Nối Nhịp Tình Yêu

Sau một thời gian làm việc chung với Bách Cơ, Phi Hân đã hiểu rõ về con người của anh. Anh là một người tốt, luôn bao dung và hoà đồng với mọi người. Nhất là với nhân viên của mình, anh luôn tìm cách tạo điều kiện giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Điều đó làm cho Phi Hân rất kính phục anh và nàng đã dành cho anh rất nhiều tình cảm đặc biệt, và hơn ai hết, nàng cũng biết là anh rất yêu nàng, nhưng chưa có điều kiện nói ra.

Ngoài lòng tốt ra, Phi Hân không ngờ anh còn có sự nhân ái hơn người. Sở dĩ nàng biết được điều đó là vì có một hôm, bác bảo vệ của ngân hàng bị tai nạn giao thông rất nặng có thể bị thương tật và mất sức lao động vĩnh viễn, có một điều trớ trêu là gia đình bác ấy rất nghèo. Bây giờ lại gánh thêm cái thân tật nguyền của bác ấy nữa thật là tội. Vừa hay tin đó, Bách Cơ đã vội vàng tìm Phi Hân:

- Phi Hân à! Anh vừa hay tin bác Sơn bị tai nạn rất nặng. Em đã làm việc ở đây lâu rồi, thế em có biết ngân hàng ta có qui chế về chịu trách nhiệm hay bồi thường cho nhân viên bị bệnh hay tai nạn hay không?

- Dạ, xưa nay tất cả các nhân viên trong cơ quan mình đều có mua bảo hiểm. Nếu có bệnh hoạn hay hữu sự gì thì bảo hiểm họ sẽ lo, nhưng có giới hạn. Còn đối với ngân hàng thì công đoàn sẽ trích ra một phần tiền để thăm viếng mà thôi, chứ ngân hàng không có trách nhiệm. Còn bác Sơn là một trường hợp cá biệt. Trước kia, bác Bách Nghiệp thấy bác ấy già và nghèo khó nên nhận vào làm bảo vệ, nhưng vì bác ấy đã qua tuổi lao động nên chỉ có hợp đồng, bác ấy chỉ làm công nhật thôi chứ không có hưởng chế độ gì cả. Mặc dù vậy, bác Nghiệp vẫn cho bác ấy được hưởng những phụ cấp bằng những người khác. Rất tiếc bác ấy không có mua bảo hiểm. Bây giờ gặp chuyện thật là tội nghiệp.

Bách Cơ ngồi rít thuốc và suy nghĩ khá lâu, rồi nói với Phi Hân:

- Phi Hân này! Bây giờ em dọn dẹp, chúng ta hôm nay nghĩ sớm một bửa đi. Anh và em vào bệnh viện thăm bác ấy đi nhé

- Dạ, anh chờ em một chút. Em sẽ xong ngay thôi.

Khi họ tới bệnh viện, nhìn thấy bác Sơn đang nằm trên gường bệnh, toàn thân đều được quấn băng kín mít, chỉ chừa ra một khuôn mặt gầy tóp và đôi mắt thất thần trông thật tội nghiệp. Nhìn cảnh ấy và nhớ lại gia cảnh của bác Sơn, bên cạnh bà vợ gầy sơ xác vì những căn bệnh luôn hoành hành làm cho Phi Hân vô cùng ái ngại.

Vừa thấy họ, ông Sơn mững rỡ, nhưng ngay sau đó, đôi mắt ông lại tối sầm, ông nói:

- Tôi rất cám ơn giám đốc và cô Phi Hân đã quan tâm đến tôi. Nhưng tôi thấy mình đã làm phiền đến hai người quá.

Bách Cơ cười, trấn an:

- Bác Sơn không có gì phải áy náy cả. Chúng ta làm cùng cơ quan thì cũng như là người nhà cả. À! Bây giờ bác thấy trong người ra sao rồi?

Không trả lời, ông Sơn chỉ lắc đầu tuyệt vọng. Như chợt nhớ ra, Phi Hân hỏi:

- Ờ phải, người đã gây ra tai nạn cho bác, họ có bồi thường gì không?

- Không, cô ạ. Khi họ đụng phải tôi, gặp lúc đường vắng nên họ bỏ chạy mất luôn cô ạ.

- Thật là tàn nhẫn! - Không kiềm được lòng mình, Bách Cơ đã bực tức kêu lên. Và anh hỏi tiếp: - Thế tiền viện phí và thuốc men ra sao hở bác?

- Tôi cũng không biết đào đâu ra nữa, chú ạ. Chắc có lẽ phải xuất viện sớm thôi, chứ ở đây mãi rồi tiền đâu trả cho người ta. Nếu mình không đi thì bệnh viện họ cũng đuổi thôi mà.

Trong một góc của chân gường chợt vang lên tiếng nấc của bà Sơn. Nhìn đôi vai gầy sơ xáx của bà run lên bần bật không ai tránh khỏi phải chạnh lòng. Và những giọt lệ từ đôi mắt già nua mệt mỏi của ông Sơn cũng đã lăn xuống. Đưa tay vào túi lấy ra một xấp tiền khá nhiều, Bách Cơ bước đến bên bà Sơn, anh ân cần:

- Bác Sơn! Bác cầm tạm số tiền này mà lo thuốc thang và đóng viện phí cho bác trai. Và bác cũng cần phải mua thuốc cho mình nữa nhé.

Nhìn số tiền khá lớn của Bách Cơ đưa ra, bà Sơn thấy e dè:

- Cám ơn cậu. Nhưng …

- Bác yên tâm. Cứ cầm lấy, đây là tiền của cơ quan cháu giúp cho hai bác. Chỉ mong sao cho bác Sơn sớm qua cơn hoạn nạn.

Ông Sơn kêu lên:

- Cậu Cơ! Làm gì cậu cho tôi tiền nhiều như vậy? Rồi tôi sẽ lấy đâu ra để trả cậu?

Bách Cơ cười tươi:

- Nên nhớ, bác là nhân viên của cháu. Bác cần sớm hết bệnh để làm việc cho cháu chứ.

Nhìn xuống đôi chân mình đang bó bột cứng ngắt, ông Sơn lắc đầu:

- Nhưng bác sĩ bảo với tôi rằng từ đây về sau, tôi không còn khả năng làm việc như ngày xưa nữa rồi.

Bách Cơ thấy thật thương xót cho ông Sơn, anh ân cần nói:

- Bây giờ, bác không nên lo nghĩ nhiều nữa, Cháu hứa khi bác khỏi bệnh, cháu nhất định sẽ thu xếp cho bác một công việc nào đó thích hợp với bác. Chẳng hạn như săn sóc cây kiểng, chăm bón hoa ở ngân hàng, được chứ?

Đôi mắt ông Sơn lại rươm rướm:

- Cậu cơ! Cậu tốt với tôi quá. Tôi không biết nói gì để cám ơn cậu nữa.

- Bác cứ khách sáo hoài. Thôi, bây giờ bác nằm nghĩ, cháu phải đi. Vài ngày sau, cháu sẽ trở lại thăm bác.

Cả hai ông bà Sơn đều cảm ơn rối rít:

- Cám ơn cậu Cơ

- Cám ơn cô Phi Hân.

Cả hai cùng cười tươi và bước ra khỏi phòng bệnh. Khi hai người vừa bước từng bậc xuống cầu thang, Phi Hân nhìn Bách Cơ với ánh mắt kính phục và ngưỡng mộ. Nàng nói:

- Bách Cơ! Em cám ơn anh

Bách Cơ ngạc nhiên:

- Tại sao em lại cám ơn anh hở Phi Hân?

- Về chuyện của bác Sơn. Mấy hôm nay, vì chuyện này mà em thấy không an lòng. Em muốn làm cái gì đó để giúp đỡ cho bác ấy. Nhưng nghĩ mãi cũng không ra, vì điều kiện của em không cho phép. Có luc"" em định tìm anh để nói ra suy nghĩ của mình, nhưng không dám. Vậy mà em không ngờ, hôm nay anh đã thay em làm việc đó. Anh Cơ! Em rất cảm phục anh.

Bách Cơ cười thật tươi:

- Tại sao em lại khờ vậy? Em không nói với anh mà cứ để trong bụng. Cũng may là hôm nay anh mới hay bác ấy bị tai nạn. Nếu không, em vẫn một mình ôm trong lòng tính toán phải không?

Không trả lời, Phi Hân chỉ cúi đầu và bước đi bên anh mà nghe lòng mình thật ấm. Bỗng nhiên Bách Cơ nắm tay Phi Hân, đứng lại và đe doa.:

- Cho em biết, Mẫn Hào đã từng dặn em rằng, không nên để cái gì dằn vặt trong lòng mình, mà tại sao em lại vẫn như vậy?

Rụt tay lại, Phi Hân lí nhí:

- Tại em không biết tính sao chứ bộ. À! Bách Cơ này. Cho em hỏi anh một điều nhé.

- Điều gì, em cứ hỏi

- Chứ động cơ nào đã khiến anh bỏ ra một số tiền lớn như thế để giúp cho bác Sơn vậy? Anh có biết anh làm như vậy, đối với bác Sơn, anh như là một vị cứu tinh không?

- Anh không muốn mình là một vị cứu tinh của ai cả. Nhưng anh nhận tah^""y trong xã hội này có quá nhiều người phải chịu khổ bởi sự bất công. Còn mình may mắn được sinh ra trong một gia đình khá giả. Nếu tiền mình đem đi ăn xài hay mua sắm thêm cái gì cho `minh thì đối với mình vẫn không quan trọng bằng họ. Họ rất khổ và rất cần tiền. Cũng như em, có đôi khi anh cũng bị ray rứt bởi trông thấy cuộc sống của những kẻ cơ hàn, anh rất muốn làm một cái gì đó cho họ. Nhưng em cũng biết một cánh én không làm nổi mùa xuân, bởi thế anh chưa làm gì được cả. Hôm nay, được giúp đỡ cho bác Sơn, anh cảm thấy mình thật thanh thản và hạnh phúc. Và bây giờ, anh đã hiểu thêm rằng, tuy một cánh én không làm nổi một mùa xuân, nhưng ít ra nó cũng góp phần nào báo hiệu là một mùa xuân đang về, phải không em?

Bây giờ thì Phi Hân thật sự tin nàng đã không sai khi nghĩ rằng, ở anh, ngoài cái vẻ cao ngạo có ở mỗi người thanh niên, thì trong anh có đầy đủ những tài đức mà hiếm khi tìm thấy được ở những thanh niên trong giới thượng lưu thời hiện đại này.

Nắng đã tắt, chỉ còn lại những sợi nắng mong manh còn luyến tiếc đùa giỡn với hàng me và rơi rớt trên đường. Trời vào Thu, lá me vàng bay bay trong gío và như trải một tấm thảm vàng rực dưới chân hai người.

Bách Cơ nói với Phi Hân:

- Chúng ta đi ăn và đi dạo một chút nhé. Phi Hân. Em có thấy trời thu đẹp đến nao lòng người không?

Phi Hân mỉm cười gật đầu và đi sát vào anh hơn.

Một cơn gío thoảng qua làm rơi nhẹ những chiếc lá me và chúng bay, đùa giỡn trên mái tóc nàng.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui