Nỗi Đau Của Đom Đóm

Ba Du Sinh đã giải quyết xong các công việc trong ngày, đêm khuya yên tĩnh, anh lại quan sát các di vật mà nữ tu sĩ họ Sái để lại. Anh đang cầm trên tay cuốn "Kinh thánh" bìa đen.

Sinh hiểu rằng, cũng như Thi Di, bà Sái bị hại bởi vì hung thủ cảm thấy bất an về những con người này. Bà Sái từng chứng kiến ông Yasuzaki Hitoshi bị giết, điều tra cho thấy ông Yamaa Tsuneteru ngày trước từng nhiều lần đến nhà thờ này, và đã tặngmột pho tượng Đức Mẹ, chứng tỏ rất có thể cái chết của bà có liên quan đến cái chết của ông Yasuzaki Hitoshi và ông Yamaa Tsuneteru. Bởi thế Sinh quyết định đi sâu vào các tình tiết này, đặc biệt đưa các di vật của bà Sái về trụ sở để nghiên cứu.

Bà Sái sống giản dị, cần kiệm, toàn bộ các vật dụng xếp lại chỉ choán hết non nửa cái mặt bàn. Sinh đã xem các thư tín, vài cuốn sổ ghi chép, bây giờ anh mở cuốn Kinh Thánh in thống nhất quốc tế này. Kinh thánh bao gồm phần Tân Ước và Cựu Ước, in song ngữ tiếng Hebrew (ngôn ngữ cổ, vùng Trung Đông) và tiếng Trung Quốc. Sinh giở lướt các trang, thấy ngoài phần ruột với những dòng chữ bé bằng con kiến ra còn có vài dòng ghi thêm, đại khái là những điều tâm đắc của bà Sái.

Tay anh bỗng dừng lại, vì thấy ở giữa chương thứ 29 "Cựu Ước – Sán thế kỷ" cómột cây thánh giá nho nhỏ bằng bạc.

Có lẽ dùng để đánh dấu trang đang đọc. Sinh hơi ngờ ngợ, bèn tiếp tục dở xem. Ở giữa chương 4 "Tân ước – Phúc âm thánh John" lại có 1 cây Thánh giá.

Tại sao?

Sinh đọc kỹ nội dung củahai đoạn kinh thánh, nhận thấy cómột điểm giống nhau rất lạ những từ: "Giếng Jacob" xuất hiện ởhai đoạn kinh thánh này đều bị bà Sái dùng bút khoanh tròn.

Có ý nghĩa gì đây? Sinh cố đào sâu suy ngẫm

Anh nghĩ rất lâu. Rồi dần dần sáng tỏ: thánh giá vốn làmột trong những "pháp bảo" của đạo Cơ đốc để trấn áp ma quỷ, anh nhớ rất rõ khi khám nghiệm hiện trường ở nhà thờ ấy, phía sân sau cómột cái giếng!

Sinh không nén được nữa, anh đi đến ngay nhà thờ Đức Mẹ, vào thẳng nơi có cái giếng. Giếng tròn, sâu đến sáu bảy mét. Bên thành giếng còn có cả chiếc ròng rọc cũ kỹ để thả gầu kéo nước, mặc dù nhà thờ vẫn có nước máy. Sau khi bà Sái qua đời, có 1 tín đồ thường đến giáo đường cầu nguyện nói rằng bà Sái thường nhấn mạnh tiết kiệm, bà vẫn dùng nước giếng là chính. Sinh thả thùng xuống múc nước, quay ròng rọc kéo lên, rồi xách thùng nước đổ vào cái bể to ở trước cửa nhà bếp.

Thùng nước nặng đến năm sáu mươi cân, quay ròng rọc kéo lên hơi tốn sức, xách nó trút vào bể thì càng nặng nhọc. Bà Sái tuổi đã cao, không thể tự múc nước đổ cho đầy bể.

Đúng thế, Sinh liên lạc đối chiếu hồ sơ ngay, quả nhiên có 1 người thường xuyên đến làm việc theo giờ, giúp bà dọn dẹp... Hồ sơ có ghi rõ cả số điện thoại của người ấy.

- Cô nhớ lại xem, gần đây bà Sái có nói gì về cái Giếng không?

Cô gái làm thuê bị thức dậy nghe điện, nghĩ ngợi 1 lát rồi nói "Không thấy bà ấy nói gì. Nhưng mấy hôm trước đó em ra giếng múc nước, thì bà ấy từ giếng quay trở vào, tay nắmmột cây thập tự rất to... Xưa nay chỉ thấy bà Sái đeo hoặc cầm cây thập tự bé xíu. Em chưa nhìn thấy cây thập tự to lần nào..."

Sinh quay trở vào nhà thờ, anh phát hiện thấy trong gian nhà phụ xếp nhiều thứ lặt vặt, cómột cây thánh giá bằng đồng đen cao khoảngmột mét.

Anh cầm cây thánh giá ra đặt vào miệng giếng, thấy nó vừa khéo khớp với miệng giếng. Anh vội gọi điện về sở nói rõ yêu cầu của mình. Một nhóm kỹ thuật viên và chiến sĩ cảnh sát lập tức đến ngay. Họ xác định thành giếng có những vết đồng để lại, chứng tỏ bà xơ Sái đã dùng cây thánh giá này đặt vào miệng giếng.

Để làm gì?

Cây thập tự áp trên giếng để trừ tà ma, chứng tỏ dưới giếng có tà ma!


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui