Sau này, Chu Mộc mỗi ngày đều bận rộn, lão tú tài cũng rất bận.
Ông không hề muốn Tiểu Chi Chi phải tập viết chữ hay vẽ tranh, dù sao con bé vẫn còn nhỏ, tay chân còn chưa phát triển rắn chắc.
Ông không mong con bé có thể viết ra chữ thật đẹp, vẽ được tranh thật xuất sắc, việc này chỉ mong có thể mài dũa tính cách của con bé, tạo cho nó một nền tảng tốt.
Lão tú tài thích kể chuyện xưa với con bé này hơn.
Ông gần như lôi hết mấy đồ rách nát của mình ra, giống như bắt được câu chuyện liền nói chuyện cả ngày với Tiểu Chi Chi.
Nào là điển cố, năm nào, tác giả, nguồn gốc, đặc điểm, khuyết điểm hay cả cách dùng từ và lối diễn đạt.
Từ sau khi không còn chân, ông gần như rất ít động vào mấy thứ này.
Lão tú tài tưởng rằng mình có thể đem cái đống rách nát này xuống mồ, thế mà lại không nghĩ đến mấy đồ này sớm đã hoà trong xương máu của ông cho dù chân đã gãy.
Thực ra, ông vẫn muốn nói, muốn đọc, muốn sờ, muốn động và muốn nhớ những thứ này.
Kể đến lúc hứng thú cao trào, lão tú tài dứt khoát đứng dậy nhặt lấy cành củi hoặc viên đá trong vườn, ông cầm theo con dao nhỏ, chặt vài phát.
Đồ vật giống như nhân vật mà ông nói đến liền hiện ra một cách sống động.
Tiểu Chi Chi không hề say mê câu chuyện mà ông kể nhưng cô bé lại yêu thích cách sử dụng dao nhỏ.
Bởi vì Tiểu Chi Chi phát hiện ra, con dao nhỏ rất có ích.
Trước kia nếu muốn xé đứt đoạn dây thừng thì phải có sức mới được, bây giờ có dao rồi, chỉ vài phát là có thể cắt đứt dây thừng.
Hồi trước mà muốn bắt con xén tóc, có con xén tóc biết bay, nó bay mất thì mình không bắt được nữa.
Thế nhưng khi có dao thì có thể đập nó xuống.
Bây giờ đi học trên nhà trẻ, Tiểu Chi Chi vô cùng mãn nguyện, cả ngày cứ chạy qua chạy lại.
Mà cô giáo Lý Hữu Mai phát hiện bản thân mình lại mang thai.
Cô gái được gả về thôn Bình Khẩu cùng lúc với cô bụng vẫn còn chưa có tin gì.
Nghịch ngợm đã là gì… Lý Hữu Mai hận không thể đội Tiểu Chi Chi lên đầu!
Ngay cả bàn học, tường, ghế hay khắp nơi quanh nhà trẻ đều gặp phải “họa” rồi.
Tiểu Chi Chi say mê chơi, mỗi ngày đều chạy khắp nơi khắc vẽ loạn lên.
Lúc mới bắt đầu sẽ khắc những đường nét trên bàn, thế nhưng đường nét lại khắc không hề thẳng.
Sau đó, khi đã quen thì cô bé vẽ vòng tròn, nhưng vòng tròn lại khắc không được tròn.
Thế nhưng Tiểu Chi Chi lại rất nhẫn nại, cô bé ở căn nhà cũ một mình suốt những ngày bé còn có thể chơi cả ngày với một con rắn (thương chú rắn ấy quá).
Lúc đầu cô bé vẫn còn khắc những đường nét xiêu vẹo, nay đã khắc những đường thẳng tắp.
Kiên trì từ những vòng tròn bẹt, thủng hay vuông cho đến khi cô bé khắc chúng trở nên tròn trịa.
Mỗi ngày lên lớp, cô bé vẽ trên bàn, trên ghế, lúc tan học sẽ ra sân, nghịch ngợm ngoài sân.
Tên béo Vương Tam Bình không biết mệt cứ chạy theo cô bé.
Cứ tan học là nó sẽ chạy mười mấy lần, chạy đến đầu ướt đầm đìa mồ hôi, chạy xong thì buổi trưa nó sẽ càng phải ăn nhiều hơn, thế là lại càng béo hơn nữa.
Lý Hướng Tiến không phục, cậu nhóc xấu tính giống bố Lý Trường Canh.
Không cho cậu chạy theo Tiểu Chi Chi, cậu liền về nhà mang theo một đống đồ chơi đến để Tiểu Chi Chi chơi đùa nghịch ngợm, chạy nhảy khắp sân, cho Vương Tam Bình kia mệt chết.
Đáng tiếc là âm mưu của bạn học Lý cũng không thành công bởi vì Tiểu Chi Chi chơi đùa mà như biểu diễn.
Mỗi lần Tiểu Chi Chi chơi đùa với đồ chơi, cvui vẻ như đang ở trên sân khấu múa diễn, các bạn học sẽ đều vỗ tay cổ vũ.
Hôm nay Chu Mộc về nhà sớm, anh ta cố tình đến nhà trẻ đón con gái tan học.
Dạo gần đây người lạ ở thôn Bình Khẩu nhiều hơn một chút.
Từ xa anh ta đã nghe thấy tiếng bọn trẻ cười đùa, còn có tiếng gọi Chi Chi, Chi Chi.
"Bước chân của Chu Mộc có chút nhẹ nhàng.”