Nông Viên Tự Cẩm

Nhìn một bàn đầy ngọc trai to khoảng ngón tay cái, Chu Tuấn Dương đột nhiên mở miệng nói: “Mấy viên trân chây này không phải là Tiểu Long Nữ kia cho nàng đó chứ?”

“Huynh nghĩ vậy cũng được!” Tiểu Thảo cố ra vẻ thần bí cười cười, thật ra trong lòng nàng muốn nói: Ngọc trai Tiểu Long Nữ đưa vẫn còn trong túi nàng, nàng không dám mang ra ngoài vì sợ mấy viên ngọc trai to như trứng gà đó sẽ dọa sợ mọi người.

Cuộc thi mò ngọc trai lần nãy cũng coi như kết thúc tốt đẹp. Ngọc trai to hơn đầu ngón tay cái thu mua năm sáu viên, hơn nữa mấy món trang sức đã mua ở Kinh thành điểm xuyết lên vài viên ngọc trai, làm mũ đội ngọc trai là được. Còn viên ngọc trai tím sang trọng quý giá kia nạm ở chính giữa cái mũ, tăng thêm hẳn một bậc về giá trị của món trang sức này.

Dù sao thì lúc Đoan Vương phi tổ chức thọ yến đội chiếc mũ sang trọng này đủ để trấn áp tứ phương khiến các vị khách quý kinh ngạc. Càng khiến người khác hâm mộ là ngoài cái mũ này ra, trong cung còn tặng một chùm san hô đỏ cao khoảng một người, thân cành nguyên vẹn, màu sắc diễm lệ như ánh ban mai, đặt ở trong đại sảnh để mọi người thưởng thức. Cây san hô này đưa đến những tiếng khen ngợi không thôi, những phụ nhân tông thất kia rối rít khen Đoan Vương phi có một người con trai hiếu thuận.

Chỉ có vợ chồng Đoan Vương phi biết sự thật, cây san hô đỏ này là do nha đầu Dư Tiểu Thảo lặn xuống biển phát hiện ra. Nha đầu này cũng hiếm thấy thật, còn nhỏ tuổi đã không màng danh lợi, nhân lúc không có ai len lén cống nạp san hô của Hoàng thượng, mượn tay Hoàng thượng dùng món quà giá trị liên thành này làm lễ vật.

Đoan Vương phi càng tò mò hơn về tiểu nha đầu bà ấy chưa gặp mặt lần nào này. Một tiểu cô nương làm ruộng, làm việc đâu ra đó còn rất phóng khoáng rộng rãi, khí chất thì ngay cả khuê tú trong Kinh thành cũng có chỗ không bì kịp. Càng không cần nói đến thuật chế thuốc vô cùng thần kỳ của nàng. Nghe nói nàng ở nông thôn theo học một đại phu chân đất mà tài năng không kém gì y thuật thế gia, thậm chí còn giỏi hơn. Ngay cả cơ thể bệnh ốm liên miên của Đoan Vương cũng được nàng điều dưỡng dần dần khôi phục khỏe mạnh.

Từ năng lực chế thuốc vô cùng thần kỳ của tiểu cô nương, có thể nhìn ra sư phụ của nàng hẳn là một thánh y lánh đời. Rất nhiều người suy đoán ông là truyền nhân của Dược Cốc đã bị tiêu diệt từ tiền triều. Trong truyền thuyết, truyền nhân của Dược Cốc có thể thay da đổi thịt cho người chết, có thuật cải tử hồi sinh, sống mãi không già nên mới khiến cho Hoàng đế tiền triều mơ ước, cuối cùng đưa đến họa diệt môn.

Người đời suy đoán Dược Cốc hẳn là có môn đồ đã xuất sư, chỉ là khiêm tốn sống ẩn dật nơi núi rừng hoang vu, không tiết lộ thân phận cho người khác biết mà thôi. Thế là, Vưu đại phu dạy y thuật vỡ lòng cho Tiểu Thảo lập tức bị nói thành cao nhân sống ẩn dật, mà Dư Tiểu Thảo là đệ tử của ông, tuy chỉ học được thuật chế thuốc và thuật dưỡng da nhưng cũng đủ để bá chủ một phương rồi.

Không thể không nói, năng lực suy diễn của người đời quá mạnh mẽ. Y dược và thuốc mà Tiểu Thảo chơi gian chế ra đều bị bọn họ nói ra một lý do hợp lý, nàng chỉ thiếu không đứng ra chứng nhận với mọi người mà thôi.

Trong thọ yến của Đoan Vương phi, Dư Tiểu Thảo vẫn khiêm tốn như bình thường, chỉ tặng Vương phi một bộ mỹ phẩm dưỡng nhan nàng tự làm. Chỗ ngồi cũng được xếp ở quanh các tiểu cô nương nàng biết, trong đó cũng có những người ngày thường không tiếp xúc nhiều, chỉ nhận ra mặt mũi, ngồi chung một chỗ cũng khá hòa hợp.

Giới khuê tú trong Kinh thành, tuy lúc rảnh rỗi vẫn có người nói lời khó nghe nhưng đa số đều đánh giá tốt về Dư Tiểu Thảo. Nói nàng tốt bụng hiền lành rất dễ gần, rất hào phóng với bạn bè thân thiết, hơn nữa còn biết tổ chức những buổi tụ họp vô cùng độc đáo. So với mấy kiểu tiệc trà tiệc hoa đã cũ rích thì hái quả, săn thú, ra biển gì đó đều là những hoạt động rất mới mẻ đối với các tiểu thư khuê các này.

Trong thọ yến, cháu gái Lương Giai Tuệ của Thái phó thấy Tiểu Thảo khá thân thiện thì hỏi dò: “Dư cô nương, nghe nói quả trong vườn nhà ngươi sắp đến mùa thu hoạch. Không biết năm nay ngươi còn tổ chức buổi tụ họp ở vườn cây ăn quả không?”

Con gái út Chu Yên Nhi của Táp Vương là một con hàng ăn uống, nàng ta nghe vậy thì lập tức dừng đũa, ánh mắt lóe sáng nhìn chằm chằm Dư Tiểu Thảo, biểu cảm không cần nói cũng biết. Trước đây nàng ta nghe nói Dư đại nhân là thần long thấy đầu không thấy đuôi nên cho rằng nàng là người có thù tất báo, rất khó làm quen.

Hôm nay lần đầu gặp nhau mới biết, hóa ra nàng lại là người vừa hiền lành vừa thú vị như vậy. Những món ăn ngon nàng nói, những câu chuyện thú vị về biển cả nàng kể khiến tiểu cô nương ước ao không thôi, chỉ hận quen biết nàng quá muộn, không thể đến buổi tụ họp bên bờ biển kia. Nhưng mà bây giờ cũng không quá muộn, buổi tụ họp trong vườn cây ăn quả lần sau chắc có chỗ của nàng ta nhỉ?

Vì thân phận Quận chúa của Tiểu Thảo nên người ngồi quanh bàn này không phải người có quan hệ với hoàng thất thì cũng là con cháu quan to nhất phẩm, bình thường đều khá kiêu ngạo. Nhưng mà sau khi nghe Hạ Uyển Ngưng kể về việc nhặt hải sản ven bờ biển, thám hiểm dưới đáy biển, còn có cuộc thì mò ngọc trai, ai nấy đều mong ước được tham gia. Hóa ra cuộc sống của một cô nương cũng có thể phong phú muôn màu như vậy.

Nhất là khi nghe Tiểu Thảo nói hạng ba của cuộc thi mò ngọc trai là một tiểu cô nương mười lăm, mười sáu tuổi, bọn họ cảm thấy người sinh ra trong nhà đánh cá, sống cuộc sống không bị quản chế còn vui thú hơn ngày ngày phải ở nhà học cầm kỳ thi họa.

Nhưng mà tự do trong mắt bọn họ đối với con cái nhà ngư dân mà nói, đó chỉ là cách bọn họ đương đầu với cuộc sống mưu sinh nghèo khó vất vả. Trong mắt con cái nhà ngư dân, cuộc sống của những thiên chi kiều nữ kia mới đáng được hâm mộ. Không đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, sao biết người ta khổ cực nhường nào?

Trong thọ yến của Đoan Vương phi, vòng bạn bè của Dư Tiểu Thảo lại rộng hơn. Con gái của Táp Vương, cháu gái của Thái phó, cháu gái của Tông chính… Đến lúc tụ họp, huynh đệ tỷ muội bọn họ cũng không mời mà đến, cho nên lượng người đến buổi tụ họp trong vườn cây ăn quả vào mùa thu nhiều gấp đôi năm ngoái. Động vật nhỏ sau núi cũng bị bọn họ dọa sợ không dám ra ngoài. Con mồi thu được ở nơi đặt bẫy ít hơn năm ngoái rất nhiều. Nếu như không có Tiểu Hắc và Tiểu Bạch, e rằng tiệc nướng trong vườn cây ăn quả sẽ không có đủ đồ để nướng nữa!

Cuộc sống êm đềm trôi qua. Vì hai năm này cuộc sống của Tiểu Thảo quá yên ổn, việc làm ăn quá thuận lợi nên nàng cũng không cần nghĩ ra cách kiếm tiền nào mới. Nhưng mà chỉ dựa vào xưởng chế thuốc, phường làm đẹp dưỡng sinh và lều lớn rau củ quả của nàng thôi cũng đủ khiến người khác thèm nhỏ dãi.

Thu đi đông đến, xuân đi hè về. Dù là căn cứ trồng hạt giống của hoàng gia hay là nông trường siêu rộng của Dư gia ở Đường Cổ đều bội thu. Hạt giống lúa mì vụ đông đã có đủ để cung cấp cho hơn mười châu phủ ở phương Bắc, cây ngô cũng đã được trồng phổ biến ở Đông Bắc và Tây Bắc. Tây Bắc được gọi là “mười năm chín bỏ hoang” bởi vì được đề nghị trồng cây ngô cho sản lượng cao mà cuối cùng người dân ở đó cũng được no bụng, còn có ít lương thực dư.

Còn khi quy mô nông trường rộng hơn hai mươi nghìn mẫu đất của Dư gia ở Đường Cổ vừa hình thành thì đến lễ cập kê của Tiểu Thảo. Nàng vốn định tổ chức ăn chung bữa cơm với người nhà ở thôn Đông Sơn, làm một cái bánh ngọt ăn là được. Nhưng mà mẹ nuôi của nàng và Dương Quận vương đều không đồng ý.

Chu Tuấn Dương thì càng không cần nói, khó khăn lắm mới xuất hiện một cơ hội để hắn danh chính ngôn thuận lấy lòng nàng, sao hắn có thể bỏ qua cho được? Theo ý của hắn thì phải tổ chức càng linh đình càng tốt.

Phòng phu nhân cũng nghĩ vậy, những năm trước đều là bà ấy tham gia lễ cập kê của con cháu người khác, không biết đã tặng hết bao nhiêu lễ vật. Nay rốt cuộc có cơ hội tổ chức lễ cập kê cho con gái, bà ấy đương nhiên không bỏ qua cơ hội kiếm lễ vật này rồi!

Bạn bè tốt của Tiểu Thảo đều rối rít nghĩ ý tưởng giúp nàng. Đừng nghĩ Tiểu Thảo ở Kinh thành mấy năm chứ mấy việc liên quan đến lễ cập kê này nọ nàng đều mù mờ không biết gì. Hơn nữa, trước đó mấy tháng mẹ nuôi đã đến nhà nàng, bạn bạc với nàng nên trang trí nhà cửa như thế nào, nơi nào nên trang trí cái gì khiến nàng đau đầu không thôi, còn rất nhớ sinh nhật ở kiếp trước, ăn một bữa cơm là xong chuyện.

Đúng vậy! Mọi người ở kiếp trước đều có thể làm như vậy, tại sao nàng không thể? Không phải nàng có bạn là ông chủ của Trân Tu Lâu sao? Nếu như lần này tổ chức lễ cập kê thành công, có khi còn tạo ra cơ hội làm ăn mới cho Trân Tu Lâu nữa!

Thế là nàng mời Chu Tam thiếu đang ở Kinh thành đến, nói ý tưởng tổng quát của nàng cho hắn nghe. Cái gì? Muốn tổ chức lễ cập kê ở Trân Tu Lâu? Biến ba tầng lầu thành phòng khách tổ chức? Ngay cả lễ tiết và yến tiệc trong lễ cập kê cũng phục vụ cả luôn?

Ý tưởng này rất hay, Chu Tam thiếu luôn thích thử thách không suy nghĩ nhiều lập tức đồng ý. Còn chưa đến hai tháng là đến lễ cập kê của Tiểu Thảo, Chu Tam thiếu dẹp hết công việc của Trân Tu lâu, chuyên tâm chuẩn bị cho lễ cập kê của Tiểu Thảo.

Phòng phu nhân vừa nghe nói con gái nuôi muốn tổ chức lễ trường thành tuổi mười lăm của nàng trong tửu lầu thì không tán thành, nhưng mà Tiểu Thảo rất kiên quyết nên bà ấy chỉ đành nhượng bộ. Nhưng mà việc trang trí lầu ba thành nơi tiếp đãi khách khiến bà ấy càng chú ý hơn cả việc trang trí phủ của bà ấy nữa. Mỗi một vật trang trí đều khiến bà ấy suy nghĩ rất lâu.

Có Phòng phu nhân thạo nghề giúp đỡ, Chu Tam thiếu rất yên tâm về việc trang trí phòng khách và sự thành công của lễ cập kê này. Hơn nữa còn có mấy người bạn tốt thân phận cao quý của Tiểu Thảo giúp nàng nghĩ ý tưởng thiết kế. Việc trang trí cả tầng ba tiến hành đâu ra đó, tiến triển vửa nhanh vừa thuận lợi.

Trước lễ cập kê mấy ngày, lúc Chu Tam thiếu mời Dư Tiểu Thảo đến kiểm tra thành quả, hiện lên trước mắt nàng và Phòng phu nhân là một phòng khách sang trọng hoa lệ nhưng không mất phần tao nhã, cổ xưa mà khí thế.

Mỗi một tấm màn che trong đó dù là hoa văn hay phẩm chất đều rất sang trọng, ngay cả vật trang trí đính phía trên cũng là ngọc trai hoặc đá quý (những thứ này đều do Dương Quận vương tài trợ). Mấy món đồ trang trí trên kệ đều là đồ cổ hàng thật giá thật, tranh chữ và tranh treo trên tường đều là tác phẩm quý giá của người nổi tiếng. Ngay cả sàn nhà cũng là nham thạch chở về từ Đại Lý gọt giũa thành. Sàn cẩm thạch sáng bóng như gương, hoa văn phía trên giống như một bức tranh thủy mặc thiên nhiên… Nói chung, trang trí cả tầng này còn tinh tế độc đáo hơn cả phòng khách của một gia đình nữa.

Còn tiệc rượu trong lễ cập kê thì càng không cần phải nói! Ngoài tất cả các món ăn nổi tiếng của Trân Tu lâu ra Tiểu Thảo còn đặc biệt cung cấp thêm sáu món ăn mới. Tiệc rượu lần này lấy món ăn Quảng Đông làm chủ, có: Thịt nướng mật ong, nõn rau hầm vây cá, yến sào chưng nước dừa, cá sạo hấp, tôm tít chiên cay, thịt heo chiên giòn sốt dứa, cua gạch uyên ương. Vương đầu bếp của Trân Tu Lâu làm đầu tàu dẫn các đầu bếp còn lại xung phong nhận việc, tụ tập lại hăng hái học nấu ăn, tranh thủ bỗng trở nên nổi tiếng nhờ lễ cập kê.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui