng Đường, bé cũng rất lợi hại đất.

Trời dần sáng, người tập thể dục càng lúc càng nhiều, tới cuối giờ Mão (cỡ 7 giờ sáng), cô bé chuẩn bị quay về nhà. Khi đi ngang qua quảng trường, cô bé thấy rất nhiều người già hình như đang đánh quyền, nhưng động tác lại khá chậm.

Bé con không biết Thái Cực Quyền là gì, cứ tưởng là một môn võ thuật mới liền đứng lại xem, cụ già tóc bạc đứng hàng đầu tiên liền cười nói: “Cháu bé, có muốn tập cùng chúng ta không?”

Bé con suy nghĩ một lúc, lắc đầu: “Học lỏm võ công của người khác là không đúng.”

Giọng nói trong trẻo của trẻ con rất vang, một vài cụ già ở phía trước đều nghe thấy, rồi nhìn lại dáng vẻ nghiêm túc của Tiểu Đầu Trọc và bật cười: “Ha ha, cháu bé, nếu cháu học được sẽ không gọi là học lỏm nữa.”

Hơn nữa, mấy năm nay, học Thái Cực Quyền đã rất phổ biến và trở thành bài tập dưỡng sinh của người cao tuổi, đâu cần phải học lỏm nữa. Có điều, những cụ già trước mặt thấy bé dễ thương đáng yêu nên cố ý trêu chọc, nhưng Tiểu Đầu Trọc thì lại không hề hay biết điều này.


Thái Cực Quyền bắt nguồn từ Võ Đang, vào thời đó, các nhà võ thuật đều rất có tính quy phạm, chặt chẽ. Hoà thượng thuộc phái Thiếu Lâm, hoà thượng Thiếu Lâm sẽ không học và cũng không có khả năng học lỏm Thái Cực của Võ Đang. Chùa Bồ Đề ở ẩn đã nhiều năm rồi nên chắc hẳn không hay biết trên đời có một loại võ thuật là Thái Cực Quyền, Tịnh Trần càng không thể biết. Bé con háo hức nắm chặt tay, nghiêm túc hỏi một câu: “Thật không ạ?”

“Đương nhiên.” Có rất nhiều ông lão bà lão cũng phụ họa theo, ông lão hàng đầu còn vẫy tay với bé: “Lại đây, để ông dạy con.”

“Không cần đâu ạ, nếu ông dạy con thì con phải bái ông làm sư phụ, nhưng con đã có sư phụ rồi.”

Lời của bé làm cho các ông bà lão ngạc nhiên, ông lão cười không để bụng. Nhưng rất nhanh sau đó, nụ cười trên mặt ông lập tức đông cứng, không cười nổi nữa, mà không chỉ ông, những ông bà lão khác đang tập quyền cũng dừng động tác lại, nhìn cô bé một cách nhạc nhiên.

Chỉ thấy Tiểu Đầu Trọc mím chặt môi, mặt nghiêm túc, bắt đầu đánh Thái Cực Quyền, mỗi chiêu thức đánh ra đều rất có hồn, bắt đầu từ tư thế đứng, rồi đến xoay, di chuyển, đẩy, đỡ, từng động tác đều rất ra dáng, còn ra dáng hơn những ông bà lão hay tập luyện thường xuyên nữa. Đang đánh, bỗng cô bé chợt dừng lại, mơ hồ nhìn ông lão: “Tiếp theo đánh thế nào ạ? Lúc nãy tới đoạn này ông không đánh tiếp.”

Ông lão ngạc nhiên hết sức: “Cháu từng học qua rồi sao?”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận