Nhóc Cà Lăm


Trình Hâm treo máy, nét mặt còn bần thần.

Trần Hân kinh ngạc hỏi: "Chú đến Mỹ rồi ư?"
Trình Hâm máy móc gật đầu: "Ừ.

Bố bảo sang Mỹ công tác, tiện thể ăn Tết với anh." Hắn còn đang đăm chiêu suy nghĩ: Bố không phải là người cảm tính, nào có chuyện vắng mình đã bay sang ngay để "đón Tết cùng".

Chả nhẽ trong nhà có chuyện?
Trần Hân hỏi: "Vậy chú đang ở đâu?"
Nghe câu này, Trình Hâm bừng tỉnh: "A! Bố anh bảo đang đến đây đấy! Ta ra đón là vừa."
Trần Hân nhảy dựng, vụt chạy vài phòng ngủ phi tang chứng cứ của trận hoan ái đêm qua, quyết không để bại lộ như với mẹ Trình Hâm lần trước.

Trình Hâm đuổi theo: "Em làm gì thế? Có lẽ bố đã đến dưới lầu rồi."
"Nhưng, nhưng mấy thứ này.." Trần Hân hoảng đến mức lại lắp bắp.
Nhìn túi rác, Trình Hâm hiểu ra: "Em sợ bố thấy được, sẽ đoán ra à?"
Trần Hân bối rối nhìn hắn.

Trình Hâm bảo: "Đừng sợ, sớm muộn gì bố cũng biết thôi em ạ, biết rồi thì ta đỡ phải che giấu nữa.

Hôm trước mẹ điện sang còn hỏi anh khi nào mới nói thật với bố nữa kia, mẹ bảo sốt ruột lắm rồi!"
Trần Hân ngập ngừng: "Nhưng..

nhưng sắp Tết, thế mà.." - Nhỡ đâu năm nay mọi người lại mất cả vui.
Trình Hâm cười cười: "Có sao đâu.

Tết đến cả nhà ta sum vầy mới vui chứ.

Đi nào!"
"Cẩn thận vẫn hơn!" - Sớm muộn gì cũng bộc lộ, nhưng sao lại phải bùng nổ vào hôm nay chứ? Trần Hân vẫn khăng khăng gom "rác" xuống nhà đổ.
Hai người phát hiện Trình Ức Viễn ở đầu phố.

Ông đang ngồi trên trường kỷ, vuốt ve một con mèo lông xù, hình ảnh này thật là ấm áp.

Trình Hâm rỉ tai Trần Hân: "Em xem bố có giống mấy gã homeless không?"
Trần Hân nhịn không được, bật ra một tiếng cười, khẽ mắng: "Nói vớ vẩn!" Người vô gia cư nào mà lại ăn mặc sang trọng, khí phái thế này, giống hệt lãnh đạo xuống thanh tra cơ sở thì có.
Trình Hâm cười tươi như hoa nở, chạy sang gọi: "Bố!"
Trần Hân cũng vội nói: "Cháu chào chú ạ!"
Trình Ức Viễn ngẩng lên, thấy thằng con và một người quen cũ, hơi bất ngờ bảo: "Tiểu Trần cũng ở đây à?"
Trình Hâm nói rất tự nhiên: "Con đã kể với bố còn gì, Trần Hân học ở Hava, đến đây đón Tết với bọn con."
Trình Ức Viễn gật đầu: "Ừ nhỉ, bố quên khuấy đi mất.

Con định ăn Tết với tiểu Trần à?"
Trình Hâm gật đầu: "Vâng ạ.

Nào ta đi thôi!"
"Đi đâu cơ?" - Trình Ức Viễn rời tay khỏi con mèo, xốc lại vạt áo rồi đứng lên.

Ông mặc bộ Âu phục đen và khoác măng-tô màu xám bạc, trông rất phong độ, có vẻ là đi công tác thật.
Trình Hâm bảo: "Đi chợ mua đồ Tết.

Mình ra phố người Hoa đi, con nghe bảo ở đấy thứ gì cũng có, toàn là hàng trong nước đánh sang, con còn chưa đến đấy lần nào."
Trình Ức Viễn hơi nhíu mày: "Sang đến Mỹ rồi còn mua hàng Trung Quốc làm gì?"
Trình Hâm cười: "Kìa bố, chẳng lẽ giao thừa lại ăn cơm Tây hay sao? Trần Hân đã lâu còn chưa được ăn cơm Tàu đúng điệu đấy!"
Trình Ức Viễn hiểu ra, gật đầu: "Ra là thế.

Tiểu Trần ở đây đã quen chưa, cháu?"
Trần Hân đáp ngay: "Lúc đầu chưa quen, giờ ổn hơn rồi ạ."
Ba người đón xe đến phố Tàu.

Trình Ức Viễn hỏi con trai: "Này, có muốn mua xe không?"
"Con còn chưa có bằng lái xe quốc tế, khi nào có hãy tính sau." - Trình Hâm quả thật cũng muốn mua xe, có xe rồi thì đi Bôxtơn tiện hơn rất nhiều.
Trình Ức Viễn nhíu mày: "Sao lâu thế mà còn chưa thi lái xe nữa?" - Ông biết rõ rằng thi chuyển đổi bằng lái chỉ mất vài ngày.
Trình Hâm cười khì: "Để đi chơi cho thỏa thích trước đã ạ."
"Đi đâu chơi đấy?" - Trình Ức Viễn thuận miệng hỏi.
Trình Hâm đành kể vài nơi cho qua chuyện, không cho bố biết mình toàn chơi với Trần Hân trong phòng.

Trần Hân thì như ngồi trên đống lửa.

Tuy Trình Hâm đã bảo không sợ bố hắn biết chuyện, thế nhưng năm mới năm me, cậu không muốn làm phật lòng người lớn.

Phố người Hoa làm người ta có cảm giác như đang ở Trung Quốc, khắp nơi là các bảng hiệu bằng chữ Hán, người trên đường đều tóc đen da vàng, và nhất là đâu đâu cũng nghe nói tiếng Trung.
Trình Hâm bảo Trần Hân: "Mua gì đây? Cậu chọn đi, tôi xách cả cho!"
Trần Hân quay sang Trình Ức Viễn: "Hình như chú chưa ăn sáng ạ? Ta tìm nơi điểm tâm trước đã, chú nhé?"
"Ừ, chú nhớ ở đây có bán nhiều điểm tâm lắm." - Trình Ức Viễn tỏ ra quen thuộc nơi này, dẫn hai đứa đến một quán trà.
Vào quán ngồi, Trần Hân chủ động rót trà cho Trình Ức Viễn.

Trình Ức Viễn nhìn thằng con, bảo: "Trình Hâm! Con là chủ nhà mà để khách người ta phải châm trà rót nước thế à?"
Trần Hân vội nói: "Không sao đâu chú ạ, ở đây cháu nhỏ tuổi nhất mà."
Trình Ức Viễn nở nụ cười: "Thằng bé này ngoan thật.

Cám ơn cháu nhá."
Lúc Trần Hân rót trà, ánh đèn rọi xuống lóe sáng một vật gì trên ngón giữa tay trái của cậu, hấp dẫn ánh mắt của Trình Ức Viễn.

Ông vừa nhận ra đó là một chiếc nhẫn trắng bạc thì Trần Hân đã quay sang định rót trà cho Trình Hâm.

Trình Hâm cười khà khà: "Để tôi, để tôi.

Không dám phiền đại nhân!"
Trần Hân cười cười rồi đặt bình trà xuống.

Trình Ức Viễn cúi đầu hớp một ngụm trà, nhìn sang con trai, kết quả lại thấy Trình Hâm cũng đeo một chiếc nhẫn màu bạc giống y như thế.

Trình Ức Viễn kinh ngạc, muốn nhìn kỹ hơn thì hắn đã thu tay về.
Thức ăn ở đây không thật ngon, thế nhưng nhiều ít cũng mang hương vị quê nhà.

Trình Ức Viễn vừa sang, không cảm thấy có gì đặc biệt, nhưng còn Trần Hân thì hài lòng lắm.

Trình Hâm thấy xót cậu nên cứ ăn một miếng lại gắp thức ăn vào bát Trần Hân.

Nhìn động tác hai đứa, Trình Ức Viễn càng nghi ngờ hơn nữa.
Dường như cảm thấy ánh mắt chòng chọc của bố mình, Trình Hâm vội gắp một cái há cảo cuối cùng sang cho ông: "Bố, ăn đi này!"
Trình Ức Viễn bèn bảo: "À, bố không ăn nữa đâu, hai đứa ăn tiếp đi, nếu muốn ăn thêm gì thì cứ gọi.

Trình Hâm, mày rót hộ bố chén trà nào." Nói đoạn ông đẩy cái tách của mình sang.
Tay Trình Hâm lại đưa lên.

Lần này thì Trình Ức Viễn nhìn rõ chiếc nhẫn của hắn với Trần Hân là cùng một cặp.

Mặt ông biến sắc, nhưng rất nhanh lại khôi phục như thường.

Trình Ức Viễn đứng dậy đi phòng rửa tay, lần này đi hơi lâu, lúc trở ra thì Trình Hâm và Trần Hân đã ăn xong rồi.
Trình Hâm hỏi bố: "Bố ăn thêm không ạ?"
Trình Ức Viễn lắc đầu: "Thôi."
Trình Hâm bảo: "Ăn no rồi, ta đi sắm Tết nhá!"
Trình Ức Viễn đi phía sau, nhìn hai người mua câu đối, chữ phúc, gia vị, nguyên liệu nấu ăn, thức ăn vặt, hoa quả vân vân.

Mỗi lần Trần Hân muốn mua thứ gì đều hỏi ý kiến của Trình Hâm và Trình Ức Viễn, Trình Ức Viễn cứ gật đầu, Trình Hâm sẽ cầm món ấy lên.

Nhìn cả hai ăn ý như thế, Trình Ức Viễn nhíu mày, thầm nghĩ: Hình như đã thành thói quen mất rồi.
Trình Hâm quay lại hỏi: "Bố, bố muốn ăn gì, ta mua nguyên liệu để Trần Hân về nấu."
Trình Ức Viễn bình tĩnh trở lại, nhìn thức ăn chất đầy xe đẩy: "Tiểu Trần tự mình nấu nướng cả à?"
Trình Hâm cười với bố: "Vâng ạ.

Trần Hân khéo tay lắm, cơm giao thừa hôm nay sẽ do cậu ấy một tay đảm nhiệm."
Trình Ức Viễn nhàn nhạt bảo: "Thế sao được.

Thôi ta ăn tiệm đi cho đỡ mất công tiểu Trần."
Trần Hân vội vã nói: "Không việc gì đâu, chú ạ.

Cháu chỉ sợ chú chê món ăn cháu nấu." Đã lâu không ăn cơm nhà, vừa lúc mua được đầy đủ gia vị, Trần Hân cũng chỉ định làm vài món ăn gia đình.
Trình Ức Viễn không nói gì, lại đi theo sau hai đứa, suy nghĩ mông lung.
Trở lại nhà trọ của Trình Hâm, Trình Ức Viễn nhìn căn hộ đơn thân, một phòng ngủ, một phòng khách và bếp nhỏ, nói: "Lúc nãy mày bảo đón Tết đông vui lắm kia mà?"
Trình Hâm cũng không giấu giếm: "À, lúc ấy con sợ bố lo nên bảo thế."
Trình Ức Viễn gật gù: "Nói cách khác là chỉ có hai đứa ăn Tết với nhau, phải thế không?"
Trình Hâm đáp: "Vâng ạ.

Bố này, ta đi dán câu đối nhé!".

========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1.


Không Phải Ánh Trăng
2.

Bé Alpha Này Có Chút Ngọt Ngào
3.

Chiều Hư
4.

Có Phải Tình Là Biển Lửa
=====================================
Trình Ức Viễn gật đầu: "Ừ".

Ông lau má, tự nhủ đừng suy nghĩ nhiều, dù sao cũng là Tết nhất, có gì đợi qua Tết hẵng nói.
Trình Hâm không ngờ bố hắn đã phát hiện ra quan hệ với Trần Hân, vẫn hí hửng trang hoàng nhà cửa.

Cả dãy phòng trọ, nhà nào cũng treo vòng hoa Giáng sinh, duy nhà này là treo chữ phúc vàng kim cùng câu đối, nhìn vào là biết gia đình Trung Quốc rồi.

Trình Hâm hân hoan bảo: "Vẫn là câu đối giấy đỏ nhìn vui tươi may mắn hơn.

Phải chi có giấy đỏ và bút lông, Trần Hân viết câu đối còn đẹp hơn mấy tấm in sẵn này."
Trình Ức Viễn nhớ đến nét chữ Trần Hân: "Đúng thế."
Hai bố con dán câu đối trước cửa xong thì Trần Hân cũng bắt tay vào nấu nướng.

Lúc rửa rau, cậu cởi nhẫn ra, rồi bất thần nhớ ra mình lúc nào cũng mang nhẫn ấy, mà Trình Hâm cũng mang.

Vừa nghĩ đến, cậu thất kinh, chạy ra phòng khách tìm cớ gọi Trình Hâm vào, rối rít: "Tôi, tôi quên, lúc nãy không cởi nhẫn.

Trời ơi, có khi nào bố cậu đã phát hiện rồi chăng?"
Trình Hâm vội an ủi: "Không việc gì, bố không phát hiện được đâu.

Mà cho dù có thì cũng không thể nổi giận lúc này, cùng lắm ta từ từ thuyết phục.

Không sao đâu, bình tĩnh, làm cơm tiếp đi."
Nghe hắn nói thế, lòng Trần Hân nhẹ đi một ít, lại chuẩn bị sơ chế thức ăn.

Trình Hâm thì cầm trà vừa mua ra phòng khách pha rồi bắt chuyện với bố, cố quan sát thái độ của ông nhưng chẳng thấy có gì lạ.

Cũng dễ hiểu, đẳng cấp của lão Trình đương nhiên là cao hơn tiểu Trình, vui giận đều không lộ ra sắc mặt.

Dò la xong, Trình Hâm "chân chó" chạy vào phòng bếp, báo cáo mọi sự an toàn.

Lúc này Trần Hân mới yên tâm hẳn mà nấu nướng.
Trong bếp bay ra mùi thịt thơm lừng, mùi vị của một gia đình hạnh phúc.

Trình Hâm ngoài người trên xôpha, hít hà: "Thơm quá, cứ tưởng đã về nhà vậy."
Trình Ức Viễn đang tựa đầu dán mắt vào màn hình ti vi, mặt không biểu lộ gì mà bảo: "Nhớ nhà thì về nước, dì mày nấu cơm cho mà ăn mỗi ngày."
Trình Hâm nhìn bố: "Bố cứ khéo đùa!"
Trình Ức Viễn phớt lờ, hỏi tiếp: "Con định ở lại nước Mỹ sao?"
Trình Hâm đáp mà không cần nghĩ ngợi: "Không đâu ạ."
Trình Ức Viễn lại hỏi: "Thế còn tiểu Trần?"
Trình Hâm đáp: "Cậu ấy cũng không, học xong sẽ trở về."
Trình Ức Viễn liếc con trai, không nói gì thêm nữa.
Bữa cơm tất niên rất phong phú: Trần Hân làm gà hầm, thịt kho tàu, tôm rang tương, thịt bò muối, còn có một món ăn biểu tượng của ngày xuân là cá kho, tổng cộng mười món.

Đây là phong tục quê nhà, năm hết Tết đến phải bày mười bát thức ăn.

Trình Hâm nuốt nước bọt, reo lên: "Ôi! Thịnh soạn quá!"
Trình Ức Viễn nhìn một bàn ê hề, cũng tỏ ra hơi ái ngại: "Từng này món, ba người chúng ta làm sao ăn hết? Hai đứa có bạn bè gì thì gọi sang cùng ăn đi!"
Trình Hâm nói: "Không ạ, con mới đến, chưa kịp làm quen kết bạn gì cả.

Nhà ta hôm nay ba người sum họp, không có người ngoài, càng vui hơn chứ! Bố yên tâm, con ăn khỏe lắm đấy!"
Trần Hân đi rửa mặt, Trình Hâm đã mang rượu ra rót.

Trình Ức Viễn nâng cốc: "Cám ơn cháu, tiểu Trần.


May mà có cháu ra công, ở xứ lạ quê người không ngờ lại có thể ăn bữa cơm giao thừa sung túc như thế.

Nào, chúc mọi người năm mới hạnh phúc và nhiều thắng lợi mới nhé!"
Ba người chạm cốc, uống cạn, thế là nhập tiệc.

Trên bàn cơm, Trình Ức Viễn kể chuyện những ngày lập nghiệp mà lần đầu tiên Trần Hân và cả Trình Hâm được nghe.

Đó là những ngày đầy gian nan, khốn khó trong đời Trình Ức Viễn, kinh nghiệm không có, tiền nong thiếu trước hụt sau, không hiểu cách làm ăn, liên tục thất bại, trầy vi tróc vảy mãi mới có hôm nay.

Trình Ức Viễn đắm chìm miên man trong ký ức, vừa uống rượu vừa kể chuyện, cuối cùng bảo Trình Hâm: "Này con, ai cũng bảo cơ nghiệp dựng nên thì dễ mà giữ bền mới khó, thật ra tạo dựng sự nghiệp cũng chả dễ dàng gì, bố chỉ mong con kế thừa mà duy trì sản nghiệp của bố."
Nghe bố nói như thế, Trình Hâm nhìn Trần Hân một cái rồi bảo: "Kìa bố, bây giờ bàn chuyện này hãy còn sớm lắm."
Trình Ức Viễn lắc đầu: "Không sớm đâu con ạ.

Nếu con muốn tự khởi nghiệp thì bố cho tiền để con mở công ty, tự mày mò quản lý, làm vài năm rồi về tiếp quản trọng trách của bố.

Con phải hiểu rằng con sẽ nắm giữ không chỉ là một gia tài mà trên hết, đó là trách nhiệm phải chăm lo cho kế sinh nhai của hàng trăm con người dưới quyền con, năng lực càng lớn, trách nhiệm lại càng nặng.."
Trình Hâm càng nghe càng cảm thấy hình như ý bố muốn gọi hắn về nước.
"Bố ơi, sức khỏe của bố không ổn hay sao?" - Bố hắn mới năm mươi tuổi đầu, sao lại nóng lòng giao phó công ty đến vậy?
Trình Ức Viễn xua tay: "Không, bố không việc gì cả.

Chẳng qua lớn tuổi, hơi mệt mỏi rồi, muốn cho con sớm ngày tiếp bước."
Trình Hâm nhìn Trần Hân rồi bảo: "Bố..

Như con đã bảo bố rồi đấy, bây giờ con chưa đủ sức, phải tích lũy thêm kinh nghiệm ít lâu nữa."
Trình Ức Viễn nói: "Thì bố cũng có phản đối đâu.

Con về nước mở công ty, càng chóng có kinh nghiệm hơn là làm nhân viên cho người ta chứ."
Trình Hâm lắc đầu: "Con xin lỗi bố, cho con thêm vài năm rồi con sẽ về sau, bố nhé."
Trần Hân nghe hai bố con trò chuyện, linh tính như đoán được điều gì, suốt buổi không dám nhìn mặt bố Trình Hâm, mặt cúi gằm.
Trình Ức Viễn rốt cuộc không kiên nhẫn được nữa.

Ông xoa xoa ấn đường, sau đó nhìn về phía Trần Hân: "Mày không về nước có phải là vì nó không?"
Trần Hân giật nảy mình, cả người đơ như tượng gỗ, không biết nói câu gì.
Trình Hâm không phủ nhận: "Nếu bố đã nhận ra thì con không giấu nữa.

Đúng thế, con là vì Trần Hân nên mới đến Mĩ, sau này có về nước cũng là vì em ấy."
Trình Ức Viễn siết chặt nắm tay.

Ông cố kiềm chế cảm xúc, nhưng rồi cũng nện lên bàn, làm bát đĩa nảy cả lên.
"Bọn mày làm càn cũng một vừa hai phải thôi chứ!"
Trần Hân sợ hãi, ngước nhìn Trình Ức Viễn: "Chú ơi.."
Trình Hâm đưa tay nắm lấy bàn tay Trần Hân, ngón cái vỗ về an ủi, sau đó nhìn bố, giọng nhẹ nhàng nhưng cả quyết: "Bố ạ, con không làm càn đâu.

Tuyệt đối không phải thế.

Đời con không có gì nghiêm túc hơn việc này.

Dù bố có nghĩ thế nào..

thì con vẫn sẽ ở bên Trần Hân, xin bố hiểu cho bọn con."
"Tao không thể nào hiểu nổi!" - Trình Ức Viễn quát, đẩy cơm nước ra không ăn nữa, đứng phắt dậy đi đi lại lại trong phòng.

Căn phòng nhỏ trở nên ngột ngạt, cuối cùng ông đẩy cửa bước ra ngoài.
"Chú ơi!" - Trần Hân vội vã đứng dậy đuổi theo.

Cậu biết bố Trình Hâm không dễ gì thông cảm như mẹ hắn.

Dẫu sao, Trình Hâm cũng là đứa con trai duy nhất của ông, do một tay ông nuôi nấng, dù không nói nhưng vẫn luôn trút vào biết bao kỳ vọng, yêu thương..
Trình Hâm bảo cậu: "Thôi, để bố ra ngoài cho khuây khỏa."
Trần Hân nhìn quanh, thấy áo khoác của Trình Ức Viễn còn ở trên ghế bành.

Cậu vội vàng cầm áo chạy ra cửa, bảo Trình Hâm: "Bọn mình đi tìm chú, ở đây không phải như trong nước, không bảo đảm an ninh." Quả thật, ngay cả dân địa phương cũng có nhiều người phải tránh đi ra đường vào ban đêm.
Trình Hâm nghĩ cậu nói cũng phải, nhanh chóng khoác áo vào đuổi theo.

Trình Ức Viễn vào thang máy, Trình Hâm và Trần Hân sốt ruột, chạy cầu thang bộ thoát hiểm.

Xuống đến nơi, Trình Ức Viễn đã đi được một đoạn rồi.
Thành phố đã lên đèn, gió nổi lên thổi tuyết bay mù mịt.

Trình Ức Viễn vừa bước ra cửa đã bị gió rét thốc vào người, hắt hơi một tiếng thật to.

Ông lao vào gió tuyết mà bước băng băng, không đoái hoài hai đứa đuổi theo gọi mãi.

Đến góc phố, Trình Ức Viễn đụng phải một người.

Đang cơn phiền giận, ông như quên mình đang ở đâu, chỉ thốt ra câu "xin lỗi" rồi đi tiếp, kết quả bị đối phương kéo lại.
Đó là một tên da trắng say xỉn, bộ dạng phốp pháp hung hãn.

Cả người nó sặc mùi rượu, không ngừng lè nhè chửi bới những lời tục tĩu.

Trình Ức Viễn không nghe được nó nói gì, cũng không muốn dây dưa, bèn vùng ra quát nó xéo đi.


Con ma men vung tay muốn đánh ông, thời may Trình Hâm và Trần Hân tới ngăn kịp.

Trần Hân rối rít xin lỗi thằng du đãng, cuối cùng phải đưa hai mươi đô la nó mới chịu tha.

Sau đó, hai người đưa Trình Ức Viễn về nhà.
Trình Hâm hoảng quá gắt lên: "Bố thật là! Có gì thì ở nhà nói, muốn đánh muốn mắng thế nào cũng được, sao lại nóng nảy ngoài đường như thế! Bố có biết đây là nơi nào không! Nhỡ thằng khốn đấy nó có súng thì biết làm sao! Bố không muốn sống nữa à!"
Trình Ức Viễn lại hắt hơi một tiếng thật to, cảm thấy đầu đau như búa bổ.

Trần Hân vội vàng khoác áo cho ông: "Xin lỗi chú, lỗi tại cháu, tại cháu cả."
Trình Ức Viễn có rượu vào, lại gặp gió rét nên nhiễm phong hàn, chưa về đến nơi đầu óc đã choáng váng, sau đó liền ngã bệnh.

Trình Hâm vừa chân ướt chân ráo đến Mỹ không bao lâu, nhà không có thuốc thang gì, phải cuống cuồng chạy đi hiệu thuốc.

Trần Hân vội pha ít nước gừng giải cảm cho Trình Ức Viễn.

Vốn là một đêm đoàn viên ấm áp, chỉ vì chuyện này mà đến nỗi trời long đất lở.
Quả thật, ngày Tết không phải là một dịp tốt để bộc lộ chuyện gay lọ.
Trần Hân vừa đun nước vừa thấp thỏm chờ Trình Hâm trở về, chính cậu cũng không dám ra ngoài vào giờ này, bởi vì thân cô thế cô đi trên đường dễ gặp nhiều bất trắc.
Trình Ức Viễn uống thuốc rồi ngủ li bì trên giường.

Trình Hâm và Trần Hân nhìn nhau cười khổ.

Trình Hâm bảo: "Uổng công em nấu nhiều món ngon như thế, chưa ăn được bao nhiêu.

Hay bọn mình ăn tiếp đi kẻo phí."
Trần Hân đâu còn lòng dạ nào ăn uống nữa, lắc đầu: "Tôi ăn không vào cậu ạ.

Cậu có ăn thì để vào bếp vi ba quay cho nóng đã nhé."
Trình Hâm thế mà lại yên tâm hơn, vì hắn nghĩ dù sao bố cũng theo về đây rồi thì sẽ có cơ hồi tâm chuyển ý, bèn hâm nóng thức ăn lại, vừa ăn vừa khen ngon, cuối cùng làm Trần Hân cũng thấy đói.

Bữa tối lúc nãy cậu chưa ăn được bao nhiêu, lại toàn là những món ngon, nên bây giờ cũng đến lót dạ.
Ăn xong, hai người ngồi dựa vào nhau trên ghế xôpha xem tivi.

Trình Hâm ôm Trần Hân, bảo: "Xin lỗi, làm em hôm nay không được ngủ rồi." Trình Ức Viễn ốm nằm trên giường, không thể bỏ mặc ông mà đi thuê phòng khách sạn, cả hai đành phải qua đêm ở chiếc trường kỷ ọp ẹp này.
Trần Hân ngáp một cái, bảo: "Không sao, vừa đúng đêm trừ tịch, chúng ta" thủ tuế ", nghe bảo người tuổi trẻ" giữ năm ", tức là cầu cho bố mẹ bề trên được thêm phúc thọ.

Bọn mình" giữ "một đêm nay, ngày mai chú sẽ khỏe lại rồi."
Trình Hâm xoa nắn tai cậu: "Ôi, bố anh không biết tích được đức độ thế nào mà lại có con dâu hiếu thảo thế này, đúng là có phúc mà không biết hưởng!"
Trần Hân huých hắn một cái: "Nhảm nhí, ai là con dâu hả?"
Trình Hâm cười hì hì: "Là anh."
Trần Hân nở nụ cười.

Nói thế còn nghe được!
Trải qua cả ngày dài mệt mỏi, ngủ không đủ giấc từ đêm hôm kia, bận bịu cả ngày, đến tối lại xảy ra chuyện lớn như thế, cuối cùng Trần Hân chỉ trụ được qua phút giao thừa rồi ngủ mất.

Trong nhà còn lại bao nhiêu chăn ga, Trình Hâm đem ra đắp cả cho cậu, để cậu nằm trên ghế thoải mái gối đầu lên đùi mình mà ngủ một đêm.
Sáng hôm sau, bệnh tình của Trình Ức Viễn đã thuyên giảm hơn một nửa.

Bước ra phòng ngoài, nhìn hai đứa con trai tựa vào nhau trên ghế dài say ngủ, lòng ông lại chua xót.

Ông đứng đấy suy ngẫm rất lâu, nhớ đến ngày đó gặp Trần Hân lần đầu.

Cậu bé con tuy nhút nhát mà thông minh, lại có một chí khí quật cường cứng cỏi, vừa tiếp xúc đã biết không phải tầm thường.

Quả nhiên, cậu đã thay đổi được Trình Hâm, từ một con ngựa bất kham ngang tàng, biếng nhác trở nên người cầu tiến, đàng hoàng, về việc này, Trình Ức Viễn không biết cám ơn Trần Hân sao cho đủ.

Nếu như những năm tháng qua không có nó, con mình bây giờ đã trở thành loại người gì? Là thằng con nhà giàu cả đời chỉ biết đàng điếm ăn chơi, hay còn tệ hơn thế nữa? Thế nhưng trên đời không thể nói "nếu như".

Hai đứa đã gặp nhau, đã bên nhau và đi đến nước như bây giờ.

Là người làm cha, ông cảm thấy vui buồn lẫn lộn.
Trình Ức Viễn đến bên bàn ăn ngồi xuống, nhìn cơm canh nguội lạnh trên bàn còn chưa kịp dọn, chỉ có món cá kho truyền thống là còn tinh tươm, chưa ai động đũa, Trần Hân đã bảo muốn giữ đấy, cá là "ngư", "ngư" đồng âm với "dư", để món cá qua năm thì "niên niên hữu dư", có bát ăn bát để từ năm này sang năm khác.

Thật là thằng bé có ý tứ, lại khéo tay hay làm, Trình Hâm sau này sẽ không đói được.

Nghĩ đến đây, ông bất giác nở nụ cười.
Không biết thần giao cách cảm thế nào mà khi bố Trình Hâm vừa nghĩ đến mình, Trần Hân đã giật mình tỉnh giấc.

Vừa hé mắt, cậu đã thấy Trình Ức Viễn ngồi ở bàn, liền sợ hãi tỉnh cả người: "Chú, chú tỉnh rồi ư? Chú thấy trong mình đã đỡ chưa ạ?"
Trình Hâm cũng thức giấc ngay: "Bố, bố dậy rồi à?"
Trình Ức Viễn xoa bụng một cái, bảo: "Hơi đói."
Trần Hân bật dậy: "Cháu đi làm cơm ngay đây ạ! Chúc chú năm mới dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý ạ!"
Còn Trình Hâm thì nghe bố nói thế, trong nháy mắt nở nụ cười rạng rỡ: "Bố! Con chúc bố phát tài phát lộc! Con muốn hồng bao!"
Trình Ức Viễn trừng hắn: "Đi nấu cơm cho bố mày nhanh lên! Chuyện bao bì để ăn xong rồi nói!"
Trình Hâm cười hề hề: "Vâng! Thế bố cũng chuẩn bị hồng bao đi ạ! Không phải một, mà là hai bao cơ bố nhé!"
Trình Ức Viễn sờ mũi một cái: "Để xem cơm sáng có ngon không đã."
Lòng Trần Hân nhẹ nhõm hẳn, nở nụ cười: "Cháu sẽ gắng sức làm hài lòng chú ạ!"
Trình Hâm nói vọng vào: "Bố, cho thêm một hồng bao nữa, thưởng cho con dâu nhân ra mắt bố chồng!".


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận