Lão tổ tông của cô ý là có của hồi môn có ruộng đất, lại có năng lực, không thiếu ăn thiếu mặc, còn có nhà mẹ đẻ chiếu cố, nhưng nếu muốn đứng vữngtrong thôn về lâu về dài thì một là tái giá tìm đàn ông dựa vào, còn nếu không thì phải nhận một đứa bé về nuôi lớn.Bà cố của Lý Mai đã chọn phương án thứ hai, nhưng bà ấy đoán lúc bắt đầu nhưng không ngờ được kết quả.Nếu đứa con trai mà bà nhận nuôi là một kẻ vô ơn thì bà phải làm sao? Nuôi một kẻ vô ơn như vậy hơn mười năm, khoan nói đến tình cảm, thì giờ dù cho cắn răng chấp nhận xem như không có đứa con này...Nhưng vấn đề chẳng phải lại quay về nơi bắt đầu đó là không có con trai! Lý Mai không muốn tái hôn, nếu bà muốn thì đã không kéo dài đến bây giờ.
Lại nuôi thêm một đứa nữa? Trước tiên không nói đến năm mất mùa có lương thực để nuôi hay không nhưng mà nói về tuổi tác bà cũng sắp bốn mươi, trong thôn mà ở hàng bốn mươi đều có thể trở thành bà ngoại bà nội rồi.
Mà giờ bà lại nhận nuôi một đứa bé khác thì liệu bà có nuôi nó đến lớn được hay không? Nếu nuôi lớn rồi mà lại là một đứa vô ơn nữa thì phải làm sao?Đứa đầu tiên thì còn có thể bảo là do bản tính của đứa trẻ không tốt, nhưng đứa thứ hai cũng vậy thì dân trong thôn sao có thể không nói ra nói vào? Họ sẽ bảo nhau sao Lý Mai đều nhận nuôi mấy đứa vô ơn thế?Mặc dù thời đại của Lý Như cách lão tổ tông Lý Mai gần một trăm năm, nhưng suy đoán của cô thì chắc cũng không khác mấy.Bởi vì trong câu chuyện của bà ngoại thì sau khi lão tổ tông không có con trai, bà đã kéo dài thêm hai năm nữa, không còn cách nào tái hôn.
Lúc nhỏ nghe được đoạn này Lý Như còn không nghĩ nhiều như vậy, chỉ là theo bà ngoại mắng con người vô ơn kia không là loại người tốt đẹp gì.
Nhưng bây giờ tự mình trải qua, Lý Như lại đau lòng cho lão tổ tông.
Thời đại đó, hở một chút là thiên tai, mạng người không đáng giá, đàn ông chết thì vợ tái hôn, phụ nữ không có đàn ông tái hôn, thì hạt cơm ly nước đều trở nên khó khăn.Nhưng lão tổ tông không giống như những người phụ nữ nông thôn bình thường khác.Lão tổ tông trong câu chuyện là một người có kiến thức và đầu óc, không cần biết gặp phải bao nhiêu khó khăn thì bà cũng đã nuôi lớn ba đứa trẻ một cách bình an, tìm cho họ chốn về ấm êm.Đừng nói một người phụ nữ trong thôn, thậm chí cả đàn ông mà có thể so bì với bà đều không có!Bất kể gặp phải tình huống khó khăn gì, lão tổ tông đều giống như có sức mạnh thần kỳ giúp bà vượt qua...!Nhưng nếu Lý Như đã xuyên qua thì một số việc có thể tránh thoát được thì hà cớ gì lại không tránh chứ?.