Những Người Khốn Khổ


Thật là quá đáng đối với ông Gillenormand.

Mỗi lời nói của Marius càng làm cho lão già theo chủ nghĩa bảo hoàng thêm đỏ mặt tía tai:

- Thằng bé ghê tởm? - Ông kêu lên - Cha mày là cái giống gì tao chẳng cần biết.

Nhưng những cái mũ đỏ đó, tất cả đều là bọn khốn kiếp, bọn sát nhân.

Tao nói tất cả, mày có nghe không? Tất cả bọn ăn cướp đều phục vụ Robespierre và Bonaparte, tất cả những tên phản bội đã phản nhà vua hợp pháp.

Nếu có thằng cha mày trong đó cũng mặc xác, tao căm giận nó; thằng cha tôi tớ của mày.

Marius xúc động đến tái mặt.

Cha cậu vừa bị lăng nhục trước mặt cậu.

Và lăng nhục bởi ông ngoại cậu!

Làm sao trả thù cho người này mà không tổn hại tới người kia? Trong giây phút cậu lảo đảo như đang có một cơn lốc trong đầu mình, rồi cậu ngước mắt nhìn đăm đăm vào ông ngoại cậu và hét lên giọng rền vang:

- Đả đảo bè lũ Bourbons và con heo mập Louis XVIII.

Louis XVIII đã chết từ bốn năm trước nhưng cậu bất chấp điều đó.

Mặt ông Gillenormand trở nên trắng bệt như tóc của ông.

Ông quay về phía một pho tượng bán thân của quận công Berry đặt trên lò sưởi và kính cẩn chào nó với một vẻ uy nghi khác thường.

Rồi nghiêng về phía con gái, ông nói với cô, miệng mỉm cười bình thản:

- Một hầu tước như cậu này đây và một người tư sản như cha không thể sống dưới cùng một mái nhà được.

Rồi bất ngờ ông đứng thằng, người run rẩy, mặt ông tái đi vì giận dữ, ông dang hai cánh tay về phía Marius và hét vào cậu:

- Mày cút đi.

Marius rời khỏi nhà.

Ngày hôm sau ông Gillenormand nói với con gái:

- Cứ sáu tháng một lần con sẽ gởi sáu mươi đồng pixton cho kẻ uống máu đó và đừng bao giờ nói với cha chuyện đó.

Marius ra đi trong phẫn uất, cậu không nói lời nào và cũng không biết mình đi đâu.

Cậu có trong người 30 frăng.

Cậu bước lên một chiếc xe độc mã và đi cầu âu về phía khu La tinh.

Trong khi xe lăn bánh trên quảng trường Si.-Miche một cách chậm chạp như thiếu dứt khoát, bất chợt Marius nghe một giọng nói kêu lên:

- Ngài Marius Pontmercy.

Xe dừng lại.

Một người sinh viên tuổi trạc hai mươi lăm đội mũ lệch, mặt tươi vui, tiến đến gần.

- Tôi trông thấy cái tên này trên túi xách của anh - anh ta nói với Marius.

- Anh tìm tôi? - Marius nói giọng kinh ngạc - nhưng tôi không biết anh.

- Tôi cũng thế.

Hôm kia, anh không vào trường.

Tôi cũng là sinh viên luật như anh và tôi có mặt ở đó.

ồ? Đó chỉ là chuyện tình cờ thôi.

Ông giáo sư đang điểm danh.

Ông Blondeau ấy mà.

Anh biết ông ta nham hiểm nhường nào.

Ông ta bắt đầu bằng chữ P.

Việc điểm danh cũng êm xuôi, không ai vắng mặt.

Blondeau có vẻ buồn.

Bỗng đâu ông ta gọi "Marius Pontmercy".

Không ai lên tiếng trả lời.

Blondeau tràn trề hy vọng, lập lại hy vọng giọng to hơn:" Marius Pontmercy" và ông ta cầm viết.

Tôi nghĩ thầm, ông ta sắp gạch tên một chàng trai dũng cảm đây, coi chừng.

Và tôi lên tiếng trả lời: "Có mặt".

Do đó mà anh không bị gạch tên.

- Thưa anh! - Marius nói giọng biết ơn.

- Còn tôi thì bị gạch tên - người sinh viên tiếp lời - Bởi bất ngờ Blondeau, với cái mũi tinh ranh, nhảy từ chữ P tới chữ L.

Tôi tên Lesgle.

Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi hô "Có mặt".

- Này cậu, - Bấy giờ Blondeau vừa nói với tôi vừa mỉm cười một cách hung ác - cậu hãy chọn đi.

Hoặc cậu là Pontnlercy thì cậu không là Lesgle.

Nói xong ông ta gạch tên tôi.

- Người trẻ tuổi, - Ông ta tiếp lời - đây sẽ là bài học cho cậu; trong tương lai hãy đúng mực.

- Tôi rất buồn...- Marius nói.

- Còn tôi thì rất hoan hỉ - Lesgle vừa nói vừa phá lên cười - Tôi sẽ không là luật sư, chính anh là người mà tôi nợ cái hạnh phúc đó.

Tôi muốn đến thăm anh một cách trịnh trọng để cảm ơn.

Anh ở đâu?

- Trong chiếc xe độc mã này - Marius vừa nói vừa mỉm cười buồn bã.

- Dấu hiệu phong lưu đấy...!Nhưng tôi vừa thấy một người bạn.

Ê Courfeyrac? Đây là Pontmercy, một luật sư tương lai có một lợi tức chín nghìn frăng mỗi năm và có vẻ không hài lòng về chuyện đó..

Người sinh viên được gọi tên bước về phía Marius và xiết chặt tay cậu.

- Các bạn không biết đi đâu, cậu nói, xin hãy đến tôi tại khách sạn Porte-st-jacques.

Các bạn đừng từ chối.

Sinh viên phải tương trợ nhau.

Lại nữa, anh bạn có một khuôn mặt cảm tình.

Anh có một chính kiến nào không?

- Anh là ai?

- Người theo chủ nghĩa dân chủ Bonaparte.

- Độ xám đáng tin cậy - Courfeyrac vừa nói vừa mỉm cười - Chúng ta vẫn là bạn thôi.

Tôi sẽ giới thiệu anh với hội A.B.C tại quán cà phê Musain - cậu ta thấp giọng - điều này sẽ giúp anh đi vào cách mạng..

Ngay buổi chiều, Courtèyrac dẫn Marius tới quán cà phê nơi một số sinh viên và thợ thuyền họp mặt để nói về chính trị để ngấm ngầm chuẩn bị một cuộc nổi dậy chống lại những người bạn của chính quyền, hội A.B.C.

có mục đích giáo dục trẻ em, thực tế là cải tạo người lớn.

Nhóm cách mạng này đáng chú ý nhờ tính sáng giá của những thành viên của nó.

Thủ lãnh của nhóm là Enjobras, một thanh niên tuấn tú, như Antinoùs, con của một gia đình giàu có, chiến sĩ đích thực của nạn dân chủ và giáo sĩ của lý tưởng, tiếp đến là Combetene, triết gia ôn hòa và nghiệt ngã thích từ "công dân" nhưng lại thích từ "con người" hơn; Jean Prouvaire, một nhà thơ dịu dàng bận tâm tới những áng mây không kém gì những biến động xã hội, dễ đỏ mặt nhưng cũng rất dũng cảm.

Feuilly, người thợ làm quạt, kiếm sống vất vả với ba frăng mỗi ngày và chỉ có một tư tưởng là học tập một hoài bão là giải phóng thế giới; Courtèyrac, chàng trai gan dạ với vẻ ngoài của một tư sản và trái tim của một hiệp sĩ; Bahorel, người sinh viên trường luật luôn trốn học để lê la qua các quán cà phê; Lesgle với tính lạc quan yêu đời bất tận, sớm tiêu tới đồng xu cuối cùng nhưng tiếng cười thì không tắt bao giờ; Joly, học y khoa, được lời với tư cách bịnh nhân hơn là y sĩ; Grantaire, con người hoài nghi và uống rượu như hũ chìm, nhạo báng tất cả những hành động tận tụy, hy sinh trong các đảng phái và nói:"Chỉ có một điều chắc chắn là ly rượu đầy của tôi".

Tất cả những con người trẻ tuổi rất khác biệt nhau đó có cùng một tôn giáo: sự tiến bộ.

Tất cả đều là con đẻ của cuộc cách mạng Pháp.

Những con người hời hợt nhất cũng trở nên trịnh trọng khi thốt lên cái năm đó: 89? Là những người trong hội và những người am hiểu, họ bí mật phác thảo lý tưởng.

Coufeyrac giới thiệu Marius với các bạn của mình một cách giản dị:

- Một thư sinh.

Marius rơi vào một tổ ong trí tuệ.

Cho tới bây giờ vẫn sống cô độc vì thói quen và sở thích, cậu phần nào e ngại đám người xung quanh cậu.

Cậu nghe nói về triết học, văn chương, nghệ thuật, lịch sử, tôn giáo một cách hào hứng, bất ngờ.

Khi rời bỏ những quan niệm của ông ngoại cậu để đến với những quan niệm của cha cậu, cậu ngờ đâu mình đã cố định.

Giờ đây cậu nghi ngờ, một cách bồn chồn lo lắng mà không dám thú thật, rằng cậu chưa hẳn thế.

Góc độ qua đó cậu nhìn mọi vật lại bắt đầu đi chuyển.

Cậu phần nào khổ tâm về điều đó.

Quanh cậu, không một ai trong đám người trẻ đó nói: "hoàng đế".

Chỉ có Jean Prouvaire thỉnh thoảng nói Napoléon.

Mọi người khác đều nói Bonaparte.

Enjobras thì phát âm: Buonaparte.

Một ngày nọ trong một câu chuyện ồn ào, Lesgle kết thúc một câu nói của Combeferre bằng cái ngày này khiến Marius rùng mình:

18 tháng sáu 1815:Waterloo?

- Đúng thế, Coufeyrac kêu lên, con số 18 là con số định mệnh của Bonaparte.

Hãy đặt ngày 18 sương mù trước Louis XVIII các anh có tất cả định mệnh của con người.

- Đúng - Enjobras cho tới bây giờ vẫn im lặng bỗng trịnh trọng nói - án mạng và hình phạt.

Từ "án mạng" không thể chấp nhận được đối với Marius.

Cậu đứng dậy, bước về phía một tấm bản đồ nước Pháp trên tường và phía dưới người ta trông thấy một hòn đảo trong một ngăn cách biệt.

- Đảo Corse - cậu nói - Một hòn đảo nhỏ đã làm nên nước Pháp vĩ đại làm sao.

Câu nói như một luồng không khí giá băng.

Mọi người im bặt trong câu chuyện của họ.

Enjobras đáp giọng ôn tồn:

- Nước Pháp không cần một đảo Corse nào mới vĩ đại.

Nước Pháp vĩ đại bởi nó là nước Pháp.

Marius quay sang Enjobras và bằng một giọng rung vang:

- Người ta không làm nước Pháp giảm sút chút nào khi kết hợp nó với Napoléon.

Anh khiến tôi kinh ngạc.

Chúng ta hãy giải thích cho nhau nghe về hoàng đế.

Anh nói về điều đó ngạo mạn như bọn bảo hoàng.

Tuy nhiên anh ngưỡng vọng ai nếu không ngưỡng vọng con người khổng lồ đó đã có trong não mình số lập phương những tài năng con người? Luật học, hùng biện, lịch sử, thi ca, khoa học, ngài biết tất cả.

Ngài làm đảo lộn châu âu.

Dưới uy lực của ngài, tất cả những ngai vàng phải lung lay.

Các anh hãy công bằng.

Được làm đế quốc của một vị hoàng đế như thế, còn định mệnh nào huy hoàng hơn cho một dân tộc! Chiến thắng, chinh phục, nổi sấm sét, được làm một đất nước vàng son đầy vinh quang tại châu âu gióng lên hồi kèn của những con người khổng lồ qua lịch sử chinh phục thế giới, thử hỏi còn gì vĩ đại hơn.

- Được tự do, Combelerre nói.

Marius cúi đầu.

Các từ đó xuyên qua lời lẽ tuôn trào một cách hùng tráng của cậu như một lưỡi dao thép.

Cậu cảm thấy nó tắt ngấm nơi cậu.

Enjobras đặt bàn tay lên vai cậu:

- Này người công dân, anh ta nói, mẹ của tôi là nền cộng hòa.

Buổi tối đó để lại trong lòng Marius một chuyển động sâu sắc.

Cậu trở nên âm u, buồn bã.

Những tư tưởng mới mẻ mà người ta nhồi nhét vào đầu cậu rồi sẽ đưa cậu về đâu? Những cái dốc đứng dàn ra quanh cậu.

Cậu không đồng tình với ông ngoại cậu lẫn các bạn cậu.

Cậu càng thừa nhận mình càng cô đơn gấp bội và không đến quán cà phê Musain nữa.

Nhưng những phương diện nghiêm túc của cuộc sống bất chợt tìm đến, nhắc nhở cậu những thực tại.

Để chi trả những món chi tiêu tại khách sạn Porte- St-jacques cậu đã phải bán đi chiếc đồng hồ vàng của cậu cùng mớ quần áo để thay.

Cậu còn lại món tiền mười frăng.

Tìm ra địa chỉ của cậu, dì Gillenormand của cậu đã gởi đến cậu 60 đồng piston, tức là 600 đồng frăng bằng vàng, của ông ngoại cậu cấp.

Nhưng Marius đã gởi trả lại người dì số tiền đó với một lá thư đầy cung kính trong đó cậu tuyên bố đã có phương tiện để sống và tự hậu đã có thể chu toàn mọi nhu cầu của mình.

Lúc đó, cậu còn ba frăng.

Người thanh niên rời khách sạn vì không muốn vướng nợ.

Đã có một giai đoạn trong đời Marius phải mua một xu phô mát Bric nơi bà bán hoa quả, phải sống ba ngày với một khúc xương sườn giá 7 xu, phải chỉ ra ngoài vào buổi sẩm tối với chiếc áo độc nhất đã hóa lục và vá víu nhiều mảnh, phải chấp nhận mọi công việc miễn sao chúng lương thiện.

Qua tất cả những nỗi nhọc nhằn đó, Marius đã trở thành luật sư.

Chàng đinh ninh mình sẽ đến phòng Couteyrac ở vốn khá lịch sự và là nơi có một số sách luật, lại thêm những quyển tiểu thuyết, mỗi bộ tạo thành một thư viện đúng qui định.

Chàng biên thư tới Couteyrac.

Chàng vẫn ở trong ngôi nhà tồi tàn nơi chúng ta đã trông thấy Jean valjean và Cosette đến ở khi họ tới Paris.

Cái nghèo và cái sợ tìm ra những chỗ ở giống nhau.

Được món tiền 30 frăng hàng năm, chàng được ở một phòng lụp xụp không có lò sưởi nên chàng chỉ bày biện mớ đồ đạc cần thiết nhất.

Chàng trả ba frăng mỗi tháng cho người ở trọ chính để bà đến quét dọn và sáng sáng mang đến cho chàng một chút nước nóng, một quả trứng tươi và một ổ bánh mì một xu dùng làm bữa ăn trưa của chàng.

Vào 6 giờ chiều chàng đi ăn tại tiệm Rousseau, đường St-jacques, một đĩa thịt một đĩa rau và một món tráng miệng.

Chàng uống nước.

Chàng trả mười sáu xu.

Trong ba năm, nhở lòng dũng cảm, sự làm việc nhọc nhằn, sự kiên trì và ý chí sắt đá, chàng đã bước ra khỏi ngõ ngách khốn cùng.

Chàng đã học tiếng Đức và tiếng Anh.

Coufeyrac đã giới thiệu chàng với một hiệu sách nơi chàng đảm trách một công việc khiêm tốn.

Chàng viết những giấy quảng cáo, dịch những tờ báo ngày, chú thích những tác phẩm xuất bản, nhờ đó hàng năm chàng trả sáu trăm năm mươi frăng việc ăn, ở, mua sắm quần áo, giặt giũ.

Chàng cảm thấy mình giàu có, nhân đó chàng cho một người bạn mượn mười frăng.

Khi nhớ lại những năm tháng nghiệt ngã mà chàng đã sống qua, chàng nhận ra mình không nợ ai một xu nào.

Chàng gìn giữ lòng tự hào của mình một cách đố kỵ.

Chàng sống cô độc.

Chàng cương quyết không gia nhập tổ chức do Enjobras đứng đầu.

Chàng vẫn giữ mối giao hảo tốt đẹp, nhưng chàng chỉ có một người bạn là Coufeyrac.

Vả chăng dù đã là luật sư, chàng vẫn không biện hộ.

Chàng thích được tự do trong công việc nhọc nhằn tại hiệu sách hơn.

Khi sửa xong những bản in thử của nhà in, chàng đi dạo và mơ mộng.

Chàng chỉ nghĩ về Gillenormand một cách nhẹ nhàng bởi sự khốn khổ đã tước khỏi chàng sự cay đắng nhưng chàng quyết không nhận thứ gì của người đã xử tệ với cha chàng.

Bởi luôn bị ông ngoại chàng ngược đãi, chàng không thể tưởng tượng rằng lão già chỉ nghĩ tới chàng.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui