Những Nhà Nơi Hẻm Nhỏ FULL


Năm tháng đại học.
Giữa tháng 10 xưởng máy nén thông qua ủy ban mậu dịch quốc tế của Tô Châu và lấy được quyền tự chủ buôn bán với bên ngoài.

Bọn họ có thể bắt đầu xuất ngoại, tự thực hiện kết nối.

Lâm Võ Phong và hai sinh viên đi theo bí thư tới Quảng Châu tham gia hội chợ.
Bởi vì từng nghe xưởng trưởng An nói tới tình huống thảm thiết khi xí nghiệp tư không được tham gia hội chợ nên Lâm Võ Phong đặc biệt lưu ý tới các quầy hàng trong hội chợ.

Đa phần đều là các xí nghiệp quốc doanh lâu đời, một số ít là cơ quan có hùn vốn với tư nhân bên ngoài.

Cũng có một vài xí nghiệp tư không biết dùng cách nào có thể lén lút tiến vào hội trường.

Bọn họ nói thứ tiếng Anh sứt sẹo giới thiệu sản phẩm và trao đổi tin tức với thương nhân nước ngoài.
Bên ngoài hội trường các xí nghiệp tư nhân tự lập hội chợ, bọn họ cũng bày quầy hàng, chỉ cần có thương nhân ngoại quốc hoặc khách hàng tiềm năng khác đi qua là bọn họ sẽ nắm lấy mọi cơ hội tuyên truyền về sản phẩm của bên mình, “Sản phẩm của chúng tôi có chất lượng ngang với các xí nghiệp quốc doanh mà giá lại rẻ hơn.”
Lâm Võ Phong vội vàng nhìn vài lần nhưng không thấy xưởng trưởng An.

Hơn nữa vì đang đi cùng đồng nghiệp của xưởng nên anh cũng không dám dừng lại quá lâu mà bước nhanh vào hội trường.
Sau mấy ngày hội chợ cũng kết thúc, xưởng máy nén nhận được rất nhiều đơn đặt hàng —— dự đoán của các vị kỹ sư quả là đúng.

Sản phẩm của dây chuyền mới đa phần hấp dẫn các nhà sản xuất trong nước, tám phần đơn đặt hàng tới từ doanh nghiệp quốc nội.
Bí thư nhìn khẩu hiệu của hội chợ “Giao lưu để cùng có lợi, vươn ra khắp mọi nơi” sau đó liên tục cảm thán, “Chúng ta coi như đã đuổi kịp đúng lúc quốc gia đang phát triển sự nghiệp điện tử trong nước.”
Lâm Võ Phong làm nhân viên kỹ thuật nên cũng tranh thủ giao lưu và trao đổi thông tin liên lạc với bộ phận kỹ thuật và mua sắm của mấy chục cơ sở sản xuất tủ lạnh.

Sau năm ngày công tác, đoàn cán bộ của xưởng máy nén ở lại Quảng Châu một ngày để dạo phố mua sắm.
Trung tâm mua sắm ở Quảng Châu có rất nhiều sản phẩm khó thấy được ở những nơi khác hoặc có cũng rất hiếm như máy quay phim, máy ghi âm, đồng hồ.

Ngoài ra còn có rất nhiều sản phẩm cần tem phiếu như vải dệt.
Lâm Võ Phong nghĩ đến lời Tống Oánh nói cô không bao giờ muốn nhìn thấy quần áo màu lục quân nữa, “Màu sắc chả khác gì lặc lè, ngõ nhỏ giống như ổ lặc lè.” Vì thế trong lúc các đồng nghiệp khác tới các tiệm tư nhân mua máy ghi âm, đồng hồ và những thứ đắt đỏ thì anh cẩn thận chọn mỹ phẩm dưỡng da, mấy tấm vải thời thượng và mua ba cái đồng hồ điện tử cho ba đứa nhỏ.
Tống Oánh rất thích mấy thứ Lâm Võ Phong mang về.

Cô vui vẻ đi làm các kiểu váy cho mình và Trang Tiêu Đình.
Hoàng Linh thì vuốt ve cái váy sau đó nửa ngày mới nói, “Vải trong xưởng không thể so với phía nam, màu sắc và hình thức đều kém, đã vậy còn đắt, bảo sao doanh số không tốt.”
Tống Oánh nói, “Aizzz, chị Linh, em thấy chúng ta chẳng cần nghĩ nhiều làm gì, nghĩ cũng vô dụng.”
Trang Siêu Anh kiên trì muốn trả tiền đồng hồ, “Kỹ sư Lâm, Đống Triết chỉ được một cái đồng hồ mà nhà tôi lại có những hai cái, tiền này tôi phải trả anh.”
Lâm Võ Phong cũng không từ chối, “Một cái năm tệ, anh đưa 10 tệ là được.”
Trang Siêu Anh nghe giá thì lắp bắp kinh hãi, “Vải may quần áo đã rẻ rồi mà đồng hồ cũng rẻ thế sao? Kỹ sư Lâm, có phải anh không muốn lấy tiền của nhà tôi nên cố ý báo giá thấp thế không?”
Lâm Võ Phong đáp, “Đừng nói đồng hồ điện tử, ngay cả đồng hồ thạch anh cũng rất rẻ, mẫu mã lại thời thượng.

Tôi có mua cho Đồ Nam một cái đồng hồ thạch anh, coi như tiền mừng tuổi cho thằng bé.

Đây là tôi và Tống Oánh cho nó, hai người đừng nói tiền nong gì.”

Váy hoa hồng và đồng hồ điện tử vẫn còn đang nóng hổi thì xưởng máy nén lại bắt đầu chọn một trong số mấy vị kỹ thuật viên để đề bạt lên chức phó xưởng trưởng.

Lâm Võ Phong và vài người đều trình tài liệu lên trên.
Trong lúc xét duyệt Lâm Võ Phong bị tố cáo.

Có người nói anh làm trái quy định của xí nghiệp và ra ngoài làm thêm ở xưởng tư nhân.
Kỹ sư hoặc nhân viên kỹ thuật có thời gian rảnh có thể ra ngoài làm thêm nhưng đây là một mảng xám bị mọi người tranh luận khá lâu.

Lâm Võ Phong giống những nhân viên kỹ thuật làm thêm khác, lúc trong xưởng mắt nhắm mắt mở anh ra ngoài làm thêm kiếm tiền.

Khi không khí khẩn trương hoặc xưởng hạ lệnh cấm anh sẽ không làm nữa mà ở nhà trồng rau.
Sau khi nhập dây chuyền sản xuất mới Lâm Võ Phong luôn thể hiện trình độ và thái độ xuất sắc bất kể trong việc nghiên cứu kỹ thuật hay đào tạo nhân viên.

Đã vậy anh còn có kinh nghiệm làm thêm ở xí nghiệp tư nên cũng có trực giác tốt với quản lý và thị trường.

Lãnh đạo xưởng đang muốn đề bạt anh lên một bước thì một lá thư nặc danh với chứng cứ vô cùng xác thực được gửi lên bàn bí thư.
Bí thư đưa bức thư kia cho Lâm Võ Phong xem, bên trong là một tờ biên lai có chữ ký của anh, “Nhận của xưởng xx số tiền chỉ đạo kỹ thuật là 300 tệ.”
Lâm Võ Phong nhìn thấy tờ biên lai này thì nhớ tới tình hình lúc ấy.

Chắc là anh để trong túi áo khoác sau đó về nhà quên lấy ra.

Lúc sau anh mặc áo kia tới xưởng không cẩn thận đánh rơi để người ta nhặt được.

Lãnh đạo xưởng mở họp hai lần thảo luận việc xử lý trường hợp của Lâm Võ Phong.

Bọn họ cũng thảo luận luôn việc có nên báo với Cục Công An về tội anh “dùng kỹ thuật để đầu cơ trục lợi” hay không.
Nửa tháng sau quyết định xử phạt được đưa xuống.

Lâm Võ Phong là người có năng lực nghiệp vụ mạnh mẽ, trách nhiệm lớn, nhân duyên cũng tốt nên xưởng trưởng cố ý chuyện to hóa nhỏ.

Ông chỉ phạt anh 500 tệ, cũng gạt ra khỏi danh sách đề bạt lãnh đạo nhưng vẫn để anh làm nhân viên kỹ thuật.
Lâm Võ Phong nghe được hình thức phạt thì nói lời cảm ơn xưởng trưởng và làm như không có việc gì rời khỏi văn phòng của ông ấy.
Sau đó anh tìm một phòng công cụ vắng vẻ rồi khóa cửa lại.

Lúc này cả người anh mềm nhũn, cứ thế ngồi xổm trên mặt đất.
Căn phòng này kín mít không kẽ hở, bên trong vừa chật vừa tối.

Lâm Võ Phong nửa ngồi xổm ở cửa và cảm nhận được mồ hôi lạnh túa ra toàn thân.
Nhân viên kỹ thuật của doanh nghiệp quốc doanh làm thêm bên ngoài không phải vấn đề được chính sách và pháp luật quy định rõ ràng.

Mọi người cũng đang tranh cãi về vấn đề này.

Nếu nhân viên khoa học kỹ thuật bị bị tố giác hoặc vạch trần việc đi làm thêm thì quyền xử lý chủ yếu nằm trong tay đơn vị.

Có nơi lấy tội “dùng kỹ thuật để đầu cơ trục lợi” và báo với Cục Công An lập án thẩm tra xử lý, cũng có nơi chẳng làm gì, cứ thế cho qua.
Thời thanh niên của Lâm Võ Phong trải qua nhiều biến động.

Anh tuyệt đối không có dũng khí đi ngược lại chính sách.

Trước giờ anh vẫn lựa hướng gió mà đi, lúc xưởng mắt nhắm mắt mở anh ra ngoài kiếm thêm chút thu nhập nhưng lúc xưởng nghiêm cấm làm thêm anh toàn tâm toàn ý tập trung vào dây chuyền sản xuất mới.

Trong nửa tháng đợi kết quả xử lý này anh nghĩ tới các tin tức và vụ án được báo chí đưa tin.

Nỗi lo trong lòng nặng nề, đến đêm khó mà ngủ được.
Tống Oánh và Lâm Đống Triết cố gắng giả vờ trấn định trước mặt anh nhưng có một đêm bị ác mộng bừng tỉnh anh nghe thấy vợ mình khóc nức nở trong phòng con trai.

Lâm Đống Triết khi ấy nhỏ giọng an ủi Tống Oánh.
Gặp phong ba và trải qua việc lần này khiến anh không thể không nghĩ tới ảnh hưởng tiếp theo.

Anh không thể không nghĩ tới viễn cảnh mình bị đơn vị khởi tố, thậm chí bị cơ quan công an bắt.

Như vậy Tống Oánh và Lâm Đống Triết sẽ thế nào đây? Đặc biệt là Lâm Đống Triết, cuộc đời thằng bé còn chưa bắt đầu, nó sẽ phải chịu đựng hậu quả thế nào đây? Nó có thể sẽ phải gánh vác hậu quả thế nào đây?
Giáng chức, phạt tiền đã coi như kết quả tốt nhất khiến cả người Lâm Võ Phong thả lỏng.
Anh nghỉ ngơi một lát mới miễn cưỡng trấn định và nhớ tới vợ mình còn đang nôn nóng chờ đợi kết quả.

Anh vội ra ngoài tìm một cái điện thoại gọi tới xưởng dệt và báo tin cho Tống Oánh về kết quả xử phạt.
Đầu dây bên kia truyền tới tiếng thở dài một hơi của cô.

Giống như trút được gánh nặng.

Vấn đề vừa được giải quyết thì lo lắng và khẩn trương cực độ cũng được gỡ xuống.

Cũng vì thế mà Lâm Võ Phong ngã luôn.
Đêm đó anh sốt nhẹ.

Tống Oánh thức cả đêm chăm sóc chồng cẩn thận, vừa bưng nước vừa vắt khăn.
Nửa đêm Lâm Võ Phong đột nhiên tỉnh lại và miễn cưỡng mở to mắt nhìn hai khuôn mặt lo lắng ở cạnh mép giường.

Tống Oánh không còn bộ dạng phấn chấn ngày thường nữa, cả người cô uể oải.

Lâm Đống Triết thì giống như đột nhiên trưởng thành, trong ánh mắt thằng bé có vài phần sợ hãi và kinh hoàng nhưng biểu tình vẫn vững vàng.
Đây là lần đầu tiên Lâm Võ Phong thấy nỗi sợ hãi bị kìm nén trong mắt đứa con trai không sợ trời không sợ đất của mình.

Trong đầu óc hỗn độn của anh bỗng nảy ra một ý nghĩ vô cùng rõ ràng: anh không thể để vợ con phải sống trong lo sợ cả đời được.
Lâm Đống Triết bưng nước ấm và thuốc hạ sốt tới.

Lâm Võ Phong uống thuốc rồi lại mê man.

Lâm Võ Phong liên tiếp sốt một tuần mới chậm rãi đỡ hơn.
Ban ngày anh vẫn kiên trì đi làm, dốc hết sức để đồng nghiệp không nhận ra khác thường.

Tới tối anh về nhà cũng chẳng còn sức ăn cơm chiều mà chỉ uống thuốc hạ sốt rồi nằm đó.

Anh cứ thế chống đỡ một tuần mới dần khá hơn.
Vào một buổi tối Lâm Võ Phong tỉnh lại lúc nửa đêm và thấy khe cửa có ánh sáng.

Anh đoán Lâm Đống Triết không tắt đèn đã lăn ra ngủ.

Vì người đã có chút sức nên anh xuống giường, khoác áo, đi giày tới phòng con trai định tắt đèn cho thằng bé.
Lâm Đống Triết nằm dang chân dang tay trên giường ngủ không biết gì, trong tay còn cầm một cuốn sách giáo khoa.
Trên bàn là một đống sách vở hỗn độn cùng bài thi.

Lâm Võ Phong duỗi tay tắt đèn và vô tình liếc được một bài thi sau đó lập tức ngây người.
Anh cầm mấy bài thi trên bàn lên và xem từng bài một, tất cả đều trên 80 điểm.

Với một tín đồ thờ phụng số điểm 60 như Lâm Đống Triết thì đây là tiến bộ cực lớn.
Tống Oánh phát hiện Lâm Võ Phong tỉnh thế là cũng đi tới và lẳng lặng đứng phía sau anh.
Lâm Võ Phong xem xong bài thi rồi cô mới nhẹ giọng nói, “Từ khi anh bị tố cáo Đống Triết hiểu chuyện hơn nhiều lắm.

Nó nói dù anh không còn việc làm nữa thì còn có nó.

Nó sẽ đi làm kiếm tiền nuôi chúng ta.”

Lại tới tết âm lịch, ngày mùng 2 tết năm 1986 hai nhà Trang và Lâm tụ tập ăn tết cùng nhau.
Mọi người ngồi đầy trong căn phòng phía tây, Lâm Võ Phong và Tống Oánh đẩy cái giường đôi đến ven tường để dành một khoảng trống nhét hai cái bàn ăn cùng toàn bộ ghế dựa.

Trên bàn bày đầy đồ ăn vặt, người lớn và trẻ con hai nhà ngồi đó vừa ăn vừa xem TV và nói chuyện phiếm.
Tiết mục trên TV không phải quá xuất sắc nhưng mọi người vẫn vui vẻ vừa xem vừa nói chuyện.
Hướng Bằng Phi nói, “Ngày mai rạp chiếu phim sẽ mở, nghe nói có phim Hongkong, Lâm Đống Triết, cậu muốn đi xem không?”
Lâm Đống Triết duỗi cái tay dài cầm một đĩa bánh đưa cho Trang Tiêu Đình và đáp, “Đi, đương nhiên đi.”
Trang Tiêu Đình rũ mí mắt đón lấy đĩa bánh.
Trang Đồ Nam bất động nhìn thoáng qua đĩa bánh kia rồi lại nhìn em gái.
Hai nhà thân như một, Lâm Đống Triết và Trang Tiêu Đình từ nhỏ đã thường xuyên chia sẻ đồ ăn vặt, đã thế trước kia Lâm Đống Triết còn từng cướp trứng chiên từ bát của Trang Tiêu Đình nên việc này cũng bình thường.

Nhưng không biết vì sao Trang Đồ Nam lại cảm thấy biểu tình của em gái vừa nãy không quá tự nhiên.

Có điều không đợi cậu nghĩ nhiều Trang Tiêu Đình đã cầm một miếng bánh đặt lên tờ giấy ăn trước mặt mình rồi đưa đĩa bánh cho cậu và nói với vẻ tự nhiên, “Anh cũng ăn một miếng đi.”
Hoàng Linh nói, “Đồ Nam, con ăn xong thì đưa đĩa cho người khác, bên này không có bánh ấy.”
Lâm Đống Triết lại cầm một đĩa bánh mỡ heo đưa cho Trang Đồ Nam, “Anh Đồ Nam, cái này ăn cũng ngon lắm, anh ăn xong bỏ qua bàn bên kia nhé.”
Trong hộp mứt tết có hạt dưa, lạc rang, kẹo, ô mai.

Trang Tiêu Đình cầm lấy một viên ô mai thế là Lâm Đống Triết lập tức dán người tới cười như trộm và nói, “Trang Tiêu Đình, tớ nói với cậu một chuyện này.”
Trực giác mách bảo Trang Tiêu Đình rằng cái tên Lâm Đống Triết này không có ý tốt thế là cô trợn mắt không nói gì.
Lâm Đống Triết hắng giọng nói, “Nghỉ hè năm kia tớ theo ba về Phúc Kiến, trong thôn có một xưởng nhỏ làm ô mai.

Trong đó tớ thấy công nhân cởi trần sau đó dính ô mai lên người……”
Lâm Đống Triết vừa nói vừa duỗi tay vỗ đen đét lên ngực và lưng Hướng Bằng Phi, “Quả khô dính một lát là rơi xuống thế là thành ô mai.

Mồ hôi trên người mặn, vừa lúc thêm muối cho ô mai…”
Tất cả mọi người đều sởn da gà, Trang Tiêu Đình lập tức buông viên ô mai, Hoàng Linh ở bàn bên kia cũng buông cái bánh mỡ heo.
Tống Oánh thật đúng là một lời khó nói hết, “Lần đó em không đi nên không biết, Võ Phong, Đống Triết nói có đúng không?”
Lâm Võ Phong rất xấu hổ mà ấp úng nói, “Xưởng nhỏ vì kiếm tiền nên không để ý tới vệ sinh lắm.

Có điều điểm tâm em mua đều là hàng của công ty quốc doanh, là hiệu lâu đời của Tô Châu, không thành vấn đề đâu.”
Trang Tiêu Đình biến sắc, Lâm Đống Triết thực hiện được gian kế thì cười như được mùa.
Trang Đồ Nam nhìn đàn em cười ngây ngô thì nghĩ thầm, “Ba tuổi đã biết về già thế nào, cái thằng Đống Triết này nhìn thì vừa cao vừa đẹp trai nhưng trong xương cốt vẫn là kẻ vừa bướng bỉnh lại ghê gớm.

Từ nhỏ Tiêu Đình đã thấy thằng nhóc này vừa bẩn vừa ngốc, chắc chắn sẽ không thích nó đâu.

Là mình nhìn lầm rồi, nghĩ nhiều rồi.”

Trang Đồ Nam vẫn không quá yên tâm nên sau khi về nhà cậu lén hỏi Hướng Bằng Phi, “Đống Triết và Tiêu Đình thường xuyên ở bên nhau à?”
Hướng Bằng Phi đáp đương nhiên, “Thường xuyên.”
Hướng Bằng Phi vừa bóc lạc ăn vừa không hề để ý đáp, “Trước kia có lần Tiêu Đình thi không tốt lắm, tâm tình xuống dốc thế là em và Đống Triết đều phải an ủi con bé.

Sau đó vì chú Lâm…… Lúc chú Lâm xảy ra chuyện trong ngõ nhỏ có người khua môi múa mép nói chú ấy có lẽ sẽ phải ngồi tù.

Lâm Đống Triết khi ấy đột nhiên hiểu chuyện, liên tục tìm Tiêu Đình hỏi bài.”
Lúc Trang Đồ Nam nghe nói đứa học dốt đi an ủi đứa học giỏi thì không biết nên khóc hay nên cười.

Nhưng nghe tới câu sau cậu lại ngây người.

Cậu biết chuyện Lâm Võ Phong bị tố cáo nhưng tới khi về nhà lại thấy cuộc sống nhà họ Lâm chẳng có gì thay đổi.

Không ngờ ảnh hưởng của chuyện ấy lại lớn như thế.
Hướng Bằng Phi nói, “Bác cả và bác dâu cả đều nói Lâm Đống Triết hiểu chuyện.”

Chuyện tố cáo khiến Lâm Võ Phong hoàn toàn mất đi tin tưởng tiếp tục ở lại xưởng làm việc.
Sau khi tốt nghiệp anh lập tức vào chỗ này làm việc.

Anh cẩn thận làm việc hơn 20 năm, lúc nào cũng cần cù, thật thà và độ lượng.

Anh chịu lăn xả, chịu dạy người khác, cùng các đồng nghiệp ở bên nhau một cách hòa thuận.

Nhưng tờ biên lai kia lại hoàn toàn phá hủy nhận thức của anh về mối quan hệ của mình với đồng nghiệp và về hoàn cảnh làm việc.
Bất kể là hàng xóm trong hẻm nhỏ hay đồng nghiệp trong xưởng đều đối xử với anh trước sau như một nhưng trong lòng Lâm Võ Phong vẫn thấy đau.

Anh không nghĩ ra được là ai nhặt tờ biên lai kia, là ai viết thư tố cáo.

Dù có đối tượng hoài nghi nhưng anh không thể khẳng định cụ thể là ai.

Anh chỉ có thể theo bản năng mà duy trì khoảng cách với đồng nghiệp trong xưởng, đặc biệt là những người trước kia anh coi như người trong nhà.
Thậm chí anh còn tiến thêm một bước hoài nghi liệu có phải có người thông qua con đường nào đó mà lấy được tờ biên lai kia từ xí nghiệp tư nhân hay không? Phải chăng có người trong xưởng tư nhân muốn ngáng chân anh nên mới cung cấp tờ biên lai kia?
Tống Oánh khuyên giải và an ủi mãi, “Sẽ qua thôi, đều sẽ thành quá khứ thôi.”
Lâm Võ Phong biết Tống Oánh nói đúng.

Xử phạt, phạt tiền đều sẽ qua nhưng phần nghi ngờ này sẽ tồn tại trong lòng anh cả đời.

Phần sợ hãi này sẽ theo anh cả đời.
Còn cả tiền đồ của Lâm Đống Triết nữa.

Anh không rõ chuyện này có ảnh hưởng gì tới việc học hoặc làm việc của thằng bé sau này hay không.

Anh không dám đánh cuộc.
Vì nhiều nguyên nhân mà Lâm Võ Phong đi tới quyết định tìm đường ra khác.
Nếu trước mắt không có đường ra vậy anh sẽ dỡ bỏ đường ray phía sau để trải lên phía trước, vừa đi vừa trải.

Lâm Võ Phong quen không ít người trong giới xí nghiệp ở Quảng Đông trong hội chợ lần trước.

Trong đó có vài người phụ trách xưởng sản xuất đồ điện và tủ lạnh.
“TV, máy giặt, tủ lạnh” và các đồ dùng điện khác đang được đẩy mạnh sản xuất trong nước để thay thế cho các sản phẩm nhập khẩu đắt đỏ từ nước ngoài.

Phía Quảng Đông đang xây dựng các nhà máy sản xuất máy giặt, tủ lạnh quy mô lớn.

Tổ tuyển dụng nhân tài của Quảng Đông, của Thâm Quyến mỗi năm đều sẽ thông báo tuyển dụng người tài trên cả nước.
Lâm Võ Phong và các đồng nghiệp trước kia thường xuyên nói tới việc điều động nhân tài nhưng mọi người chỉ nói thế chứ không thực sự nghĩ tới việc này.

Bởi vì thủ tục cực kỳ phức tạp, làm xong chả khác gì lột một lớp da, huống chi bọn họ đều đã ở tuổi trung niên, nếu điều động sẽ ảnh hưởng tới công việc của người nhà và việc học của bọn nhỏ.

Ngoài ra còn nhà ở, chữa bệnh linh tinh, quả thực như rút dây động rừng.

Mọi người chỉ thảo luận chút chính sách, cảm thán về tiền lương cao chót vót của vùng duyên hải sau đó nói là nên làm gì.
Tái ông mất ngựa đâu biết là họa hay phúc.

Lãnh đạo xưởng đề bạt một kỹ sư khác, đẩy cán bộ có thâm niên như Lâm Võ Phong xuống khiến anh bây giờ một thân nhẹ nhàng, ra đi khá dễ.

Mấy tháng này anh vẫn luôn liên hệ với người phụ trách của mấy xưởng tại Quảng Đông và chuẩn bị cho việc điều động.
 
------oOo------


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui