Nhất Phẩm Giang Sơn



Nhưng lại không thể gấp gáp, phải chậm rãi mà làm. “Nếu năm nay chảy về hướng đông thêm hai phần, thì sông tự nhiên chảy về hướng đông, gần thì hai ba năm, xa thì bốn năm năm, đợi đến khi đã qua tám phần, con sông cũng đã được khuyếch rộng, đê Thương, Đức đều đã vững chắc, dòng chảy phía bắc tự nhiên sẽ ngày càng giảm, có thể ngăn lại, hai đường đều không hại rồi.”

Biện pháp này hiển nhiên là ổn thỏa, nhưng thời gian kéo dài, quan lại không thể lấy làm vui.

Nhưng Triệu Trinh và Phú Bật vẫn rất coi trọng lời nói của Triệu Tông Tích… Gọi y vào Ngự Đường, tự mình hỏi:
- Nếu hiện tại không thừa dịp dòng chảy về hướng đông thuận lợi, nhanh chóng bịt dòng chảy về hướng bắc, về sau thế sông thay đổi thì phải làm sao ?

Triệu Tông Tích đáp:
- Đê vững chắc thì nước chảy về hướng đông ngày càng tăng, bắc lưu ngày càng giảm, làm sao lại phải lo lắng sẽ thay đổi? Nếu đê bị xói mòn, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được, lúc này nên cố gắng hết sức bảo vệ đê phía trên.

- Làm sao để bảo vệ đê phía trên?
Phú Bật hỏi.

- Nếu như là năm trước, quả thật rất khó bảo toàn. Nhưng hiện tại chúng ta có xi măng bê tông, có thể vượt qua lũ lụt mà không cần lo lắng. Huống chi đê trên ở bờ sông đảm nhiệm dòng chảy Hà Bắc, còn sợ khó có thể giữ được. Nếu như tùy tiện chặn ngang qua, làm sao có thể bảo vệ được?

Triệu Trinh gật đầu, lão cảm thấy rất có đạo lý, hỏi:
- Nhưng nếu nước sông phân làm hai nhánh, thì khi nào sẽ có hiệu quả?

- Nếu đê ở phía trên còn, dòng chảy về phía đông nhất định sẽ tăng, bắc lưu nhất định sẽ giảm. Cho dù chia làm hai nhánh, không thấy có hiệu quả, đối với quốc gia cũng không có hại. Tại sao như thế? Nước tây bắc đều chảy đến Sơn Đông, cho nên gây hại lớn, phân ra thì hại nhỏ. Có ít người vội vàng chặn dòng chảy phía bắc, đều là vì mưu đồ cho bản thân, không để ý đến quốc lực và hoạn nạn của dân chúng!
Triệu Tông Tích căm phẫn nói.

- Nếu chế ngự hai con sông, phí lao động có phải cao quá hay không?
Triệu Trinh liền hỏi.

- Kết hợp lại làm một, phí lao động tự nhiên sẽ tăng gấp đôi, phân ra làm hai thì phí lao động sẽ giảm phân nửa. Hiện giờ tài lực dòng chảy phía bắc giảm một nửa để chuẩn bị chảy về hướng đông, thế thì ổn rồi.
Triệu Tông Tích đáp.

- Nói rất đúng.
Triệu Trinh gật đầu khen ngợi:
- Quả nhân đã bị ngươi thuyết phục rồi.
Nói xong nhìn Phú Bật:
- Thừa tướng nghĩ sao?

- Vi thần cũng rất đồng ý.
Phú Bật cung kính nói… Cuối cùng, dưới sự ủng hộ của Triệu Trinh và Phú tể tướng, phương án công trình trị thủy đã quyết định. Tu sửa con đê của dòng hướng đông, đợi nước chảy về hướng đông đạt tới khoảng tám phần… Đương nhiên là do tự nhiên đạt tới, chứ không phải do con người làm ra… Lại chặn dòng chảy phía bắc, làm cho Hoàng Hà chảy về hướng đông.

Cũng bổ nhiệm Triệu Tông Tích làm Tri đô thủy giám, Triệu Tông Thực làm công dịch công trình hai nhánh sông. Một người giám sát, một người quản lý công trình trị thủy.

Hoàng thượng xem ra có thể vừa đảm bảo công trình trị thủy có thể tiến hành thuận lợi, có vấn đề gì lại có thể báo cáo kịp thời. Có thể nói là tuyệt đối không có sai sót nhầm lẫn.

Triệu Tông Thực lúc đầu cũng không muốn nhận bổ nhiệm này. Công trình trị thủy gần đây toàn bị xem là xui xẻo, tuy rằng quyền lực rất lớn, nhưng nho thần lại tránh còn không kịp… Nói trắng ra là nhóm sĩ phu cho là phí sức. Đưa ra quyết định còn có thể, muốn bọn họ dãi nắng dầm mưa, ăn ở trên đê thì không có cửa đâu.

Thứ hai, tuy rằng “Tri đô thủy giám” là một tiểu quan bình thường, nhưng lại có quyền tiến hành thẩm tra can thiệp đối với công trình trị thủy. Điều này làm cho Triêu Tông Thực có cảm giác bị Triệu Tông Tích cưỡi ở trên đầu.

Nhưng phụ thân lại cho mưu sĩ Mạnh Dương khuyên y. Thời gian phi thường phải làm việc phi thường, hoàng thượng bổ nhiệm càng khổ càng mệt thì lại càng không thể từ chối. Đây là cơ hội tạo dựng hình tượng không ngại vất vả, dám đảm đương trọng trách của mình.

Vả lại, công dịch của công trình hai nhánh sông chưởng quản mấy chục vạn dân phu, mấy triệu quan vật liệu. Là chủ soái trị hà, Tri đô thủy giám chẳng qua chỉ là giám quân không có thực quyền mà thôi, bên nào nặng bên nào nhẹ xem cái là hiểu được ngay.

Triệu Tông Thực lúc này mới vui vẻ lĩnh mệnh…

Ngoài công trình trị thủy sông Hoàng Hà còn có một chuyện đại sự khác, đó là chiến tranh.

Người khơi mào ngọn lửa chiến tranh lần này không phải người Khiết Đan, cũng không phải người Liêu, lại càng không phải là người Thổ Phiên, mà lại là người Ấp La ở phía tây nam.

Ấp La từng là mảnh đất thuộc về lãnh thổ Đại Đường, nhưng nhân lúc nhà Đường loạn Ngũ Đại mà giành được độc lập thực sự. Sau khi Đại Tống được thành lập, lại nhanh chóng quy phục, trở thành nước phụ thuộc Đại Tống. Thoạt đầu thì rất thành thực nghe lời, sau đó cho tới năm mươi năm trước, đại tướng Lý Thế Vi tự lập mình làm người thống trị. Sau khi lập nên vương triều nhà Lý liền thay đổi thái độ một cách khéo léo đối với đại Tống.

Mặc dù vẫn quy phục cống nạp nhưng trong lòng ngược lại không phục. Ỷ vào không ai cai quản lôi kéo các tộc trưởng vùng biên cương, từng bước xâm chiếm lãnh thổ và nhân dân đại Tống. Sau vài thập niên, mặc dù triều Tống có xem Tây Bình châu cũng như Ung Châu là của mình, nhưng trên thực tế thì nơi đó vốn thuộc quyền thống trị của người Ấp La.

Người Ấp La rất khôn ngoan, không dễ dàng xung đột trực tiếp với đại Tống, mà bọn họ thường sử dụng bộ tộc ở Tây Bình châu xâm lấn, hoặc giả trang thành người của Tây Bình châu để xâm nhập vào vùng đất này.

Mã Chí Thư chính là một trong những thủ lĩnh Mã bộ của bốn bộ tộc ở Tây Bình châu. Cha của y không nghe lệnh nên bị người Ấp La giết chết, y không nghe lệnh nên cũng bị người Ấp La bắt giam vài năm, nhưng vì bọn họ phát hiện có giết y thì cũng không giải quyết được vấn đề nên đành phải thả y trở về.

Chính là một tên tù nhân như thế, lại có thể quấy nhiễu đến mức khiến cho hơn một nửa triều Tống không yên, khiến người Ấp La thấy được Thiên triều chỉ là miệng hùm gan sứa mà thôi.

Sau khi Lý Nhất Tồn lên làm vua, dứt khoát không thực hiện chế độ triều cống nữa thì sự quấy nhiễu đối với Đại Tống ngày một tăng lên trong khi Đại Tống vì dồn toàn bộ sự chú ý của mình để tập trung đối phó với vấn đề ở phương bắc, cộng thêm khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, nên chỉ có thể áp dụng phương pháp xử lý ôn hòa, không so đo quá nhiều.

Nhưng như vậy lại càng khiến cho Lý Nhất Tồn không thèm kiêng nể gì. Tháng hai năm ngoái cướp bóc ở Khâm Châu gồm các động Tư Bẩm, Cổ Sâm, Thiếp Lãng… tổng cộng mười chín thôn, số người và gia súc nhiều không thể kể. Tháng giêng năm nay lại lấy cớ Đại Tống Thổ ty Vi Huệ Chính âm thầm thu nhận và giúp đỡ dân chúng Ấp La bỏ trốn sang biên giới, lệnh cho thổ dân Giáp Động Ấp La tiến quân vào lãnh thổ triều Tống.

Đô Tuần Kiểm Đại Tống – Tống Sĩ Nghiêu cùng nhiều người nữa phát binh chống đỡ, đánh lui quân địch xâm lấn, đồng thời đuổi người Ấp La trở lại đất của mình, giết chết không ít binh lính Ấp La.

Lý Nhất Tồn giận tím mặt, rất nhanh sau đó liên hợp cùng dân tộc Giáp Động xuất binh xâm nhập biên giới triều Tống. Lần này đội quân trên danh nghĩa có tới năm trăm nghìn, nhưng trên thực tế cũng có khoảng năm mươi nghìn, vượt xa so với suy đoán của người triều Tống. Kết quả là quân Tống đại bại, Tống Sĩ Nghiêu chết trận. Sau khi giành thắng lợi, quân Ấp La không rút quân mà đem binh tiến lên phía bắc, muốn nhân cơ hội này đánh một trận lớn.

Quân tình truyền về triều đình Đại Tống, khiến cả triều đình một phen hoảng sợ, lập tức ra lệnh cho Quảng Tây Đô Chuyển Vận Sứ – Vương Hãn nhanh chóng tổ chức binh lực đẩy lùi quân địch. Nhưng mấy năm nay, quan hệ giữa triều đình với Tây Hạ, nước Liêu trở nên căng thẳng, đồng thời quân đội trú đóng ở Đại Lý thấy Quảng Tây vô sự nên sớm đã điều động toàn bộ quân đội trở về. Vương Hãn không ngờ quân đội tấn công lần này lên tới ba mươi nghìn người, e sợ bị kẻ địch chặn đường lui, có thể mất Ung Châu nên không dám chia binh nghênh địch.

Kết quả là mặc cho người Ấp La đốt giết và cướp bóc khắp nơi, tại biên giới Quảng Tây tiếng kêu vang khắp đất trời…Trong Ngự Đường, hoàng cung Biện Kinh.

- Không ngờ sự việc lại trở nên như thế!
Triệu Trinh thương cảm, thở dài nói:
- Vương Hãn cũng là một vị tướng già, sao lại bị đánh cho đến mức hồ đồ như thế?

- Bệ hạ bớt giận, Vương Hãn đã già, thế nên người già tất nhiên sẽ cầu yên ổn.
Tăng Công Lượng hồi bẩm nói:
- Huống chi Vương Hãn muốn đảm bảo Ung Châu không bị chiếm, lại còn phải bảo vệ đường đồng tỉnh Điền*, nên binh lực khó tránh khỏi yếu thế. Thêm vào đó, thành thị làng mạc ở phía tây nam Ung Châu phần lớn là đều là dân tộc bản địa, không phải là người Hán chúng ta. Vương Hãn dĩ nhiên phải phân biệt nặng nhẹ.

*tỉnh Điền: tên khác của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

- Không nên phân biệt Thổ, Hán gì cả, tất cả đều là con dân của Đại Tống chúng ta.
Triệu Trinh lắc đầu nói:
- Ràng buộc, ràng buộc, lung lạc, dụ dỗ. Nếu chỉ cứu người Hán mà không để ý đến dân chúng Thổ tộc thì sẽ khiến cho quan hệ Hán, Man ngày càng thêm lục đục, thà rằng bỏ luôn Quảng Tây còn hơn!

- Bệ hạ thánh minh.
Đám tướng công tán dương.

- Không cần nịnh bợ.
Triệu Trinh lắc đầu nói:
- Xem ra muốn trông cậy vào Vương Hãn thì không được rồi, phải điều thêm binh trợ giúp lão. Các ngươi xem, có thể điều binh từ đâu tới?

- Hồi bẩm bệ hạ.

Vương Củng Thần đến hôm nay cuối cùng cũng đạt được ước muốn, thăng chức lên làm Xu Mật Sứ, nói:
- Có thể điều binh hiện tại không ngoài ba nơi là Quảng Đông, Hồ Nam, và Đại Lý. Nhưng binh lính Hồ Nam nhiều năm qua chỉ biết luyện binh, không có kinh nghiệm thực chiến, chỉ sợ là không gánh nổi trọng trách. Quảng Châu binh ít, lại là nơi trọng yếu, cho dù phát binh cũng chỉ như muối bỏ biển, cuối cùng cũng là vô ích.
Dừng lại một lúc, nói:
- Chỉ có khoảng năm mươi nghìn quân đội đóng ở Đại Lý, hơn nữa lại có kinh nghiệm thực chiến, có thể chịu được thuyên chuyển.

Chúng tướng công vừa nghe xong, ai cũng hiểu đây là gã lấy việc công làm việc tư. Đảng phái của Triệu Tông Thực từ trước tới nay vẫn luôn muốn năm mươi nghìn quân Đông Xuyên – thành phần nòng cốt của Triệu Tông Tích, sớm rời khỏi Đại Lý. Chỉ sợ đội quân này một khi rời khỏi tỉnh Điền thì ngay lập tức sẽ gặp phải số mệnh trước tiêu hao sau chia tách thôi.

- Không thể được, Đại Lý vừa mới phụ thuộc, lòng người chưa định. Ba nhà Đoàn thị, Cao thị, Dương Thị thực lực hùng hậu, dã tâm bừng bừng. Nếu đại quân rút khỏi tỉnh Điền mà bị người khác nhân cơ hội chiến thành Đông Xuyên, lúc đó Đại Tống chúng ta không chỉ mất đi một đồng nguyên mà còn vứt bỏ cả nỗi âu lo về Đại Lý!
Vương Khuê không thể không cứng miệng nói.

- Vũ Ngọc huynh không biết rồi.
Vương Củng Thần cười nói:
- Chúng ta có thể để cho ba nhà kia đồng thời xuất binh hỗ trợ tiêu diệt, để cho quân Đông Xuyên đem theo bọn họ ra khỏi tỉnh Điền, có con tin của ba nhà ở trong tay, ai còn dám có chủ ý với thành Đông Xuyên nữa chứ?

- Ý Hàn ái khanh thế nào?
Triệu Trinh nhìn chằm chằm Hàn Kỳ hỏi. Từ sau khi trở thành trợ thủ của Phú Bật, Hàn Kỳ liền im lặng là vàng, quan gia không hỏi thì ông ta tuyệt đối không mở miệng.

- Vương xu tướng nói rất đúng.
Hàn Kỳ liền đáp:
- Quả thật điều động binh lính ở Đại Lý là thích hợp nhất.

- Nhưng nếu cứ như vậy thì đội quân này liền biến thành một món thập cẩm.
Tăng Công Lượng nói:
- Ba nhà kia vốn có rất nhiều mâu thuẫn, thêm vào đó, bọn họ chưa chắc đã thành tâm với hoàng triều chúng ta, chỉ sợ đến lúc đó mỗi người đều có mục đích riêng thì bọn họ lại trở thành vật cản thôi.

- Vấn đề này không khó. Long Đồ Các Trực học sĩ – Phạm Trấn nắm giữ quân Đông Xuyên, trấn thủ ở Đại Lý nhiều năm, đối với thủ lĩnh của ba nhà vẫn còn có sức uy hiếp.
Vương Củng Thần nói:
- Có y ở đó, hẳn là không ai có thể lật trời.

- Phạm Trấn không nên nắm giữ ấn soái.
Tôn Biện thản nhiên nói:
- Đây là tổ chế.
Triều Đại Tống vì phòng ngừa quân đội tư nhân hóa, nên từ trước đến nay vẫn là luyện binh không mang theo binh, mà mang theo binh thì không tác chiến.

- Cái này…
Vương Củng Thần không nhịn được nói:
- Chuyện khác nhau có cách giải quyết khác nhau chứ…

- Đại Lý vốn là trời ở cao, đất ở xa, nên càng phải tuân theo tổ chế một cách nghiêm ngặt.
Tôn Biện chậm rãi nói.

- Được rồi, được rồi.
Triệu Trinh không cho hai người bọn họ ầm ĩ nữa, nói:
- Hay là đổi người khác đi vậy.

Nhưng có thể phái ai đi đây? Trong những danh tướng của triều Đại Tống thì Vương Đức Dụng, Lý Chiêu Lượng đã già, Địch Thanh phải ở bên cạnh vua, Tôn Miện nổi danh vì tham lam tàn khốc, vả lại gã vừa mới phạm tội mà bị giáng chức, còn lại một người là Dương Văn Quảng thì phải trấn thủ biên giới phía tây, không thể dễ dàng điều động.

Suy nghĩ một chút, có thể thấy trong vòng một hai chục năm qua, ngay cả một võ tướng cũng không xuất hiện, điều này cho thấy viện Võ học cần thiết tới mức nào.

Triệu Trinh không khỏi tự giễu cười nói:
- Từ trước đến nay, mỗi khi Đại Tống ta có việc, luôn không thiếu những danh tướng đứng ra gánh vác. Nhưng hiện tại, ngay cả một tướng quân xử lý quân vụ cũng không thể chọn ra…

Bốn vị tướng công của Xu Mật Viện khẩn trương khom người thỉnh tội nói:
- Chúng thân không làm tròn bổn phận!

- Đã biết không làm tròn bổn phận, vậy hãy nhanh chóng tổ chức cho tốt viện Võ Học cho trẫm, đừng lúc nào cũng nghĩ trộn lẫn cát bụi trong đó.
Triệu Trinh không nặng không nhẹ dạy dỗ vài câu, Vương Củng Thần nghe được thì lạnh gáy, ý quan gia chính là ám chỉ ông ta chứ ai.

Chẳng qua lúc này không phải lúc truy cứu, Phú Bật hạ giọng nói:
- Bệ hạ không cần thương cảm. Danh tướng đều là từ chiến trường mà ra, hiện nay thiên hạ thái bình lâu ngày, tất nhiên sẽ không có danh tướng xuất hiện, đây cũng là hạnh phúc của thiên hạ.

Vẻ mặt Triệu Trinh lúc này mới khá hơn đôi chút.

- Theo thần được biết, quan quân Đông Xuyên đều là những binh lính xuất thân từ Tây quân, dũng mãnh thiện chiến, chỉ thiếu một Thống soái để điều khiển toàn cục mà thôi.
Tôn Biện nói tiếp:
- Nếu nhất thời không thể tuyển ra người thích hợp, sao không từ trong những hoàng tử chọn ra một người, đến Quảng Tây điều khiển tất cả quân đội.

- Hồ đồ, hoàng tử nào có thể đánh giặc chứ?
Triệu Trinh quả quyết lắc đầu nói.

- Cũng không cần y phải bày mưu nghĩ kế gì, chỉ cần phối hợp tốt các bộ phận, nếu nhất thời không thể toàn thắng thì chỉ cần đem các bộ phận dân chúng bảo vệ cho tốt, rồi cùng Lý Nhất Tồngiằng co là được. Ấp La chẳng qua chỉ là nước nhỏ, bất kể là quốc lực, quân lực, hậu viên lương bổng căn bản không thể sánh ngang với ta được. Nếu cứ kéo dài lâu ngày, tất nhiên bọn chúng không chiến tự lui!

- Nhi thần nguyện đi!
Tôn Biện vừa mới nói xong thì một giọng nói hùng dũng vang lên, dọa cho đám tướng công nhảy dựng lên.

Giọng nói phát ra từ Ngự Tiền Quan Chính này là của “Hoàng trưởng tử” Triệu Tòng Cổ. Trong khi Quan gia và đám tướng công bàn luận chính sự, y luôn luôn dụng tâm lắng nghe. Khi nghe Tôn Biện nói như vậy, đột nhiên tim trong người nhảy loạn, máu chảy lên não, liền không kìm nổi phát ra câu này từ cổ họng. Thấy mọi người đều quay lại nhìn mình, y cắn răng, ngẩng đầu lên nói:
- Nhi thần thuở nhỏ khổ công đọc binh thư, cũng coi như có chút thành tựu. Mặc dù chưa từng trải qua chiến trường, nhưng theo những gì Tôn tướng vừa nói thì nhi thần có thể đảm đương nhiệm vụ này! Có nhi thần trấn thủ Nam Cương chặt chẽ, phụ hoàng có thể yên tâm kê cao gối ngủ!

Triệu Trinh giật mình, trầm ngâm nhìn chằm chằm Triệu Tòng Cổ, sau một lúc lâu mới nói:
- Tòng Cổ đúng là một người con tốt của Triệu gia ta. Chẳng qua quả nhân đã có sắp xếp khác dành cho con, ta không thể để con đi Quảng Tây được.

Thấy khuôn mặt Triệu Tòng Cổ lộ vẻ thất vọng, Triệu Trinh nhẹ nhàng giải thích nói:
- Con cũng biết, công việc quan trọng nhất hiện nay là trị thủy, nhưng hai người đệ gàn dở kia của con một thì muốn nhanh chóng, một thì muốn trì hoãn, còn không phải là càng đấu đá nhau túi bụi hay sao? Quả nhân nếu không quản thì chắc chắn sẽ xảy ra chuyện lớn.
Nói xong ông ta nhìn Triệu Tòng Cổ:
- Cho nên quả nhân muốn con đến đó thay Tông Tích, con lão luyện thành thục nên quả nhân rất yên tâm.

- Vâng…
Triệu Tòng Cổ cũng không biết là vui mừng hay thất vọng nữa, lĩnh mệnh nói:
- Nhi thần xin nghe theo sắp xếp của phụ hoàng.

- Lòng trẫm cũng được an ủi rồi.
Triệu Trinh khen gợi gật đầu, chuyển đề tài nói:
- Về phần ứng cử viên nắm giữ ấn soái, quả nhân thấy vẫn phải dùng lão tướng, bằng không chủ soái vô năng thì chỉ khổ ba quân mà thôi!

- Quan gia nói rất phải.
Tăng Công Lượng cung kính nói.

- Hãy để cho Tôn Miện nắm ấn soái đi.
Triệu Trinh lại nói.

- Cái này…
Tăng Công Lượng lập tức nghẹn họng. Tôn Miện là trợ thủ của Địch Thanh khi bình định phía nam. Địch Thanh bởi vì bị nghi kỵ nên sau khi bình định nổi loạn đã không còn lãnh binh, Tôn Miện liền tiếp quản quân đội của ông ta, nơi nào có phản loạn thì liền phái gã tới trấn áp. Sau đó, Địch Thanh lại thăng chức làm Xu Mật Sứ, gã thì làm Xu Mật Phó Sứ.

Năng lực của Tôn Miện tất nhiên không cần bàn cãi, nhưng tên này cũng nổi tiếng tham tiền háo sắc. Theo lẽ thường chỉ cần là nam nhân thì không thể không có hai tính không tốt này, nhưng lộ liễu, không kiêng nể gì như gã thì quả thực là không có ai…

Binh lính thủ hạ của Tôn Miện, cả ngày bôn ba, cũng chẳng nhàn rỗi gì. Nhưng không phải luyện ra để hành quân, mà là đi buôn bán hàng hóa kiếm tiền. Việc này khiến người khác vô cùng khinh bỉ, nhưng đây lại là hoàn cảnh cho phép, bởi vì người khác cũng làm như thế.

Sự tàn nhẫn của Tôn Miện nằm ở chỗ ai dám cản con đường phát tài của gã thì đều phải nhà tan cửa nát! Những đối thủ không thức thời này cuối cùng đều chết một cách oan uổng. Mặc dù gã chưa bao giờ để lại chứng cớ phạm tội, nhưng sự tình xảy ra nhiều lần, ai cũng sẽ cảm thấy kỳ quái. Vì sao ngươi bị xui xẻo thì phải đi gặp Diêm Vương báo cáo? Chẳng lẽ Tôn mỗ là con riêng của Diêm Vương hay sao?

Ngoài tàn nhẫn ra, người này còn đặc biệt nham hiểm và thâm độc. Sau khi Địch Thanh bị xa lánh mà phải rời kinh, gã cũng ra tay với Hàng Châu.

Hàng Châu là một vùng đất tốt, phong cảnh tuyệt đẹp, tập hợp rất nhiều phú hộ, chính là rất hợp với khẩu vị của Tôn đại nhân.

Nhưng vừa nghe nói Tôn Diêm Vương sắp tới thì đám phú hộ Hàng Châu đều vội vã chuyển nhà…

Sau khi Tôn Miện biết được việc này, cũng đành phải chấp nhận…Thay vì hối hận vì mất đi, không bằng nắm chắc những thứ hiện tại. Vì thế gã cho người điều tra những phú hộ còn lưu lại Hàng Châu, xem những người này có gì tốt để vơ vét hay không.

Kết quả biết được một ông chủ lớn tên Hứa Minh có giấu một trăm viên châu báu quý hiếm, cùng với một bức “Ưng đồ”… chính là một loại đồ cổ càng hiếm thấy! Những thứ này khiến một Tôn Miện vốn sẵn tính tham lam càng thèm muốn.

"Nhất
"Nhất
"Nhất
"Nhất

]
- Điều này…
Sắc mặt Tư Mã Quang buồn bã, cúi đầu nói:
- Bệ hạ xin thứ cho thần không thể phụng chiếu, biên soạn Khởi Cư Chú vốn là nên viết đúng sự thật, nếu quan gia có chỗ tự thấy không ổn, cẩn phải sửa chữa thì vi thần cũng liền cắn răng theo lệnh. Nhưng nếu từng giây từng phút đều phải viết sai sự thật thì vi thần muôn lần chết cũng không thể tuân theo.

- Ha ha…
Triệu Trinh cực kỳ vừa lòng với đáp án này, vốn chính vì sự cẩn thận này nên ông ta mới dùng Tư Mã Quang, nhưng càng gần gũi tiếp xúc về sau, ông ta mới phát hiện thì ra đây là một người tài. Thế nên ông ta liền kiên định hơn với ý nghĩ của chính mình, mỉm cười nói:
- Ngươi đã hiểu lầm rồi, quả nhân đã ở ngôi vị này hơn bốn mươi năm, mấy trăm vạn chữ trong Khởi Cư Chú gần như chưa sửa chữ nào. Quả nhân tự nhận cúi đầu, ngẩng đầu đều không thẹn với lương tâm, mặc cho người đời sau bình luận!

Tư Mã Quang lên làm chức quan này thì có thể xem bản ghi chép của những người tiền nhiệm, tất nhiên biết được lời của Hoàng đế là thật hay giả. Nhưng đến lúc mình làm, tại sao lại bắt đầu chuyển giọng? Điều này sẽ khiến cho hậu nhân đánh giá mình như thế nào? Có thể coi mình là một loại nhu nhược hay không?

- Trước có xe, sau có vết bánh xe, không biết bệ hạ vì sao lại muốn thay đàn đổi dây?
Ông ta đành phải kiên trì đến cùng, hỏi.

- Bởi vì tình thế không giống lúc trước.
Triệu Trinh thở dài, trầm giọng nói:
- Thân thể của quả nhân mỗi năm càng yếu đi, nhiệm vụ sau này chính là vì Đại Tống mà tuyển chọn ra một vị quân vương xứng đáng, khiến cho quốc gia vững vàng trải qua thời kỳ quá độ. Xã tắc nặng tựa Thái Sơn, lúc này trước mắt, những việc khác đều có thể lui lại, rõ chưa?

Nghe xong lời Hoàng đế vừa nói, Tư Mã Quang khẩn trương trả lời:
- Bệ hạ chẳng qua mới năm mươi tuổi, thánh thể khỏe mạnh…

- Không cần phải theo ý kiến của đám thường nhân đâu!
Triệu Trinh bình tĩnh xen lời gã:
- Quả nhân từ năm trước tới nay, thân thể ngày càng suy yếu, đám thái y không dám nói thật, nhưng ta tự biết. Hoàng Khảo, hoàng tổ thánh thọ cũng chưa vượt qua được sáu mươi tuổi, ta nghĩ ta cũng khó có thể ngoại lệ rồi.

- Mỗi người có một thọ hạn khác nhau, sao có thể vơ đũa cả nắm được?
Tư Mã Quang hạ giọng nói:
- Chỉ cần quan gia bồi dưỡng nguyên khí, điều dưỡng sinh cơ, thì không còn phải lo đến việc kéo dài thánh thọ.

- Ha ha, các bậc đế vương từ xưa tới nay, bất kể là anh minh hay hôn quân, ai nấy đều muốn trường sinh, đều kiêng kỵ chữ “tử” này. Nhưng tự thiên cổ, ai có thể thoát khỏi?
Triệu Trinh lắc đầu nói:
- Không đề cập tới chẳng qua là tự lừa mình mà thôi. Nhưng nhân lúc tỉnh táo mà không nghĩ tới hậu sự, sau này trước lúc lâm nguy có muốn nói cũng không nói được, thậm chí còn bị bọn đạo chích giả truyền di chiếu, mang đến tai họa lớn cho xã tắc, thậm chí còn có cả họa mất nước. Ngươi là Sử gia, chẳng lẽ thấy không đủ loại sự tình này được ghi chép trong sách vở ngày xưa sao?

Loại chuyện như vậy đương nhiên rất nhiều, Tư Mã Quang gật đầu. Sau một lúc trầm mặc, mới thấp giọng nói:
- Thần… tuân chỉ.

- Tốt lắm.
Triệu Trinh vuốt cằm khen ngợi, sau đó liền bày mưu đặt kế cho Tư Mã Quang, đem chuyện vừa rồi Triệu Tòng Cổ cầu được lĩnh quân mà không được, rồi việc phái Triệu Tông Tích làm giám quân, sửa chữa thành, Triệu Tòng Cổ tự đề cử bản thân cùng Tông Tích giám quân hoặc làm tướng, vân vân.

- Thật ra thì Tòng Cổ và Tông Tích đều thích hợp, có biết vì sao quả nhân lại không cho Tòng Cổ đi không?
Triệu Trinh suy nghĩ một lúc, hỏi.

- Vi thần không dám đoán bừa.
Tư Mã Quang thấp giọng nói.

- Nhưng nói thì không sao cả.
Triệu Trinh thản nhiên nói:
- Hôm nay những gì nói ở đây chỉ có ta biết, ngươi biết. Quyết không được tiết lộ cho người ngoài, đã hiểu chưa?

- Vi thần đã hiểu.
Tư Mã Quang đành phải cắn răng nói:
- Vi thần cho rằng binh quyền vẫn là nên nằm trong tay của hệ Thái Tông.

- Không sai…
Triệu Trinh chợt liếc Tư Mã Quang một cái, đột nhiên phát hiện người này không đơn giản, thấp giọng nói:
- Hãy để cho người có chữ lót “Tông” nắm quân đi, dù thịt nát thì vẫn nên ở trong nồi.

Tư Mã Quang cảm thấy rùng mình, quả nhiên đoán trúng. Triệu Trinh sở dĩ không cho Triệu Tòng Cổ lãnh binh, có lẽ là đã nhìn trúng Triệu Tông Tích, nhưng hơn thế nữa, vẫn là lo lắng hệ Thái Tổ một lần nữa nắm binh quyền. Triệu Nhị năm đó xử lý Đại Phòng rất sạch sẽ. Bất kể thế nào, Triệu Trinh cũng không muốn chuyện giống như vậy xảy ra lần nữa.

Gã cảm thấy lạnh buốt dọc theo sống lưng, tính toán trong lòng đế vương quả thật khiến người khác sợ hãi!

Triệu Trinh thấy gã ngẩn người, thản nhiên nói:
- Tin rằng ngươi đã hiểu nỗi khổ tâm của quả nhân, nhưng ngươi không thể nói toạc ra, như thế đối với mọi người đều không có lợi.

- Thần ghi nhớ.
Tư Mã Quang khẩn trương đáp… Lúc đó là giữa mùa hè, giải thi đấu đá cầu lần thứ nhất ở Biện Kinh đã kết thúc, quyết định được sáu mươi bốn đội mạnh sẽ đấu giải tổ chức vào đầu mùa thu.

Thiên hạ thái bình đã lâu, sống trong giàu sang phú quý đã khiến cho người Biện Lương điên cuồng theo đuổi những trò tiêu khiển. Mặc dù các thể loại tiêu khiển, giải trí vẫn không thể so sánh với sau này, nhưng sự cuồng nhiệt và nhập tâm của người Tống đối với giải trí thì đời sau lại không cách nào so sánh được.

Ví dụ như đô vật, chẳng qua chỉ là hai người đàn ông mặc khố vật mà thôi, nhưng lại có thể khiến người triều Tống như si như say trên trăm năm, đồng thời nuôi sống hơn một trăm hội đô vật lớn nhỏ trong thành Biện Kinh, mỗi ngày tiền thu được từ việc đánh bạc có thể lên đến hàng triệu quan.

Hơn nữa, đô vật còn không phải là môn thể thao toàn dân, dù sao chỉ có những người cao to lực lưỡng, cậy mạnh mới dám tham gia đấu vật. Từ mức độ say mê và trình độ tham gia mà nói, môn thể thao đứng đầu tại thành Biện Kinh không thể có gì khác ngoài đá cầu.

Mỗi khi mùa xuân đến, dân chúng thành Biện Kinh đều thi nhau đổ về vườn hoa để đá cầu. Nam nữ già trẻ ai nấy đều có thể làm đối thủ của nhau, người tới ta đi, sao băng đầy trời. Bên trong thành, hễ chỗ nào rộng rãi thì đều có thể biến thành nơi luyện tập đá cầu. Loại hình thể dục thể thao sôi nổi rầm rộ mang tính toàn dân này về sau ở Trung Quốc không thể thấy được.

Trong khi môn đá cầu ở triều Tống chủ yếu lấy vài người làm thành một vòng, rồi đá tới đá lui, thử xem ai có thể khiến cho cầu không rơi xuống đất, ai có thể làm những động tác điệu nghệ. Chỉ có đá cầu có lưới mới được xem như có đôi chút tính đối kháng, tuy vẫn dư sức cuốn hút, nhưng tính đối kháng không đủ. Cho nên mặc dù môn thể thao này có nhiều người tham gia cùng chơi, nhưng lại không thể giống như đô vật có vạn người chăm chú xem trận đấu.

Trần Khác mời tiểu quận chúa nghiên cứu ra “Đá cầu thời Đường”, đồng thời dựa theo luật bóng đá hiện đại để sửa chữa thêm vào, sau đó hoàn thiện thành luật lệ. Dưới mức tiền thưởng hậu hĩnh và sự tuyên truyền rộng khắp, giải thi đấu bóng đá đầu tiên xuất hiện trên thế giới là vào mùa xuân năm Gia Hựu thứ năm, chính thức được khai mạc tại thành Biện Kinh.

Giai đoạn chuẩn bị ban đầu đều đã hoàn thành, giai đoạn làm nóng kéo dài thêm nửa năm nữa. Nhằm tuyên truyền cho giải đấu Trần Khác đã sai người quảng cáo khắp nơi trong thành Biện Kinh, hắn còn xuất bản tờ “Biện Kinh cầu báo” phát miễn phí cho các quán rượu, quán trà, nơi đánh bạc, kỹ viện, đồng thời còn bỏ tiền mời những kẻ nhàn rỗi giảng giải cho những người khách nghe.

Dưới sự tuyên truyền rầm rộ như vậy, thành Biện Kinh không ai không biết về giải thi đấu này. Ngay cả Hoàng thượng trong thâm cung cũng hiểu rất rõ quy tắc của trận đấu, giá trị giải thưởng và phương pháp cá cược bóng đá. Người từng hỏi Tư Mã Quang, nghe nói nếu như có thể giành chức quán quân thì tiền thưởng tích lũy có thể đạt tới hơn mười ngàn quan.

Tư Mã Quang cũng không rõ lắm, nên ông ta nhanh chóng tìm một tờ “cầu báo” để xem. Ngày hôm sau, ông ta bẩm báo lại, nói rằng giải thi đấu bóng đá tổ chức vào mùa xuân được chia làm ba mươi hai nhóm nhỏ tham gia, mỗi đội trong từng nhóm đều phải thi đấu vòng tròn một lượt, thắng thì được một trăm quan, thua thì cũng được hai mươi quan tiền thi đấu.

Cuối cùng, hai đội đứng đầu trong mỗi nhóm sẽ được chọn thi đấu tranh giải mùa thu, sau đó những đội này lại được chia nhóm tiến hành đấu loại, nếu vượt qua vòng một thì được thưởng ba trăm quan, qua vòng hai được năm trăm quan, vòng ba được tám trăm quan, vòng bốn được một ngàn quan, vòng bán kết được một ngàn năm trăm quan, chung kết được hai ngàn quan. Trong đó, những đội thua cuộc thì chỉ được một trăm quan tiền thi đấu.

Theo cách tính như vậy, nếu mỗi đội bóng có thể duy trì toàn thắng tại cả giải thi đấu thì trên lý thuyết bọn họ có thể đạt được tới mười ngàn quan tiền thưởng.

- Người nào mà dư tiền thế?
Triệu Trinh kỳ quái nói.

- Nghe đồn là Ngũ Hoàng tử và Trần Trọng Phương. Lúc còn ở nước Liêu hai người đã từng tham gia cưỡi ngựa đánh cầu, nhận thấy những hoạt động có tính chất đối kháng mới có thể giúp dân chúng khỏe mạnh, bồi dưỡng dũng khí. Nhưng Đại Tống chúng ta thiếu ngựa nên việc tổ chức thi đấu cưỡi ngựa đánh bóng là không thực tế, vừa hay quận chúa tại Trường An nghiên cứu ra “Đá cầu thời Đường”, thấy rằng trình độ kịch liệt của môn này không kém gì thi đấu cưỡi ngựa đánh bóng, vì thế mà hai người đi thuyết phục đám phú hộ bỏ vốn, thiết lập nên giải thi đấu này.

- Xem ra đám phú hộ thành Biện Kinh rất là nể mặt hai người này.
Triệu Trinh thản nhiên nói.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui