Nhóm Nữ Hài Xuyên Thành Nữ Phụ Lót Nền


Trong nguyên tác, Văn Nhân Thính Tuyết sẽ trở thành ám vệ của nữ chính Vũ Lạc Thanh, yêu thầm thái tử Vũ Trọng Tuyết, cuối cùng vì chắn châm độc cho nữ chính nên chết.

Ở thế kỷ 21, Văn Nhân Thính Tuyết có một gia đình hạnh phúc.

Mẹ tên Lý Tuyết, ba tên Văn Nhân Ngữ, cho nên đặt tên nàng là Văn Nhân Thính Tuyết.

Sau khi xuyên sách, phụ thân của nàng tên Thập Thất, mẫu thân tên Nhập Cửu, dựa theo cách thức đặt tên cho ám vệ, hẳn tên của nàng là Tam Cửu.

(*Nhập: 20.)

Ba mẹ của Văn Nhân Thính Tuyết đều là bác sĩ, gia cảnh không tính là đại phú đại quý nhưng vẫn được xem là tầng lớp không lo áo cơm.

Văn Nhân Thính Tuyết là con một trong nhà, từ nhỏ đến lớn luôn được người nhà nâng niu như công chúa.


Với một cô bé như thế, chỉ cần xuất hiện một con đường sống mỏng manh, tuyệt đối sẽ không hi sinh tính mạng của mình để may áo cưới cho người khác.

Muốn cắm rễ trên máu thịt của nàng để nở hoa?

Nằm mơ!

Nếu phải chết, trước đó nàng nhất định sẽ nhổ cỏ nhổ cho đến tận gốc, nuốt chửng hết tất cả mọi người.

Thương thuyền Huyền Vũ chạy băng băng trên đại dương cuồn cuộn sóng lớn, sóng biển tạt vào cửa sổ làm bằng thủy tinh để lại bọt biển trắng xóa, Thương Chi dựa lên vách thuyền ngáp một cái.

“Ở nơi ánh sáng mờ mờ thế này thật muốn ngủ, nếu chẳng phải thuyền quá lắc lư, tớ thật muốn đánh thêm vài giấc nữa.”

“Aizzz, rốt cuộc thì khi nào mới đến Bích Hải Triều Sinh đây?”

Văn Nhân Thính Tuyết đáp: “Hai ngày nữa là đến.”

Thương Chi vuốt vuốt tóc, mày ủ mày ê nói: “Trời ơi còn tận hai ngày nữa hả, sao thời gian lại trở nên chậm như thế chứ?”

Văn Nhân Thính Tuyết nói: “Chờ đợi luôn là chuyện lâu nhất trên thế gian.”

Thương Chi lười biến dựa vào vách thuyền, giơ tay sờ soạn vòng ngọc ở giữa mày.

Miếng ngọc được treo bằng hai sợi dây da, thả xuống giữa trán.

Bề mặt miếng ngọc được khắc đồ đằng phức tạp, các sợi chỉ đỏ phân bố khắp mọi ngóc ngách trong ruột ngọc, càng nhìn càng quỷ dị.

Văn Nhân Thính Tuyết nói: “Cậu không gỡ nó xuống sao, loại huyết ngọc này có âm khí nặng lắm, nhìn đằng đằng sát khí.


Tớ vẫn chưa thấy ai đeo ngọc như thế này lên trán mình cả.”

Thường nói trên thân người có ba ngọn lửa hồn, hai bên đầu vai có hai ngọn, giữa mày có một ngọn.

Nếu lửa hồn bị tắt, khí lập tức tiêu tan.

Thương Chi đặt miếng huyết ngọc sát mày như vậy, Văn Nhân Thính Tuyết rất lo lắng.

Dây buộc ngọc hơi lỏng, Thương Chi đưa tay sửa sang lại: “Người đàng hoàng đương nhiên không được đeo cái này, nhưng tớ đâu phải người đàng hoàng.

Tớ chính là đuổi thi khách, mấy năm nay vào nam ra bắc, có thứ đồ nặng âm khí gì mà chưa từng gặp?”

Thương Chi là người không sợ trời không sợ đất, chỉ sợ ma.

Năm đó chỉ đọc Quỷ Thổi Đèn đã bị dọa đến suy nhược thần kinh, uống thuốc bắc hết ba năm mới dần hồi phục.

Không ngờ một sớm xuyên qua, vậy mà lại trở thành một đuổi thi khách.


Khoảnh khắc mặt trời sa cơ ngã vào mặt biển, đại dương mới trở nên hòa dịu hơn.

Thương Chi bị con thuyền Huyền Vũ này lắc đến choáng váng hết đầu óc, cởi áo ngoài ngã lên chiếc giường trong khoang đi ngủ.

Điều kiện trong khoang có hạn, giữa giường và các khu vực khác được ngăn cách bằng một chiếc bình phong làm từ gỗ đào, chất liệu che chắn của bình phong là loại tơ lụa bán trong suốt, xuyên qua ánh nến có thể thấy được bóng người mờ mờ.

Văn Nhân Thính Tuyết ngồi trước bàn trà vệ sinh bội kiếm.

Ánh nến lay động theo nhịp lắc lư của con thuyền, Văn Nhân Thính Tuyết mặc một thân bạch y ngồi giữa không gian ngập tràn ánh sáng vàng ảm đạm, rũ mắt nhìn ái kiếm của chính mình.

Thương Chi không đọc truyện, không biết nhiều về cốt truyện, nên cũng không có hiểu biết phong phú về Bích Hải Triều Sinh.

Nhưng Văn Nhân Thính Tuyết đã đọc cả bộ sách, nàng biết Bích Hải Triều Sinh là một nơi nguy hiểm như thế nào.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận